Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, March 23, 2015

Hướng dẫn viết và nộp xin giấy phép làm thêm tại sân bay (bản chính thức)

Chú ý: Giấy này là bản chính thức, bạn phải chuẩn bị sẵn từ nhà chứ ở sân bay sẽ không có. Bạn nộp kèm các giấy tờ khác. Nếu bạn quên nộp, khi vào Nhật bạn sẽ phải lên Cục xuất nhập cảnh địa phương để xin giấy phép được làm thêm, sẽ mất thời gian và chi phí đi lại.

Bạn nộp giấy này khi làm thủ tục nhập cảnh (lần đầu) vào Nhật Bản để du học. Bạn sẽ nộp tại sân bay giầy này cùng hộ chiếu và COE (tư cách lưu trú). Nhận lại: Hộ chiếu và thẻ lưu trú (zairyuu kaado) mặt sau có ghi cho phép làm thêm.

Giấy này tên tiếng Nhật là 資格外活動許可申請書 Shikakugai katsudō kyoka shinsei-sho [tư cách ngoại hoạt động hứa khả thân thỉnh thư], tức là "Đơn xin cho phép hoạt động ngoài tư cách". "Tư cách" của bạn là "du học sinh", nên bạn phải xin để đi làm thêm (vì đi làm thêm thì không phải mục đích của bạn mà).

Ngày xưa thì nhập cảnh xong rồi mới tới cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương (ví dụ Cục Tokyo thì ở ga Shinagawa) xin nhưng giờ họ CẤP TẠM ngay tại sân bay để bạn có thể đi làm thêm ngay. Chú ý: Sau đó vẫn phải làm đầy đủ thủ tục như đăng ký địa chỉ, bảo hiểm, .... (trường sẽ hướng dẫn).

Trường Nhật ngữ thường gửi form trắng cho các bạn điền sẵn trước khi lên máy bay và các bạn cũng có thể tải về tại đây:


Mục đích là có được dòng chữ cho phép làm thêm tối đa 28 giờ/tuần này ở mặt sau thẻ lưu trú 在留カード mà bạn được cấp ngay tại sân bay:

許可:原則週28時間以内・風俗営業等の従事を除く 
Cho phép: Trên nguyên tắc trong vòng 28 giờ/tuần
(Loại trừ làm thêm tại những nơi như kinh doanh giải trí người lớn)

Cách điền form xin làm thêm tại Nhật (nộp khi nhập cảnh tại sân bay)

Saturday, March 21, 2015

Cách chọn tên phiên âm katakana để sử dụng tại Nhật

Tên người Anh Mỹ sẽ thường gồm có:
  • First name: Tên
  • Middle name: Tên giữa
  • Last name (Family name): Họ
Tên người Nhật thì sẽ chỉ có họ và tên.
  • 姓 SEI [tính] = Họ
  • 名 MEI [danh] = Tên
Gọi chung thì là 氏名 shimei [thị danh] hay 名前 namae [danh tiền] (họ tên).
Tên người Việt: Dù nhiều người thường hiểu nhầm Middle name là "tên đệm" nhưng thật ra không phải. Theo tôi người Việt chỉ có họ và tên thôi.

Ví dụ: Nguyễn Sa Rô Ma Lang thì "Nguyễn" là họ và "Sa Rô Ma Lang" là tên.
Vì thế, khi điền tên vào các văn bản thì nên điền thế này:

First name: Nguyễn
Middle name: (để trống)
Last name: Sa Rô Ma Lang

Nhiều người nghĩ tên đệm là Middle name (ví dụ Sa Rô Ma) nên trên các giấy tờ đều bị ghi là "Nguyen Lang Sa Ro Ma" chẳng ra sao cả.

