Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, May 30, 2018

Các việc học sinh cần làm sau khi có kết quả đậu du học Nhật Bản

Xin hãy xem chi tiết tại Sau khi đậu COE ↗. Trong bài này tôi giải thích các việc cần làm để học sinh và gia đình chuẩn bị sau khi có kết quả đậu du học Nhật Bản (đậu tư cách lưu trú = COE).

Tư cách lưu trú nhìn thế này:

Tư cách lưu trú để du học Nhật Bản (COE = Certificate of Eligibility)

Các bước cần làm sau khi có kết quả đậu du học Nhật Bản

Friday, May 25, 2018

Không từ bỏ ước mơ du học

Hôm nay tôi muốn nói một tin vui: Có bạn đã bị trượt hồ sơ lần trước và kỳ này đã đậu COE. Lần trước trượt không phải là vì hồ sơ có vấn đề mà là do sổ ngân hàng đáo hạn và ngày đáo hạn bị thay đổi và mặc dù đã làm giải thích nhưng Cục không chấp nhận. Hồ sơ thì làm đầy đủ và chỉ bị trượt do sổ ngân hàng, cả người đăng ký du học lẫn người bảo lãnh cũng không bị Cục gọi kiểm tra gì.

Lúc đó tôi nghĩ là từ năm 2017 Cục bắt đầu chính sách siết chặt hồ sơ nên tìm lý do để đánh trượt bớt. Nhất là, các trường hợp mà tốt nghiệp đã lâu thì sẽ thường bị Cục xếp cuối. Đây nhiều khi chỉ là "viện cớ" chứ sổ ngân hàng là sổ thật 100%, có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, đây cũng là cách Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản THỬ THÁCH xem người đăng ký có thật sự muốn đi du học không.

Điều quan trọng là không từ bỏ. Nếu du học thật sự là ước mơ của bạn thì bạn hãy nộp lại hồ sơ một lần nữa.

Nhân tiện, thường thì các bạn đều đậu ngay lần đầu vì tại iSea Saromalang thì hồ sơ bao giờ cũng chuẩn luôn từ đầu (các lý do trượt thì không phải do hồ sơ mà là do HOÀN CẢNH nên bị Cục thử thách). Trong quá khứ cũng có một số bạn nộp hồ sơ nơi khác và bị trượt và có hỏi Saromalang, tôi đều tư vấn các bạn nộp lại (các lý do như người bảo lãnh trả lời không đúng, hai người bảo lãnh trả lời khác nhau, vv mặc dù profile các bạn đều đẹp) và các bạn sau đó đều đã sang Nhật du học. (Tất nhiên là nộp lại tại trung tâm các bạn làm hồ sơ không phải tại Saromalang).

Kỳ bị trượt hồ sơ là kỳ tháng 10/2017, Cục Tokyo, kỳ nộp lại là kỳ tháng 7/2018 cũng nộp lại trường cũ (và tất nhiên vẫn là Cục Tokyo). Cục Tokyo cũng thường là được coi là Cục khó nhất (thật ra là do nhiều hồ sơ nộp vào nhất).

Việc nộp lại hồ sơ và thực hiện được ước mơ du học là tin vui nhất trong năm nay tại iSea. Còn thật ra các trường hợp mà nộp và đậu ngay thì vui nhưng cũng bình thường mà. Cuộc sống phải có chút thất bại, gay cấn thì sẽ thi vị hơn.

Với người tư vấn mà nói thì cũng hồi hộp không kém các bạn đăng ký. Mọi người đều vui khi ước mơ của người khác thành hiện thực. Công việc tự vấn là để mọi người có thể du học tốt hơn và có cuộc sống tốt hơn, mà trước tiên là phải du học được đã. Khi đã sang được tới Nhật, bạn có thể bắt đầu cuộc sống mới và có thể thi triển tài năng.

Đã tới lúc bạn chứng tỏ CHÂN TÀI THỰC HỌC.

Đã có rất nhiều bạn đang thật sự tỏa sáng tại Nhật (tất nhiên là do đã mài giũa lâu dài rồi).

Kết quả đậu tư cách lưu trú (COE) du học Nhật Bản
sau khi đã trượt một lần

Kinh nghiệm nộp lại hồ sơ du học Nhật Bản sau khi trượt một lần của Saromalang

Để nộp lại thành công hồ sơ du học sau khi bị từ chối thì đây là một số gợi ý của iSea Saromalang.
1. Nên xem kỹ lý do bị trượt hồ sơ (Cục sẽ cung cấp mã số lý do để tra được là do giấy tờ nào) và đảm bảo bạn nắm rõ vì sao trượt và lý do này phải không nghiêm trọng.
2. Nộp lại trường và Cục bạn đã nộp.
3. Nên nộp qua trung tâm bạn nộp lần trước (không bắt buộc nhưng thường như thế sẽ tiện hơn vì họ đã nắm được thông tin của bạn rồi).
4. Không nên nộp lại ngay kỳ tiếp sau. Nên để cách ra một kỳ (theo kinh nghiệm của trường Nhật ngữ).

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Có nhiều bạn trượt, TUYỆT VỌNG, và mặc dù tuyệt vọng nhưng vẫn nộp lại. Không ít những bạn đó đang tỏa sáng ở Nhật.
Mark @ iSea Saromalang

Wednesday, May 23, 2018

Hướng dẫn giấy tờ cần chuẩn bị để làm hồ sơ du học Nhật Bản

Các giấy tờ cần để đăng ký du học Nhật Bản xin hãy xem tại DANH SÁCH GIẤY TỜ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DU HỌC TỰ TÚC NHẬT BẢN.

Đây là hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ theo từng giai đoạn để các bạn đăng ký du học chuẩn bị cho tiện.

Giai đoạn đầu tiên: Đăng ký với trường (phỏng vấn vv)

0. S gửi form đăng ký (application form) và chi phí hồ sơ cho người đăng ký
1. Điền bản nháp form đăng ký (application form)
2. Viết nháp lý do du học >>Hướng dẫn viết lý do du học Nhật Bản 2018
3. Chọn người bảo lãnh và thông báo các thông tin về người bảo lãnh:
- Nơi người bảo lãnh làm việc (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế vv)
- Thu nhập 3 năm gần nhất của người bảo lãnh
- Thu nhập năm gần nhất và số người phụ thuộc (để tính thuế vv)

Giai đoạn 1: Sao và công chứng giấy tờ cố định

(Nên sao/công chứng dư 01 bản và bạn giữ lấy 01 bản đó. Tất cả cố gắng sao hay công chứng ra A4 một mặt) => Xem cách làm tại Danh sách giấy tờ hồ sơ đăng ký du học tự túc Nhật Bản

1. Trang có hình và thông tin hộ chiếu: Sao 02 bản (không công chứng, chỉ sao duy nhất 01 trang)
2. Nếu từng nhập cảnh Nhật Bản: Sao tất cả trang nhập cảnh Nhật Bản ra 02 bản (không công chứng)
3. Chứng minh thư bản thân: Công chứng 02 bản
4. Giấy khai sinh: Công chứng bản gốc hoặc trích lục khai sinh mới cấp 02 bản
5. Bằng cấp học cuối cùng (đại học, PTTH vv): Bản gốc + công chứng 02 bản
6. Bảng điểm hoặc học bạ cấp học cuối cùng: Bản gốc + công chứng 02 bản
7. Chứng nhận học tiếng Nhật (trường tại Việt Nam): 01 bản gốc + 01 bản sao (không công chứng)
8. Chứng chỉ, bằng cấp tiếng Nhật: 01 bản gốc + 01 bản sao (không công chứng)
9. Hình thẻ 4cm x 3cm: 10 tấm (nền trắng hoặc sáng, ghi họ tên, ngày sinh mặt sau) => Hướng dẫn
10. Nếu đang học đại học dở chừng:
- Chứng nhận đang đi học tại trường: 01 bản gốc (do trường cấp)
- Thành tích ở thời điểm hiện tại: 01 bản gốc (do trường cấp)
11. Chứng nhận đang đi học hoặc đang đi làm (nếu có): 01 bản gốc
12. Thẻ sinh viên (nếu có): 01 bản sao
13. Bằng cấp tiếng Anh (TOEIC, TOEFL vv): 01 bản sao
14. Chứng minh thư người bảo lãnh: 02 bản công chứng
15. Sổ hộ khẩu của người đăng ký và người bảo lãnh: 02 bản công chứng
(Trường hợp 2 hổ khẩu riêng rẽ thì phải sao công chứng cả hai)
17: Nếu người bảo lãnh là anh, chị, cô, dì, chú, bác vv: Phải sao công chứng (02 bản) khai sinh của người bảo lãnh.
Nếu người bảo lãnh là cô, dì, chú, bác, vv: Phải sao công chứng thêm cả khai sinh của cha/mẹ liên quan để chứng minh là cùng cha mẹ (tức ông bà của người đăng ký).

