Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, November 25, 2019

Ôn cố tri tân 2020

Ôn lại năm cũ và lập kế hoạch cho năm mới. Kế hoạch năm 2020 của tôi là gì?

Tôi sẽ giữ nguyên kế hoạch 2019 vì vẫn chưa làm xong. Ngoài ra, còn tham khảo cả vận số nữa. Không phải là mê tín mà đơn giản vận số là vận số chung của mọi người, nếu chúng ta hành động phù hợp thì vận số cũng sẽ biến thành thực tế. Năm 2019 thì tôi ở ẩn khá tốt, trừ việc viết trên đây và trên Page (Page là dùng cho nhật ký hành động để so sánh giá cả nhằm mua rẻ hơn, list các món nấu ăn, công thức nấu ăn để tiết kiệm và healthy hơn vv).

"Ôn cố" - những việc làm được năm 2019

Quan trọng nhất là KPI, đã hiển thị hóa được dòng tiền và từ đó tiết kiệm tối đa chi phí. Đây là chỉ số KPI quan trọng nhất: Không bị mất tiền.

Ngoài ra về lối sống cũng đã thành công trong việc tối giản hóa đồ đạc và hợp lý hóa lối sống.

Tôi đã xây dựng được THỂ CHẤT TIẾT KIỆM để tiết kiệm tiền bạc, từ tháng 10 đã tiết kiệm được 3 triệu/tháng.

Ôn lại cách làm một tí:
- Thiết lập giới hạn trên của việc chi tiêu cho từng mục (xem ví dụ)
- Nấu ăn để tiết kiệm tiền: Tự nấu ăn ngon là cách tiết kiệm tốt nhất, tôi còn tự muối dưa cà. Về đạm thì hạn chế thịt và chuyển sang ăn cá là chính.
- So sánh giá và mua với giá rẻ nhất => lập bảng so sánh giá trên Page cá nhân, đi bách hóa thay vì siêu thị vv
- Thiết lập mục tiêu tiết kiệm (không tiêu quá số tiền X hàng tháng) => cần từ bỏ mục tiêu không đáng giá
- Từ bỏ mục tiêu không đáng giá => Sức mạnh của từ bỏ
- Áp dụng tư duy nghèo để trở nên giàu có => Bắt đầu lối sống tằn tiện để tăng an toàn

Ngoài ra, tôi cũng thiết lập ngân sách để đi du lịch là 15M/năm. => Cẩm nang zulibu

Như vậy, tôi đã xây dựng được thể chất tiết kiệm trong năm 2019 để tiếp tục phát huy trong năm 2020, hơn nữa từ năm 2020 sẽ làm những việc mà 2019 chưa làm, đó là zulibu.

2019 chưa làm vì chưa có thời gian, vì đang bận để tối giản hóa đồ đạc, cuộc sống và xây dựng thể chất tiết kiệm, nhằm từ 2020 sẽ dồi dào tài chính hơn.

"Tri tân" - những việc sẽ làm 2020

Zulibu, để nhiều việc may mắn sẽ xảy ra, đúng như VẬN SỐ. Quả thật là càng đi du lịch thì càng gặp nhiều may mắn. Trong năm 2019 thì tôi chỉ đi trong nước, và thấy khá tốt.

Ngoài ra, năm 2020 sẽ bắt đầu đi học lại đại học. Bằng cách này sẽ nâng cao được năng lực của bản thân, mà vẫn có GIỚI HẠN THỜI GIAN để tránh kiệt sức.

Từ cuối năm 2019 tôi bắt đầu đạp xe đạp và thấy rất tốt, vừa tiết kiệm tiền xăng, tiết kiệm tiền gửi xe, mà lại còn khỏe hơn nữa. Năm 2020 cũng tiếp tục thói quen đạp xe này. Chắc chắn sẽ rất tuyệt.

Ngoài ra, cũng cần quay lại thói quen chạy bộ chậm (slow joggin) nữa (tại vì chuyển qua chỗ mới đường phố chán quá, không có chỗ thể dục như chung cư cũ).

Về công việc, cuộc sống thì sẽ bắt đầu lại lớp ngoại ngữ theo cách nào đó, vì đây cũng là đam mê, và tiếp xúc với các bạn học tập sẽ cùng nhau tiến bộ. Tất nhiên là phải nghĩ được hình thức hợp lý để mọi người cùng nhau tham gia một cách vui vẻ và không mệt mỏi, lại không tốn kém nhiều chi phí.