Bảng tổng kết cách ghi tên người Việt trong form tiếng Anh và tiếng Nhật

TIẾNG VIỆT: NGUYỄN SA RÔ MA LANG
TIẾNG ANH (ENGLISH)
First name
Last name
Middle name
NGUYEN
SA RO MA LANG

First name
Middle name
Last name
NGUYEN

SA RO MA LANG
First name
Last name
NGUYEN
SA RO MA LANG
TIẾNG NHẬT (日本語)
(sei, họ)
(mei, tên)
グエン
サ ロ マ ラン
グエン
サ・ロ・マ・ラン
氏名 (shimei, họ và tên)
グエン サ ロ マ ラン
グエン・サ・ロ・マ・ラン

Khi viết tên bạn bằng katakana trong tiếng Nhật thì hãy viết theo đúng thứ tự tiếng Việt:
  • 姓 (họ): グエン
  • 名 (tên): サ ロ マ ラン

Họ tên đầy đủ có thể viết là:
  • 名前:グエン サ ロ マ ラン
(hay là: グエン・サ・ロ・マ・ラン)

Nhìn chung thì tên nên hạn chế dấu gạch ngang (phiền phức, dài dòng và lại dễ nhầm). Nhưng nếu để người khác phiên âm thì lại thường sai. Do đó, bạn cần chuẩn bị tên katakana trước khi sang Nhật. Khi nhập học hay làm sổ ngân hàng hãy ưu tiên dùng tên romaji không dấu (NGUYEN SA RO MA LANG) tiếp theo đó là tên katakana bạn chuẩn bị trước (グエン サ ロ マ ラン). Không nên để họ nghe rồi viết vì thế nào cũng sẽ bị sai.

Hãy chuẩn bị tên katakana trước khi đi làm các thủ tục tại Nhật! Hãy kiên quyết yêu cầu dùng tên bạn chọn.

(C) Saromalang Overseas

Tuesday, March 17, 2015

Văn hóa HOURENSOU của người Nhật

Công ty Nhật thường có văn hóa HOURENSOU và đây là cách chơi chữ của người Nhật. Vốn HOURENSOU là ほうれん草 hourensou hay ホウレンソウ hourensou tức là cải bó xôi (spinach, rau chân vịt, ...).

ほうれん草 hourensou (cải bó xôi)

Nhưng không phải! HOURENSOU ở đây là 報・連・相 (ほう・れん・そう) tức là BÁO - LIÊN - TƯƠNG. Đây là phong cách làm việc trong công ty Nhật, yêu cầu nhân viên phải báo cáo, liên lạc thường xuyên với cấp trên. Bạn cần hiểu rằng, văn hóa làm việc tại công ty Nhật là VĂN HÓA BÁO CÁO.

BÁO - LIÊN - TƯƠNG là như dưới đây.

報告 HOUKOKU
[báo cáo] Báo cáo tình hình cho cấp trên

連絡 RENRAKU
[liên lạc] Liên lạc với những người liên quan

相談 SOUDAN
[tương đàm] Xin ý kiến, xin tư vấn: Khi có vấn đề khó không biết xử trí thì hỏi người xung quanh.

Tuy vậy, cũng có công ty không áp dụng với lý do không tạo ra thành quả, ví dụ công ty 無印良品 (Mujirushi Ryōhin).

Đa phần các công ty Nhật áp dụng HOURENSOU nên bạn nên làm quen dần.

Sunday, March 8, 2015

Vì sao tư cách lưu trú (COE) chỉ có 1 năm 3 tháng?

Khi bạn đậu tư cách lưu trú (COE = Certificate Of Eligibility, tiếng Nhật: 在留資格認定証明書 Zairyū shikaku nintei shōmeisho [tại lưu tư cách nhận định chứng minh thư]) thì thước hết trường sẽ gửi bản scan của COE này, phiếu yêu cầu đóng học phí với số tiền phải đóng (invoice), giấy nhập học.

Bạn sẽ mang giấy tờ này ra ngân hàng điền form gửi tiền cho trường theo tài khoản chỉ định trên invoice.

Sau đó, trường sẽ gửi COE về. COE trông sẽ như thế này:


COE (tư cách lưu trú) để du học Nhật Bản

Nếu để ý kỹ thì thời hạn chỉ là "1year 3months" tức là chỉ được "1 năm 3 tháng" chứ không phải là 2 năm. Việc này là có lý do của nó.

Thời hạn chỉ có 1 năm 3 tháng!

Thời hạn TỐI ĐA bạn được học tiếng Nhật là 2 năm, do đó các cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cho bạn thời hạn ban đầu là 1 năm 3 tháng. Trong 90 ngày khi visa còn thời hạn hiệu lực (tức là sau thời điểm 1 năm tới Nhật du học, trong vòng 3 tháng) bạn phải GIA HẠN VISA. Các cục XNC Nhật Bản đặt ra 1 năm 3 tháng là để họ xem bạn có đi học đầy đủ hay không, vì trong giấy tờ gia hạn visa có cả báo cáo của trường về tỷ lệ lên lớp của bạn. Nếu bạn ghỉ học quá nhiều và tỷ lệ lên lớp (gọi là 出席率 Shusseki-ritsu [xuất tịch suất]) thấp thì coi chừng!

