Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, December 30, 2019

Cách tiết kiệm tiền giao tế (socializing)

Nếu bạn muốn tiết kiệm thì các chi phí cố định như tiền nhà và tiền ăn là dễ tiết kiệm nhất. Nếu bạn nào giỏi tiếng Nhật hoặc muốn luyện tiếng Nhật thì có thể kiếm kênh 倹者の流儀 trên Youtube nhé.

Tiền nhà để tiết kiệm thì bạn thuê nhà tương đương, nhưng diện tích nhỏ hơn. Việc này đòi hỏi bạn phải vứt bớt đồ cồng kềnh. Nếu bạn đang du học, không nên mua bàn ghế cồng kềnh, vì lúc vứt còn tốn thêm tiền vứt, và chuyển nhà rất mệt, tốn kém. Tôi cũng sẽ chuyển nhà nhỏ hơn khi hết hợp đồng, để tiết kiệm thêm tiền nhà.

Tiền ăn thì tôi cũng chuyết khá nhiều rồi, hóa ra chúng ta ăn uống quá vô độ, thừa thãi, không phải là không tốt, mà là vô bổ, không hấp thụ được. Riêng về tiền ăn thì nên học người Bắc Triều Tiên: Cắt tóc thật ngắn để đỡ tốn dinh dưỡng nuôi tóc.

Tiền ăn là thứ mà bạn có thể thực hiện được ngay, tôi đã tối ưu hóa ăn uống bằng cách ghi chép chi tiêu theo từng mục và đặt GIỚI HẠN TRÊN cho mỗi mục, cũng như giới hạn cho tổng. Mỗi tháng đều nhìn vào đó mà chi tiêu.

Đừng bao giờ trả tiền để người khác uống thứ mà bạn không thích!

Cách tiết kiệm tiền giao tế (socializing, ăn uống với bạn bè)

Dù sao thì tiền nhà, tiền ăn là CHI TIÊU CÁ NHÂN, chỉ bằng ý chí của bản thân là bạn thực hiện được. Mỗi tháng tôi tiết kiệm được chi tiêu cá nhân 3000 ~ 4000k kể từ khi đặt mục tiêu tiết kiệm (và bạn nên nhớ là khi mới đặt mục tiêu, tôi không thấy có khoản nào cắt giảm được cả).

Các bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm hơn 20 ~ 40% mà không bị suy giảm chất lượng cuộc sống quá nhiều: Vẫn khỏe không bệnh tật, thần sắc không xấu đi, chẳng ai biết bạn đang thắt lưng buộc bụng trừ khi bạn nói ra. Nếu bạn đã ốm yếu và nhợt nhạt sẵn? Tuyệt vời, chẳng ai biết là bạn đã đói cả tuần rồi đâu.

Nhưng cơ bản là bạn không đói, chỉ ăn uống hợp lý. Thậm chí bạn còn ăn ngon hơn, và do đầu óc luôn phải tính toán các con số chi tiêu nên bạn sẽ trở thành nhà kinh tế học sớm, tức là IQ sẽ tăng lên.

GIAO TẾ thì lại khác, chi tiêu này ít phụ thuộc ý chí của bản thân hơn. Người tiết kiệm được thường là người có xu hướng tự kỷ, ít giao tế bên ngoài, ít bạn bè. Tôi ít bạn bè xã giao, thường chỉ có bạn thân, ở xa. Nhưng đã là bạn thân thì trà nước vỉa hè vẫn vui, và sẽ vui hơn là lúc nào cũng trang trọng đi nhà hàng.

Nếu bạn TỪ CHỐI SOCIALIZING quá nhiều lần, mối quan hệ sẽ tệ đi, đúng kiểu xa mặt cách lòng. Nhất là đồng nghiệp rủ mà không đi, còn bị đánh giá không nhiệt tình, ảnh hưởng đến cả công việc nữa. Biết bao nhiêu hậu quả của việc từ chối.

Biết cách từ chối: Từ mà không chối

Socializing thường là thế này: Người rủ đang chán và người được rủ đang chán, cả hai vào nhà hàng đắt đỏ (vì "đô" sẽ tăng lên nhanh thôi), vui vẻ một thời gian, rồi lại nhanh chóng chán như cũ. Chỉ có chủ nhà hàng và tư bản ăn uống, tư bản bất động sản (người cho thuê mặt bằng) là vui hưởng thái bình.

Cả người rủ lẫn người được rủ sẽ cảm nhận được nỗi đau (pain) trong tim, do mất đi một số tiền tương đối. Dù bạn nhà giàu đi nữa, bạn vẫn cảm thấy nhói, vì bạn biết, bạn đang làm giàu cho người giàu hơn bạn.

Từ chối mà không từ chối, dựa trên kiến thức lối sống. Bạn đưa ra đề nghị tốt hơn, rẻ hơn. Tức là bạn cũng phải có kiến thức về ẩm thực, nhà hàng nào ngon, giá cả phải chăng.

Tức là bạn phải có LỐI SỐNG RIÊNG phù hợp với bạn. Có những nhà hàng thực sự đắt đỏ mà chất lượng không tương xứng, giá bất động sản quá cao, vv, tại sao phải tới những chỗ đó?

Cuộc sống luôn có lựa chọn thứ hai, thứ ba, không hề kém cạnh, với chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Bạn cũng nên cho mọi người biết là bạn đang trong lối sống tiết kiệm, và đang tiết kiệm như thế nào, như thế việc từ chối của bạn không phải là TỪ CHỐI ĐỐI PHƯƠNG mà là từ chối lối sống sang chảnh (giả tạo) đang thịnh hành.

Hai việc từ chối này là khác hẳn nhau. Như tôi thì tôi vẫn nói tôi là người XHCN chống tư bản, tư hữu, một cách công khai. Nên nếu tôi từ chối đi nhà hàng sang chảnh (lẽ ra trước đây thì tôi đã đi rồi), chẳng ai bị tổn thương cả.

Tức là bạn KHÔNG TỪ CHỐI BẠN BÈ, bạn chỉ từ chối LÀM GIÀU CHO TƯ BẢN, TƯ HỮU mà thôi.

Trước khi đi nhà hàng

Wednesday, December 25, 2019

Làm gì có giàu nhất, chỉ có giàu hơn mà thôi

Vì sao có người giàu lên và có người không giàu lên?

Tư duy (mindset) mới làm bạn giàu hơn. Nỗ lực có cũng tốt mà không có cũng không sao. Nếu có tư duy đúng đắn sẽ nỗ lực một cách tự nhiên. Bạn có thể giàu lên một cách tự nhiên, mà không phải nỗ lực mấy. Liệu rằng có nên quăng bản thân vào một thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt đã đỏ rực lửa như con thiêu thân hay không?

Tôi thấy không nên. Tôi chẳng có cảm xúc hay xúc cảm gì với việc làm giàu và làm màu (sống sang chảnh), mà chỉ quan tâm làm sao sống thư thái (với cún) mà thôi.

Nhưng tôi sẽ giàu lên một cách tự nhiên như thế này:
- Rèn luyện thể chất tiết kiệm (= KIỀM CHẾ DỤC VỌNG)
- Rèn luyện thể chất đầu tư (= NÂNG CAO % LỢI NHUẬN)

Tóm lại người giàu lên là người kiềm chế được dục vọng và nâng cao được % lợi nhuận đầu tư. Ít ra hiện nay với lạm phát (công bố) 3-4% và gửi tiết kiệm được 7-8% thì bạn cũng kiếm được 4-5% mỗi năm mà không cần làm gì nhiều.

Tức là con số % cơ bản (chưa trừ lạm phát) là 8%, lấy đây làm chuẩn để bắt đầu đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, các loại chứng chỉ quỹ vv.

Ngược lại, người không giàu lên thì rất nhiều, chiếm đa số. Người nghèo và người không giàu lên là khác nhau nhé. Có nhiều người nghèo nhưng vẫn giàu lên nhờ tiết kiệm. Người nghèo có học vấn là những người như thế, chẳng qua họ cống hiến trong lĩnh vực mà xã hội (này) không coi trọng, ví dụ giáo dục chẳng hạn.

Không giàu lên là do không kiểm soát được dục vọng, và vì thế không có đủ tiết kiệm để đầu tư để tăng % lợi nhuận lên. Họ chỉ ước ao trúng mánh đất đai tài sản tăng 3 - 4 lần trong vài năm. Không phải là không thể nhưng chỉ là ăn may, mà chẳng ai ăn may mãi. Nhỡ gặp vận đen thì lại mất mát và trở nên sợ hãi.

Do đó, cách để giàu lên một cách vững chắc là tăng % lợi nhuận lên dựa vào sự khôn ngoan, hay nói thẳng ra là KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ = No pain, no gain.

Dục vọng - con dao hai lưỡi

Tuesday, December 17, 2019

Rèn luyện thể chất đầu tư

Sớm muộn gì thì bạn cũng sẽ bắt đầu đầu tư nếu muốn trở nên giàu có hơn. Khi nào một người sẽ bắt đầu đầu tư? Khi người đó chuyển sang THỂ CHẤT TIẾT KIỆM và bắt đầu thừa tiền.

Nếu bạn không có thể chất tiết kiệm, bạn sẽ không bắt đầu đầu tư. Vì thế, phải xây dựng thể chất tiết kiệm trước (ghi chép chi tiêu, so sánh giá, thiết lập mục tiêu tiết kiệm vv). Sở dĩ mọi người không tiết kiệm được vì NHU CẦU QUÁ NHIỀU. Nhu cầu mua điện thoại mới, nhu cầu đi du lịch, nhu cầu mua nhà, mua xe vv.

Vì chưa thỏa mãn nhu cầu, nên vẫn thấy "thiêu thiếu" thứ gì đó, vì thể phải tiêu tiền để giải tỏa cảm giác này đi.

Nhu cầu lại thường do tư bản tạo ra để mọi người lao vào vòng xoáy tiêu tiền. Ví dụ nếu du lịch Nhật mà 200 triệu, thì chẳng ai coi là "nhu cầu", vì nó vượt quá xa khả năng. Nhưng nếu du lịch Nhật chỉ 20 triệu, thì lập tức sẽ khuấy động nhu cầu của mọi người, vì bạn bè ai cũng đi du lịch Nhật và khoe trên mạng xã hội cả. Vì bạn bè ai cũng đi, cũng "sống ảo" đủ kiểu, nên phát sinh nhu cầu đi du lịch Nhật, mà thực ra, là nhu cầu "không thua bạn kém bè". Đây lại là SĨ DIỆN, "con gà tức nhau tiếng gáy".

Từ nhu cầu này lại sinh thêm nhiều nhu cầu khác, đi Nhật được rồi lại muốn đi Mỹ, đi Âu vv.

Nhu cầu không giảm đi theo năm tháng mà tăng dần lên và ngày càng đắt đỏ hơn. Vì thế, chi phí tăng lại khiến phải lao động vất vả, cuối cùng do quá vất vả nên lại có nhu cầu "hưởng thụ" để giải tỏa căng thẳng.

Do đó, bạn sẽ không đầu tư mà sẽ dùng tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Khi nào bạn tiết kiệm?

Thursday, December 12, 2019

Bất động sản không dễ sinh lời: Làm sao lời từ khi mua?

Vì sao chúng ta đầu tư bất động sản? (Trừ trường hợp PHẢI MUA để kết hôn, để có vị thế xã hội vv)

Để sinh lời. Dù ở VN hay Nhật cũng thế. Vậy sinh lời bao nhiêu % là vừa?

Ví dụ ở Nhật khi đầu tư bất động sản, người ta kỳ vọng sinh lời 4%/năm.

Còn ở VN, thực tế là nếu cho thuê nhà mặt đất thì được tầm 4%/năm, ví dụ nhà 2 tỉ, thì cho thuê được 80 triệu/năm, tức là gần 7 triệu/tháng.

Vì sao kỳ vọng lợi nhuận bất động sản lại là 4%/năm??

Vì bất động sản thường gắn với cột mốc 25 năm: Thường sau 25 năm, bất động sản không còn giá trị (quá cũ nát, hoặc không có giá trị so với nhà mới, tiền cho thuê chỉ bằng tiền sửa chữa vv). Ngoài ra, thông thường người đi làm công ăn lương sẽ chấp nhận bỏ ra 25 năm để trả góp nhà, để lúc về hưu có nhà dưỡng già nữa.

Bạn mua nhà vì bạn muốn tiết kiệm tiền thuê nhà. Nếu tiền nhà = 25 năm tiền thuê nhà, bạn sẽ cân nhắc mua nó. Vì 25 năm là đủ bạn kết hôn - có con - nuôi con trưởng thành rồi. Nếu tiền nhà bằng 50 năm tiền thuê nhà, rõ ràng bạn không mua nó, vì nó quá đắt, thà ở thuê còn hơn. Nếu tiền nhà bằng 10 năm tiền thuê nhà thì nó quá rẻ, phải tất tay ngay!

Đấy là tâm lý ở Nhật. Ở Việt Nam TÂM LÝ SỞ HỮU NHÀ vô cùng lớn, vì nhiều lý do:
  • Cần nhà để lập gia đình (ở Nhật không cần, mà quan trọng là THU NHẬP NĂM 6 triệu yên)
  • Sĩ diện hão (có nhà để bằng bạn bằng bè)
  • Của để dành phòng khi lạm phát (trong khi có nhiều kênh khác)
  • Đầu cơ chờ tăng giá
  • Có của để lại cho con

Tâm lý sở hữu nhà nói thẳng ra là ẢO TƯỞNG rằng có nhà sẽ hạnh phúc hơn. Bạn nên nhớ là sở hữu nhà hay không chẳng liên quan gì đến hạnh phúc. Vì chi phí duy trì, bảo trì bảo dưỡng nhà ở luôn cao, nhất là với tay mơ (đa số trung lương chỉ là tay mơ về nhà ở). Nhà ở sẽ sớm trở thành của nợ (tiêu sản) và thành "nhà tù cuộc đời", nhất là khi có hàng xóm khốn nạn (ở Việt Nam thì nhiều nhan nhản).

Thực ra thì nhà sẽ hỏng liên tục và rất mệt mỏi. Nên tâm lý trên chỉ là ẢO TƯỞNG.

Tôi sẽ chỉ ra sự ảo tưởng như thế này:

Ảo tưởng 1: Cần nhà để lập gia đình

Những phụ nữ cần kiếm người có nhà để lập gia đình là những người nông cạn. Bạn chẳng nên lấy. Rõ ràng là những phụ nữ kiểu đấy không hiểu gì về kinh tế, không có khả năng đánh giá con người. Nếu lập gia đình phải lấy người có NHÂN PHẨM TỐT và lịch sự.

Ngoài ra, bạn cần thu nhập tốt để lập gia đình, chứ không phải là nhà ở. Nếu bạn có kế hoạch tài chính cụ thể cho việc lập gia đình thì bạn vẫn lập gia đình mà không cần mua nhà, mà thường là sẽ có hôn nhân tốt hơn những người khác.