Lưu ý: Ở giai đoạn 1 chỉ nộp các giấy tờ có sẵn hoặc kịp chuẩn bị.
Các giấy tờ trên nộp qua văn phòng hoặc gửi scan cũng được.
Cách gửi qua văn phòng:
- Mang tới trực tiếp hoặc nhờ người cầm qua
- Gửi qua bưu điện hoặc dịch vụ như Viettelpost vv
- Gửi qua Grab delivery vv (mắc hơn nhưng tới nhanh) => Trường hợp này người gửi trả tiền không chọn người nhận trả tiền (S sẽ không trả tiền nhận giấy tờ)
- Hoặc bạn có thể gửi bản scan qua không cần gửi giấy tờ qua ở giai đoạn này

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ sơ bộ

Lịch tuyển sinh một số khoa dự bị đại học (bekka) kỳ du học tháng 9/2018

Khoa dự bị đại học nữ sinh Jumonji:
Hạn nộp hồ sơ: 13 tháng 4, 2018 ~ 13 tháng 6, 2018

Khoa dự bị đại học Reitaku:
Hạn đăng ký: 1 tháng 5 ~ 21 tháng 5, 2018

Khoa dự bị đại học Asia:
Không có thông báo cho kỳ tháng 10/2018.

Khoa  bekka đại học Kansai:
Thời gian nộp hồ sơ: Ngày 6 tháng 4 tới 1 tháng 5 năm 2018
>>Chi tiết

Khoa bekka đại học Keio:
Thời gian nộp hồ sơ: 12 tháng 3 ~ 13 tháng 4, 2018
>>Chi tiết

Các trường Nhật ngữ thì cơ bản là chốt hồ sơ cuối tháng 4 và cuối tháng 5 là phải hoàn thành hồ sơ.

Do đó, các bạn quyết định đi du học ngay tháng 10 tới cần phải chọn trường và đăng ký ngay.

Sunday, May 20, 2018

Lễ nghĩa trong cuộc đời

Điều quan trọng trong cuộc đời không phải là năng lực, hơn thua nhau (về tài năng, tài sản vv) mà quan trọng là lễ nghĩa. Hơn thua nhau về tiền tài chỉ là cái hơn nhau của kẻ thất phu. Xã hội coi trọng tiền tài sớm muốn cũng sẽ đại loạn. Trên không làm gương, dưới không tuân luật, cai trị và sinh sống kiểu chủ nghĩa huynh đệ, cá mè một lứa.

Vì điều quan trọng là LỄ NGHĨA. Mà phải là lễ nghĩa thật sự, không phải lễ nghĩa kiểu chủ nghĩa ức hiếp, kẻ này đứng trên đầu kẻ khác, sùng bái cha mẹ hay sùng bái quyền lực. Vì con người đều là bình đẳng. Trong một xã hội con người không bình đẳng thì "lễ nghĩa" thực chất chỉ là "lễ nghĩa giả", tức là "vô lễ".

Lễ nghĩa thật sự là bạn không thất lễ và không để người khác thất lễ với bạn. Do đó, phải có tôn nghiêm về nhân cách và tôn nghiêm về thân thể.

Vậy làm sao để biết một người có lễ nghĩa trong cuộc đời? Làm sao biết một xã hội là "lễ nghĩa giả" hay "lễ nghĩa thật"?

Trước hết là xem người đó có không xả rác bậy ngoài đường không. Tức là xả rác bậy ngoài đường hay là mang rác về nhà. Một xã hội có lễ nghĩa thì sẽ không xả rác ngoài đường. Một xã hội không có lễ nghĩa sẽ xả rác ngoài đường.

Nếu chỉ nói về "hiện tượng" thì khác gì thất phu, trí thức nửa mùa chỉ biết nhìn vấn đề mà không tìm được căn nguyên, chỉ thấy cây mà không thấy rừng?

Không phải ý thức thấp mà là "văn hóa thấp"

Mọi người đều ý thức được là không nên xả rác ra đường. Vì không ai muốn ra đường mà gặp toàn rác. Những người xả rác ngoài đường thì nhà họ sạch như li như lau cả. Họ chỉ xả rác ngoài đường cứ không xả rác ở nhà. Đây không phải về ý thức mà là về văn hóa.

Văn hóa thấp bắt nguồn từ đâu?

Bắt nguồn từ giáo dục tư lợi trong gia đình. Cha mẹ chỉ dạy con làm điều lợi cho bản thân mà không làm điều đúng đắn hay điều tốt. Nếu mang rác về nhà thì sẽ bị chì chiết và chê cười, cho tới khi tư tưởng tư lợi nhiễm vào trong đầu: Chỉ được làm điều tốt cho bản thân, không cần làm điều tốt cho xã hội.

Khi giáo dục kiểu này phổ biến trong xã hội thì con người trở nên tư lợi và xả rác ngoài đường sẽ thành "việc tốt": Chỉ nên mang tiền về nhà, không được mang rác về nhà.

Trong khi điều đúng đắn là mang rác về nhà chứ không xả bậy ngoài đường. Đấy gọi là LỄ.

Vì sao dạy con cái thành người văn hóa thấp?

Vì điều đó có lợi cho cha mẹ. Dạy con cái làm điều đúng đắn thì con cái không tư lợi, và cha mẹ không tư lợi được từ con cái. Với cha mẹ tư lợi thì con cái chính là nguồn sống về tinh thần và vật chất khi về già. Ngay từ nhỏ phải dạy con cái sùng bái cha mẹ, coi gia đình là nhất, làm điều có lợi cho gia đình chứ không phải làm điều lễ nghĩa.

Khi gặp một người "văn hóa" thấp nghĩa là họ là người tư lợi và nhiều khả năng cha mẹ họ là người như vậy.

Hậu quả của không có lễ nghĩa

Không có lễ nghĩa hậu quả rất khôn lường. Vì không ai thông minh lại thích người văn hóa thấp. Người văn hóa thấp chỉ chơi được với người văn hóa thấp. Thường thì không sao, nhưng khi có vấn đề thì sẽ không có người đưa ra lời khuyên đúng.

Có những người ngay từ lần gặp đầu tiên chúng ta đã không ưa: Họ không có lễ nghĩa và hành xử khó coi.

Những người như thế sẽ chỉ chơi với nhau và sẽ kéo nhau xuống bùn:

Chơi với người tư duy nghèo sẽ nghèo.
Chơi với người đau khổ về bản chất sẽ đau khổ.

Phải nhớ hai điều này, khắc cốt ghi tâm hai điều này trong cuộc đời.

Ngoài ra, không có lễ nghĩa thì sẽ chỉ đi làm được ở nơi không có lễ nghĩa, làm công việc theo cách không có lễ nghĩa, chơi với người không có lễ nghĩa nên sớm muộn cũng bị chơi xấu và cay đắng.

Kiểu người "vứt rác để công nhân vệ sinh có việc để làm" sẽ gặp ông bà chủ tồi tệ luôn sai làm đủ thứ tệ hại để "cho có việc mà làm".

Những người không có lễ nghĩa trong cuộc đời cũng sẽ không nhận được lễ nghĩa trong cuộc đời.

Vì thế, tôi nghĩ điều đầu tiên là thực hành sống lễ nghĩa trước, mà trước tiên là không xả rác bậy.

Nhân tiện, tôi không đánh giá con người theo thang họ mang lợi gì cho tôi, tôi chỉ đánh giá bằng lễ nghĩa. Làm lợi cho tôi thì tôi không quý. Sống có lễ nghĩa thì tôi sẽ quý.

Trong xã hội không có lễ nghĩa thì có thể là ngược lại. Họ quý bạn không vì bạn có lễ nghĩa hay không, mà vì bạn mang lại lợi ích cho họ hay không. Đúng lắm!

Nhưng vì thế mà con người thay lòng đổi dạ bạn ạ. Nếu bạn không làm lợi cho họ nữa, hay họ kiếm được người có lợi hơn cho họ thì cứ xác định là tình cảm sẽ thay đổi.

Dùng lễ để đối xử với mọi người thì những người có lễ sẽ dùng lễ đối xử lại với bạn. Đây là bắt đầu của cuộc sống thư thái.
Mark

Friday, May 18, 2018

Sống trọn vẹn mỗi khoảnh khắc?

Tiếng Anh gọi là "Living in the moment" (tiếng Nhật: 今を生きる ima wo ikiru).

Tôi không làm được thế. Mỗi ngày tôi có rất nhiều việc mà tôi nghĩ là cần làm hoặc nên làm. Tinh thần tôi thường bị phân tán bởi nhiều công việc. Vì quá nhiều việc phải làm nên ngay cả việc có đủ thời gian cho một việc đã là khó. Nếu sa đà vào một công việc khó và dài, bạn sẽ lỡ rất nhiều công việc khác. Và vì thế bạn sẽ trì hoãn. Còn nếu bỏ ngang giữa chừng, tới khi quay lại bạn sẽ phải ôn lại (resume) từ đầu, thực tế là sẽ tốn thời gian hơn. Vì không có đủ thời gian làm mọi việc, chúng ta không thể sống trọn vẹn mỗi khoảnh khắc.

Vì thế, trước đây tôi có nói là phải xác định 3 việc quan trọng nhất mỗi ngày để làm trước. Với việc khó thì phải chia ra nhiều giai đoạn (phase) và làm theo từng giai đoạn. Bạn cũng nên có danh sách việc cần làm (Bright Todo).

Bạn cần có THÓI QUEN tốt mới thành công được.

