Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, May 23, 2018

Hướng dẫn giấy tờ cần chuẩn bị để làm hồ sơ du học Nhật Bản

Các giấy tờ cần để đăng ký du học Nhật Bản xin hãy xem tại DANH SÁCH GIẤY TỜ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DU HỌC TỰ TÚC NHẬT BẢN.

Đây là hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ theo từng giai đoạn để các bạn đăng ký du học chuẩn bị cho tiện.

Giai đoạn đầu tiên: Đăng ký với trường (phỏng vấn vv)

0. S gửi form đăng ký (application form) và chi phí hồ sơ cho người đăng ký
1. Điền bản nháp form đăng ký (application form)
2. Viết nháp lý do du học >>Hướng dẫn viết lý do du học Nhật Bản 2018
3. Chọn người bảo lãnh và thông báo các thông tin về người bảo lãnh:
- Nơi người bảo lãnh làm việc (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế vv)
- Thu nhập 3 năm gần nhất của người bảo lãnh
- Thu nhập năm gần nhất và số người phụ thuộc (để tính thuế vv)

Giai đoạn 1: Sao và công chứng giấy tờ cố định

(Nên sao/công chứng dư 01 bản và bạn giữ lấy 01 bản đó. Tất cả cố gắng sao hay công chứng ra A4 một mặt) => Xem cách làm tại Danh sách giấy tờ hồ sơ đăng ký du học tự túc Nhật Bản

1. Trang có hình và thông tin hộ chiếu: Sao 02 bản (không công chứng, chỉ sao duy nhất 01 trang)
2. Nếu từng nhập cảnh Nhật Bản: Sao tất cả trang nhập cảnh Nhật Bản ra 02 bản (không công chứng)
3. Chứng minh thư bản thân: Công chứng 02 bản
4. Giấy khai sinh: Công chứng bản gốc hoặc trích lục khai sinh mới cấp 02 bản
5. Bằng cấp học cuối cùng (đại học, PTTH vv): Bản gốc + công chứng 02 bản
6. Bảng điểm hoặc học bạ cấp học cuối cùng: Bản gốc + công chứng 02 bản
7. Chứng nhận học tiếng Nhật (trường tại Việt Nam): 01 bản gốc + 01 bản sao (không công chứng)
8. Chứng chỉ, bằng cấp tiếng Nhật: 01 bản gốc + 01 bản sao (không công chứng)
9. Hình thẻ 4cm x 3cm: 10 tấm (nền trắng hoặc sáng, ghi họ tên, ngày sinh mặt sau) => Hướng dẫn
10. Nếu đang học đại học dở chừng:
- Chứng nhận đang đi học tại trường: 01 bản gốc (do trường cấp)
- Thành tích ở thời điểm hiện tại: 01 bản gốc (do trường cấp)
11. Chứng nhận đang đi học hoặc đang đi làm (nếu có): 01 bản gốc
12. Thẻ sinh viên (nếu có): 01 bản sao
13. Bằng cấp tiếng Anh (TOEIC, TOEFL vv): 01 bản sao
14. Chứng minh thư người bảo lãnh: 02 bản công chứng
15. Sổ hộ khẩu của người đăng ký và người bảo lãnh: 02 bản công chứng
(Trường hợp 2 hổ khẩu riêng rẽ thì phải sao công chứng cả hai)
17: Nếu người bảo lãnh là anh, chị, cô, dì, chú, bác vv: Phải sao công chứng (02 bản) khai sinh của người bảo lãnh.
Nếu người bảo lãnh là cô, dì, chú, bác, vv: Phải sao công chứng thêm cả khai sinh của cha/mẹ liên quan để chứng minh là cùng cha mẹ (tức ông bà của người đăng ký).

Lưu ý: Ở giai đoạn 1 chỉ nộp các giấy tờ có sẵn hoặc kịp chuẩn bị.
Các giấy tờ trên nộp qua văn phòng hoặc gửi scan cũng được.
Cách gửi qua văn phòng:
- Mang tới trực tiếp hoặc nhờ người cầm qua
- Gửi qua bưu điện hoặc dịch vụ như Viettelpost vv
- Gửi qua Grab delivery vv (mắc hơn nhưng tới nhanh) => Trường hợp này người gửi trả tiền không chọn người nhận trả tiền (S sẽ không trả tiền nhận giấy tờ)
- Hoặc bạn có thể gửi bản scan qua không cần gửi giấy tờ qua ở giai đoạn này

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ sơ bộ

Đây là giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để gửi bản scan qua trường (cùng bản dịch của S) để trường kiểm tra, phản hồi và người đăng ký cùng S sửa lại hồ sơ theo yêu cầu của trường Nhật ngữ.