Ảo tưởng 2: Sĩ diện hão

Chẳng ai tôn trọng bạn vì bạn có nhà hay có xe. Chẳng qua nếu không có thì bạn bị mặc cảm tự ti, nhưng đã mặc cảm tự ti thì có nhà và có xe vẫn sẽ mặc cảm tự ti và sẽ chẳng hạnh phúc. Hội chứng này là do vấn đề trong tuổi thơ ấu (không được cha mẹ yêu thương hay tôn trọng vv) chứ không thể giải quyết được bằng sĩ diện hão.

Nếu bạn có mặc cảm tự ti và không hạnh phúc với bản thân, chính việc đó mới khiến bạn bị xa lánh.

Ảo tưởng 3: Của để dành phòng khi lạm phát

Cái này thì thực tế chứ không hẳn là ảo tưởng. Nhưng thực ra khi sắp lạm phát thì nên mua vàng, vì vàng sẽ tăng giá. Còn một khi đã lạm phát thì người ta mất tiền, nên không thuê nhà mà về quê, giá nhà sẽ giảm đi theo sự sụp đổ của nền kinh tế.

Thậm chí khi nền kinh tế siêu lạm phát, con người mất việc, họ sẽ ở ghép trong khu ổ chuột, hay về quê sống bám cha mẹ. Vì thế, có khi còn không cho thuê được nhà, hoặc cho thuê giá rất vẻ. Đương nhiên là rất khó bán, vì đâu phải nhà có vị trí kinh doanh tốt!

Như vậy, mục tiêu chống mất tiền do lạm phát thì ổn, nhưng mục tiêu "của để dành" thì THẢM BẠI. Vàng mới là của để dành khi lạm phát. Tôi còn chẳng thèm mua vàng: Tôi mua xCoin.

Ảo tưởng 4: Đầu cơ chờ tăng giá

Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào. Thấy anh A, chị B, thím C, chú D mua đất, mua nhà tự nhiên tăng giá ào ào, thế là cũng hi vọng mình được như thế.

Vấn đề là giá nhà phụ thuộc giá cho thuê (theo tỉ lệ 4% như nói trên), nên nếu nhu cầu không tăng thì giá sẽ không tăng, trừ khi có "sốt đất do bơm thổi".

"Sốt do bơm thổi" mà đến tay trung lương thì thường là "ôm bom" (tức là giá cao nhưng không bán được, là "nhà đầu tư" cuối cùng không sao thoái vốn được). Dù có hạ giá cũng không có ai mua, vì cá mập lại đang "bơm thổi" chỗ khác giá rẻ hơn rồi!

Đương nhiên là nhà có thể tăng giá, nhất là nhà phố, nhưng đấy là nếu bạn MUA ĐƯỢC GIÁ HỜI (hay nói theo kiểu đầu tư chuyên nghiệp là LỜI TỪ KHI MUA), chứ bạn mua giá cao thì chẳng lời gì cả. Vì cung - cầu nhà phố tương đối ổn định, không phải như kiểu đồng không mông quạnh thổi lên làm "trọng điểm du lịch".

Ảo tưởng 5: Có của để lại cho con

Ừ, nghe hợp lý, nhất là có con cái vô dụng và vô hại! Con cái thông minh sáng láng chẳng ai lại chờ "bố thí" từ cha mẹ cả. Như thế quá muộn, và không khéo rước nợ vào thân.

Bởi vì để trao lại nhà cho con cái thì mất 25 năm, trong 25 năm này nhà đã cũ nát rồi, nếu sửa lại có khi cũng bằng tiền đất. Ví dụ nhà 3 tỉ, để lại cho con, sửa lại có khi mất 1 ~ 2 tỉ.

Cho con nhà thì phải cho kèm cả tiền sửa nhà, nếu không sẽ thành gánh nặng cho con cái. Hơn nữa, cho con nhà cũng đồng nghĩa là bản thân không có nhà, nên phải sống nhờ con.

Tức là người con phải chịu phí ăn, ở, y tế cho cha/mẹ trong khoảng 20 năm nữa. Làm con cái thì không nên quá tính toán với cha mẹ, nhưng đấy là khi không lỗ với cha mẹ cho không biếu không thôi (^o^), chứ trường hợp này thì LỖ QUÁ, ĐAU QUÁ!

Cha mẹ như thế thực ra là "tiêu sản", sẽ rất mệt mỏi cho con cái. Nếu họ không để lại của cho con, mà dùng nó đầu tư, hay nâng cao sức khỏe, cuộc sống, thì họ sẽ sống vui vẻ, khỏe mạnh, mà con cái cũng vậy.

Vì thế, mua nhà làm của để lại cho con là ảo tưởng lớn nhất.

Bất động sản khó sinh lời như thế nào?

Giả sử bạn bỏ số tiền 1000 mua bất động sản, sinh lời 4%/năm (đây là thực tế ở VN hiện nay, bạn có thể kiểm tra lại thoải mái, riêng chung cư là 5~6%/năm), thì vấn đề là gì?

Nhà cũ đi mất giá 4%/năm và 25 năm sau không còn giá trị cho thuê (không sinh lời).
Bạn kiếm lời được 4%/năm từ tiền thuê nhà.

Nghĩa là bạn ... chẳng lời gì cả ^^

Trung lương dễ bị dính vào cái bẫy này. Họ mua nhà phố cũ nát giá rẻ, hoặc mua chung cư tầm trung, và nghĩ là sau này khấu hao hết (sau 25 năm) thì họ sẽ .... sở hữu nhà!

Đây là ẢO TƯỞNG.

Đầu tư bất động sản: Thuê nhà

Trong bài trước tôi có nói về đầu tư cổ phiếu để làm kim chỉ nam cho năm 2020. Sớm muộn gì bạn cũng phải đầu tư cổ phiếu hay bất động sản, dù thị trường đang lình xình hay đi xuống, để tránh mất tiền do lạm phát.

Trong bài này tôi sẽ chuyết về vấn đề bất động sản để làm rõ phương hướng để đầu tư từ nay trở đi. Nhưng nếu không có một số tiền lớn, thì làm sao đầu tư bất động sản? Không, thực sự là ai cũng ĐANG đầu tư bất động sản.

Nếu bạn đang mua nhà trả góp, bạn đang đầu tư.
Nếu bạn đang thuê nhà, bạn đang đầu tư.
Nếu bạn đang sở hữu nhà và trả chi phí duy trì nó, bạn đang đầu tư.
Nếu bạn đang cho thuê nhà (của bạn, hoặc thuê và cho thuê lại), bạn đang đầu tư.

Thực ra thì ai cũng liên quan tới bất động sản cả. Vấn đề là khả năng sinh lời của mỗi người sẽ khác nhau. Do đó, chúng ta cần học về khả năng sinh lời.

Trong bài này thì tôi tập trung nói về việc thuê nhà trước, vì đó là việc ngay trước mắt (nhưng sau này nếu thuê và cho thuê lại cũng sẽ tương tự).

Thuê nhà là một dạng đầu tư bất động sản

Friday, December 6, 2019

Đầu tư cổ phiếu

Từ năm sau bắt đầu phải học cách đầu tư cổ phiếu. Vì sao? Vì tiến trình tự nhiên là như thế. Thực ra là vì LO XA việc mùa đông đang đến gần.

Gửi tiết kiệm chống lạm phát (và kiếm lời từ lạm phát) thì tốt, là cách làm chung của những người sống tằn tiện (thực ra là tiết kiệm nhưng phải dùng ngôn từ mạnh để có tác dụng hô hào quần chúng!), nhưng trong một số trường hợp có biến lớn thì đấy không phải là cách hay.

Ví dụ chiến tranh, (dẫn tới) suy thoái kinh tế nghiêm trọng, cuối cùng là siêu lạm phát, tiền mất giá, mà điển hình là nước Vệ (Venezuela), nước Cồ (Colombia), hay nước Ách (Argentina, riêng nước này thì đã nhiều lần). Khi phải mang cả bao tải tiền đi mua một ổ bánh mỳ, thì có lẽ là nhiều ngân hàng đã sụp đổ hoặc quỵt tiền của bạn, vì thế, tiền gửi tiết kiệm không cánh mà bay. Tuy là chính phủ cũng có "bảo hiểm" đấy, nhưng nếu chỉ được nửa ổ bánh mỳ thì cũng không giải quyết được gì.

TRÁI PHIẾU, nhất là trái phiếu quỹ mở, là kênh đầu tư tốt hiện nay. Tôi cũng có mua một ít để học tập là chính. Nên mua nhiều quỹ khác nhau để có sự so sánh. Bạn cũng có thể mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng đấy là nếu có nhiều tiền và mua kỳ hạn dài, còn nếu bạn là người đầu tư nhỏ thì cứ mua chứng chỉ quỹ trái phiếu là được.

Nhưng bản chất trái phiếu cũng là TIỀN mà thôi. Ví dụ trái phiếu doanh nghiệp hứa trả lãi 10%/năm sau 3 năm, nếu họ không vỡ nợ, bạn mua 1000 đồng, họ trả cho bạn 1000 x 1.1 x 1.1 x 1.1 = 1331 đồng, bạn lãi được 33.1%.

Nhưng nếu có biến lớn xảy ra, doanh nghiệp vỡ nợ, (dẫn tới) quỹ trái phiếu cũng làm ăn bết bát, thậm chí vỡ nợ, thì trái phiếu hay chứng chỉ quỹ trái phiếu cũng theo gió mà bay.

Như vậy chỉ có kênh bất động sản (không phải tiền) là an toàn. Tất nhiên là có thể vỡ bong bóng bất động sản và giá thị trường giảm đi, nhưng bạn vẫn sở hữu nó, nguyên vẹn không mất mát gì. Thậm chí tên bạn còn được ghi trong sổ nhà đất là chủ sở hữu, nên có mất giấy tờ (sổ đỏ) cũng không sao.

Nhưng giờ giá bất động sản đang rất cao (bong bóng, hoặc có thể không, có thể đang quá thấp và còn tăng), so với thu nhập của đại đa số dân chúng. Nên dồn hết tiền mua bất động sản thì chưa chắc đủ khả năng, hơn nữa, chưa chắc khôn ngoan. Với số tiền nhỏ, bạn có thể mua đất nền ở một nơi xa, đợi 10, 20 năm gì đấy. Như thế sẽ mòn mỏi.

Bất động sản là kênh tốt để chống tiền mất giá (dù thị trường đi ngang thì nó vẫn tăng theo tỉ lệ lạm phát được). Nhưng bên cạnh đó là SỞ HỮU MỘT MẢNH DOANH NGHIỆP, tức là CỔ PHIẾU, cũng là cách làm như vậy.

Ví dụ bạn mua 1 cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành 1 triệu cổ phiếu, tức là bạn sở hữu một phần triệu doanh nghiệp đó. Giả sử lạm phát cao, tiền mất giá, thì giá trị doanh nghiệp thường sẽ tăng theo tỉ lệ lạm phát đấy. Vì bản chất doanh nghiệp không phải là tiền, mà là mức độ khao khát sở hữu (để dây máu ăn phần cổ tức) của mọi người.

Tức là về lâu dài, bạn không nên giữ tài sàn ở dạng tiền (tiền tiết kiệm, trái phiếu vv) mà nên giữ ở dạng không phải tiền, ví dụ bất động sản hay cổ phiếu.

Tất nhiên, nếu chiến tranh sắp xảy ra, mua vàng là an toàn. Vì vàng không bị lạm phát như tiền.

Vậy có nên bán hết cổ phiếu hay bất động sản mua vàng không? Chưa chắc và không nên. Vì biết đâu nếu doanh nghiệp tồn tại qua chiến tranh, nó sẽ phát triển mạnh mẽ (vì chiến tranh sẽ thanh lọc bớt đối thủ cạnh tranh yếu kém bán phá giá, và nhu cầu sau chiến tranh sẽ cao), thì giá trị của nó còn tăng cao hơn vàng.

Tôi nói về lý thuyết để làm rõ vì sao nên học đầu tư cổ phiếu. Còn học ở đâu, học như thế nào, là tùy mỗi người. Tôi thì vừa học lý thuyết vừa thực hành luôn, tức là học sơ sơ rồi mua luôn một ít rồi học thêm từ thực tế sau. Vì là học nên mất mát cũng bình thường chỉ là chút học phí thôi. Đừng có làm "chết đờ" (trader) khi chưa hiểu gì là được.

Chọn cổ phiếu tốt hoặc tiềm năng

Thursday, December 5, 2019

Độc nam, độc nữ mất tiền vì đâu?

Độc nam (dokuotoko) và độc nữ (dokuonna) là chỉ tầng lớp nam nữ độc thân trong xã hội, ngày nay nhan nhản ở VN. Càng ngày độc nam, độc nữ càng nhiều hơn vì đi làm vất vả không còn thời gian yêu đương, cũng không có tiền trang trải tình phí vv. Hoặc không mua được nhà nên thôi, độc thân cho lành.

Bài này chỉ dành cho độc nam, độc nữ, gọi chung là "độc nhân". Chứ không dành cho người có gia đình, vì có gia đình và con cái vào rồi thì không còn là "nhân" nữa, mà là nô lệ (cho tư bản để trả học phí cho con cái, cũng lại là "kênh đầu tư giáo dục" của tư bản).

Độc nhân kiếm tiền chỉ lo cho bản thân. Nếu sống cùng cha mẹ thì còn tiết kiệm được tiền nhà, lẽ ra thừa ra khối tiền. Ngoài ra, không ít độc nhân lương cao hơn mặt bằng chung xã hội nhiều. Nhưng vẫn tiêu hết tiền, thậm chí nợ thẻ tín dụng. Vì sao những người này mất tiền?

Phải chẳng vì họ nuông chiều bản thân và luôn vung tay quá trán? Không phải như thế. Họ vẫn sống khá bình thường chứ không quá nổi bật. Đành rằng họ xài hàng hiệu, nhưng mà hàng hiệu thì có tốn mấy đâu? Nếu mua quần áo hàng chợ còn tốn hơn. Họ cũng du lịch nước ngoài, nhưng cũng đâu phải quá tốn kém vì có phải lúc nào cũng được nghỉ mà đi đâu?

Theo tôi, lý do mà độc nam, độc nữ mất tiền là vì hai lý do chính:

1. LẠM PHÁT (VẬT GIÁ LEO THANG)
2. BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN

Những thứ mà độc nhân thích ăn uống đều tăng giá đều theo thời gian. Ngoài ra, khi sang chảnh đi ăn nhà hàng thì do bong bóng bất động sản mà lại còn bị thêm cả tăng giá do bất động sản nữa. Những thứ nhỏ nhỏ bị lạm phát cộng lại nên thực sự là không còn tiết kiệm được bao nhiêu, vì vẫn quen tiêu xài theo thói quen cũ.

Như vậy, muốn không mất tiền thì phải chống được lạm phát và bong bóng bất động sản, và tôi đã nói bài này ở bài Hack lạm phát - cách kiếm 2 ~ 3% từ lạm phát.

Trước tiên phải tiết kiệm được tiền, ngăn dòng tiền ra đã, thì tăng thu nhập mới có ý nghĩa. Vì thu nhập tăng đồng nghĩa là lao lực tăng, hoặc tự mãn tăng (tự nghĩ mình giỏi giang) nên mong muốn tự thưởng, tức là nhu cầu tiêu tiền lại tăng. Một vòng luẩn quẩn mà thôi.