Chú ý là mọi du học sinh đều có thời hạn "1 năm 3 tháng" như nhau và bạn cũng không cần lo lắng vì miễn là bạn vẫn đang học tại Nhật thì bạn sẽ luôn có thể GIA HẠN VISA (điều kiện là không nghỉ học nhiều, đóng học phí đầy đủ, không phạm pháp, ...). Tóm lại là nếu bạn không làm gì quá đáng thì cứ yên tâm mà học tập nhé. Nhật Bản cũng không bao giờ đuổi học sinh mà không cảnh cáo trước nhưng tốt nhất là hãy làm việc đúng đắn và không bao giờ bị cảnh cáo!

Sau khi có COE (bản gốc) thì bạn sẽ xin visa tại đại sứ quán/lãnh sự quán Nhật Bản. Họ sẽ đóng visa vào một trong trong hộ chiếu của bạn.

Vì sao visa chỉ có thời hạn 90 ngày?

Khi bạn xin visa du học Nhật thì visa sẽ được dán vào trong hộ chiếu thế này:

Visa du học Nhật Bản

Hãy chú ý vòng tròn đỏ. Ngày cấp Date of issue (ví dụ) là 17/9/2014 và Ngày hết hạn Date of expiry là 17/12/2014, tức là cũng chỉ có 90 ngày!

Đây không phải là THỜI HẠN VISA. Thời hạn visa là "For stay(s) of" ở bên dưới là 1 YEAR 3 MONTHS tức là 1 năm 3 tháng.

90 ngày chỉ là thời gian hết hạn của visa này, tức là bạn phải nhập cảnh trong thời gian 90 ngày từ ngày xin cho tới ngày hết hạn, nếu không sau đó thì có chìa visa này ra cũng không nhập cảnh được nữa.

(C) Saroma Overseas

Saturday, March 7, 2015

Lịch nở hoa sakura năm 2015

Dành cho các bạn đi du học kỳ 04/2015.

Mỗi năm, người Nhật lại đưa ra dự báo lịch nở hoa anh đào, ngày nở hoa さくら開花 sakura kaika [khai hoa] cũng như ngày nở rộ nhất 満開 mankai [mãn khai]. Ngày khai khoa là ngày hoa bắt đầu nở, còn ngày mãn khai (thường sau đó 1 tuần) là lúc hoa nở rộ nhất, đẹp nhất.

Bạn có thể tìm với chìa khóa 桜の開花予想 (sakura no kaika yosou).

Như vậy ở Tokyo năm nay hoa bắt đầu nở vào tầm ngày 27 tháng 3 và nở rộ nhất vào ngày 4 tháng 4 (dự báo). Sau nở rộ thì hoa vẫn còn thêm khoảng 1 tuần. Dù bạn có lỡ mãn khai thì không cần tiếc, vì năm sau hoa lại nở. Cái mà cần hi vọng là mùa đông năm tới (tầm tháng 1, 2) tuyết sẽ rơi, vì không phải năm nào tuyết cũng rơi ở Tokyo.

Lịch năm nay:


Nguồn: Khí tượng Nhật Bản
Trong ngoặc (t.b. năm) là trung bình hàng năm.

Bản đồ nở hoa trên sakura.weathermap.jp (hãy xem trực tiếp trên trang web - link bên dưới):

Lịch khai hoa anh đào 2015 tại Nhật (dự báo)