Hết, vậy thôi.
Mark

Học lại đại học

Từ tháng này tôi quyết định đi học lại đại học. Tuy là "đi" nhưng không phải tới campus để học mà là học "tại chức kiêm tại gia" tức là học ở nhà, tự học. Vì thế, sẽ cần quyết định THỜI KHÓA BIỂU.

Mỗi ngày sẽ học 2 ~ 3 tiết (1 tiết 90 phút), tuần học 4 ngày, tức là 8 ~ 12 tiết (x 90 phút = 12 ~ 18 giờ).

Các môn như sau:
- Trang web thương mại
- Lớp ngoại ngữ
- Tài chính
- Lập trình

Vì sao phải học đại học?

Để có giới hạn thời gian, tránh làm một việc quá nhiều, quá lâu, quá sức sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống. Cuộc sống không chỉ công việc hay học tập, mà còn phải có vui chơi giải trí, và quan trọng là thư thái không lao lực nữa. Với giới hạn thời gian thì chúng ta sẽ kiểm soát cuộc sống của bản thân tốt hơn.

Vì sợ nhất không phải là không kỷ luật hay trì hoãn, mà sợ nhất là làm việc quá sức. Làm việc quá sức sẽ làm cuộc sống, tâm trạng lao dốc. Chẳng vui gì khi lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

Tôi không biết việc này sẽ thay đổi được gì, nhưng trước hết là phải THỰC HÀNH đã. Đầu tiên là làm thời khóa biểu ngay và luôn trên máy tính (file Excel).

Còn TUÂN THỦ và KỶ LUẬT được hay không, thì là chuyện khác, cứ từ từ điều chỉnh dần.
Nói chung thì mục tiêu ban đầu chỉ là 50%, cho nó nhẹ nhàng.

Chúng ta không cần là học sinh xuất sắc. Chỉ cần là học sinh trung bình nhưng quan trọng là học tập một cách lâu dài. Biết đâu sẽ thành một thói quen tốt và giúp cuộc sống tốt hơn.

Thôi, đi ngủ đã. Chắc sẽ có giấc mơ đẹp đây. Tôi sẽ mơ về THỜI KHÓA BIỂU.
Mark

Saturday, November 23, 2019

Nhật ký ... tằn tiện

"Làm thế nào để sống tằn tiện mà vẫn hạnh phúc?"
"Làm thế nào để tiết kiệm tiền mà không đổ vỡ các mối quan hệ?"
"Quan trọng nhất là, làm thế nào tằn tiện mà vẫn khỏe như chưa bao giờ khỏe?"


Tôi vẫn tiếp tục sống tằn tiện và khỏe như vâm. Vì tôi tiết kiệm tiền xăng! Nên giờ toàn đạp xe. Tôi đạp xe từ nhà tới đại siêu thị Vivo hết tầm 20 phút, mà xe đạp lại được gửi miễn phí, nên tiết kiệm được 5k tiền gửi xe. Ngoài ra, bạn có thể dạo quanh đi chơi bên đấy nữa, tốt hơn các siêu thị khác vì bên đấy là khu đô thị nên nhiều chỗ đi chơi hơn.

Nếu bạn muốn sống tằn tiện, hay tiết kiệm, bạn phải suy nghĩ nghiêm túc và VIẾT NHẬT KÝ. Đây không phải là khuyên nhủ gì, tôi chỉ viết nhật ký thôi. Từ đó, sẽ nghĩ ra được trăm phương ngàn kế và những thủ đoạn ti tiện để tiết kiệm!?!

Tháng 10 tôi bắt đầu đặt ra chỉ tiêu về tiết kiệm, tức là không chi tiêu quá một số tiền X/tháng, và tiền ăn không quá Y/tháng. Kết quả là nhờ QUYẾT TÂM CAO mà đã đạt, thậm chí vượt chỉ tiêu được mấy trăm k. Cụ thể là so với trung bình tháng 8 và tháng 9, tôi đã tiết kiệm được ... 3 triệu.

Hãy tưởng tượng, nếu duy trì trong 1 năm thì số tiền là 30 triệu. Cộng với ngân sách zulibu 15 triệu/năm thì có 45 triệu để đi du lịch, dư sức zulibu nước ngoài 2, 3 lần. Nhưng tôi sẽ hạn chế zulibu nước ngoài 1 lần/năm để tập trung du lịch miền tây và phía nam trước.