Đầu tiên là phải chặn đứng lạm phạt và bong bóng bất động sản!
(Hình ảnh trong bộ phim cách mạng "Công xưởng hoang" về anh Nêu và chị Trinh)

Hack lạm phát - cách kiếm 2 ~ 3% từ lạm phát

Lạm phát làm tiền của bạn bốc hơi nhanh chóng? Đúng. Vì thế bạn không tiết kiệm nữa, tiêu hết tiền đi, thế là chẳng lo gì nữa? Sai!

Ngay cả bạn mua vàng hay ngoại tệ, đến lúc bán ra lấy tiền tiêu thì bạn cũng mất 7 ~ 8% do không được hưởng lãi suất ngân hàng.
=>Giữ JPY, VND hay USD có lợi hơn?

Ví dụ đầu năm bạn mua vàng, cuối năm bạn bán đi lấy tiền tiêu, giả sử vàng không tăng giá, thì bạn mất tiền lẽ ra có thể gửi ngân hàng lấy lãi 8%. Lưu ý là trung bình trong nhiều năm thì vàng hay đô la đều tăng giá rất chậm, chậm hơn lạm phát và gửi ngân hàng nhiều.

Mua vàng chỉ có ý nghĩa nếu bạn mua xong rồi chôn ba tấc đất, đợi khi nào có chiến loạn và siêu lạm phát thì đào lên, bán đi mua đất vv.

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn cách để không chỉ không mất tiền vì lạm phát mà còn kiếm được 2 ~ 3% từ lạm phát.

Nghe thì đã thấy phi lý và chắc chắn là không nhiều người biết, nên mới gọi là HACK. Thứ bạn cần là hiểu biết đúng đắn về kinh tế, ý chí kỷ luật và đặc biệt là KHẢ NĂNG TỪ CHỐI. Như thế là đủ để kiếm tiền rồi, hơn nữa, bạn còn nên người nữa.

Lạm phát và lãi suất ngân hàng

Lạm phát cao thường là do quy mô kinh tế cao lên, GDP lớn hơn (hay ít ra, GDP ảo lớn hơn), chứ không hẳn là in thêm tiền ra. In thêm tiền là một phần, nhưng khi nền kinh tế đang phát triển lớn hơn, nhu cầu tiền lớn, thì ngân hàng trung ương sẽ phải tung thêm tiền để đáp ứng nhu cầu này, tạo ra lạm phát.

Khi có lạm phát cao thì tâm lý con người là cảm thấy tiền không giá trị nữa. Do đó, họ thà tiêu xài cho hết, đỡ bị ... mất giá. Để lôi kéo người ta gửi tiền vào ngân hàng - nhất là ngân hàng nhỏ vốn ít - thì ngân hàng phải chào lãi suất tiết kiệm cao hơn lạm phát.

Đây là lý do mà bạn sẽ kiếm được tiền từ gửi ngân hàng. Tất nhiên là diễn giả thành công thì không thích điều này.

Họ không thích là đúng, vì nếu ai cũng gửi tiết kiệm thì họ sẽ đói. Chẳng ai đầu tư nhà đất hay chứng khoán nữa. Nhưng nhà đất và chứng khoán đều đang lình xình (đi ngang), ai đầu tư sẽ có lời đây? Ngay cả các quỹ cổ phiếu cho chuyên gia vận hành thì sinh lời được có 2 ~ 3%, thua xa gửi tiết kiệm. Chưa kể có khi còn lỗ. Vấn đề chính là chuyên gia với đầy đủ thông tin và công cụ còn thế, thì bạn còn lâu mới lời. Và thực tế là 90% người đầu tư chứng khoán thua lỗ hoặc chẳng kiếm được lời như mong muốn.

Phương trình: Lãi suất cao nhất của ngân hàng > Lạm phát

Như vậy, để kiếm tiền từ lạm phát thì bạn gửi vào ngân hàng ở lãi suất cao nhất, và làm giảm lạm phát xuống. Nghe có vẻ nực cười!

Gửi ngân hàng ở lãi suất cao nhất

Kỳ hạn 12 tháng hoặc 13 tháng thường là lãi suất cao nhất, hiện tại là 7.5 ~ 8.5%, trung bình là 8%. Như vậy, bạn phải gửi trước khoảng 12 hoặc 13 tháng.

Ví dụ:
Hiện tại là tháng 12/2019, gửi kỳ hạn 13 tháng lãi suất 8% tức là tháng 1/2021 đáo hạn, một số tiền bằng sinh hoạt phí một tháng của bạn (dư ra một chút).

Ví dụ nếu bạn sống hết 10 triệu/tháng, bạn gửi một sổ 10 triệu kỳ hạn 13 tháng, tháng sau bạn lại gửi một số 10 triệu kỳ hạn 13 tháng.

Như vậy bạn có tối thiểu 13 sổ tiết kiệm, ví dụ mức sinh hoạt của bạn là 10 triệu thì tối thiểu phải có 130 triệu tiền tiết kiệm. Nếu mức sinh hoạt là 20 triệu thì tối thiểu phải có 260 triệu.

Như thế bạn phải gửi tiết kiệm định kỳ và chi tiêu có kế hoạch, tức là tiền chi tiêu không dùng vào việc khác, tránh phải rút sổ sớm. Vì thế bạn nên gửi dư dư ra một chút, và nên có một khoản dự phòng việc chi tiêu bất ngờ. Whatever!

Làm giảm lạm phát xuống

Wednesday, December 4, 2019

Ăn món ăn các nước và "ăn uống vô độ để hạnh phúc"

Vì sao chúng ta ăn món ăn các nước? Vì ngon!
Vì sao du học ở Nhật là lợi thế? Vì có nhiều món quốc tế ngon và phải chăng.

Nhật Bản chính là thiên đường của ẩm thực quốc tế. Bạn có thể ăn pizza, mì Ý, món Ấn, món Hoa, món Thái vv rất ngon. Nếu thường xuyên ăn các món này thì bạn sẽ có dinh dưỡng tốt, tức là có đẳng cấp (bản chất của đẳng cấp là dinh dưỡng). Tất nhiên là du học sinh thì không thể ăn thường xuyên được rồi, nhưng thỉnh thoảng nomikai ("đi nhậu" trong tiếng Bổn) thì cũng được mà, vì đằng nào chẳng nomikai.

Kể cả khi bạn về nước, cũng hay luôn áp dụng chiến lược này để có đẳng cấp. Thực ra, món Việt thì tôi không ăn mấy. Vì tôi không thích gia vị (bột ngọt), và tôi tự làm được ở nhà với gia vị tốt hơn nhiều. Nếu đi ăn thì tôi sẽ ăn món các nước.

Vì sao món nước ngoài thường ngon?

Vì nó có dinh dưỡng khác với món ăn thường ngày của chúng ta, là những thứ mà cơ thể muốn nạp vào để có sức khỏe tốt hơn. Một món ngon là vì nó tươi và là thứ mà cơ thể cần. Khi ăn quá nhiều và cơ thể không cần nữa thì nó sẽ hết ngon.

Còn nếu bạn có năng khiếu nấu ăn, bạn thậm chí có thể nấu món nước ngoài ở nhà. Nếu nấu món nước ngoài ở nhà và mời bạn bè tới ăn, thì còn gì bằng? (Phải thu tiền nguyên liệu, vì đây không phải CNCS nhé).

Ăn uống vô độ

Gần đây tôi bắt đầu lối sống tằn tiện và có xem series phim "Vô độ" (Insantiable). Tôi thấm thía ra một chân lý rằng:

Tằn tiện và đẳng cấp

Sống tằn tiện (thrifty) thì làm sao đẳng cấp (classy) được? Và chẳng phải sẽ mất hết bạn bè hay sao?
>>Nhật ký tằn tiện

Bạn vẫn có thể sống vừa tằn tiện để tiết kiệm tiền bạc tối đa, vừa sống đẳng cấp. Tôi sẽ hướng dẫn cách làm.

Tằn tiện là bạn hạn chế tối đa chi tiêu, cắt bỏ chi tiêu vô bổ và chỉ chi tiêu thực chất, theo nguyên lý 90/10: 10% những thứ thật sự cần thiết đóng góp cho 90% lối sống của bạn, còn 90% chỉ đóng góp cho 10%. Bỏ hẳn những thứ vô bổ đi. Tôi không còn cà phế đạo nữa, vì nó không đóng góp gì nhiều vào chất lượng cuộc sống.

Còn đẳng cấp là thế nào? Mọi người thường định nghĩa là "sang chảnh", đi ăn nhà hàng sang, mặc quần áo hàng hiệu vv.
=> Bạn nên mua khi nào sale lớn, ví dụ X'mas.

Tôi vẫn dùng đồ hiệu nhưng dạo này không mua quần áo mới mấy. Tôi chỉ mua một đôi giày thể thao giảm giá 75% (do hết size), vẫn vô cùng hài lòng. Như thế vẫn là hàng hiệu và vẫn đẳng cấp, vì có câu ngạn ngữ Nhật Bản như thế này:

腐っても鯛 Kusatte mo tai = Dù có ươn thì vẫn là cá tráp (tương đương cá "tiến vua")
Tạm dịch: Dù có sờn rách thì vẫn là hàng hiệu

Còn ăn uống thì sao, vì sao chúng ta lại lê la hết nhà hàng này tới nhà hàng khác, từ món Nhật tới món Ấn và thậm chí cả món Mông Cổ??

Vì nếu chỉ ăn ở nhà thì có nguy cơ thiếu chất, da, cơ sẽ không khỏe. Người ăn hàng nhiều có lợi thế là đủ chất, dinh dưỡng tốt, sắc mặt hồng hào. Thực ra là do mức sống cao hơn = tiêu nhiều tiền hơn, nhưng quan trọng chính là ĂN UỐNG ĐA DẠNG.

Khi nhìn sắc mặt một người theo kiểu trông mặt mà bắt hình dong, chúng ta biết được tình trạng dinh dưỡng của họ, từ đó mà quyết định có tôn trọng họ hay không, có chơi với họ hay không. Ai chẳng muốn kết thân với người có dinh dưỡng tốt.

Vì sao? Vì họ là người tốt: Người dinh dưỡng tốt = Người tốt.

Nghe thì có vẻ cực đoan nhưng đây được gọi là "luật ngầm" trong cuộc sống. Thông thường, người tốt phải là người nghèo khổ rách tả tơi sẵn sàng đồng cảm và bố thí cho người khác. Đấy là khái niệm "tốt" trong thế giới như thế.

Trong một thế giới khác, dinh dưỡng và sức khỏe mới là tiêu chí về "người tốt".

Lý do là vì nếu một người có sức khỏe tốt, họ không bị phức cảm tự ti, không ghen ghét đố kỵ với người khác, vì thế họ không bận tâm việc sân si, nói xấu sau lưng vv. Còn người tốt kiểu "lá rách đùm lá nát" thì thường chỉ giúp người kém hơn mình, nhưng sẽ đố kỵ với người có hoàn cảnh tốt hơn mình, và bị phức cảm tự ti vì sao mình tốt mà lại có cuộc sống không tốt.

Chơi với người bị phức cảm tự ti (inferiority complex) thì không biết họ sẽ chơi xấu bạn lúc nào đâu. Nếu bạn hơn họ, họ sẽ nói xấu bạn, đem những thông tin mà bạn nói cho họ đi rêu rao làm mất uy tín của bạn vv. Thậm chí bạn chưa cần hơn họ mà chỉ cần họ nghĩ là bạn hơn họ, hay bạn làm mếch lòng họ, là đủ để họ làm thế rồi.

Đặc điểm chung là dinh dưỡng không tốt. Nên nếu bạn thực sự khổ sở thì nên chơi, nhưng bạn khá lên rồi thì không nên chơi, tính toán như thế cũng mệt mà??

Nên trong cuộc sống, chơi với người dinh dưỡng tốt thì tốt hơn rất nhiều. Tức là chơi với người có lối sống (lifestyle) tốt, thì do họ không bị phức cảm tự ti, nên mối quan hệ bền vững và bất biến. Bạn không phải lo họ sẽ buôn dưa lê thông tin của bạn vv. Như tôi không buôn dưa lê của ai cả, vì việc đó không đúng đắn. Tôi chỉ nói về lối sống, làm sao tằn tiện để tiết kiệm tiền, đầu tư thế nào cho đúng thôi.

Vì thực ra, tôi là người có dinh dưỡng tốt.

Phương trình về đẳng cấp

Monday, November 25, 2019

Ôn cố tri tân 2020

Ôn lại năm cũ và lập kế hoạch cho năm mới. Kế hoạch năm 2020 của tôi là gì?

Tôi sẽ giữ nguyên kế hoạch 2019 vì vẫn chưa làm xong. Ngoài ra, còn tham khảo cả vận số nữa. Không phải là mê tín mà đơn giản vận số là vận số chung của mọi người, nếu chúng ta hành động phù hợp thì vận số cũng sẽ biến thành thực tế. Năm 2019 thì tôi ở ẩn khá tốt, trừ việc viết trên đây và trên Page (Page là dùng cho nhật ký hành động để so sánh giá cả nhằm mua rẻ hơn, list các món nấu ăn, công thức nấu ăn để tiết kiệm và healthy hơn vv).

"Ôn cố" - những việc làm được năm 2019

Quan trọng nhất là KPI, đã hiển thị hóa được dòng tiền và từ đó tiết kiệm tối đa chi phí. Đây là chỉ số KPI quan trọng nhất: Không bị mất tiền.

Ngoài ra về lối sống cũng đã thành công trong việc tối giản hóa đồ đạc và hợp lý hóa lối sống.

Tôi đã xây dựng được THỂ CHẤT TIẾT KIỆM để tiết kiệm tiền bạc, từ tháng 10 đã tiết kiệm được 3 triệu/tháng.

Ôn lại cách làm một tí:
- Thiết lập giới hạn trên của việc chi tiêu cho từng mục (xem ví dụ)
- Nấu ăn để tiết kiệm tiền: Tự nấu ăn ngon là cách tiết kiệm tốt nhất, tôi còn tự muối dưa cà. Về đạm thì hạn chế thịt và chuyển sang ăn cá là chính.
- So sánh giá và mua với giá rẻ nhất => lập bảng so sánh giá trên Page cá nhân, đi bách hóa thay vì siêu thị vv
- Thiết lập mục tiêu tiết kiệm (không tiêu quá số tiền X hàng tháng) => cần từ bỏ mục tiêu không đáng giá
- Từ bỏ mục tiêu không đáng giá => Sức mạnh của từ bỏ
- Áp dụng tư duy nghèo để trở nên giàu có => Bắt đầu lối sống tằn tiện để tăng an toàn

Ngoài ra, tôi cũng thiết lập ngân sách để đi du lịch là 15M/năm. => Cẩm nang zulibu

Như vậy, tôi đã xây dựng được thể chất tiết kiệm trong năm 2019 để tiếp tục phát huy trong năm 2020, hơn nữa từ năm 2020 sẽ làm những việc mà 2019 chưa làm, đó là zulibu.