Các giấy tờ ở giai đoạn này cần được S hướng dẫn, kiểm tra trước khi làm bản chính thức.

0. Bổ sung các giấy tờ còn thiếu hay cần bổ sung, sửa chữa vv ở giai đoạn 1

1. Đơn đăng ký du học (application form): S sửa bản nháp ở giai đoạn 1 và bạn làm lại theo bản S đã sửa. Các bạn có thể tới văn phòng thì tới văn phòng S sẽ hướng dẫn trực tiếp tại văn phòng (cũng để tư vấn du học luôn.)

Với các bạn ở xa: S sẽ gửi bản mềm (file) đã sửa để người đăng ký in ra và viết.

Số lượng: 01 bản gốc

2. Các form cam kết của người bảo lãnh: S sẽ sửa bản nháp và đưa cho người đăng ký để người đăng ký đưa cho người bảo lãnh viết theo bản đã sửa.

Với các bạn ở xa: S sẽ gửi bản mềm (file) đã sửa để người đăng ký in ra và viết.

Số lượng: 01 bản gốc

3. Lý do du học: S sẽ sửa lý do và gửi người đăng ký để in ra và ký (nguyên tắc viết ra một tờ riêng).

Số lượng: 01 bản gốc

4. Chứng nhận công việc (đang đi làm tại công ty vv) và chứng nhận thu nhập: S hướng dẫn rồi mới làm theo hướng dẫn.
Số lượng: 01 ~ 02 bản gốc chứng nhận công việc + 01 ~ 02 bản gốc chứng nhận thu nhập

5. Chứng nhận số dư ngân hàng và bản sao sổ ngân hàng: S hướng dẫn rồi mới làm theo hướng dẫn.
Số lượng: 01 ~ 02 bản gốc mỗi loại giấy

6. Tờ giải thích quá trình hình thành nguồn tiền du học: S hướng dẫn rồi mới làm theo hướng dẫn.
Số lượng: 01 bản gốc

7. Các giấy tờ giải thích: Giải thích các điểm có thể gây nghi vấn trong hồ sơ. S sẽ kiểm tra, hỏi thông tin và làm các giấy giải thích này. Người đăng ký và người bảo lãnh làm theo hướng dẫn của S.
Số lượng: 01 bản gốc mỗi loại giấy.

Giai đoạn 3: Sửa chữa và bổ sung nốt hồ sơ

Đây là giai đoạn trường phản hồi và yêu cầu sửa chữa.

0. Bổ sung hay sửa chữa các giấy tờ còn thiếu hay cần sửa ở giai đoạn 2.

1. Sửa hồ sơ theo yêu cầu của trường và của S.

2. Bổ sung các giấy tờ mới phát sinh.

Giai đoạn 4: Gửi hồ sơ trang trường và bổ sung giấy tờ lên cục

S gửi EMS giấy tờ mà trường đã kiểm tra sang trường để trường nộp lên Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Ở giai đoạn này, nếu có giấy tờ cần bổ sung, thay thế vv (ví dụ bằng cấp chứng chỉ tiếng Nhật vv) thì thường là có giai đoạn 2 tuần để bổ sung giấy tờ lên Cục. Các giấy tờ này người đăng ký cần nhanh chóng bổ sung cho S để S gửi EMS sang trường để trường bổ sung lên Cục.

0. S thông báo hạn nộp lên Cục
1. Người đăng ký bổ sung giấy tờ để S gửi sang trường
2. S thông báo hạn nộp bổ sung lên Cục
3. Người đăng ký bổ sung giấy tờ cần bổ sung / thay thế (nếu có) để S gửi sang trường để nộp lên Cục

Lưu ý: Gửi EMS nhanh sang trường tại Nhật thường mất 1 ~ 3 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ Việt Nam hay Nhật Bản).

Giai đoạn 5: Cục kiểm tra hồ sơ và có thể gọi điện kiểm tra/phỏng vấn

Người đăng ký và người bảo lãnh cần nắm rõ hồ sơ để trả lời.
S sẽ đưa bản scan hồ sơ cho người đăng ký và người bảo lãnh và hướng dẫn cách chuẩn bị trả lời gọi điện kiểm tra/phỏng vấn.

Sau giai đoạn này thì bạn đợi kết quả, trong lúc đó tranh thủ học tiếng Nhật lên tối thiểu trình độ N4 để còn đi làm thêm tại Nhật.
iSea Saromalang

No comments:

Post a Comment