Nhưng không có nghĩa là bạn đang "living in the moment". Vì để làm thế, bạn cần phải có cuộc sống dễ dàng và thư thái (WHITE LIFE).

Do đó, sự THƯ THÁI - chứ không phải là tiền bạc - mới là thứ thật sự quan trọng. Bạn phải có đủ thời gian cho mọi việc bạn làm, giống như một cây phát triển tốt cần đủ nước. Bạn KHÔNG THỂ VỘI VÃ. Vì vội vã thì sẽ không thư thái, vì thế không sống trọn vẹn mỗi khoảnh khắc được. Nhân tiện, bạn không cần sống trọn vẹn mỗi khoảnh khắc vì chắc chắn bạn có rất nhiều việc phải làm.

Điều khác biệt là thế này: Bạn có thời gian để "sống trọn vẹn khoảnh khắc" hiện tại. Tức là, bạn luôn có thời gian cho bản thân mỗi ngày.

Như vậy bạn phải tương đối thư thái và có thời gian mới có thể làm thế. Do đó, quan trọng là thời trẻ phải không ngừng học tập. Khi bạn có kỹ năng cao thì bạn sẽ có thể nâng cao hiệu suất kiếm tiền và từ đó có thể mua thời gian.

Không phải lao động là vinh quang mà không lao động mới là vinh quang. Bạn phải có thời gian rảnh không cần làm gì. Như thế tâm hồn mới có thể bay bổng và đầu óc mới có thể mơ mộng. Đó là cuộc sống thật sự của con người, không phải "con người như robot" luôn vội vã và quay cuồng trong cuộc sống.

Thời trẻ thì nên lao tâm khổ tứ để học tập thì về sau mới có thể thư thái được. Nhưng điều nguy hiểm là, khi có kỹ năng rồi, con người có xu hướng là mải mê kiếm tiền mà không sống thư thái nữa.

Do đó, học tập kỹ năng là quan trọng nhưng không được quên mục đích của cuộc sống, đó là "sống trọn vẹn mỗi khoảnh khắc". Hay nói cách khác là hãy sống thư thái. Tiền bạc chỉ là để sống thư thái mà thôi.

Biết làm sao để sống thư thái không?

Bạn phải có thể lực tốt. Vì thế phải có lối sống lành mạnh. (Lý tưởng 99)

Bạn cũng không được thiếu tiền, vì thế bạn phải có kỹ năng và học về tiền bạc.

Bạn không được thiếu tình, vì thế phải trở thành cao thủ tình trường (có mindset hợp lý).

Bạn phải có con cái thông minh xuất chúng và giáo dục gia đình đúng đắn để không bao giờ bận tâm buồn phiền về con cái.

Sống thư thái là một trạng thái, một lý tưởng nên đạt tới. Và hoàn toàn có khả năng. Tất nhiên là phải GIÁC NGỘ trước. Vì thế, sẽ cần rất nhiều kiến thức. Chúng ta gọi đó là KINH NGHIỆM. Do đó, phải học tập và trải nghiệm từ khi còn trẻ.

Nhưng thật ra, đó chỉ là một phần thôi. Vì học tập thành tài xong thì không ai sống thư thái cả. Vì ai cũng mải kiếm tiền và lấy tiền bạc, thành công làm cuộc đời. Sau đó trở nên ngạo mạn và không còn sống thuận theo tự nhiên nữa. Việc dạy con trở nên vô cùng gian nan vất vả.

Cần gì sống như thế. Hãy sống thật tự nhiên, thật thư thái và chỉ là BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH. Happen to be lucky, huh?
Mark

Tuesday, May 15, 2018

Tâm lý người cổ xúy dân bắt cướp

Người dân không nên bắt cướp vì không ai trả tiền cho họ, đó không phải trách nhiệm của họ và rất nguy hiểm. Không phải là chỉ nguy hiểm lúc bắt cướp mà sau đó còn bị trả thù nữa. Mà cướp nào cũng sẽ trả thù thôi, một cách bất ngờ. Có rất nhiều lý do không nên và không thể tự bắt cướp nhưng người ta cũng có lý do để bắt cướp. Tự làm tự chịu thì không sao.

Nhưng không nên cổ xúy người khác làm thế. Dù vậy, có rất nhiều người cổ vũ và tôn vinh những người này. Giống kiểu tôn vinh công - dung - ngôn - hạnh của phụ nữ để thao túng họ.

Những người này (gọi tạm là "anh hùng bàn phím" = AHBP) thực ra cũng có "tâm cảnh" riêng. Hôm nay tôi sẽ phân tích tâm lý của AHBP.

Anh hùng bàn phím là ai

Đây là những người thường ở tầng lớp bị trị, tầng lớp đáy của xã hội, bất mãn xã hội nhưng bất lực trong cuộc sống. Họ là nạn nhân thuộc tầng lớp bị chà đạp của xã hội, nhận thức xã hội tương đối kém, bị nhồi sọ nên sùng bái quyền lực. Khỏi cần nói, họ cũng là dạng sùng bái cha mẹ và có cả đống trách nhiệm với gia đình, còn lâu mới có quyền sống cuộc sống của bản thân.

Họ không có quyền phát ngôn, hoặc có phát ngôn cũng không ai nghe. Ở nhà thì chỉ cha mẹ họ được phát ngôn thôi. Nên họ lên mạng comment, thể hiện "chính kiến", "kiến thức" và thực hiện quyền "phát ngôn". Đến đây thì vẫn tốt.

Nhưng vì sao họ cổ xúy người khác đi bắt cướp? Rồi họ sẽ ngưỡng mộ, tôn vinh và sau đó là xót thương nếu người bắt cướp bị cướp đâm hay giết?

Vì sao họ không tự mình làm gương đi bắt cướp? Đây mới là "nhân cách" của AHBP.

Vấn đề là, AHBP có được tự quyết định cuộc đời mình đâu. Cha mẹ, lãnh đạo của họ quyết định họ sẽ nghĩ gì, sống thế nào, nên suy nghĩ ra sao. Vì họ còn trách nhiệm (với cha mẹ vv) nên không thể tự đi bắt cướp.

Hơn nữa, AHBP là người tư lợi: Họ thích có người làm sạch xã hội cho họ, chứ họ không muốn gặp nguy hiểm.

Nếu họ không tư lợi, họ đã đi bắt cướp rồi. Họ chỉ thích ngồi nhà cổ xúy thôi. Chứ thấy đánh nhau họ chạy đầu nước.

Bất mãn xã hội của AHBP

AHBP không phải là người có vị thế tốt, và chất lượng cuộc sống không tốt, vì họ bị "bất mãn xã hội". Thông thường, người ta yêu cầu cảnh sát trấn áp tội phạm, không ai lại cổ vũ người dân không có trang bị vũ khí đi bắt cướp cả. Vì làm thế là ngang trái mà!

Nhưng, họ không dám chất vấn cảnh sát hay lãnh đạo. Vì họ thừa biết, có yêu cầu cũng chẳng ai thèm nghe. Vì họ không có quyền phát ngôn "linh tinh".

Họ không được nghe vì:
- Phong cách, thái độ của họ tồi
- Vị thế quá thấp để đòi hỏi
- Ý kiến vớ vẩn, thích ỷ lại vv

Ngay cả trong nhà, AHBP nói cũng chả ai thèm nghe. Vì vị thế quá kém.

Vì thế, AHBP cơ bản là mất niềm tin vào hệ thống xã hội. Nhưng họ cũng BỨC XÚC với nạn trộm cắp.

Họ không dám, thâm chí chưa chắc đã được tự vệ mà an toàn. Vì nếu đánh bị thương kẻ trộm hay kẻ cướp thì rất có thể sẽ bị TRUY TỐ.

Quy trình đúng là: Gặp trộm cướp thì trốn đi hoặc xin tha hay ít ra nói chuyện cho đàng hoàng. Sau đó báo cảnh sát.

Cảnh sát thì tùy hứng mà có nhận hay không. Phải xem xét về lợi ích (thường chả có lợi gì), tâm trạng (có vui hay không) vv. Thường thì sẽ bắt tường trình chán chê cho hết cái thói ỷ lại thích vòi vĩnh.

Vì thế mà AHBP thường khá là bức xúc. Nên chỉ còn hi vọng dân tự đi bắt cướp mà thôi.

Họ cổ xúy việc đó vì họ nghĩ là họ được lợi. Không ai được lợi cả. Vì đấy không thể là giải pháp lâu dài được.

Dạng bất mãn xã hội kiểu AHBP thời nay là tương đối nhiều. Đó là những người tư lợi mà thôi.

Tất nhiên là đám AHBP thường đòi "xử thật nặng làm gương", "tử hình" người khác. Họ còn là bậc trưởng thượng, quan tòa và nhà đạo đức trong xã hội nữa. Thật lòng mà nói, họ chỉ là nạn nhân cay đắng trong cuộc đời và bị xã hội lãng quên.

Họ đáng thương hay đáng trách thì tùy cách nhìn.

Nhưng cổ xúy người khác làm việc nguy hiểm thì đó là thói tư lợi và đạo đức giả. Có lẽ vì sống tư lợi và đạo đức giả mà họ đã thật sự bị lãng quên trong cuộc đời, không có tiếng nói ngay cả trong gia đình. Việc này lại do giáo dục tư lợi từ nhỏ trong gia đình.