2019 chưa làm vì chưa có thời gian, vì đang bận để tối giản hóa đồ đạc, cuộc sống và xây dựng thể chất tiết kiệm, nhằm từ 2020 sẽ dồi dào tài chính hơn.

"Tri tân" - những việc sẽ làm 2020

Zulibu, để nhiều việc may mắn sẽ xảy ra, đúng như VẬN SỐ. Quả thật là càng đi du lịch thì càng gặp nhiều may mắn. Trong năm 2019 thì tôi chỉ đi trong nước, và thấy khá tốt.

Ngoài ra, năm 2020 sẽ bắt đầu đi học lại đại học. Bằng cách này sẽ nâng cao được năng lực của bản thân, mà vẫn có GIỚI HẠN THỜI GIAN để tránh kiệt sức.

Từ cuối năm 2019 tôi bắt đầu đạp xe đạp và thấy rất tốt, vừa tiết kiệm tiền xăng, tiết kiệm tiền gửi xe, mà lại còn khỏe hơn nữa. Năm 2020 cũng tiếp tục thói quen đạp xe này. Chắc chắn sẽ rất tuyệt.

Ngoài ra, cũng cần quay lại thói quen chạy bộ chậm (slow joggin) nữa (tại vì chuyển qua chỗ mới đường phố chán quá, không có chỗ thể dục như chung cư cũ).

Về công việc, cuộc sống thì sẽ bắt đầu lại lớp ngoại ngữ theo cách nào đó, vì đây cũng là đam mê, và tiếp xúc với các bạn học tập sẽ cùng nhau tiến bộ. Tất nhiên là phải nghĩ được hình thức hợp lý để mọi người cùng nhau tham gia một cách vui vẻ và không mệt mỏi, lại không tốn kém nhiều chi phí.

Hết, vậy thôi.
Mark

Học lại đại học

Từ tháng này tôi quyết định đi học lại đại học. Tuy là "đi" nhưng không phải tới campus để học mà là học "tại chức kiêm tại gia" tức là học ở nhà, tự học. Vì thế, sẽ cần quyết định THỜI KHÓA BIỂU.

Mỗi ngày sẽ học 2 ~ 3 tiết (1 tiết 90 phút), tuần học 4 ngày, tức là 8 ~ 12 tiết (x 90 phút = 12 ~ 18 giờ).

Các môn như sau:
- Trang web thương mại
- Lớp ngoại ngữ
- Tài chính
- Lập trình

Vì sao phải học đại học?

Để có giới hạn thời gian, tránh làm một việc quá nhiều, quá lâu, quá sức sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống. Cuộc sống không chỉ công việc hay học tập, mà còn phải có vui chơi giải trí, và quan trọng là thư thái không lao lực nữa. Với giới hạn thời gian thì chúng ta sẽ kiểm soát cuộc sống của bản thân tốt hơn.

Vì sợ nhất không phải là không kỷ luật hay trì hoãn, mà sợ nhất là làm việc quá sức. Làm việc quá sức sẽ làm cuộc sống, tâm trạng lao dốc. Chẳng vui gì khi lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

Tôi không biết việc này sẽ thay đổi được gì, nhưng trước hết là phải THỰC HÀNH đã. Đầu tiên là làm thời khóa biểu ngay và luôn trên máy tính (file Excel).

Còn TUÂN THỦ và KỶ LUẬT được hay không, thì là chuyện khác, cứ từ từ điều chỉnh dần.
Nói chung thì mục tiêu ban đầu chỉ là 50%, cho nó nhẹ nhàng.

Chúng ta không cần là học sinh xuất sắc. Chỉ cần là học sinh trung bình nhưng quan trọng là học tập một cách lâu dài. Biết đâu sẽ thành một thói quen tốt và giúp cuộc sống tốt hơn.

Thôi, đi ngủ đã. Chắc sẽ có giấc mơ đẹp đây. Tôi sẽ mơ về THỜI KHÓA BIỂU.
Mark

Saturday, November 23, 2019

Nhật ký ... tằn tiện

"Làm thế nào để sống tằn tiện mà vẫn hạnh phúc?"
"Làm thế nào để tiết kiệm tiền mà không đổ vỡ các mối quan hệ?"
"Quan trọng nhất là, làm thế nào tằn tiện mà vẫn khỏe như chưa bao giờ khỏe?"


Tôi vẫn tiếp tục sống tằn tiện và khỏe như vâm. Vì tôi tiết kiệm tiền xăng! Nên giờ toàn đạp xe. Tôi đạp xe từ nhà tới đại siêu thị Vivo hết tầm 20 phút, mà xe đạp lại được gửi miễn phí, nên tiết kiệm được 5k tiền gửi xe. Ngoài ra, bạn có thể dạo quanh đi chơi bên đấy nữa, tốt hơn các siêu thị khác vì bên đấy là khu đô thị nên nhiều chỗ đi chơi hơn.

Nếu bạn muốn sống tằn tiện, hay tiết kiệm, bạn phải suy nghĩ nghiêm túc và VIẾT NHẬT KÝ. Đây không phải là khuyên nhủ gì, tôi chỉ viết nhật ký thôi. Từ đó, sẽ nghĩ ra được trăm phương ngàn kế và những thủ đoạn ti tiện để tiết kiệm!?!

Tháng 10 tôi bắt đầu đặt ra chỉ tiêu về tiết kiệm, tức là không chi tiêu quá một số tiền X/tháng, và tiền ăn không quá Y/tháng. Kết quả là nhờ QUYẾT TÂM CAO mà đã đạt, thậm chí vượt chỉ tiêu được mấy trăm k. Cụ thể là so với trung bình tháng 8 và tháng 9, tôi đã tiết kiệm được ... 3 triệu.

Hãy tưởng tượng, nếu duy trì trong 1 năm thì số tiền là 30 triệu. Cộng với ngân sách zulibu 15 triệu/năm thì có 45 triệu để đi du lịch, dư sức zulibu nước ngoài 2, 3 lần. Nhưng tôi sẽ hạn chế zulibu nước ngoài 1 lần/năm để tập trung du lịch miền tây và phía nam trước.

Nhưng để làm thế thì không dễ dàng, trong tuần cuối cùng tôi chỉ còn ngân sách tiền ăn 70k/ngày, thế là phải nấu ăn, khá vất vả và thiếu thốn. Thực sự là tôi rơi vào cơn đói chưa từng thấy vì không có kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm. Tôi bị thiếu hạt, thiếu bánh, thiếu trái cây. Tôi bắt đầu cảm thương với người đói người đường, mà không hề biết rằng: Họ hạnh phúc hơn tôi nhiều.

Vì nếu đã quen cái khổ, cái đói thì còn khổ gì nữa!

Chúng ta chỉ cần quen với cái đói, là sẽ hạnh phúc, theo chân lý: Sướng khổ luân hồi, sướng cực độ sẽ chuyển khổ, khổ cực độ sẽ chuyển sướng. Như là vòng xoáy vô cực infinity .

Sở dĩ 70k/ngày mà vẫn thiếu thốn vì tôi toàn mua thịt, nên không mua được nhiều, chứ mua cá thì đã ngon rồi. Ngoài ra, tôi toàn đi siêu thị L của Hàn Quốc, ở đấy bán mắc hơn bách hóa nhiều, lại toàn phải mua gói lớn, nên lãng phí rất nhiều.

Chỉ sợ hàng không giảm giá, sợ gì gió táp mưa sa!

Thành tích tháng 11

Monday, November 18, 2019

Vì sao bạn không dậy sớm?

Trong bài trước (Ngủ đông để thành công) tôi có nói về tâm lý học vì sao có chủ trương dậy sớm sẽ thành công. Trong bài này tôi nói về việc vì sao con người hiện đại ngày càng thức khuya và dậy muộn.

Các bà mẹ nội trợ luôn muốn con mình ngủ sớm, dậy sớm và rất hay kêu ca phàn nàn. Vì sao bạn lại không làm thế được? Tức là 9, 10 giờ ngủ, 5, 6 giờ sáng dậy?

Bởi vì hai cuộc sống khác hẳn nhau và tôi sẽ nói ở đâu đó trong bài.

Cuộc sống hiện đại

Cuộc sống hiện đại ngày nay gắn liền với công sở, tức là đi làm 9 ~ 10 tiếng một ngày, bị bó buộc thời gian, không gian, nên mức độ căng thẳng (stress) cao hơn xã hội nông nghiệp nhiều.

Xã hội nông nghiệp không phải ít việc, nhưng thường tự do thời gian, tự do không gian, không có cấp trên giám sát. Hôm nào mệt thì nghỉ ở nhà, hôm khác làm bù vào. Thời điểm nông nhàn thì chỉ trà nước qua ngày.

Đặc biệt là chẳng ai làm trưa hay đầu chiều, mà thường về nhà ngủ trưa 1 ~ 2 tiếng, tỉnh dậy còn uống trà chán mới lo bữa cơm chiều.

Họ đi ngủ sớm là vì họ KHÔNG CĂNG THẲNG, không liên quan làm việc nhiều hay không (người chăm làm nhiều, người lười thì ngủ là chính), mà liên quan tới LỐI SỐNG: Không bị gò bó thời gian và không gian.

Tức là nếu mệt thì bạn nghỉ hoặc nằm ngủ, không phải căng mắt ra như dân công sở.

Cuộc sống hiện đại ở VN thường thế này: Bắt đầu làm 8 giờ sáng, tới 5 giờ chiều (8 tiếng + 1 tiếng nghỉ trưa). Để có ăn sáng và đi lại, bạn phải dậy lúc 6:30. Tối thì bạn về nhà lúc tầm 18:00, đi chợ và nấu ăn mất 1 ~ 2 tiếng, nên ăn uống xong lúc tầm 20:00. Sau đấy tắm rửa dọn nhà là tầm 21:00 ~ 22:00. Từ giờ này mới là giờ bạn có thể đi ngủ.

Nhưng không ai đi ngủ lúc 10 giờ!

Sunday, November 17, 2019

Ngủ đông để thành công

Dạo gần đây bọn diễn giả chuyết về phong trào "Dậy sớm để thành công". Dậy sớm hơn để có sức khỏe tốt hơn, để nhiều thời gian làm việc hơn, để thành công hơn vv. Nhưng thực sự có phải vậy đâu!

Nếu dậy sớm mà thành công thì người VN hẳn là cực kỳ thành công, vì họ toàn dậy từ lúc gà chưa gáy, tầm 4, 5 giờ sáng để đưa đón con đi học, làm đồ ăn sáng cho con. Cũng có người thành công dậy tầm đấy, nhưng đa số đều nghèo. Nếu không thì họ đã chẳng dậy mà thuê người khác làm cho.

Người Nhật có câu: 一年の計は元旦にあり Kế sách một năm nằm ở ngày nguyên đán (mộng một)
Tôi có câu: 一日の計は睡眠にあり Kế sách một ngày nằm ở giấc ngủ

Vì sao có chủ trương "dậy sớm sẽ thành công"?

Sunday, November 10, 2019

Sức mạnh của từ bỏ

Không thể thành công

Quả thật là có những năm dù làm việc gì cũng không thành công. Có những việc tưởng như thành công 99% rồi, đến phút chót vẫn đổ bể. Cũng có thể gọi là "năm không thành công mấy", nhưng thực ra thì vẫn thành công trong nhiều việc thôi. Có những việc chắc chắn có thể thành công là cải thiện lối sống, hay tiết kiệm tiền bạc.

Nhưng những việc khác bên ngoài thì không thành công, vì nhiều lý do như thể lực không đủ để theo đuổi tới cùng, điều kiện khách quan. Bằng cách nào đó, mọi việc sẽ đổ bể phút chót, có thể là vì bản thân đột nhiên thấy mệt mỏi và mất đi động lực, không còn muốn theo đuổi mục tiêu nữa.

Ngu trung với mục tiêu bất chấp tình hình khách quan hay thể lực của bản thân không phải là việc khôn ngoan. Có những lúc từ bỏ thì tốt hơn là tiếp tục theo đuổi.

Đây gọi là sức mạnh của từ bỏ.

Vì nếu tiếp tục theo đuổi thì vấn đề là sẽ tốn thêm rất nhiều tài nguyên, mà hiệu quả lại cực thấp. Điều đó có thể dẫn tới thất bại nặng nề hơn, mất hết tài nguyên và sau này khôi phục rất khó khăn. Cũng như trong chiến tranh, không phải lúc nào cũng nên đánh, đôi khi chỉ nên phòng thủ, bảo toàn lực lượng thôi. Cho dù đối phương có suy yếu đi nữa, nhưng không đủ thực lực, thì sao mà đánh? Đánh mà không tiêu diệt được đối thủ, lại mất hết tài nguyên, sau này làm sao khôi phục?

"Không có thất bại, chỉ có kinh nghiệm".

Dù người ta nói như thế nhưng theo tôi, thất bại là thất bại và chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận nó. Thất bại chỉ là kinh nghiệm nếu sau đấy bạn thành công. Còn nếu sau đó bạn đại thất bại thì thất bại chỉ là thất bại mà thôi.

Khi bạn thất bại hoàn toàn thì không chỉ mất đi tài nguyên mà mất luôn sự tự tin, và sẽ sa đà vào trách cứ bản thân. Đằng nào cũng thất bại thì thà rằng từ bỏ sớm để bảo toàn lực lượng.

Xây dựng thể chất thành công

Thursday, November 7, 2019

Sống tằn tiện và tư duy nghèo

Bằng cách giảm chi tiêu chúng ta sẽ tăng tiền tiết kiệm lên tương ứng, và quan trọng hơn là tăng gấp bội Hệ số tiền - thời gian. Tức là thời gian bạn kiếm lại được so với thời gian bạn bỏ ra. Sơ đồ của Hệ số tiền - thời gian là như sau:


Ví dụ bạn kiếm 10 đồng tiêu hết 7 đồng, nên còn 3 đồng, tỉ lệ tiết kiệm là 3/10 = 30%.
Nhưng nếu bạn chỉ tiêu 5 đồng, giảm đi 20 đồng (20%) thì tỉ lệ tiết kiệm là 5/10 = 50%.

Nếu chỉ thế thôi thì chẳng có động lực gì mấy, vì chỉ là LỢI ÍCH ĐƠN. Nhưng bạn nhầm rồi, hai mức tiết kiệm là khác hẳn nhau.

Vì nếu bạn kiếm 10 đồng, tiêu 7 đồng, tiết kiệm 3 đồng thì lối sống của bạn là lối sống 7 đồng, mỗi tháng đi làm dư 3 đồng bạn chỉ mua được non nửa tháng không phải đi làm.

Còn nếu bạn tiêu 5 đồng, tiết kiệm 5 đồng, mỗi tháng bạn đi làm sẽ dư ra một tháng không phải đi làm.

Tức là hệ số tiền - thời gian (thời gian mua lại được so với thời gian đã bỏ ra đầu tư) tăng hơn gấp hai lần.

Vì sao người sống tằn tiện luôn sinh tồn?