Nhưng để làm thế thì không dễ dàng, trong tuần cuối cùng tôi chỉ còn ngân sách tiền ăn 70k/ngày, thế là phải nấu ăn, khá vất vả và thiếu thốn. Thực sự là tôi rơi vào cơn đói chưa từng thấy vì không có kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm. Tôi bị thiếu hạt, thiếu bánh, thiếu trái cây. Tôi bắt đầu cảm thương với người đói người đường, mà không hề biết rằng: Họ hạnh phúc hơn tôi nhiều.

Vì nếu đã quen cái khổ, cái đói thì còn khổ gì nữa!

Chúng ta chỉ cần quen với cái đói, là sẽ hạnh phúc, theo chân lý: Sướng khổ luân hồi, sướng cực độ sẽ chuyển khổ, khổ cực độ sẽ chuyển sướng. Như là vòng xoáy vô cực infinity .

Sở dĩ 70k/ngày mà vẫn thiếu thốn vì tôi toàn mua thịt, nên không mua được nhiều, chứ mua cá thì đã ngon rồi. Ngoài ra, tôi toàn đi siêu thị L của Hàn Quốc, ở đấy bán mắc hơn bách hóa nhiều, lại toàn phải mua gói lớn, nên lãng phí rất nhiều.

Chỉ sợ hàng không giảm giá, sợ gì gió táp mưa sa!

Thành tích tháng 11

Monday, November 18, 2019

Vì sao bạn không dậy sớm?

Trong bài trước (Ngủ đông để thành công) tôi có nói về tâm lý học vì sao có chủ trương dậy sớm sẽ thành công. Trong bài này tôi nói về việc vì sao con người hiện đại ngày càng thức khuya và dậy muộn.

Các bà mẹ nội trợ luôn muốn con mình ngủ sớm, dậy sớm và rất hay kêu ca phàn nàn. Vì sao bạn lại không làm thế được? Tức là 9, 10 giờ ngủ, 5, 6 giờ sáng dậy?

Bởi vì hai cuộc sống khác hẳn nhau và tôi sẽ nói ở đâu đó trong bài.

Cuộc sống hiện đại

Cuộc sống hiện đại ngày nay gắn liền với công sở, tức là đi làm 9 ~ 10 tiếng một ngày, bị bó buộc thời gian, không gian, nên mức độ căng thẳng (stress) cao hơn xã hội nông nghiệp nhiều.

Xã hội nông nghiệp không phải ít việc, nhưng thường tự do thời gian, tự do không gian, không có cấp trên giám sát. Hôm nào mệt thì nghỉ ở nhà, hôm khác làm bù vào. Thời điểm nông nhàn thì chỉ trà nước qua ngày.

Đặc biệt là chẳng ai làm trưa hay đầu chiều, mà thường về nhà ngủ trưa 1 ~ 2 tiếng, tỉnh dậy còn uống trà chán mới lo bữa cơm chiều.

Họ đi ngủ sớm là vì họ KHÔNG CĂNG THẲNG, không liên quan làm việc nhiều hay không (người chăm làm nhiều, người lười thì ngủ là chính), mà liên quan tới LỐI SỐNG: Không bị gò bó thời gian và không gian.

Tức là nếu mệt thì bạn nghỉ hoặc nằm ngủ, không phải căng mắt ra như dân công sở.

Cuộc sống hiện đại ở VN thường thế này: Bắt đầu làm 8 giờ sáng, tới 5 giờ chiều (8 tiếng + 1 tiếng nghỉ trưa). Để có ăn sáng và đi lại, bạn phải dậy lúc 6:30. Tối thì bạn về nhà lúc tầm 18:00, đi chợ và nấu ăn mất 1 ~ 2 tiếng, nên ăn uống xong lúc tầm 20:00. Sau đấy tắm rửa dọn nhà là tầm 21:00 ~ 22:00. Từ giờ này mới là giờ bạn có thể đi ngủ.

Nhưng không ai đi ngủ lúc 10 giờ!

Sunday, November 17, 2019

Ngủ đông để thành công

Dạo gần đây bọn diễn giả chuyết về phong trào "Dậy sớm để thành công". Dậy sớm hơn để có sức khỏe tốt hơn, để nhiều thời gian làm việc hơn, để thành công hơn vv. Nhưng thực sự có phải vậy đâu!

Nếu dậy sớm mà thành công thì người VN hẳn là cực kỳ thành công, vì họ toàn dậy từ lúc gà chưa gáy, tầm 4, 5 giờ sáng để đưa đón con đi học, làm đồ ăn sáng cho con. Cũng có người thành công dậy tầm đấy, nhưng đa số đều nghèo. Nếu không thì họ đã chẳng dậy mà thuê người khác làm cho.