Nhân tiện, AHBP thì ở đâu cũng nhiều. Ngay cả ở Nhật cũng có cả đống. Chỉ lên mạng comment là chính, tỏ thái độ bề trên để phán xét. Hoàn toàn là do giáo dục tư lợi trong gia đình. Không nên hi vọng AHBP sống có danh dự hay lòng tự trọng hay biết xấu hổ. Việc của họ là đánh hôi, đánh hội đồng (tất nhiên là trên mạng) mà thôi.

Vấn đề hoàn toàn do hoàn cảnh (giáo dục gia đình kiểu tư lợi) mà ra. Dù thích họ hay không, AHBP sẽ luôn tồn tại quanh chúng ta.
Mark

Người cảnh sát tốt

Thế nào là "cảnh sát tốt" trong một xã hội dân trí thấp, dân tộc cảm tính, con người ỷ lại?

Bạn thật sự nên:
- Quét ra ngoài đường
- Đẩy xe giúp người già, cõng người già qua đường
- Nấu cháo phát miễn phí

Vì sao bạn lại làm các việc "ngoài chuyên môn" này? Vì như thế bạn mới làm việc ít người làm và ĐƯỢC XÃ HỘI TÔN VINH. Từ đó, đem lại khoái cảm, xóa đi cảm giác nhàm chán hàng ngày.

Trong xã hội dân trí thấp, dân tộc cảm tính, người dân lười nhác và ỷ lại thì nên như thế. Chứ không nên đi bắt cướp, vì sẽ chẳng ai tôn vinh cả.

Chúng ta lấy ví dụ xã hội Nhật Bản đi. Cảnh sát chỉ làm việc đảm bảo trị an cho người dân, lương rất cao (so với mặt bằng xã hội) và tuyển rất khó thông qua kỳ thi cảnh sát toàn quốc (và tất nhiên là công bằng và minh bạch). Họ không làm công việc "quản lý người dân" hay "quản lý giấy tờ (hộ khẩu vv)" vì đó là việc của bên hành chính sự nghiệp (dân sự).

Nếu cảnh sát Nhật Bản ra được quét rác thì sao? Họ đang làm công việc của nhân viên vệ sinh môi trường. Như thế là không chuyên nghiệp. Nếu làm trong giờ hành chính thì sẽ bị coi là trốn việc, nên sẽ bị cảnh cáo hoặc đuổi việc. Hơn nữa, sẽ bị xã hội lên án do:

- Làm việc không đúng chức trách, lãng phí tiền thuế của người dân
- Trốn tránh công việc, nghĩa vụ phải làm

Còn nếu họ làm việc ngoài giờ hành chính thì họ chỉ được làm VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN, chứ không được làm VỚI TƯ CÁCH CẢNH SÁT (trừ khi có khi đạo của cấp trên) vì đấy không phải là công việc của cảnh sát. Công tư là phải rõ ràng.

Nhưng ở xã hội dân trí thấp, dân tộc cảm tính, người dân ỷ lại thì lại được tôn vinh.

Nhưng nếu họ bắt cướp và làm tốt thì không ai tôn vinh họ. Vì ai cũng mắc căn bệnh chung: Nếu làm tốt là sẽ chê bai và đòi hỏi cao hơn nữa, và nếu không tiếp tục đáp ứng là sẽ bị phàn nàn liền.

Giống như cách người ta được dạy trong gia đình: Nếu "lỡ" được điểm 8 là cha mẹ sẽ lập tức yêu cầu điểm 9, 10 để đi khoe và phổng mũi với bạn bè (kiểu cha mẹ tư lợi).

Thà không làm tốt việc phải làm và làm mọi người thất vọng từ đầu, còn hơn là làm tốt, nỗ lực hết mình, mà mọi người vẫn thất vọng và sổ toẹt mọi cố gắng.

Cũng như dạng cha mẹ tự lợi, con cái thà học dốt từ đầu thì còn nhàn nhã, bị la mắng xíu thôi. Chứ cố gắng một cái là lòng tham của cha mẹ sẽ bùng phát và chỉ biết đòi hỏi ngày càng cao hơn tới mức hủy hoại cuộc sống con cái.

Vì thế, làm cảnh sát tốt đã khó, làm trong một xã hội dân trí thấp, dân tộc cảm tính, người dân ỷ lại còn khó gấp bại. Nếu thật sự bạn nỗ lực bắt trộm, thì người dân sẽ mất trộm suốt ngày và trình báo suốt ngày. Thậm chí mất cây chổi có khi họ cũng trình báo (mặc dù chính họ cất rồi lại quên).

Thực sự để làm cảnh sát tốt phải có LÝ TƯỞNG phụng sự xã hội. Và vẫn phải cân bằng với cuộc sống cá nhân. Nên nghề cảnh sát chỉ dành cho người lý tưởng cao mà thôi. Nếu không thì làm chỉ vì tiền lương, sẽ không có niềm vui gì mấy trong cuộc sống.

Xã hội mà muốn thay đổi từ dân trí thấp lên dân trí cao thì đơn giản là con người phải có quyền tự đo giáo dục, tự do phát biểu chính kiến mà không bị trừng phạt, tóm lại là vấn đề nhân quyền, dân quyền. Như người Nhật, họ bị người Mỹ buộc dùng hiến pháp dân chủ của Mỹ, không ai đứng trên hiến pháp hay pháp luật được. Dù sao thì cũng là do lãnh đạo của họ khá tốt, chấm dứt chiến tranh và đầu hàng khi bại cục đã rõ ràng.

Thế kỷ 17 khi tàu chiến phương Tây ngoài cảng dọa nã đại bác, triều đình Nhật Bản chấp nhận mở cửa và làm Minh Trị duy tân.

Thế kỷ 20, khi bại cục rõ ràng, chính phủ Nhật hoàng lại chấp nhận đầu hàng Mỹ để tránh rơi vào tay Liên Xô hay phải kháng chiến gian khổ.

Chắc không ai dám nói các lãnh đạo như thế là hèn nhát nhỉ?
Mark

Tâm lý học người dân đi bắt cướp

Người dân đi bắt cướp không phải hành động cao đẹp, nếu không nói là phản cảm và ích kỷ. Có nhiều yếu tố ngang trái:

Vì sao cảnh sát không bắt cướp mà người dân đi bắt cướp? Cảnh sát để làm gì nếu không bắt cướp? Người dân đóng thuế nuôi cảnh sát để làm gì? Vì sao người dân không (dám) kiến nghị cảnh sát bắt cướp?

Vì sao người dân KHÔNG VŨ TRANG lại đi bắt cướp có vũ trang?

Nếu người dân bị cướp đánh bị thương thì có TỰ LÀM TỰ CHỊU không?

Nếu thật sự không thể yêu cầu cảnh sát làm đúng bổn phận thì khó có thể nói là hệ thống xã hội tốt được. Trong trường hợp ở Nhật, bạn bỏ phiếu cho đảng đối lập và khi chính phủ thay đổi những quan chức yếu kém sẽ được ra đi.

Có rất nhiều vấn đề ngang trái khi người dân đi bắt cướp. Rồi có rất nhiều người ca ngợi việc đó nữa (theo một cách cảm tính).

Đúng quả là dân tộc cảm tính. Và tất nhiên, thường kèm theo cả "bất mãn xã hội" nhưng hoàn toàn bất lực. Chất lượng sống thấp. Vì không làm việc dễ nhất: Yêu cầu cảnh sát làm đúng bổn phận.

Nhưng nếu cảnh sát ra đường quét rác thì lại ca ngợi là "cảnh sát tốt" ngay. Như vậy, không ai làm đúng hay làm tốt bổn phận cả. Dường như phải có thể tư lợi thì mới làm. Điều này là do "văn hóa tư lợi" rất khó sửa.

Bắt cướp mang lại khoái cảm

Bắt cướp thì mang lại khá nhiều phiền toái như:
- Không được trả công
- Nếu bị thương thì không ai lo
- Có thể gặp nguy hiểm

Vì sao người ta làm? Phải chăng vì họ là "công dân tốt"? Tôi không hề nghĩ vậy. Nếu là công dân tốt, họ nên yêu cầu bằng được cảnh sát làm việc vì như thế hiệu quả hơn (cảnh sát có nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ, lại đông đảo nên an toàn hơn nhiều).

Theo tôi, cũng như người đau khổ đi làm từ thiện để mang lại sự thanh thản trong tâm hồn, hay xóa đi sự nhàm chán trong cuộc sống: Để đem lại cảm xúc.

Vì mọi người trong xã hội nghĩ rằng "bắt cướp = việc tốt" (cũng như phương trình "người nghèo = người tốt" và do đó "giúp người nghèo = việc tốt") nên khi bắt được cướp thì người ta sẽ được TƯỞNG THƯỞNG nhiều thứ:

- Cảm giác mình là người tốt, là người làm việc lớn lao, xóa bỏ hay làm dịu đi MẶC CẢM TỰ TI và CẢM GIÁC THUA KÉM trong đời thường
- Được xã hội tôn vinh làm người hùng nên hoạt chất khoái lạc (dopamin) tiết ra trong não đem lại cảm giác hạnh phúc

Như vậy, bắt cướp dù nguy hiểm nhưng đem lại khoái cảm. Cũng như việc làm từ thiện sẽ đem lại khoái cảm. Một khi đã có khoái cảm này (tức là bắt cướp thành công) thì cũng như cơn nghiện (chú ý là có thể là tốt ví dụ nghiện học tập, theo đuổi lý tưởng), người ta có nhu cầu lặp lại.