Wednesday, October 30, 2019

Cuộc sống tằn tiện

Giờ tôi khá bận: Bận tằn tiện. Cuộc sống tằn tiện có gì vui không? Thực ra khá vui, vì tiết kiệm được khá nhiều tiền. Tháng này tôi tiết kiệm được 3 triệu so với trung bình 2 tháng trước, nếu cứ thế này thì 1 năm sẽ tiết kiệm 36 triệu. Thậm chí chỉ cần tiết một nửa là được 18 triệu, đủ khả năng đi zulibu rồi.

Bắt đầu từ năm sau tôi sẽ ZULIBU 10 NĂM. Sau đấy thì sẽ chán và sẽ an tọa để làm việc khác, cụ thể là ngồi chỗ cao đẹp để tọa sơn quan hổ đấu.

Từ năm sau tôi cũng giảm tiền nhà xuống ít đi 1.5 triệu/tháng, tính ra, là tiết kiệm được 18 triệu/năm.

"Mọi thứ đều có thể rẻ đi"

Chỉ cần có ý chí tiết kiệm thì tôi tìm ra được rất nhiều cách để cắt giảm chi phí. Và tôi áp dụng trong tất tần tật mọi việc, kể cả trong công việc. Vì thế, tôi tiết kiệm không chỉ tiền bạc mà còn cả công sức nữa. Tức là tôi hoạt động năng nổ hơn, vì phải năng nổ mới không cần đến tiền bạc.

Tiền bạc không giải quyết được vấn đề, vì giải quyết được vấn đề này lại phát sinh vấn đề khác, đó là phải làm sao kiếm tiền để tiêu tiền.

Điều tuyệt vời nhất trên đời là giải quyết vấn đề mà không cần tiền.

Từ năm sau tôi phải đi zulibu rồi, nên phải ổn định lối sống hàng ngày trước, mới có thể yên tâm mà xuất ngoại. Như thế thì nhiều việc may mắn sẽ xảy tới.

Nhưng vì sao tôi lại chuyển sang lối sống tằn tiện, sao phải khổ như thế?

Monday, October 28, 2019

Cẩm nang du lịch bụi

Du lịch bụi (gọi tắt là zulibu cho có vẻ ... Nhật Bản) vì sao lại cần thiết và vì sao lại cần có "cẩm nang"?

Tôi có xu hướng ở nhà và ở nhà thật thoải mái, nhưng sợ là không có "sự thay đổi cần thiết" thì sẽ mất đi nhiều cơ hội. Nên chúng ta vẫn sẽ đi du lịch, không ít thì nhiều. Chứ nói thật, tôi cũng chỉ mong ở nhà thôi.

Du lịch và ăn nhà hàng là những thứ đốt tiền rất nhanh. Hãy tưởng tượng bạn đi tour nước ngoài, rẻ 15 triệu, đắt 30 triệu, thậm chí còn hơn, và cảm thấy việc "nuông chiều bản thân" thật tuyệt vời, vì sao không chiều chuộng bản thân - vốn đã vất vả kiếm tiền - thêm tí nữa nhỉ?

Vì thế bạn tiếp tục đi ăn nhà hàng và mua hàng hiệu. Tôi cũng đi ăn nhà hàng và (chỉ) mua hàng hiệu, nhưng trong phạm vi đã đặt ra, chứ không tiêu quá số tiền đấy.

Vấn đề của du lịch chính là chi phí quá cao, đi Nhật Bản sơ sơ 5 - 6 ngày cũng tốn 30 - 40 triệu. Đấy chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Nếu sang Nhật thì tôi muốn đi tầm 10 - 15 ngày cho hoành tráng, chứ không muốn đi ít như thế. Vì tôi có rất nhiều thời gian và cũng không muốn tốn tiền vé nhiều thế chỉ để đi được rất ít ngày.

Vì thế, tôi quyết định là dù du lịch nước ngoài cũng chỉ DU LỊCH BỤI tức là ZULIBU. Từ đó tôi đã làm hẳn một Cẩm nang zulibu trên trang cá nhân các mẹo để có thể zulibu dễ dàng, cũng như tiết kiệm tiền.

Chỉ tiêu zulibu

Sở dĩ kế hoạch zulibu của tôi bị trì hoãn liên tục năm này qua năm khác không phải vì tôi thiếu tiền mà vì tôi không dành ngân sách cho nó, nên chẳng có kế hoạch cụ thể nào. Từ năm sau tôi sẽ dành ngân sách 15 triệu/năm cho việc zulibu. Nếu không dùng hết sẽ chuyển sang năm kế tiếp.

Với ngân sách này có thể zulibu trong nước 1 chuyến và đi nước gần như Đài Loan 1 chuyến. Nếu để dành thì 2 năm có thể đi Nhật một lần.

Nhưng tương lai tôi định zulibu Nhật Bản mỗi năm một lần. Do đó, phải đi Đài Loan trước để rút kinh nghiệm và hoàn thiện CẨM NANG ZULIBU.

Mọi người đều có thể đi zulibu với giá rất rẻ nếu có kiến thức.

Tiêu chí zulibu

Lý tưởng của zulibu là gì?

Nếu là zulibu trong nước: Tổng chi tiêu không quá 500k/ngày
Nếu là zulibu nước ngoài: Tổng chi tiêu không quá 1000k/ngày

Tiền trên là gồm cả tiền vé máy bay (nếu bay). Vì thế, không dễ để zulibu mà đòi hỏi phải có KIẾN THỨC và CHIẾN LƯỢC cực kỳ hợp lý.

Nếu đi dưới 10 ngày thì sẽ không thể khấu hao tiền vé máy bay, do đó, đã là zulibu thì phải đi tương đối dài ngày, tôi đề nghị là zulibu từ 10 ~ 15 ngày.

Ví dụ, đi Nhật 12 ngày, chi phí tầm 12 triệu thì đạt được lý tưởng zulibu. Nhưng việc này cực kỳ khó khăn, nên bước 1 của zulibu thì không tính tiền vé vào chi phí.

Tức là tiền vé máy bay thì để riêng, chi phí ăn uống, khách sạn, đi lại là 1000k/ngày. Tất nhiên là không "tự thưởng cho bản thân", hay mua quà cho người thân. Vì như thế trước hết là sẽ làm tăng chi phí, làm hỏng zulibu. Bản viên zulibu đã là tự thưởng cho bản thân rồi.

Ngoài ra, zulibu còn phải thoải mái và dễ dàng.

Tiêu chí thoải mái và dễ dàng của zulibu

Friday, October 25, 2019

Tôi tiết kiệm tiền như thế nào?

Trong bài Ăn uống phấn khích thì tôi có nói là đừng ăn uống thừa mứa, hãy ĂN UỐNG KHOA HỌC. Vì ăn nhiều quá hấp thụ được bao nhiêu. Cũng như nỗ lực trong công việc: Nỗ lực nhiều quá mà thành quả chẳng được bao nhiêu.

Chẳng thà bạn không ăn và cũng chẳng làm. Đây là THỜI ĐẠI TƯ BẢN MÁU. Tức là phương tiện sản xuất tập trung trong tay người giàu và họ giữ nó bằng mọi giá, không chia sẻ. Còn người lao động thừa mứa ra thì không có phương tiện gì để sản xuất, dẫn tới cạnh tranh giảm giá thành lao động với nhau, đánh nhau chí tử trên thị trường lao động. Tình hình chẳng khác gì thời tư bản hoang dã ở châu Âu.

Nếu bạn lao vào thị trường lao động, bạn có thể kiếm được tiền, nhưng vì phải đánh nhau chí tử nên stress cao, mệt mỏi và bạn sẽ phải tiêu nhiều tiền xả stress, cuối cùng chẳng được bao nhiêu.

Thay vào đó, nếu bạn sống tằn tiện và điền viên, bạn có rất nhiều thời gian, lại không mệt mỏi. Tuy không kiếm được nhiều tiền, nhưng lại tiết kiệm được nhiều!

Tôi giờ chỉ sống điền viên và tiết kiệm tiền. Thậm chí tôi cũng không viết bài mấy, vì đang bận học đầu tư. 10 năm nữa tôi sẽ đầu tư sinh lời 15%/năm, và cũng chẳng phải bán sống bán chết đi làm kiếm tiền nữa. Tức là tôi vẫn làm công việc chuyên môn tôi yêu thích (về ngôn ngữ), nhưng lại có thêm nguồn thu nhập thứ hai từ đầu tư và nguồn thu nhập thứ ba từ đầu cơ (chỉ khi được "CÔ" thương ^^).

Người trẻ lương cao chẳng tiết kiệm được bao nhiêu

Monday, October 14, 2019

Khoa tiếng Nhật trường chuyên môn Kobe Denshi

Giới thiệu trường chuyên môn Kobe Denshi

Đặc điểm nổi bật: Trường chuyên môn có khoa tiếng Nhật nằm tại thành phố Kobe. Học sinh có thể học lên các khóa chuyên môn (học nghề) tại trường nếu có trình độ tiếng Nhật N2 trở lên hoặc học ngành Business nếu có tiếng Nhật N3.

Với các bạn không tự tin lấy được N1, N2 sau 1 ~ 2 năm học tại khoa tiếng Nhật cho du học sinh của Kobe Denshi thì có thể học tiếp lên Khoa giao tiếp quốc tế (International Communication) để vừa học chuyên môn, vừa nâng cao tiếng Nhật, nên có thể yên tâm về visa và có thể ở Nhật lâu dài.

Ngoài ra, với các bạn đã tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin thì có thể học cao học về công nghệ thông tin tại Trường cao học thông tin Kobe (Kobe Institute of Computing - Graduate School of Information Technology, thông tin bên dưới bài viết).

Thông tin chung Khoa tiếng Nhật (thành lập 2007) trường Kobe Denshi
Tên tiếng Nhật: 神戸電子専門学校 日本語科
Tên tiếng Anh: Kobe Electronics Vocational School (Kobe Institute of Computing - College of Computing)
Tên tiếng Việt: Khoa tiếng Nhật Trường chuyên môn Kobe Denshi
Địa chỉ liên lạc:
〒650-0002 兵庫県神戸市中央区北野町1-1-8
TEL.078-242-0014
Mã bưu điện: 650-0003
Địa chỉ (Tiếng Việt): Kobe-shi Chuo-ku Yamamotodoori 1-1-8
Số điện thoại: 078-265-5265
E-mail: hello@kobedenshi.ac.jp
Trang web: https://www.kobedenshi.ac.jp/

Trường nghề chuyên môn Điện tử Kobe

Năm thành lập khoa tiếng Nhật: 2007
Tổng học phí năm đầu: 740.000 JPY (xét tuyển 20.000, nhập học 50.000, tiền học 1 năm 620.000, cơ sở vật chất 50.000)
Tổng ký túc xá 6 tháng: 230.000 JPY (30.000 JPY/tháng, đầu vào 50.000)
Học bổng có thể nhận tại trường: Tỉnh Hyogo (thủ phủ là thành phố Kobe) 360.000 JPY/12 tháng, Rokko 700.000 JPY/12 tháng, học bổng Jasso (2 ~ 3 bạn) 576.000 JPY/12 tháng

Quan trọng là các ngành chuyên môn có thể học lên cao tại trường.


 NGÀNH CHUYÊN MÔN TẠI KOBE DENSHI 
Tỷ lệ xin được việc làm sau khi học Kobe Denshi: 99.4% *
* Từ web trường

Dọn dẹp phấn khích mỗi ngày

Trên đời chia ra làm hai loại người: Người dọn dẹp nhà và người không dọn dẹp nhà. Người dọn dẹp nhà lại chia ra hai loại: Dọn dẹp một cách phấn khích và dọn dẹp một cách đau khổ.

Càng cảm thấy dọn dẹp là đau khổ thì sẽ càng khổ, còn cảm thấy phấn khích thì mọi chuyện sẽ dễ hơn nhiều. Dọn dẹp nhà cửa quan trọng hơn chúng ta nghĩ, vì nó TƯƠNG QUAN với hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày. Người không dọn dẹp nhà, thường là không có thời gian hay nghĩ mình không có thời gian, thường không hạnh phúc mấy. Lý do là họ bận rộn nên không dọn nhà, hay không dọn nhà nên không tĩnh tâm và luôn phải khiến mình bận rộn để khỏa lấp khoảng trống trong lòng. Dù là thế nào thì cũng là con gà và quả trứng.

Một căn nhà sạch sẽ cũng là một tâm hồn sạch sẽ. Người không dọn nhà cũng có nghĩa là không dọn dẹp tâm hồn. Rồi sẽ mua thêm nhiều đồ, cất đồ cũ vào kho, vào tủ, chẳng bao giờ dám mở ra nữa. Trong nhà chất chứa bao nhiêu đồ thì trong lòng chất chứa bấy nhiêu việc. Đừng có ỷ nhà to, lắm kho mà mua sắm đồ vô tội vạ, vì chẳng mấy chốc sẽ đầy nhà thôi. Cơn cuồng vọng vật chất là không thể dừng lại được, sẽ tích lũy theo từng năm tháng, và tâm hồn cũng như thế.

Tại sao không sống thật đơn giản nhỉ? Chỉ dùng vừa đủ, như kiểu LỐI SỐNG TỐI GIẢN. Tôi đã thực hành việc này, dọn dẹp nhà mỗi ngày, bán bớt đồ cũ đi. Càng ngày tâm hồn tôi càng nhẹ nhõm hơn. Tôi đã thoát được chứng nghiện máy tính, cảm thấy phấn khích với việc tối giản hóa mọi thứ và dọn nhà.

Như thế, tâm hồn sẽ tốt hơn nhiều, như trút bớt được gánh nặng, không còn vương vấn bụi trần nữa. Tôi có nhiều thời gian hơn và thậm chí còn tiết kiệm được tiền mua đồ, bằng cách tái sử dụng đồ cũ.

Lý tưởng về dọn dẹp

Saturday, October 12, 2019

Ăn uống phấn khích mỗi ngày

Có hai việc thường khiến chúng ta mệt mỏi:
1. Ăn gì hôm nay
2. Dọn dẹp nhà cửa vv

Giá mà chúng ta thành công và thuê người làm việc này?! Đấy là cách dạy con của một số người. Chỉ cần con học giỏi và thành công, kiếm nhiều tiền, rồi sau này thuê người làm cho mình. Đây là cách dạy con sai lầm.

Vì cả hai việc trên nếu bạn làm một cách đúng đắn thì bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Làm việc nhà là cách dễ nhất để có cuộc sống thoải mái, nếu bạn từ chối việc này, bạn sẽ phải lao vào thương trường và phải ... thành công. Thành công không tới sớm ngày một ngày hai, nên còn lâu mới hạnh phúc.

Những người quên đi cuộc sống trước mắt để chạy theo ảo mộng trong tương lai thường sống khá mệt mỏi. Nhưng kệ họ thôi, không cần quan tâm, đấy là lựa chọn của họ, hay đúng ra là người khác (cha mẹ, xã hội) chọn cho.

Đằng nào chẳng phải ăn uống, vậy sao không ăn uống phấn khích mỗi ngày?

Thay vì bạn thấy khổ sở, sao không biến nó thành nề nếp, kỷ luật và sống dễ dàng thư thái? Bây giờ tôi chẳng có vấn đề gì với ăn uống, hơn nữa, tôi còn ăn uống theo chế độ trong TOP 1% những người ăn uống tốt nhất VN, mặc dù tôi cũng không tốn kém tiền bạc gì mấy.