Người Nhật có câu: 一年の計は元旦にあり Kế sách một năm nằm ở ngày nguyên đán (mộng một)
Tôi có câu: 一日の計は睡眠にあり Kế sách một ngày nằm ở giấc ngủ

Vì sao có chủ trương "dậy sớm sẽ thành công"?

Sunday, November 10, 2019

Sức mạnh của từ bỏ

Không thể thành công

Quả thật là có những năm dù làm việc gì cũng không thành công. Có những việc tưởng như thành công 99% rồi, đến phút chót vẫn đổ bể. Cũng có thể gọi là "năm không thành công mấy", nhưng thực ra thì vẫn thành công trong nhiều việc thôi. Có những việc chắc chắn có thể thành công là cải thiện lối sống, hay tiết kiệm tiền bạc.

Nhưng những việc khác bên ngoài thì không thành công, vì nhiều lý do như thể lực không đủ để theo đuổi tới cùng, điều kiện khách quan. Bằng cách nào đó, mọi việc sẽ đổ bể phút chót, có thể là vì bản thân đột nhiên thấy mệt mỏi và mất đi động lực, không còn muốn theo đuổi mục tiêu nữa.

Ngu trung với mục tiêu bất chấp tình hình khách quan hay thể lực của bản thân không phải là việc khôn ngoan. Có những lúc từ bỏ thì tốt hơn là tiếp tục theo đuổi.

Đây gọi là sức mạnh của từ bỏ.

Vì nếu tiếp tục theo đuổi thì vấn đề là sẽ tốn thêm rất nhiều tài nguyên, mà hiệu quả lại cực thấp. Điều đó có thể dẫn tới thất bại nặng nề hơn, mất hết tài nguyên và sau này khôi phục rất khó khăn. Cũng như trong chiến tranh, không phải lúc nào cũng nên đánh, đôi khi chỉ nên phòng thủ, bảo toàn lực lượng thôi. Cho dù đối phương có suy yếu đi nữa, nhưng không đủ thực lực, thì sao mà đánh? Đánh mà không tiêu diệt được đối thủ, lại mất hết tài nguyên, sau này làm sao khôi phục?

"Không có thất bại, chỉ có kinh nghiệm".

Dù người ta nói như thế nhưng theo tôi, thất bại là thất bại và chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận nó. Thất bại chỉ là kinh nghiệm nếu sau đấy bạn thành công. Còn nếu sau đó bạn đại thất bại thì thất bại chỉ là thất bại mà thôi.

Khi bạn thất bại hoàn toàn thì không chỉ mất đi tài nguyên mà mất luôn sự tự tin, và sẽ sa đà vào trách cứ bản thân. Đằng nào cũng thất bại thì thà rằng từ bỏ sớm để bảo toàn lực lượng.

Xây dựng thể chất thành công

Thursday, November 7, 2019

Sống tằn tiện và tư duy nghèo

Bằng cách giảm chi tiêu chúng ta sẽ tăng tiền tiết kiệm lên tương ứng, và quan trọng hơn là tăng gấp bội Hệ số tiền - thời gian. Tức là thời gian bạn kiếm lại được so với thời gian bạn bỏ ra. Sơ đồ của Hệ số tiền - thời gian là như sau:


Ví dụ bạn kiếm 10 đồng tiêu hết 7 đồng, nên còn 3 đồng, tỉ lệ tiết kiệm là 3/10 = 30%.
Nhưng nếu bạn chỉ tiêu 5 đồng, giảm đi 20 đồng (20%) thì tỉ lệ tiết kiệm là 5/10 = 50%.

Nếu chỉ thế thôi thì chẳng có động lực gì mấy, vì chỉ là LỢI ÍCH ĐƠN. Nhưng bạn nhầm rồi, hai mức tiết kiệm là khác hẳn nhau.

Vì nếu bạn kiếm 10 đồng, tiêu 7 đồng, tiết kiệm 3 đồng thì lối sống của bạn là lối sống 7 đồng, mỗi tháng đi làm dư 3 đồng bạn chỉ mua được non nửa tháng không phải đi làm.

Còn nếu bạn tiêu 5 đồng, tiết kiệm 5 đồng, mỗi tháng bạn đi làm sẽ dư ra một tháng không phải đi làm.

Tức là hệ số tiền - thời gian (thời gian mua lại được so với thời gian đã bỏ ra đầu tư) tăng hơn gấp hai lần.

Vì sao người sống tằn tiện luôn sinh tồn?