Cảm giác bắt được cướp giải về đồn rất tuyệt đấy. Cảm giác mãn nguyện khi vừa làm xong một việc tốt, hơn nữa còn là việc khó không ai dám làm. Cảm giác bản thân lớn lao, giúp "lòng tự tôn" lên cao xóa đi mặc cảm thua kém, bị o ép hàng ngày, giúp cuộc sống thời gian tới tốt hơn.

Cảm giác này lớn hơn là đơn giản đi làm từ thiện vì làm từ thiện thì nhiều người làm được còn bắt cướp thì chỉ một số ít người làm được.

Cảm giác này giúp vượt qua nỗi đau thể xác (không được trả công, mất tiền, bị thương vv).

Hơn nữa, đi bắt cướp giúp bạn thoát được cuộc sống nhàm chán, phải làm việc mình không thích mỗi ngày chỉ để kiếm sống (và để chu cấp cho gia đình), đem lại sự phấn khích trong cuộc sống.

Nguyên tắc: Càng nguy hiểm, rủi ro = Càng phấn khích.

Hơn nữa, hành động này lại không bị trừng phạt bởi pháp luật hay người cầm quyền.

Vì nếu dám ý kiến, kiến nghị "bậc bề trên" phải làm đúng bổn phận thì sẽ bị gắn nhãn "chống đối" và sẽ cho lên thớt liền. Dám nói lên sự thật, đấu tranh cho công lý, .... cũng rất dễ được lên thớt, bên cạnh việc bị một đám cổ động viên đánh hội đồng (văn hóa sùng bái quyền lực và đánh hội đồng).

Do đó, săn bắt cướp thực chất là việc khá an toàn. Vì bạn chỉ phải đối mặt với đám trộm cướp thiếu chuyên nghiệp và không được đào tạo bài bản thôi. Và cũng không cần đầu óc gì mấy để làm việc này.

Còn đấu tranh cho xã hội tốt đẹp lên thì lại phải học rất nhiều, rất mệt, mà nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng quan trọng nhất là không được xã hội tôn vinh. Ngược lại, sẽ bị người cầm quyền và truyền thông khoác cho cái áo "phần tử xấu", không những không được xã hội tôn vinh mà còn bị đấu tố và xa lánh, ghẻ lạnh nữa.

Vì sao những người đi bắt cướp thường là người nghèo

Những người giàu, hay người có chất lượng sống cao, người có nhiều niềm vui, vv thì chắc không ai đi bắt cướp. Vì họ không cần cảm giác phấn khích khi bắt được cướp. Người đi bắt cướp thường là người có hoàn cảnh tệ, chất lượng sống tốt, công việc bấp bênh, ít niềm vui trong cuộc sống.

Họ thường ở hoàn cảnh "đáy" của xã hội, mà nếu không làm gì khác đặc biệt thì sẽ bị chính xã hội tôn vinh người giàu chà đạp thê thảm.

Vì thế, họ mặc dù tìm được khoái cảm trong việc đi bắt cướp và được xã hội tôn vinh, nhưng họ sẽ luôn băn khoăn và không tìm được câu trả lời: Làm thế có thật sự tốt không. Đấu tranh cho một xã hội luôn chà đạp mình thì có phải việc tốt không.

Tới một lúc, họ sẽ tự nghi ngờ bản thân và lý tưởng bắt cướp. Và có thể là họ từ bỏ lý tưởng bắt cướp.

Có lẽ tới một lúc nào đó họ sẽ thông cảm với những người "có bổn phận bắt cướp nhưng không làm". Vì lý do đơn giản: Làm thế để làm gì? Ai sẽ tôn vinh họ? Họ được lợi ích gì khi làm thế?

Xã hội này chắc gì đã đem lại điều gì tốt cho họ, với một mức lương quá thấp, hay môi trường làm việc chưa chắc tốt vv. Nếu không được tưởng thưởng xứng đáng, làm việc tốt cũng chẳng ai tôn vinh, thì làm làm gì. Đây là công việc kiếm sống, không phải là lý tưởng mà bạn thề phụng sự.

Tôi hi vọng các bạn hiểu rõ tâm lý học và tránh rơi vào cạm bẫy. Tôi không ủng hộ bạn đi bắt cướp, nhưng cũng không phản đối nếu có ai thích làm thế.

Có thể một ngày tôi cũng đi bắt cướp. Cảm giác sẽ thật tuyệt đấy. Hãy luôn mở một cơ hội cho bản thân nhé.
Mark

Wednesday, May 9, 2018

An toàn vs. cảm xúc

Chọn cuộc sống an toàn và ít cảm xúc hay chọn cuộc sống nhiều cảm xúc nhưng ít an toàn? Tùy thể chất mỗi người. Có một điều bạn nên nhớ là cha mẹ hay gia đình sẽ chỉ định hướng cho bạn cuộc sống "an toàn và ít cảm xúc". Vì họ sợ bạn làm điều dại dột, tự hủy hoai bản thân và tệ hơn cả là họ "mất" bạn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nghĩa đen là "tử biệt" và nghĩa bóng là "sinh li". Sinh li tử biệt có lẽ là đáng sợ với rất nhiều gia đình.

Nhưng nếu bạn chọn con đường an toàn (PLAYING SAFE) bạn sẽ cảm thấy mình đang sống nhạt vì cuộc sống thiếu cảm xúcxúc cảm, những yếu tố then chốt để có đầu óc mơ mộng và tâm hồn bay bổng.

Bạn dường như có mọi thứ như nhà cửa, gia đình, con cái, thậm chí cả công danh, sư nghiệp, nhưng vẫn cảm thấy cuộc đời thật nhạt nhẽo. Vì thế bạn có xu hướng xem những bộ phim tình cảm ướt át, ủy mị, hay lãng mạn để tìm kiếm cảm xúc. Không có gì sai cả.

Nhưng chúng ta nên nhận thức là, mọi người đều chỉ muốn chúng ta sống an toàn, không mạo hiểm mà thôi. Vì nếu bạn bước chân đi phiêu lưu, bạn sẽ thay đổi và mọi người mất bạn là cái chắc.

"Cảm xúc" = Rủi ro

Cảm xúc thì lại không bao giờ an toàn, và bạn phải tự làm tự chịu rủi ro. Ngoài ra, cũng phải nói thêm một việc quan trọng: Sống vì cảm xúc và xúc cảm có thể gây hại cuộc sống bình thường của bạn và gây hại sự nghiệp của bạn.

Bởi lẽ nếu muốn thành công thì bạn phải sống tương đối nhàm chán để có thời gian tập trung vào công việc và sự nghiệp. Bạn cũng cần có cả thể lực cho việc đó nữa.

Cảm xúc và xúc cảm quá độ (nhất là xúc cảm) khiến hoạt chất khoái lạc tiết ra quá nhiều, biến não bộ thành bã đậu. Bạn còn có thể bị mệt mỏi và thậm chí có thể gây mù hay điếc tạm thời (còn không nghe rõ những gì mình nói).

Nó thường làm bạn lao lực và mất tập trung vào công việc.

Nên thật ra, sống an toàn, qua ngày đoạn tháng dù hơi chán và nhạt nhưng lại có vẻ là hợp lý nhất.

PLAYING SAFE không tệ như mọi người tưởng. Nhưng vấn đề là, mọi người đang làm thế ở mức độ cao, làm mất hết cảm xúc và xúc cảm trong cuộc sống. Và thật sự băn khoăn là mình đang sống vì điều gì. Nếu không có cảm xúc và xúc cảm thì giống như bạn đang ăn bít tết mà không hề có gia vị vậy. Vẫn ăn được, vẫn tốt, nhưng vô vị.

Tệ hơn là bạn bị khao khát một ảo mộng đầy cảm xúc và xúc cảm. Nhưng đó cũng chỉ là ảo mộng vì cảm xúc và xúc cảm cũng sẽ trôi qua và quên lãng thôi.

Vậy chúng ta có thể làm gì để cuộc đời "có vẻ có cảm xúc mà vẫn an toàn"? Đi du học và trải nghiệm cũng là điều tốt, khi bạn còn trẻ. Nhất định là có điều kiện thì nên đi du học.

Còn về lâu dài, bạn phải nên thỉnh thoảng làm điều mới, thử cách mới, phá vỡ thói quen thường ngày (daily routine) trong phạm vi thể chất và thể lực cho phép. Còn cơ bản là bạn nên tạo dựng THÓI QUEN TỐT (GOOD HABIT) để thành công.

Chúng ta phải ý thức được sự cân bằng giữa AN TOÀN và CẢM XÚC. Và bạn chọn mức cân bằng (BALANCE) phù hợp thể chất của bạn.

Ví dụ, bạn có thể đứng trên ranh giới của AN TOÀN và CẢM XÚC. Như thế, bạn không bị lệch về bên nào. 90% là an toàn và 10% là cảm xúc chẳng hạn. Sao cho phù hợp thể chất là được. Thường thì tôi chọn an toàn nhưng những việc quan trọng nhất thì tôi luôn chọn cảm xúc vì một lẽ đơn giản: Con người chỉ sống có một lần, làm sao đừng hối tiếc về sau.

Ngay cả trong công việc và sư nghiệp cũng vậy, phải chọn BALANCE giữa CẢM XÚC (việc thích làm) và AN TOÀN (việc không thích nhưng kiếm ra tiền). Tôi không bao giờ chọn 100% chỉ để kiếm tiền, chắc chỉ tầm 50%. Nhưng khá nhiều người sẵn sàng hi sinh hết cảm xúc để kiếm tiền, mua nhà, thành công bằng mọi giá. Tôi nghĩ lúc về hưu mua nhà một thể cũng được mà ^^ Vì cảm xúc cũng quan trọng chứ!
Mark

"Sumeba miyako"

Với các bạn sắp sang Nhật du học thì hãy nhớ câu này:

住めば都
Sumeba miyako
Tạm dịch: Nơi mình sổng là nơi tốt nhất
Không đâu bằng nơi mình ở

Vì thường sang Nhật sẽ khác so với tưởng tượng. Trừ các bạn đi du học ở thôn quê, thành phố nhỏ vv, các thành phổ lớn đông đúc như Tokyo, Osaka vv giá nhà rất đắt đỏ, nhà thường thường bậc trung cho người đi làm là tầm 800 ~ 1200 USD. Do đó, để cung cấp nơi ở cho du học sinh với giá 300 - 400 USD/tháng thì trường phải thuê dạng share house, một nhà có nhiều phòng và cho các bạn ở ghép ví dụ 2, 3 người/phòng.

Không thể hi vọng là nhà sẽ xịn như khi các bạn ở VN. Chưa kể là phòng còn tương đối nhỏ nữa. Do đó, có thể các bạn sẽ hơi cảm thấy sốc.

Nhưng "Sumeba miyako", nếu bạn sống thì sẽ thành "miyako" (đô, thủ đô, kinh đô). Câu ngạn ngữ này có nghĩa là không quan trọng bạn ở đâu mà hãy sắp xếp cuộc sống sao cho tiện lợi, thoải mái. Nhờ sự sắp xếp, cải tiến, sáng tạo vv mà bạn sẽ biến nơi mình ở thành nơi dễ sống.

Kinh nghiệm của tôi dù sống ở bất kỳ đâu ở Nhật là miễn sắp xếp tốt thì phòng ốc vẫn ngăn nắp và thoải mái, vì tôi cũng ở "khu ổ chuột" Tokyo khá nhiều mà.

Nhưng ở Nhật thì rất thoải mái vì dù nhà bạn rẻ tiền nhưng xung quanh lại rất đẹp, nhiều công viên, môi trường sạch đẹp và yên tĩnh. Vì môi trường sống dễ chịu nên nhà ở cũng không quá quan trọng nữa. Điều này ngược với VN vì ở VN nhà có thể xịn nhưng ra đường là toàn rác, bụi, không có vỉa hè, nhiều người văn hóa thấp vv.

Cá nhân tôi thấy ở Nhật thoải mái hơn về mặt môi trường, con người. Nhưng ở VN nếu sắp xếp cuộc sống cũng không tệ. Thường thì tôi cũng chọn ở quận nào có không gian thôi chứ cũng không chọn nơi đông đúc, kẹt xe, ngập lụt.

Từ khi về VN tôi chưa bị ngập đường hay kẹt xe bao giờ: Ở nhà suốt lấy đâu kẹt xe!

"Sumeba miyako" cũng là một dạng lifestyle mà bạn học khi đi du học. Bạn nên học cách sắp xếp cuộc sống và áp dụng lâu dài. Đây cũng là một dạng tri thức có được từ trải nghiệm. Ngoài ra, vì môi trường sống bên Nhật khá thoải mái nên về VN bạn cũng nên chọn nơi thoải mái mà sống. Hãy thuê nhà ở nơi có không gian, không kẹt xe hay ngập lụt. Như thế, chất lượng sống sẽ cao hơn.

Nếu bạn đang du học ở Nhật rồi thì có lẽ là bạn cảm nhận được các điều trên rồi. Hãy phát huy "Sumeba miayko" lên tầm nghệ thuật nhé.
Mark

Tuesday, May 8, 2018

Cảm xúc ở cảnh giới Nhật Bản

Bạn ở đâu không quan trọng, mà quan trọng là cảm xúc thôi. Rất nhiều người hỏi tôi sao không ở lại Nhật Bản mà về Việt Nam. Hỏi rất đúng!

Nhưng tôi không biết! Giá mà tôi biết câu trả lời.

Ở Nhật cũng vất vả mà. Hơn nữa còn ế kinh niên nữa.

Tôi có viết về Lý do về nước sau khi du học nhưng chỉ là về mặt lý trí thôi. Mà tôi thì sống theo cảm xúc là chính. Vui thì làm, việc gì cần có lý do. Cũng như nhiều bạn "thích thì đi du học thôi" chứ cần gì lý do cụ thể. Vì "nhà không có gì ngoài điều kiện". Vẫn hơn rất nhiều người có đủ hết chỉ thiếu mỗi điều kiện chứ.

Đi du học cho vui thì về nước cũng cho vui thôi. Số là sau ngày sinh nhật tôi nảy ra ý định về nước thế là về thôi. Tôi vẫn còn visa mấy năm ở Nhật nhưng đã không bao giờ quay lại. Vì tôi không có cảm xúc để quay lại (trừ đi du lịch với bạn bè hay thăm bạn bè). Sống và làm việc ở Nhật? No, thanks!

Không có nghĩa là ở Nhật không tốt. Ngược lại, ở Nhật rất tốt. Trừ việc ế ra thì chả vấn đề gì. Tôi ế ở cảnh giới Nhật Bản theo cách thê thảm: Tôi còn không có đối tượng để theo đuổi.

Tôi cảm thấy mình già trước tuổi. Ở Nhật, tôi cảm giác già đi 10 tuổi so với tuổi thật và tôi tin là nhiều bạn cũng cảm giác như thế. Ngoài ra, còn bị ế nữa. Còn có cả xu hướng tự kỷ kiểu Nhật, thấy bị hơi hơi "hentai" đi nữa. Không phải là tôi làm gì hentai mà ở lâu lại thấy hentai kiểu Nhật là bình thường!

May mà tôi đã đào thoát khỏi cảnh giới Nhật Bản. Với lại tưởng du học nghĩa là sẽ về nước? Còn đi và đi thẳng thì là "vượt biên" hay "định cư", toàn những việc tốt đẹp, ít nhất là tốt cho bạn. Nhưng tôi không sẵn sàng cho việc định cư lắm, vì cũng phải đi làm lâu năm (10 năm?), thích ứng với văn hóa Nhật vv. Tôi chỉ đi quan sát, học tập, tham quan là chính.

Ngoài ra còn là vấn đề ế nữa. Ở Nhật có nhiều người ế và ế là phong trào chung ở Nhật thôi. Bạn ở một "cảnh giới ế", bạn cũng sẽ ế theo. Tất nhiên là trừ các bạn nữ Việt Nam thì lại ngược lại.

Các bạn nữ dù ế ở VN sang Nhật bỗng nhiên có giá rất cao. Cảnh giới sẽ thay đổi rất nhiều thứ và bạn còn chẳng phải cố gắng. Đây gọi là "có mặt đúng nơi, đúng thời điểm" mà thôi.

Nghĩa là bạn "ế kinh niên" ở Việt Nam thì sang Nhật có thể lại có anh chàng Nhật Bổn trồng cây si bất kỳ chỗ nào bạn có mặt. Còn nếu bạn là nữ và không ế ở VN thì sang Nhật sẽ còn "hót" thế nào đây?

Nhưng cơ bản là mọi người ế ở cảnh giới Nhật Bản. Tôi cảm giác già nua và thối rữa ở cảnh giới Nhật Bản. Thời gian như ngừng trôi và mặc dù vẫn chịu đựng tiếp được, thực tế là tôi đã lượn rất nhanh.

Không, đừng hiểu lầm. Bạn nên đi du học Nhật Bản. Rất vui. Vấn đề là khi ở Nhật quá lâu (tôi là hơn 8 năm) thì cảm xúc là như thế thôi. Tôi vẫn có thể vượt qua, nhưng tôi nghĩ là du học vậy là xong rồi (tôi du học 7 năm sau đó là đi làm) nên thử đào thoát xem thế nào.

Tôi đã đào thoát thành công.

Cái hay là thế này: Dù ế ở Nhật nhưng tôi lại không hề ế ở Việt Nam nếu không muốn nói là ngược lại. Vậy tôi có nên trở lại cảnh giới Nhật Bản không?

Có thể là một ngày tôi sẽ trở lại cảnh giới Nhật Bản, vì ai mà nói trước được tương lai. Nhưng giờ chả có lý do gì cả. Tiền bạc không bao giờ là mục tiêu trong cuộc đời, vấn đề là cảm xúc và xúc cảm mà thôi.