Tôi không thấy mệt mỏi chuyện ăn uống hay nấu ăn, mọi chuyện chỉ như thói quen tự động và hầu như KHÔNG PHẢI SUY NGHĨ VỀ ĂN UỐNG. Tức là BRAINLESS (không tốn não). Nó cũng như là tôi làm từ điển vậy, để chẳng phải nhớ gì cả.

Không cần suy nghĩ gì về ăn uống là MIỀN ĐẤT HỨA mà bạn - dù là du học sinh, hay đã đi làm - muốn đạt tới. Tức là ngay cả một ngày mà bạn cực kỳ mệt và thực sự não bã đậu, bạn vẫn ăn uống một cách phấn khích. Tất cả là do LỐI SỐNG và THÓI QUEN mà thôi.

Hầu như mỗi ngày tôi đều ăn trưa và ăn tối ngon lành (chỉ ăn hai bữa, còn sáng chỉ ăn rất nhẹ thôi), và tôi đã gần như đạt tới miền đất hứa này. Dưới đây là cách làm, nhưng chỉ để tham khảo vì mỗi người có THỂ CHẤT và ĐIỀU KIỆN khác nhau. Điều quan trọng không phải là cách làm, mà là LÝ TƯỞNG muốn đạt tới, gọi là BRAINLESS.

Tức là bạn sẽ có nhiều thời gian để phát triển công việc, sự nghiệp, hơn nữa còn có sức khỏe cực kỳ tốt. Điều này có ý nghĩa gì với bạn không? Ít ra thì chẳng mệt mỏi gì, cũng đã là hơn 95% người khác, kể cả những người thường xuyên đi ăn hàng rồi.

Dưới đây là một số mẹo và "phát minh" của tôi.

Một số cách để ăn uống phấn khích mỗi ngày


Monday, September 23, 2019

Kỹ năng phù hợp chiến tranh

Trong bài trường tôi có nói là nếu chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất thì dù bạn giỏi tiếng Nhật hay có kinh nghiệm du học thì cũng khó mà có thể tích lũy (tiết kiệm) tiền bạc. Vì tư bản không trả tiền để bạn tích lũy, nhằm tránh bị bạn cạnh tranh trong tương lai. Để đối phó vấn đề này, bạn không trung thành với công ty = tư bản. Sau khoảng 2, 3 năm bạn nên đổi việc hay đổi công ty một lần. Nhưng nếu thế thì bạn chẳng có kỹ năng cốt lõi nào?

Không, tôi không nói thế. Bạn không trung thành với công ty, nhưng sẽ trung thành với kỹ năng cốt lõi của bạn. Bạn có thể làm nhiều công ty với một kỹ năng cốt lõi (lập trình chẳng hạn). Nếu bạn làm một công việc không dùng tới kỹ năng cốt lõi, ví dụ thiết kế đồ họa, thì bạn chỉ làm đúng phận sự tức là 8 tiếng/ngày, lúc ra khỏi công ty đảm bảo vẫn còn 50% sức lực để học tập hay phát triển nguồn thu nhập thứ hai vv.

Tức là đi làm chỉ đơn giản là bán thời gian của bạn, đổi lại tiền bạc, hoàn toàn là FAIR TRADE chứ công ty KHÔNG PHẢI GIA ĐÌNH, cái gọi là "văn hóa doanh nghiệp" chỉ là thuốc phiện dành cho người đi làm để họ coi công ty là gia đình, coi đồng nghiệp là người thân, để cho tư bản trục lợi. Những nơi "văn hóa doanh nghiệp" phát triển càng mạnh, bạn càng dễ bị bóc lột. Chắc bạn cũng nghe câu chuyện "luộc con ếch" rồi: Nếu thả nó vào nồi nước nóng (black company tức là công ty bóc lột), nó sẽ lập tức nhảy ra, nhưng nếu thả nó vào nồi nước lạnh và đun từ từ lên (công ty có "văn hóa doanh nghiệp) thì ếch ngoan ngoãn chịu chết.

Sự thực là chẳng có con ếch nào ngu như thế, nó sẽ nhảy ra lúc nào đó. Con người cũng không ngu như thế, nhưng thực sự là vào những công ty có "văn hóa doanh nghiệp", còn lâu con người mới nhảy ra và mất rất nhiều thời gian và động lực ở đấy.

Vì thế, công ty hay công việc là thứ bạn phải làm mới 2, 3 năm một lần, vì sau 3 năm bạn bắt đầu có cảm giác gắn bó và phụ thuộc công ty, và công ty không cần tăng lương cho bạn nữa. Đằng nào bạn cũng chẳng dám ra ngoài xin việc.

Nói chung, kiếm tiền chỉ liên quan tới kỹ năng, đừng mong chờ LÒNG TRUNG THÀNH VỚI TƯ BẢN sẽ được báo đáp.

Phát triển kỹ năng nào?

Trong bài trước thì tôi đã nói rồi, dù bạn có kỹ năng thế nào, thì cũng rất khó để kiếm nhiều hơn trung bình, ví dụ gấp đôi người bình thường. Bạn có thể giỏi tiếng Nhật, có kinh nghiệm du học, và kiếm mức lương 1000$, nhưng bạn sẽ khó lòng mà mong kiếm được 2000$.

Vì hệ thống tư bản nó thế! Chẳng có gì thắc mắc. Kiểu như ở nước nho giáo thì con cái phải ngu trung với "đấng sinh thành" (cha mẹ) và sẵn sàng hi sinh vậy. Vì sao? Vì các đấng ấy sinh ra bạn, nên bạn mãi mãi nợ họ, trả nợ cả đời không hết. Chẳng còn gì để tranh cãi và nói thật, kiến thức của nhân loại mà bạn học được chỉ là rác rưởi, chỉ có "công sinh thành" là duy nhất mà thôi. Tốt nhất đừng học hành gì nữa.

Nhưng hệ thống tư bản này sẽ sụp đổ. Vì với mức lương 1000$, nó không kiếm được người thực sự có thể làm được việc gì lớn lao. Nếu bản thân hệ thống tư bản này cần tìm người có năng lực thì sao? Ví dụ, nó đứng trên bờ vực của sự sụp đổ?

Ngày đấy (ngày phán quyết) sẽ tới!

Saturday, September 21, 2019

Du học sinh về nước, người biết tiếng Nhật làm sao tiết kiệm tiền?

Vì sao bạn không tiết kiệm được tiền? Tuần vừa rồi tôi có đi làm vài ngày và có trao đổi với một số bạn đang đi làm công ăn lương (tức là trung lương). Dạo này cũng có nhiều bạn du học sinh là OB, OG bên S về nước nữa. Trước đây tôi khuyên các bạn đi làm bên Nhật một vài năm, nhưng thực ra thì đấy là nếu bạn muốn thôi, còn không thì về nước luôn cũng được. Nhưng về nước thì sẽ là một núi thách thức chứ không đơn giản như khi bạn ở Nhật. Dù sao thì bạn về nước ngay, hay về nước sau vài năm làm bên Nhật thì cũng vẫn gặp khó khăn như nhau, và đây cũng là khó khăn chung của người về nước chứ không chỉ là du học sinh hay người đi làm ở Nhật.

Vấn đề là thế này: Bạn đi làm công ăn lương nhưng không tiết kiệm được.

Vì sao? Vì xã hội này, hay đúng ra là tư bản, không trả cho bạn mức lương đủ cao để bạn tiết kiệm được.

Ở đây, tôi phân ra 2 mức lương cho người biết tiếng Nhật hay du học sinh về nước:

Mức 1000$ (20 triệu): Đối với bạn chưa có nhà (đi thuê nhà).
Mức 500$ (10 triệu): Với các bạn đã có nhà (hay ở nhà cha mẹ).

Đây cũng không phải mức lương dễ kiếm, đòi hỏi bạn phải là người làm được việc. Nhưng đại khái là như thế.

Bởi vì người không có nhà phải thuê nhà thì sẽ đòi hỏi 1000$ mới làm, còn người có nhà thì chỉ đòi hỏi 500$, cuối cùng mức lương chung là 500 ~ 1000$ và đây là bẫy thu nhập trung bình. Khi rơi vào bẫy này, bạn rất khó tích lũy để thoát ra. Thực tế là bạn ngày càng làm việc vất vả hơn, để kiếm nhiều hơn và thu nhập không tăng nhiều tương xứng với nỗ lực của bạn.

Các công ty Nhật sẽ nhìn nhau và nhìn mặt bằng chung để định ra mức lương này. Nếu bạn đòi hỏi cao hơn thì họ sẽ lấy công ty khác ra để so sánh, và cho thấy là mức lương họ đề nghị không thấp. Tuy thế, đòi hỏi của họ lại cao ... bằng bên Nhật. Như thế, khi bạn làm cho công ty Nhật, bạn phải cống hiến hết mình vì đó là công ty Nhật, nhưng mức lương lại chỉ phù hợp với ... mức sống VN mà đúng ra, là mức sống nghèo ở VN.

Dù bạn nhận lương 1000$ mà bạn phải đi thuê nhà, thì bạn cũng khó mà tích lũy được. Không chỉ tính tiền thuê nhà mà cả tiền ngày lễ, tết bạn phải về thăm nhà, và phải mua quà cáp cho cha mẹ hay mọi người nữa.

Vì sao bạn không tích lũy được và làm sao để tích lũy?

Bạn phải tránh được cạm bẫy mà tư bản (cả Nhật Bản, nước ngoài hay trong nước) bày ra cho bạn.

Bạn không tích lũy được vì:
- Tư bản chỉ trả mức lương trung bình thấp cho bạn, căn cứ theo mặt bằng thị trường không phải theo nhu cầu của bạn
- Bạn kiệt sức cống hiến hết mình cho tư bản (công ty) trong khi không tích lũy được gì (trừ lòng thân ái của tư bản)
- Bạn chỉ có nguồn thu nhập duy nhất là thu nhập từ công ty

Hãy chú ý tới lý do thứ ba mà tôi in đậm. Đây chính là nguyên nhân bạn không tích lũy được. Vì bạn có cố gắng tích lũy cũng không đáng bao nhiêu, mà phải tiết kiệm rất kinh khủng, sinh ra chán nản. Không ai chán nản mà tiết kiệm được. Trước đây tôi có nói muốn tiết kiệm thì phải có khoản "hoang phí" mới được. =>Phương pháp tiết kiệm tiền 2019

Liệu tư bản có trả lương ví dụ 2000$ cho bạn không? Tất nhiên là không! Thay vì trả cho bạn 2000$, có thể thuê 4 người có nhà ở thành phố (con nhà có điều kiện), hay 2 người học giỏi nhưng không có nhà thành phố (con nhà nghèo học giỏi).

Tư bản không bao giờ trả cho bạn 2000$ vì những người khác sẽ căn cứ vào đấy để đòi lương cao, cuối cùng người mất tiền là tư bản.

Như thế, tối đa họ trả là 1000$, còn sau đó là tiền "thâm niên, cống hiến", nhưng cũng chẳng bao giờ tới được mức mà bạn vừa sống thư thái, vừa tích lũy (tiết kiệm) được.

Công ty Nhật còn có sự thân ái, còn công ty gia đình của người Việt thì toàn black company (công ty bóc lột). Nhưng sự thân ái chẳng ý nghĩa gì nếu bạn không tích lũy được tiền bạc, một cách thư thái.

Bạn không tích lũy được thì có thể bạn sẽ tự trách và chán ghét bản thân. Nhưng bạn sai rồi. Bạn học giỏi tiếng Nhật, bạn vất vả đi du học, tất cả đều là trải nghiệm tốt của bạn. Bạn không kiếm được nhiều như bạn mong muốn, hay đủ để tích lũy, không phải là lỗi của bạn, mà đây là hệ thống tư bản nó thế. Họ chỉ trả cho bạn đủ để bạn tồn tại và làm việc mãi mãi. Mỗi khi dư ra được một ít, bạn lại tiêu xài để xóa bỏ phức cảm tự ti của người bị tư bản bóc lột. Bạn mua đồ hiệu, đi du lịch vv để "sang chảnh", để chứng tỏ bạn đang sống tốt, dù không có tích lũy gì. Thật thế á???

Xác thực văn bằng xin visa du học Nhật Bản

Theo quy định mới thì các bạn du học sẽ phải xin giấy xác thực văn bằng, cụ thể là bằng tốt nghiệp THPT (bằng cấp ba), với chi phí 350k và thời gian (thực tế) khoảng 1 tháng. Bạn có thể xem thông tin trên trang web lãnh sự quán Nhật Bản bên dưới.

Kỳ tháng 4/2019 thì tại lãnh sự quán hay đại sự quán không thấy bắt nộp giấy này (chỉ yêu cầu nộp bản sao bằng THPT ở lãnh sự quán).

Kỳ tháng 10/2019 vừa qua:

Nộp sang bekka (dự bị đại học) trường đại học bên Nhật ở Đà Nẵng qua đại lý (đại lý sẽ nộp lên đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội) thì vẫn được cấp visa dù không nộp giấy xác thực văn bằng.
Có bạn gọi lên đại sự quán và được nói là nếu đi sang đại học thì không cần.

Nộp sang bekka hay trường chuyên môn tại lãnh sự quán Nhật Bản tại Sài Gòn thì bắt buộc phải nộp. Do đó, phải đăng ký trên trang Xác thực văn bằng và mất 1 tháng (đăng ký ngày 9 tháng 9 thì được báo là ngày 7 tháng 10 sẽ có) => Sẽ bị xin visa muộn và du học muộn.

Do đó, với các bạn sẽ đi du học kỳ tháng 4/2020, người tư vấn và người đi du học phải chuẩn bị tinh thần để xác thực bằng THPT trường khi xin visa ít nhất 1 tháng nhé. Tức là ngay cả khi chưa biết có đậu tư cách lưu trú (COE) hay không, bạn đã phải xin luôn và đóng phí 350k để tránh bị xin visa muộn.

Quy định xác thực văn bằng này thì cũng hơi mập mờ ở chỗ là tuy ghi là "trường Nhật ngữ" và "Trường hợp đã đến ngày nhập học mà gặp khó khăn trong việc xin Giấy xác nhận văn bằng, xin vui lòng trao đổi cụ thể tại cửa tiếp nhận hồ sơ." nhưng tại lãnh sự quán thì không thể trao đổi được gì mà bắt buộc phải nộp xác thực văn bằng thì hồ sơ xin visa mới được tiếp nhận.

Ngoài ra, trong danh sách trường Nhật ngữ cũng không có các khóa dự bị đại học (bekka) của đại học ở Nhật, hay các trường chuyên môn (senmon) nhưng cũng vẫn phải nộp giấy xác thực văn bằng.

Nhân tiện, quy định này ra ngày 14 tháng 3 năm 2019 và quy định là từ ngày 18 tháng 3, 2019 sẽ phải nộp giấy này.

Do đó, từ kỳ 4/2020 sẽ phải bổ sung thêm giấy này vào bộ hồ sơ xin visa du học Nhật Bản, hơn nữa, phải xin sớm ngay từ khi chưa có kết quả tư cách lưu trú để du học (chưa biết đậu hồ sơ du học hay không).