Nguồn: Weathermap.jp

Tuesday, March 3, 2015

Các dạng visa ở Nhật và chiến lược định cư Nhật Bản

Đây là các dạng visa để người nước ngoài sống ở Nhật:
  1. 留学 Ryuugaku [lưu học] = Visa du học
  2. 定住 Teijuu [định trú] = Visa định trú
  3. 永住 Eijuu [vĩnh trú] = Visa cư trú vĩnh viễn (vĩnh trú)
  4. 永住者配偶者 Eijuusha haiguusha [Vĩnh trú giả phối ngẫu giả] = Người là vợ/chồng của người có vĩnh trú
  5. 日本人配偶者 Nihonjin haiguusha [Nhật Bản nhân phối ngẫu giả] = Vợ/chồng của người Nhật
  6. 家族滞在 Kazoku taizai [gia tộc đới tại] = Sống cùng gia đình
  7. 難民 Nanmin [nạn dân] = Dân tị nạn => Xin visa định trú
  8. 就労ビザ Shuurou biza [tựu lao visa] = Visa lao động
  9. 観光ビザ Kankou biza [quan quang visa] = Visa du lịch
  10. 商用/観光ビザ Shouyou/Kankou visa [thương dụng, quan quang] = Visa business / du lịch
  11. 投資経営ビザ Toushi keiei biza [đầu tư kinh doanh] = Visa kinh doanh, đầu tư

Để đi làm thêm thì bạn cần có một trong các visa từ 1 tới 8. Ngon nhất theo tôi có lẽ là 難民ビザ Nanmin biza = cư trú với tư cách dân tị nạn. Ngày xưa có nhiều người vượt biển sang Nhật hiện vẫn giữ tư cách lưu trú "nanmin".
かっこよくない kakko yokunai? Không cool sao?
Cần phân biệt ビザ (visa) với COE (Certificate Of Eligibility):

  • ビザ: Visa, hay gọi là "thị thực", là tờ giấy dán vào hộ chiếu của bạn, cho phép bạn sống tại Nhật với thời hạn cụ thể. Khi sắp hết hạn (trong vòng 90 ngày) bạn phải đi gia hạn bằng hồ sơ thích hợp. Tiếng Nhật gọi visa chính thức là 査証 sashou [tra chứng].
  • COE: Là 在留資格認定証明書 Zairyuu shikaku nintei shoumeisho [tại lưu tư cách nhận định chứng minh thư" = Giấy chứng nhận cấp tư cách lưu trú

Khi nộp hồ sơ du học, bạn sẽ được cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp COE, sau đó mới đi xin visa. Các công ty du học quảng cáo "Đậu visa 100%" là KHÔNG CHÍNH XÁC, hoặc là LỪA BẠN. Bởi vì nếu bạn không đậu COE thì họ sẽ nói là "chúng tôi không vi phạm lời hứa vì bạn phải có COE thì xin visa sẽ đậu 100%". Nhưng về cơ bản có COE thì xin visa chỉ là thủ tục và đậu 100% thật.

Liệu có nên tin những công ty nói không chính xác và cũng không giải thích chính xác cho bạn? Bạn phải tự phán đoán thôi.

Để được làm thêm tại Nhật

Bạn phải có "giấy cho phép hoạt động ngoại khóa" 資格外活動許可書 Shikakugai katsudou kyokasho" [tư cách ngoại hoạt động hứa khả thư].

Giấy này xin tại đâu?
Bạn điền biểu mẫu xin giấy phép này và nộp tại sân bay khi làm thủ tục nhập cảnh. Saroma sẽ chuẩn bị cho bạn biểu mẫu này và hướng dẫn bạn cách điền khi bạn sắp đi du học.

Ngoài ra, nếu được thì lấy người Nhật là bạn có thể ở Nhật lâu dài, gọi là visa hôn nhân.

Điều kiện để cư trú vĩnh viễn tại Nhật

Để xin 永住 Eijuu [vĩnh trú] bạn phải sống ở Nhật từ 10 năm trở lên và đi làm đóng thuế từ 5 năm trở lên (phải là dạng visa lao động chứ không phải là làm thêm arubaito).

Nếu bạn du học, thì thường bạn học cũng hết hơn 5 năm. Do đó, chịu khó đi làm công ty thêm 5 năm là đủ tư cách xin.

Có vĩnh trú thì bạn có thể thoải mái ra vào Nhật mà không cần xin visa, giống người Nhật, trừ mỗi việc là không được BẦU CỬ.

Xem Điều kiện xin quyền vĩnh trú Nhật Bản tại Yurika Japan Life.

Điều kiện nhập quốc tịch Nhật


Bạn phải sống ở Nhật không dưới 5 năm, có công ăn việc làm để mưu sinh được ở Nhật. Xem Điều kiện xin nhập quốc tịch Nhật tại Yurika Japan Life.

Có nhiều con đường để định cư tại Nhật và hãy coi nó là một LỰA CHỌN của bạn.

Good luck!

Saroma Overseas