Hơn nữa, ở cảnh giới Việt Nam thì tôi lại cảm giác trẻ hơn 10 tuổi. Thật sự là về thể chất, tinh thần tôi trẻ hơn tuổi thật 10 tuổi thật. Đấy cũng có thể chỉ là một ảo mộng (fantasy) nhưng ai mà chẳng đang sống trong một ảo mộng nhỉ?

Nhật Bản giờ chỉ là một ký ức mờ nhạt. Giờ nghĩ lại tôi thấy cũng khá vui. Không, phải nói là hay phết đấy. Với lại, nếu bạn thích sang Nhật thì có trói lại bạn vẫn mò đi được thôi!
Mark

Cảnh giới Nhật Bản

Bạn không đơn giản là đi du học Nhật Bản, mà là sang tới "cảnh giới Nhật Bản". Bạn có thể lập kế hoạch du học thật chi tiết - và bạn nên làm thế - chuẩn bị rất nhiều thứ, ngày nào cũng lo lắng tới việc du học, nhưng khi sang tới Nhật Bản, có thể mọi thứ bạn làm là dư thừa: Những thứ đáng lo thì bạn không lo, những thứ không đáng lo thì bạn lại lo.

Nhưng dù sao, lo lắng là việc tốt. Sẽ giúp bạn tập trung trí não để ra quyết định đúng đắn. Việc bạn chuẩn bị kế hoạch du học chi tiết - việc rất quan trọng - cũng là rèn luyện THÓI QUEN THÀNH CÔNG để có thể du học thành công mà thôi.

Có rất nhiều bạn có tiếng Nhật N3, N2 hẳn hoi nhưng cứ luôn lo lắng sang đó có giao tiếp được không, có xin việc được không. Tôi luôn nói là đã học được đến thế thì sang Nhật sẽ ổn thôi. Việc nguy hiểm lại không phải là không giao tiếp được, hay không xin việc làm thêm được, mà là vì đi làm thêm quá nhiều mà quên mất mục đích chính của việc du học: Học tập.

Thực sự là mọi người sang Nhật vài tháng là giao tiếp được, và ai cũng xin việc được. Có những công việc như trong nhà máy, hay kho hàng, vv còn không cần tiếng Nhật mấy.

Không, bạn không thể lo lắng vì việc du học. Bạn chỉ có thể chuẩn bị cho việc du học. Mà đôi khi, sự chuẩn bị tốt nhất lại là ... không làm gì. Tôi nói thật lòng là thế, dựa trên kinh nghiệm của bản thân.

Nỗi lo sợ điển hình khi sắp du học Nhật Bản

Bạn sợ buồn không có việc gì để làm. Nên bạn mang khá nhiều sách học, truyện, vv để mang sang giết thời gian. Sự thật là, bạn sẽ không dành thời gian để làm mấy thứ này. Vì cảnh giới Nhật Bản rất khác.

Bạn sợ đói. Nên tha rất nhiều mì ăn liền và ruốc (chà bông) vv sang Nhật. Sự thật là bên Nhật có rất nhiều mì và bạn sẽ không ăn mấy thứ này mấy, vì đồ ăn bên Nhật cũng ngon và rẻ mà ^^

Bạn sợ bệnh tật. Nên mua rất nhiều thuốc cảm cúm, đau bụng, ... phần lớn các bệnh bạn còn chưa bao giờ mắc phải và bạn cũng còn trẻ. Không, tôi không bị bệnh lần nào mà phải uống thuốc ở Nhật cả. Nhưng tôi mua cả núi thuốc mang theo.

Cứ làm như bên Nhật không có thuốc ý nhỉ? Vì ai cũng sợ phải có đơn bác sỹ mới mua được thuốc. Sự thật không phải thế, với các bệnh thông thường bạn chỉ cần ra drug store nói triệu chứng là mua được thuốc không kê đơn (thuốc OTC) chữa bệnh rất hay và ít tác dụng phụ của Nhật. Thuốc của Nhật nổi tiếng mà. Ví dụ đau bụng thì có "người hùng Seirogan", hoàn toàn là thảo dược.

Tôi đã hướng dẫn sẵn cả cách mua thuốc ở Nhật trên Yurica. Khuyên thật nhé: Đi Nhật đừng mua thuốc chỉ phí tiền. Trừ khi bạn bị bệnh mãn tính nào đó mà chưa biết mua thuốc ở đâu tại Nhật.

Ngay cả cùng loại thuốc thì thuốc Nhật vẫn ngon hơn. Ngoài ra, sang Nhật thể lực, vóc dáng, làn da, sức khỏe sẽ được cải thiện nên không bị bệnh mấy đâu.

"Cảnh giới Nhật Bản" - có thể rất khác so với hình dung

Vì sao lại là "cảnh giới" Nhật Bản?

Monday, May 7, 2018

Luyện phỏng vấn tiếng Nhật kỳ tháng 9/2018 (bekka)

iSea sẽ luyện phỏng vấn cho các bạn đăng ký bekka (khóa dự bị đại học) kỳ tháng 09/2018 dựa trên nội dung sau đây. Các bạn cần đọc kỹ và làm bài quiz dưới đây trước khi luyện phỏng vấn nhé.

Câu hỏi kiểm tra kiến thức phỏng vấn: Làm cho khi đúng 100%
=>Làm bài

>>Bí quyết phỏng vấn trường Nhật ngữ

>>70 câu hỏi phỏng vấn du học Nhật Bản và kiểm tra tiếng Nhật 2018

>>Câu hỏi luyện phỏng vấn học bổng đại học vv

Nội dung luyện phỏng vấn: Qua Skype và S sẽ phỏng vấn các bạn bằng tiếng Nhật và feedback

Mục tiêu: Với mọi câu hỏi đạt 80% (8 điểm/10) trở lên, không có câu nào bị dưới 60%. Gây ấn tượng tốt và đạt điểm phỏng vấn cao (80% trở lên).

Lý tưởng: Đạt điểm 90% trở lên.

Sunday, May 6, 2018

Một ngày không nấu ăn là một ngày không băn khoăn

Đừng cố gắng sống như một robot với lịch trình cố định hàng ngày (DAILY ROUTINE) nếu bạn không muốn mất đi động lực. Mặc dù KỶ LUẬT là rất quan trọng, nhưng đôi khi sống thuận theo tự nhiên mới tốt.

Vấn đề lớn nhất của người đi làm, người có gia đình, hay tệ nhất là vừa đi làm vừa có gia đình (ha ha) là gì?

Cuộc sống bị lập trình sẵn theo lịch trình cố định. Bạn sẽ cảm thấy chán nhưng không thoát khỏi nó. Càng ngày, bạn càng chán hơn và có cảm giác như trầm cảm (despression-like).

Bạn cũng không có sức mà đổi mới hay sáng tạo đâu. Vì thế, quan trọng là không nấu ăn và khỏi cần băn khoăn. Bạn chỉ cần sống qua ngày đoạn tháng là được mà. Vì thế hãy ăn thứ mà bạn thích thôi. Tức là bạn chỉ ăn vặt nhỏ nhỏ mà không cần bày biện bữa chính.

Nhất là cuối tuần hay ngày nghỉ. Vì nếu bạn bày biện khói lửa, bạn sẽ còn mệt hơn ngày thường và không thật sự nghỉ ngơi. Nếu bạn đi ăn nhà hàng, bạn sẽ phải chen chúc và chờ đợi, mà do đông khách nên cũng không thoải mái và ngon lắm.

Vậy chỉ nên ăn quà vặt thôi. Ăn nhiều món đa dạng khác nhau, những món mà thường ngày bạn không ăn hay không có cơ hội ăn. Bạn có thể giải quyết đống đồ ăn trong tủ lạnh.

Tương tự trong cuộc sống: Những ngày không băn khoăn

Bạn không thể sống theo lịch trình thêm một ngày nào nữa. Đây là ngày nghỉ, bạn cần làm việc bạn thích, không phải làm theo lịch trình. Tốt nhất là không có lịch cụ thể vào ngày nghỉ. Bạn chỉ nên làm tùy hứng không hơn không kém. Ngày nghỉ là để thoát khỏi DAILY ROUTINE, không phải là để bị bó buộc vào HOLIDAY ROUTINE.

Phần lớn mọi người bị bó buộc vào HOLIDAY ROUTINE, ví dụ đi picnic, dã ngoại, đi ăn nhà hàng với gia đình, đi shopping mua sắm.

Với cuộc sống bị lập trình như thế, chúng ta sẽ mất đi cảm xúc và động lực.

Tôi nghĩ nên tranh thủ ngày nghỉ làm việc mình thích, với tôi chỉ có một việc như vậy: HỌC TẬP.
Mark

Saturday, May 5, 2018

"Procrastination": Làm sao để vượt qua sự trì hoãn của bản thân?

Trì hoãn (PROCRASTINATION) có vẻ là căn bệnh của rất nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ, và là rào cản lớn nhất trên con đường đi tới thành công. Giá mà bạn không trì hoãn, làm mọi việc ngay lập tức với nhiệt huyết sục sôi thì có lẽ bạn đã thành công từ lâu rồi. Vì luôn trì hoãn nên bạn không những thất vọng, dằn vặt vì bản thân mà còn bị cắn rứt lương tâm và cảm thấy tội lỗi.

Nhưng câu hỏi là: Thành công để làm gì?

Tôi nghĩ là phải trả lời được câu này mới trả lời được câu hỏi "Vì sao tôi luôn trì hoãn". Thành công chẳng là gì cả, thành bại trong cuộc đời đều không quan trọng tới mức đấy, mà quan trọng là bạn sống có cảm xúc thôi.

Thành công (nhất là về tài chính) là để bạn có nhiều thời gian hơn và sống thư thái hơn. Chúng ta học tập là vì thế: Để có năng lực cao, số tiền kiếm được trong một đơn vị thời gian nhiều hơn, từ đó lại mua được nhiều thời gian hơn nên sống thoải mái và thư thái hơn.
>>Hệ số tiền - thời gian

Con người không sống chỉ để làm việc mà còn để theo đuổi ước mơ. Tất nhiên nếu bạn bị tẩy não "Lao động là vinh quang" để kẻ khác hưởng thành quả thì không nói làm gì, trường hợp đó thì phải bạn sống là để làm việc cho kẻ khác thôi.

TRÌ HOÃN xem ra là kẻ thù số một của thành công. Nó có nghĩa là việc bạn lẽ ra phải làm lúc này, hôm nay, nhưng bạn không làm, bạn lại đi làm việc khác, thường là dễ hơn hoặc vui hơn, ví dụ lên Facebook, chat chit, xem hài nhảm trên Youtube ... Ngày ngày trôi qua, bạn không cảm thấy mình tiến bộ, thấy lãng phí thời gian và cảm giác tội lỗi xâm chiếm, nhưng bạn KHÔNG THỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN. Vì thế, bạn luôn trì hoãn.

Trì hoãn trở thành thói quen của bạn. Tương lai sẽ là những ngày dài thất vọng về bản thân. Và bạn chẳng biết phải thay đổi từ đâu.

Nguyên nhân của sự trì hoãn

Chưa chắc nguyên nhân đã nằm ở bản thân bạn. Vì ai chẳng trì hoãn (việc phải làm hay nên làm).

Con người trì hoãn không phải vì tính cách họ như thế, vì hiếm ai trì hoãn buổi tiệc vui vẻ, hay đi gặp người trong mộng.

Bạn trì hoãn vì công việc bạn phải làm quá khó hoặc quá chán hoặc vượt quá khả năng thực hiện của bạn. Bạn đơn giản là không biết cách làm. Không ai chỉ bạn cách làm.

Nếu có một cách làm hợp lý và vừa sức thì có lẽ bạn đã không trì hoãn.

Thường thì công việc bị bạn trì hoãn vì:
  • Nó quá khó, cần nhiều thời gian, công sức, tức cần nhiều tài nguyên, vật lực
  • Nó đòi hỏi bạn cần có năng lực mới
  • Bạn đơn giản là không biết cách thực hiện nó

Như vậy, đôi khi trì hoãn là việc tốt. Vì bạn có thêm thời gian để chuẩn bị tài nguyên, vật lực, năng lực và tìm tòi cách làm.

Trên đời có rất nhiều việc khó và tôi luôn trì hoãn tới phút cuối. Ví dụ mua nhà hay lập gia đình. Thay vì từ thời trẻ cố gắng mua nhà, lập gia đình sớm, tôi dành thời gian mài giũa bản thân để tỏa sáng. Thời gian trôi đi và năng lực tôi cao hơn, tài nguyên nhiều hơn  và mọi chuyện trở nên thật dễ dàng.

TRÌ HOÃN có thể là việc tốt mà bạn đã làm. Tất nhiên, với những việc bạn cần làm ngay thì bạn không thể trì hoãn. Bạn chỉ nên trì hoãn việc cần nhiều thời gian mà bạn cần thời gian để học tập nâng cao năng lực và tìm ra cách làm tốt nhất.

Vượt qua thói quen trì hoãn

Cách tốt nhất để vượt qua sự trì hoãn không phải là cảm thấy tội lỗi, hay hô hào khẩu hiệu thay đổi. Cách tốt nhất là học tập để nâng cao năng lực, tức là mài giũa bản thân để tỏa sáng.

Nếu bạn có kiến thức, năng lực và biết cách làm thì bạn sẽ không trì hoãn nữa.

Ví dụ công việc tư vấn du học đi, tất cả phải làm thành quy trình, để có thể tự động hóa được. Như vậy mỗi lần cần làm chỉ cần lấy MANUAL (hướng dẫn) ra đọc lại là được. Bằng cách lên quy trình, làm thành tài liệu, bạn không phải làm lại một công việc hai lần, bạn cũng không cần nhớ cách làm. Vì bạn có thể làm nó một cách đơn giản nên bạn không ngại làm và không cần trì hoãn nữa.

Và tốt nhất là TỰ ĐỘNG HÓA được mọi công việc, để giảm sự lao lực. Nếu bạn làm việc một cách dễ dàng và thư thái, sự trì hoãn sẽ biến mất.

Hay ví dụ công việc cần rất nhiều thời gian, công sức. Bạn không thể làm ngày một ngày hai mà xong. Mà bạn còn rất nhiều công việc khác phải làm hàng ngày (ví dụ tôi thì phải chăm sóc cún). Nếu bạn lập tức toàn tâm toàn ý vào công việc này (làm ngay không trì hoãn) thì bạn sẽ bỏ lơi nhiều công việc khác và vì thế sẽ gặp rắc rối.

Vậy bạn phải làm thế  nào?

Trước hết là chia nhỏ công việc ra, ví dụ ngày đầu bạn chỉ làm cho tới 20%. Ngày sau lại tiếp 20%.

Đặc biệt, với các công việc lớn hay dài thì bạn còn không biết cách làm tiết kiệm thời gian công sức nhất hay còn không biết bắt đầu như thế nào.

Hãy nghĩ cách làm trước. Hãy brainstorming (động não) để nghĩ cách xử lý, và đây cũng là một phần công việc. Thường tôi dành 1, 2 ngày chỉ để nghĩ cách xử lý, và tôi viết hết vào sổ tay (để tư duy và để sau này có cần tham khảo lại).

Nếu brainstorming, bạn không chỉ dùng não mà còn dùng sổ tay nữa.

Kết luận:
  1. Trì hoãn việc phải làm sẽ ngăn cản thành công đến với bạn và làm bạn cảm thấy tội lỗi
  2. Trì hoãn chưa chắc đã là việc xấu
  3. Thói quen trì hoãn sẽ biến mất nếu bạn thay đổi cách làm việc (WORKSTYLE) hiệu quả
  4. Học tập, mài giũa bản thân để có thể chất thành công
Mark

Thursday, May 3, 2018

Để trở thành cao thủ tình trường

Không như mọi người nghĩ, cao thủ tình trường không phải là người hào nhoáng, ăn mặc trải chuốt, ăn nói rất khéo, thay bồ như thay áo, đánh đâu thắng đấy. Bạn chỉ có mindset đúng về luyến ái và tự tin vào bản thân mà thôi. Bạn chỉ là một người bình thường và sống một cuộc sống bình thường, nếu không nói là nhàm chán.

Thật phi lý nếu bạn là cao thủ tình trường nhưng lại không kiếm được người yêu cho đàng hoàng và phải thay bồ như thay áo. Những người thay bồ như thay áo thật ra chỉ là sở khanh.

Điều quan trọng là MINDSET (cách suy nghĩ để hành động) và GIÁ TRỊ QUAN của bạn.

Nếu bạn là cao thủ tình trường, bạn KHÔNG LỤY TÌNH và KHÔNG ĐAU KHỔ VÌ TÌNH. Vì thế, cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chuyện tình cảm, bạn có thể sống trong thanh thản và thậm chí là phấn khích (nếu bạn có mục tiêu, lý tưởng, ước mơ để theo đuổi trong cuộc đời). Điều đó có ý nghĩa với bạn không? Vì phần lớn mọi người nghĩ nó bất khả thi, họ còn chẳng buồn theo đuổi.

Vẫn cân nói cũ: Không phải bất khả thi, mà là rất khả thi ^^

Nếu bạn muốn và học tập để trở thành cao thủ tình trường thì mong muốn sẽ thành hiện thực. Cao thủ tình trường không có cảm xúc LƯU LUYẾN, vì thế không NÍU KÉO. Mà lưu luyến và níu kéo thể hiện giá trị quan sai lệch: Biết bao giờ tôi mới lại kiếm được người tuyệt vời như thế?

Chỉ là ảo giác thôi. Chỉ là một con người, và chẳng hơn người khác mấy đâu. Bạn chỉ đang để cảm xúc bóp méo giá trị quan. Thật lòng mà nói: Đời còn dài, gái (giai) còn nhiều!

Cảm giác thất tình là một cảm giác tệ hại. Không ai muốn trải qua lần thứ hai. Vì thế, bạn phải mài giũa dần bản thân để trở thành cao thủ tình trường. Đây gọi là sự tiến hóa, để bạn không đau khổ nữa.

Vậy làm thế nào để trở thành cao thủ tình trường?