Bổ sung thông tin ngày 24 tháng 9, 2019:
- Trường hợp xin du học bekka nộp hồ sơ xin visa tại lãnh sự quán Nhật Bản tại Sài Gòn sẽ được hỏi là đi học đại học hay Nhật ngữ, trả lời là học đại học (học tiếng Nhật 6 tháng rồi lên đại học) thì không phải nộp tờ xác thực văn bằng
- Trường hợp khác trên hê thống xác thực văn bằng ghi ngày 7/10 thì nhận được ngày 23 và đã nộp hồ sơ xin visa du học vào ngày 24.

Mẫu đơn (hợp đồng) xác thực văn bằng cho cá nhân:

Saturday, September 7, 2019

Buy it online

Trong bài trước tôi đã chuyết về mục đích và lý tưởng của việc tiết kiệm tiền. Trong bài này, tôi sẽ nói về cách mua hàng tiết kiệm tiền: Mua hàng trực tuyến.

Với các mặt hàng như máy tính, tôi mua từ Mỹ luôn cho rẻ. Dùng rất tốt và yên tâm, đây là khoản đầu tư tốt. Nói chung thì đồng hồ vv các thứ tôi sẽ mua hết từ nước ngoài, sau khi so sánh giá cẩn thận, vẫn rẻ hơn trong nước nhiều.

Nhưng cũng có nhưng thứ bạn sẽ mua trong nước, trong trường hợp này bạn chỉ nên window shopping ở các khu thương mại, ghi chú lại thứ làm bạn quan tâm, rồi tạo một Album trên Page của Skynet, tìm cách mặt hàng tương tự và ghi lại giá để so sánh. Cuối cùng, bạn lên trang thương mại điện tử uy tín (tôi hay mua trên trang Ti**) để mua.

Lợi thể mua online là thường có coupon giảm giá theo mùa, và được tích điểm. Ví dụ mua điện máy thanh toán bằng ví điện tử M*** thì được tích 1%. Hoặc là tôi có thể mua bằng thẻ tín dụng và không trả tiền ngay, trong thời gian đó đem tiền đi đầu tư lấy lời.

Trước đây, tôi thường hay vào siêu thị thậm chí cửa hàng tiện lợi mua những đồ tiêu hao. Nhưng 1 năm rồi tôi không đi cửa hàng tiện lợi nữa vì giá cao hơn siêu thị. Nhưng giờ tôi không đi siêu thị nữa vì tôi đặt hàng online thường có giảm giá. Những thứ gì mua được online mà tôi biết chất lượng rồi thì tôi sẽ mua online.

Không phải thứ gì cũng có bán online, trong trường hợp này thì mua ở cửa hàng thực.

Ngay cả tiền ăn tôi cũng tiết kiệm được bằng cách tìm lựa chọn rẻ hơn siêu thị. Ví dụ tôi hay mua các loại hải sản một nắng vv thay vì mua trong siêu thị giá cao thì tôi tìm ra cửa hàng hải sản gần nhà do nhà họ ở biển làm gửi lên luôn. Giá rẻ hơn siêu thị 30 ~ 40%. Về cơ bản thì tôi ăn hải sản, cá một nắng đã làm sạch nên tiết kiệm rất nhiều công và đảm bảo được nguồn đạm dồi dào và an toàn, với giá rẻ hơn thị trường 30 ~ 40%. Mà lại không tốn công chế biến nữa.

Quy tắc mua hàng online

Friday, September 6, 2019

Tiết kiệm và đầu tư 2020

Hôm trước tôi đã viết Phương trình về hưu sớm, quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu mà quan trọng là bạn tiết kiệm được bao nhiêu. Tức là quan trọng nhất là TỶ LỆ TIẾT KIỆM. Tất nhiên là tiết kiệm quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ mất cả chì lẫn chài. Nên trước hết vẫn là phải có lối sống lành mạnh để có sức khỏe tốt.

Bạn phải tiết kiệm được tiền thì mới có dư dả tài chính và thời gian để bắt đầu đầu tư. Việc tiết kiệm tiền và đầu tư thì lúc nào cũng được, không nhất thiết ngay từ lúc bạn đang còn trẻ như thính - diễn giả rêu rao. Dù bạn đã già, bạn vẫn có thể bắt đầu tiết kiệm và đầu tư, vận dụng kinh nghiệm sống mà bạn đã có.

Nhân tiện, vì sao thính - diễn giả rêu rao phải đầu tư càng sớm càng tốt? Thậm chí từ khi bạn mới 1x tuổi? Chúng ta sống phù hợp với hoàn cảnh. Không phải ai cũng dư dả để đầu tư sớm. Khi bạn còn trẻ thì TÍCH LŨY TRẢI NGHIỆM quan trọng hơn là tích lũy tiền bạc. Nếu bạn đi vào con đường tiết kiệm thì có thể bạn mất đi nhiều trải nghiệm, chắc gì sau này bạn có thể duy trì thành công lâu dài? Thính - diễn giả hoặc là người có hoàn cảnh tốt, không cần cố gắng cũng được nhiều trải nghiệm, nhờ tiền của cha mẹ, đúng kiểu đi du học như đi chợ, hoặc là bị thiên lệch về giá trị quan, coi tiền bạc quan trọng hơn trải nghiệm.

Nhưng khi theo đuổi mục tiêu TIỀN BẠC hơn cả mục tiêu TRẢI NGHIỆM, con người rất dễ thành "robot thành công", sớm muộn cũng sẽ gặp rắc rối trong cuộc đời. Vì thế, TIẾT KIỆM - ĐẦU TƯ thì cũng chỉ là nhu cầu của bạn, lúc nào cần thì làm. Một khi bạn đã tiết kiệm được (tức là có lối sống tạo ra dòng tiền dương), bạn sẽ nghĩ tới việc đầu tư một cách tự nhiên. Một khi trong tiềm thức của bạn muốn đầu tư thì bạn cũng sẽ học nhanh thôi.

Thời trẻ bạn càng trải nghiệm nhiều, về sau bạn càng sáng tạo và khả năng học tập nhanh, từ đó có khi còn dễ dàng vượt qua được các "robot thành công". Vì nói thật, "robot thành công" chỉ học máy móc, học THUẬT chứ không học ĐẠO, nên càng đi càng mệt và không thể đi xa.

Vì sao người Neanderthal "thiên hạ vô địch" tuyệt chủng?
Hãy hỏi thính - diễn giả.

Điểm chung của thính - diễn giả dạng "robot thành công" và người Neanderthal

Tuesday, September 3, 2019

Phương trình về hưu sớm cho người có 0 tỷ, 1 tỷ, 2 tỷ, 3 tỷ

Ngày nay giới trẻ Nhật Bản làm cách mạng về lối sống tối giản, giới trẻ phương tây làm cách mạng FIRE (Financial Independent, Retire Early), giới trẻ VN làm cách mạng chống bong bóng nhà đất. Ai cũng sống sung túc và hạnh phúc. Thế giới này tràn ngập ánh nắng và cơ hội.

Sao không về hưu sớm nhỉ? Cụ thể là sau 10 năm. Ví dụ bạn 25 tuổi thì về hưu năm 35 tuổi, bạn 35 tuổi thì về hưu năm 45 tuổi.

Trong bài này tôi hướng dẫn cho các bạn trẻ có 0 tỷ, 1 tỷ, 2 tỷ và 3 tỷ cách về hưu sớm, trong không quá 10 năm. Không phải ai cũng làm được và không phải ai cũng làm được trong vòng 10 năm, vì con người không thế ngừng thói quen chi tiêu, nhất là làm việc vất vả là sẽ "tự thưởng". Việc "tự thưởng cho bản thân" này giúp mọi người đi làm quần quật đến cuối đời. Để về hưu sớm, bạn phải tiết kiệm, trong nhiều trường hợp, phải TẰN TIỆN. Người tối giản ở Nhật, người FIRE ở phương tây, người xì hơi bong bóng nhà đất VN đều sống tiết kiệm.

Trường hợp có 3 tỷ

Đây là trường hợp dễ nhất và có thể về hưu ngay lập tức. Nếu bạn có thể chắt bóp được 3 tỷ từ cha mẹ, bạn không bao giờ cần đi làm nữa. Cách chắt bóp 3 tỷ từ cha mẹ thì còn tùy hoàn cảnh và tùy cha mẹ có để cho bạn bòn rút hay không nữa.

Bài toán là thế này: Lấy 3 tỷ đầu tư vào quỹ an toàn như trái phiếu, lấy lãi 8%/năm, một năm được 240 triệu, mỗi tháng chi tiêu trong vòng 20 triệu. Như thế bạn có thể về hưu không cần đi làm. 20 triệu nếu tiết kiệm được dư ra thì đầu cơ, ví dụ coin số. Chỉ mua vào không bán ra trong 10 năm, sau đó chiến tranh xảy ra và coin số tăng giá. Bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền.

Trong thời gian đó, bạn có thể lấy bằng xe hơi và chạy vận tải công nghệ, kiếm 5 ~ 15 triệu/tháng.

Bạn cũng nên kiếm người yêu trong cộng đồng Về Vườn Sớm (về hưu sớm), góp gạo thổi cơm chung thì có nhiều điều vui, và chủ yếu là tiết kiệm được tiền nhà. Tức là tổng chi phí cho 2 người độc thân, trẻ, nhiều khao khát ở cùng nhau là 30 triệu, mỗi người còn dư ra được 5 triệu. Người phụ nữ không chạy xe hơi vận tải công nghệ thì bán mỹ phẩm online, kiếm đâu 5 ~ 15 triệu/tháng.

Nhưng về hưu sớm thì còn làm làm dog gì? À, vì đam mê thôi. Chứ không làm gì thì căng thẳng và lại phải chi tiêu giải sầu. Bạn làm việc mà không áp lực tài chính thì chỉ là vì vui và vì giao tiếp xã hội, chẳng căng thẳng gì mấy, không có cảm giác đi làm.

Ở phương tây thì cộng đồng FIRE sẽ phấn đấu kiếm 1 triệu đô la từ 25 tới 35 tuổi, năm 35 tuổi đem đầu tư quỹ lấy 4%/năm, tức 40k/năm, sống gói gọn trong số tiền này. Như vậy vốn không mất đi, không phải đi làm, dành cả ngày làm việc mình yêu thích.

Bạn thậm chí có thể cho thuê nhà và đi du lịch bụi các nước, với chi phí sinh hoạt rẻ hơn nhiều.

Ngon nhỉ?

Trường hợp có 0 tỷ hoặc không tới 3 tỷ

Thì vẫn phải đi làm. Nhưng trong vòng 10 năm vẫn có thể về hưu sớm được. Đây mới là phần tôi muốn nói.

Giả sử bạn có 600 triệu, thu nhập 1 tháng là 30 triệu, chi tiêu 1 tháng là 15 triệu, thì sau bao nhiêu năm bạn có thể về hưu?

1 năm bạn để dành được (30 - 15) x 12 = 15 x 12 = 180 triệu.

Giả sử không tính tới lạm phát, thì để đạt tới con số 3 tỷ, bạn sẽ cần kiếm thêm 2400 triệu (3000 triệu - 600 triệu đã có) nên cần 2400 / 180 = 13.3 năm.

Tức là sau 13.3 năm, nếu thu nhập và chi tiêu không thay đổi, bạn sẽ đạt tới mức có thể về hưu sớm.

Nếu bạn mua nhà trả góp, mọi thứ sẽ tan biến ngay. Bạn sẽ đi làm tới cuối đời.

Nhưng nếu bạn muốn kết hôn thì sao? Nếu bạn về hưu rồi thì bạn có thể chạy vận tải công nghệ đi xe chung và dư sức kết hôn nhé.

Thậm chí, bạn còn có thể bán cá ngoài chợ, vì bạn đã đủ thu nhập thụ động để sống rồi mà.

Bài toán tổng quát và Phương trình về hưu sớm

Con ruồi, tô bún chả và làm từ thiện

Nếu đang ăn một tô bún chả và có một con ruồi đói cứ vo ve nhất định lao vào tô bún của bạn? Làm thế nào để thoát khỏi nó. Bạn có thể vừa ăn vừa canh, não căng như dây đàn, hoặc vội vội vàng vàng nuốt cho nhanh không bị con ruồi nó làm ô uế tô bún. Như thế thì cũng chẳng có trải nghiệm vui vẻ gì mấy.

Tôi có cách hay hơn đây: Sao không lấy một ít bún, một ít thịt và dọn cho con ruồi một bữa thịnh soạn cho nó ở ngay bên cạnh bữa ăn của bạn? Nó sẽ không còn vì đói làm liều nữa. Như thế, bạn thành người bố thí và người làm từ thiện cho con ruồi (gọi là FLY PHILANTHROPIST). Bằng cách trở thành nhà từ thiện làm việc thiện nguyện ("phi làn tô biếc"), bạn làm việc thoát khỏi lề thói tư lợi thường ngày ("phi làn"), tô một màu xanh tươi đẹp cho xã hội ("tô biếc").

Vì thế, làm việc thiện và trở thành "phi làn tô biếc" sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ thở hơn, cũng như giúp xã hội tốt đẹp hơn.

Khi cuộc đời xô đẩy bạn tới đau khổ cùng cực vì thói tư lợi, sao không thử bố thí và làm từ thiện, trở thành đại bồ tát "phi làn tô biếc" và sống hạnh phúc hơn hẳn nhỉ?

Luân lý học về "phi làn tô biếc"

Monday, September 2, 2019

Cuộc cách mạng ngầm của trung lương VN

Hôm trước tôi có viết về cuộc cách mạng ngầm của trung lương (gọi chung tầng lớp trung lưu và những người làm công ăn lương) Nhật Bản. Trong lần này, tôi sẽ nói về đường lối đấu tranh của trung lương VN và cuộc cách mạng ngầm đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.

Đây cũng là chủ đề mà tôi yêu thích vì bạn đấu tranh thì bạn mới hạnh phúc được. Cho dù bạn sinh ra trong gia đình giàu có, vẫn phải đấu tranh vì trung lương, vì họ là những người lao động gánh vác xã hội mà chúng ta sống. Nói thật, nếu không có họ thì chúng ta đã ra đồng gánh phân và trồng lúa lâu rồi, làm gì có điều kiện mà viết blog.

Nếu không đấu tranh thì sao? Chẳng sao cả, nếu nhà bạn có điều kiện. Có lẽ bạn sẽ đi ăn nhà hàng, đi chơi với người yêu trên du thuyền, vv, biết bao nhiêu việc "vui" để làm, nhưng cuối cũng vẫn cảm thấy trống rỗng trong tâm hồn. Bởi tiền của bạn, à, của cha mẹ bạn, là xương máu của trung lương. Những thú vui dựa trên vật chất sẽ không thể duy trì lâu, và còn lâu mới tìm được niềm vui trong công việc hay chia sẻ kinh nghiệm như trung lương. Sớm muộn cũng sẽ bị "phức cảm tự tôn của người giàu có hay thành công" (thành công nhưng lại không hạnh phúc được như người lao động).

