TÍNH
TOÁN CHI PHÍ VÀ THU NHẬP KHI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
SIMULATION BY SAROMALANG
Bài
viết này để tham khảo cho các bạn đang phân vân giữa đi làm tu nghiệp sinh (thực
tập sinh) tại Nhật hay đi du học Nhật Bản. Hãy nhớ là nếu đi thực tập thì khi về
nước sẽ rất khó quay lại Nhật du học. Cũng không nên hi vọng sẽ học được gì vì
bạn chủ yếu làm công nhân tại Nhật. Bạn sẽ làm cùng một công việc trong suốt 3
năm tại một nước mà bạn không hiểu ngôn ngữ của họ.
Ghi
chú: Bài này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không liên hệ Saromalang về
xuất khẩu lao động hay thực tập tại Nhật. Saromalang chỉ hướng dẫn làm hồ sơ du
học.
Ngoài
ra, chế độ thực tập sinh thực ra không phải là lao động. Pháp luật Nhật Bản cấm
tuyển dụng lao động phổ thông từ nước ngoài. Chế độ này có nghĩa là bạn đi “thực
tập”, tức là “đi học việc”. Đúng ra thì không cần trả lương nhưng bạn nhận
lương theo dạng trợ cấp học việc. Phải nói điều này vì nhiều bạn đi làm thực tập
sinh nhưng cũng không hề tìm hiểu và thường đòi quyền lợi của “người lao động”.
Về pháp luật mà nói, bạn là học sinh sang Nhật học việc để về đóng góp cho
ngành công nghiệp của nước nhà.
Chí phí ban đầu
Theo
điều tra của tôi thì để đi được bạn sẽ phải đóng tiền 120 triệu ~ 300 triệu đồng.
Một phần sẽ được dùng làm tiền cọc và trả lại sau khi hoàn thành khóa thực tập
(có khóa 1 năm và khóa 3 năm). Vì sao đi học mà phải đóng tiền? Bạn phải hiểu
đây chỉ là quy luật kinh tế, người muốn đi xuất khẩu lao động rất đông và phải
qua công ty xuất khẩu lao động, cầu > cung nên phải đóng tiền.
Chi
phí ban đầu trung bình là khoảng 160 triệu ~ 240 triệu. Đây là mức giá được coi là chấp
nhận được trên thị trường.
Simulation (mô phỏng)
thu nhập bên Nhật