Nếu trung lương chẳng giàu có nhưng vẫn không đấu tranh thì sao? Trở thành súc sinh của lãnh đạo hoặc tư bản.

Đây là điều mà bạn nên tránh. Vì như thế sẽ bị "phức cảm tự ti của người không thành công" và đêm dài sẽ lắm mộng, đêm tối sẽ đầy nỗi kinh hãi. Không sớm thì muộn, rồi mùa đông cũng sẽ tới trong tâm hồn.

Vậy có cách nào để chúng ta, tất cả chúng ta, ngủ ngon mỗi đêm, tránh được cái cảnh đêm dài lắm mộng, và sống một cuộc sống hạnh phúc kể cả trong mùa đông tăm tối hay không? Cho dù bạn có là trung lương, hay không là trung lương, thì bạn cũng có thể sống được như thế nếu làm điều đúng đắn.

Chỉ quan trọng là bạn có muốn đấu tranh hay không và tham gia cuộc cách mạng nhân dân đánh đổ TBCN đi lên XHCN hay không mà thôi.

Cách mạng XHCN có nhà ở của nhân dân!

Nội dung và đường lối cuộc cách mạng ngầm của trung lương VN

Hãy nhìn người thực sự nghèo khổ, họ đi làm mà không có tích lũy. Nếu có dư tiền, vì nỗi sợ hãi phải cầm tiền mặt, họ sẽ đem nó đi tiêu xài hay cho người khác vay.

Người nghèo chỉ có VAY TIỀN - THU LÃI - BỊ QUỊT TIỀN, gói gọn trong vòng đấy. Bởi vì họ không có tính tự giác và tự chủ về tiền (do hoàn cảnh của họ là hoàn cảnh gia đình tức là phải giúp nhau lúc khó khăn), nên thế nào cũng tiêu xài và lúc bệnh tật sẽ cần tiền. Lúc đấy sẽ vay của nhau, rồi lúc làm dư lại trả. Đây cũng là một dạng BẢO HIỂM NGHÈO KHÓ, mà tôi sẽ nói kỹ trong một dịp khác. Khốn khổ thay, khi phẩm cách không cao khi lúc nào cũng phải ngửa tay vay tiền người khác!

Những người này bị lãnh đạo ghét nhất! Vì họ chẳng đóng đồng thuế nào cho lãnh đạo mà lúc giải tỏa mặt bằng cho tư bản xây dự án lại tốn nhiều công của đuổi họ đi vào khu tái định cư (mà cuối cùng cũng kẹt tiền mà bán lại cho người khác).

Trung lương không phải là những người như thế. Họ là những người có học vấn, trách nhiệm cao, đặc biệt là họ thường có khả năng tích lũy tiền bạc. Vì thế, đây mới là đối tượng mà cả lãnh đạo lẫn tư bản nhắm tới. Chặt chém trung lương là dễ nhất, mọi người đều chìa cổ ra cho chém.

Vậy thì chặt chém trung lương kiểu gì?
  • Bán nhà, đất cho trung lương với giá cắt cổ.
  • Lạm thu thuế, phí ví dụ thuế thu nhập, phí bảo hiểm và ngày càng tăng hơn.
  • Bán giáo dục cho con cái trung lương giá cắt cổ.
  • Bán y tế cho trung lương với giá cắt cổ (cái này thì chung số phận với người nghèo).

Trước hết cái mà dễ chặt chém trung lương nhất là mua nhà. Vì trung lương có nhu cầu kết hôn thì nhất định sẽ phải mua nhà bằng mọi giá. Người giàu (lãnh đạo tư hữu và tư bản) nắm hầu hết đất trong tay và tự do quyết định giá, cái giá mua nhà là để trung lương làm việc cúc cung tận tụy tới ngày về hưu.

Giá nhà là do thu nhập trung lương quyết định, miễn là trung lương có thể mua trả góp để lập gia đình rồi đi làm trả nợ thì giá nhà sẽ được xác lập.

Vậy không nên mua nhà, từ đó không lập gia đình nữa?

Không hẳn! Đấy không phải là cách đấu tranh đúng, làm thế thì dân số trung lương sẽ giảm rất nhanh và chẳng còn ai đấu tranh nữa.

Trung lương vẫn lập gia đình, vẫn mua nhà bình thường, nhưng ở một thời điểm khác, theo một cách khác. Tới đây thì tôi sẽ nói về nội dung và đường lối của cuộc cách mạng ngầm của tầng lớp trung lương VN.

Đối với trung lương thì đang bong bóng nhà đất. Đối với người giàu, người sẽ giàu thì đất đai vẫn rẻ. Vì thế có đang bong bóng hay không bong bóng thì còn tranh luận lâu dài và vô bổ, cũng như coin số có đang bong bóng không vậy. Bong bóng hay không thì không quan trọng.

Nhưng thực tế là nếu bạn đang là trung lương và định mua nhà lập gia đình, thì giá nhà năm sau cao hơn năm trước (cho dù là thị trường đóng băng đi nữa, bạn vẫn không mua được giá rẻ). Bạn càng làm và càng tích lũy thì giá nhà lại càng lên cao và bạn càng khó mua hơn, vì mọi người đều đầu cơ nhà đất, nên giá nhà tăng cao hơn tăng trưởng GDP nhiều. Tức là bạn càng làm, càng tích lũy, thời gian càng trôi, càng khó mua nhà!

Điều này khác ở Nhật. Giá nhà không tăng, mà dân số giảm nên giá nhà trung bình giảm đi, bạn càng tích lũy càng dễ mua nhà.

Như vậy, để mua được nhà thì hiện nay trung lương làm gì? Mua lúa non, tức là mua chung cư vv trên giấy, rồi sau đó trả góp dần tiền gốc và lãi cho ngân hàng.

Tức là tư bản và ngân hàng sẽ lấy tiền của bạn (họ xây nhà và cho vay đều bằng tiền của các bạn) và làm giàu trên chính bạn. Sau vài năm họ giao nhà cho bạn, nhưng thực ra là tiêu sản (chung cư vv) với giá cắt cổ, để bạn còn phải đi làm và đóng tiền cho họ thêm nhiều năm nữa, cho tới khi bạn kiệt sức. Còn nhà của bạn thì ngày càng xuống cấp và giảm giá. Đổi lại, bạn có thể kết hôn, sinh con đẻ cái để làm "người bình thường".

Tôi ví dụ thế này: Bạn mua nhà chung cư 3 tỉ để an cư lạc nghiệp và lập gia đình. Bạn có khoảng 1.5 tỉ và vay ngân hàng 1.5 tỉ. Sau đó è cổ trả nợ trong 10 năm hoặc hơn, cuộc sống mất hết thi vị vì cứ phải gắn bó với một công ty đã bạc đãi nhân viên, chỉ vì bạn sợ không có tiền đóng tô cho ngân hàng (và không đóng được là mất nhà). Công ty ngày càng bạc đãi hơn vì họ biết bạn cần trả nợ.

Vậy tại sao không lấy 1.5 tỉ mua quỹ cổ phiếu/trải phiếu, lấy lãi 8%/năm, và đi thuê nhà? Chỉ vì bạn cần lập gia đình sớm?

Nếu bạn đầu tư ngay từ 25 tuổi, và tận dụng tuổi trẻ cày cuốc, tới năm 35 tuổi, bạn có thể có 3 tỉ. Lúc đấy có thể mua nhà và lập gia đình. Nhưng tôi có cách hay hơn:

Đem 3 tỉ đi đầu tư nơi an toàn, sinh lời 8%/năm, tức là 240 triệu/năm. Đây là số tiền bạn sống không cần đi làm, không thiếu thốn, toàn thời gian bạn làm việc khác để kiếm tiền bằng thứ bạn yêu thích. Số tiền này bạn sẽ dùng để đầu tư và trong 10 năm bạn sẽ mua nhà riêng.

Còn lợi tức của 3 tỉ đầu tư kia, bạn dùng để THUÊ NHÀ nhưng miễn phí tiền nhà.

Thuê nhà nhưng miễn phí tiền nhà và làm xì bong bóng bất động sản

Sunday, September 1, 2019

Cuộc cách mạng ngầm của trung lương Nhật Bản

Những tưởng phong trào đánh đổ CNTB đi lên CNXH của nhân dân ta nói riêng, và nhân dân thế giới nói chung, chỉ là TRÀO  PHÚNG và thất bại thảm hại, nhưng khi quan sát kỹ thì tôi nhận thấy, phong trào đang có những bước tiến triển to lớn, tạo thành cuộc cách mạng ngầm khắp thế giới. Bản thân tôi cũng tự chuyển biến, tự diễn tiến để trở nên như thế, như cách người ta hòa nhập trong Ma Trận.

Không phải ai cũng chỉ chăm chăm nịnh tư bản để được tư hữu (sở hữu tài sản). Tôi không phải người như thế và cũng có rất nhiều bạn trẻ không như thế. Mục đích sống chỉ là để chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau tiến bộ, dìu dắt nhân dân đi tới CNXH.

Trong bài này tôi nói về cuộc cách mạng ngầm của trung lương (chỉ chung những người làm công ăn lương và tầng lớp trung lưu) Nhật Bản, và những bài học mà chúng ta có thể học, để đi tới CNXH và đánh đổ tư bản, tư hữu.

Vì sao trung lương Nhật bị bần cùng hóa?

Vì nhà máy, công việc bị chuyển ra nước ngoài nơi có nhân công rẻ hơn, rồi họ lại mua hàng hóa từ nước ngoài. Họ càng mua hàng hóa giá rẻ từ nước ngoài, công việc lại càng bị tư bản, tài phiệt Nhật chuyển ra nước ngoài, nên họ (trung lương) lại càng nghèo, lại có nhu cầu mua hàng hóa rẻ hơn.

Cứ như thế, họ bị bần cùng hóa dần, chẳng bao lâu nữa sẽ tới mức họ cũng nghèo. Khi họ nghèo rồi, họ lại cướp lại công việc từ nước ngoài để làm "công xưởng thế giới". Nước nào đã được gắn mác "công xưởng" thì đều cạnh tranh nhau về mức độ nghèo.

MUA HÀNG HÓA GIÁ RẺ chính là sự giết chết tương lai của chính mình. Nếu bạn không mua hàng hóa giá rẻ từ nước thuộc thế giới thứ ba (công xưởng thế giới) nữa thì sao?

Bạn không tốn tiền nữa. Bạn mua hàng tốt và dùng nó lâu dài, và cơ bản là không mua thêm nữa. Đây chính là nền tảng của LỐI SỐNG TỐI GIẢN mà người Nhật đang áp dụng.

Lối sống tối giản của người Nhật

Người Nhật đạt được gì với lối sống tối giản? Họ hầu như không cần mua thêm hàng hóa nữa, tức là nhu cầu chi tiêu ít đi, vì thế dù kiếm ít tiền hay thu nhập không tăng, họ vẫn sống thoải mái.

Mục đích của lối sống tối giản chính là để chống lại CNTB hiện nay. Nếu bạn không mua hàng giá rẻ nữa, thì nhà máy của tư bản ở các nước công xưởng không bán được nhiều, vì thế, lợi thế nhân công cũng không còn.

Nhưng mục đích của họ không phải là chống CNTB, mà là để cuộc sống vẫn thoải mái dù thu nhập ít đi. Trong lối sống tối giản thì có vô vàn các cách để tiết kiệm tiền. Nếu bạn tránh được việc mất tiền và mua thứ thực sự ích lợi, bạn không chỉ bớt gánh nặng tài chính mà còn sống hạnh phúc hơn.

Cho dù khủng hoảng kinh tế hay suy thoái kinh tế thì tôi vẫn sẽ sống thoải mái. Tôi thậm chí không quan tâm về suy thoái kinh tế hay bong bóng bất động sản có vỡ hay không. Vỡ hay không cũng được, chẳng liên quan gì mấy.

tôi không mua hàng giá rẻ. Tôi không mua hàng quần áo hay giày dép giá rẻ bao giờ, mà mua toàn hàng hiệu nhưng mua một lần thôi. Sau đó sẽ dùng trong khoảng 10 năm. Đồ đạc của tôi không tăng lên mà tôi còn thanh lý bớt đi cho gọn nhẹ.

Dự kiến năm sau tôi sẽ thuê nhà còn rẻ hơn nữa. Như thế sẽ tiết kiệm thêm được một vài trăm USD một năm.

Tiền này dùng để đầu tư "đánh bạc" và thử vận may tí.

Sống tối giản! Xây dựng CNXH! Đi lên CNCS!

Chúng ta có thể học rất nhiều từ lối sống tối giản

Wednesday, August 28, 2019

Hướng dẫn điền form xin visa du học Nhật Bản 2020 với QRCode

Trong bài này iSea hướng dẫn cách điền form xin visa du học Nhật Bản với QR Code bởi vì đại sứ quán Nhật tại Hà Nội sẽ yêu cầu nộp form đánh máy có QR Code (mã vạch hai chiều) để quét cho nhanh. S thường làm form xin visa cho các bạn nhưng không có QR Code và nộp tại lãnh sự quán Nhật Bản tại SG thì không sao nhưng nếu nộp ở HN thì sẽ cần nên tổng kết tại đây.

Để có thể tạo ra QR Code chứa các thông tin đã gõ vào form, chúng ta phải tải form visa mới nhất từ trang web của đại sứ quán hay lãnh sự quán Nhật Bản vv và mở bằng Acrobat Reader để tạo QR Code. Bạn cũng có thể điền bằng phần mềm khác (ví dụ tôi hay dùng PDF-XChangeViewer bản portable) nhưng khi mở bằng các phần mềm đó sẽ không thấy QR Code được tạo ra mà phải dùng Acrobat Reader mở để tạo QR Code - thường là phải ấn nút Print trong form để tạo. Sau khi tạo rồi thì mở bằng các phần mềm đọc PDF sẽ nhìn được QR Code đã tạo, tuy nhiên nếu bạn thay đổi thông tin và muốn tạo mã vạch hai chiều mới, bạn vẫn phải mở bằng Acrobat Reader (và ấn nút Print nếu cần).

Mẫu đơn xin visa có tư cách lưu trú (du học vv) mới

Đây là form xin visa trắng chưa điền thông tin mở bằng Acrobat Reader:

Mã QR nhỏ không chứa thông tin gì

Phía trên bên trái là mã vạch nhỏ và chưa chứa thông tin gì.

Đây là form xin visa đã điền đủ thông tin và có ấn nút Print để tạo mã QR chứa thông tin:

Sau khi điền xong và mở bằng Acrobat Reader,
thường phải ấn nút PRINT để tạo hay cập nhật mã QR mới!

Bạn có thể điền bằng Acrobat Reader hay phần mềm khác như PDF-XChangeViewer vv nhưng để tạo hay cập nhật mã QR với thông tin mới nhất thì phải mở bằng Acrobat Reader và ấn nút PRINT (dù không in ra bằng máy in, sau khi hiện màn hình in thì Cancel).

Kiểm tra thông tin trên mã QR đã đúng chưa

Sử dụng app trên điện thoại ví dụ như app chuyên để đọc QR và barcode, hay các app ngân hàng chẳng hạn.

Đây là thông tin đọc được từ mã QR trên: