Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, August 24, 2021

Cách nấu cá tối giản siêu ngon

Chào các bạn!

Trong bài này S sẽ giới thiệu cách nấu cá ngon, bổ, rẻ, dành cho người lười, đó là canh chua cá và cá kho. Chiên cá thì cũng tốt nhưng sẽ phải chuẩn bị chảo dầu và pha nước mắn chanh tỏi ớt chẳng hạn, có vẻ tốn nhiều công sức mà dọn dẹp cũng phức tạp do dầu mỡ bắn tùm lum.

Nấu canh chua cá siêu ngon

Ăn cá tiết kiệm được khá nhiều tiền mà còn tốt cho sức khỏe nữa. Trước đây tôi không ăn được cá, vì không thấy ngon. Nhưng nếu chế biến một cách hợp lý thì ai cũng sẽ ăn được cá, mà còn tiết kiệm được 50%  tiền sinh hoạt phí so với ăn thịt nữa. Một lý do làm chúng ta lười ăn cá là phải sơ chế cá nhưng đừng lo, vì giờ siêu thị thường làm sạch cá giùm chúng ta và còn cắt khúc, đóng vào khay luôn nữa.

Canh chua cá là cách rất tốt để chế biến cá bởi vì chúng ta có thể bổ sung đạm từ thịt cá, mà còn có thể nạp cả rau củ quả nữa, nên chỉ cần nấu duy nhất một món này là đủ để ăn một bữa, nếu không nói là ăn cả ngày được. Rất thích hợp cho những người lười.

Bất kỳ cá gì cũng có thể nấu canh chua cá nhưng tôi thì hay sử dụng CÁ SÒNG (tiếng Nhật là cá aji) và CÁ BA SA. Cá bớp, cá thu vv cũng rất ngon nhưng sẽ đắt đỏ hơn. Cá ba sa thì rẻ mà ngon, và ở nước ngoài người ta rất chuộng loại cá này, vì bụng nó rất nhiều mỡ ăn rất ngon.

Canh chua cá sòng

Nguyên liệu (2 ~ 3 người):

  • Cá 400g (cá to cắt lát, cá nhỏ để nguyên con) => rửa sạch, ướp nước mắm 15~20 phút
  • Hành tím 2 củ => băm nhỏ (nếu lười thì có thể bỏ qua)
  • Cà chua 300g => cắt múi cau
  • Dứa (thơm) 1/2 quả => cắt miếng vừa ăn
  • Đậu bắp 300g => cắt vạt xéo (bỏ qua nếu bạn không thích nhớt)
  • Me 10g => ngâm nước rồi lọc lấy nước (nếu lười có thể bỏ qua)
  • Rau thơm 100g: húng quế, ngò, rau mùi (tức ngò hay ngổ), mùi tàu (ngò gai) => rửa sạch thái nhỏ

Cách làm:

  1. Ướp cá với nước mắm 15~20 phút (tôi không dùng hạt nêm hay bột ngọt hay muối mà chỉ dùng nước mắm)
  2. Phi thơm hành tím, cho cà chua vào xào cho ra màu thì cho cá vào om 3 ~ 5 phút
  3. Thêm 1 lít nước sôi vào nồi, cho dứa vào nấu thêm 5 phút
  4. Nêm nếm cho hợp khẩu vị (tôi chỉ dùng nước mắm) rồi cho thêm đậu bắp vào đun tầm 2 phút cho chín đậu bắp
  5. Thêm nước me vào (có thể bỏ qua bước này nếu bạn không thích quá chua vì cà chua cũng chua rồi)
  6. Thêm rau thơm vào (có thể bỏ qua hoặc chọn rau thơm mà bạn thích thôi)

Để đơn giản hóa, bạn có thể không cần hành và phi thơm hành, không cần nước me, không cần rau thơm. Để nấu ngon món này chỉ cần CÁ NGON, NƯỚC MẮM, DỨA (THƠM), CÀ CHUA mà thôi. Đậu bắp cũng có thể bỏ qua nếu bạn không thích nhớt. Tôi thích nhớt nên cho vào khá nhiều. Số lượng bạn cũng có thể tùy biến cho phù hợp khẩu vị, chứ con số trên đây chỉ làm tham khảo. Thường tôi sẽ nấu một bữa ăn một ngày nên sẽ cho vào tầm 2 ~ 3 lát cá chẳng hạn.

Lợi thế của món cá là bạn có thể mua cá đã cắt khoanh và đóng vỉ rồi để trong tủ đông và lấy ra ăn dần. Không cần phải sơ chế vì siêu thị đã làm sẵn cho bạn rồi. Ngoài ra, việc rã đông cá và nấu canh cá cũng tốn rất ít thời gian. Đặc biệt là món này hầu như không kén loại cá, bất kỳ loại cá nào bạn cũng có thể làm món này được.

À, một ưu điểm tuyệt vời nữa là bạn không phải pha nước mắm để chấm cá. Rất thích hợp cho người lười.

Món cá kho siêu tối giản

Cá kho cũng là món ngon và bạn có thể kho bất kỳ loại cá nào. Cũng như canh chua cá, bạn sẽ có lợi thế là không cần pha nước mắm.

Cách làm:

  1. Ướp cá với nước mắm, nước màu dừa (Bến Tre), trái ớt tươi và/hoặc tiêu xanh (tiêu tươi).
  2. Cho nước vào xâm xấp cá, đun nhỏ lửa cho tới khi cạn

Tùy độ cay mà bạn có thể tăng giảm ớt, nếu có tiêu xanh thì chắc sẽ ngon. Nếu thích ngọt thì bạn có thể cho thêm đường nhưng nước màu dừa đã ngọt rồi. Tôi sẽ dùng nước màu dừa Bến Tre để tạo màu, và đây là bí quyết để món này trở nên cực kỳ đơn giản, dễ nấu. Nếu không có nước màu dừa, bạn sẽ phải thắng đường lên để làm nước màu.

Nên biết nấu cá và ăn cá

Vì sẽ có một ngày bạn ngán thịt. Tôi sẽ đảo vòng quanh các loại thịt, một thời gian ăn thịt heo, một thời gian ăn thịt bò, một thời gian ăn cá. Bằng cách này, tôi có thể luôn luôn ĂN UỐNG NGON LÀNH, yếu tố quan trọng nhất để có sức khỏe tốt.

Hơn nữa, nấu cá và ăn cá giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc đấy.

Đi siêu thị và khám phá thêm cách nấu các loại cá mới cũng là việc vui vẻ. Ngoài ra, cá cũng đa dạng về chủng loại nên cũng đỡ ngán hơn là ăn thịt.

Mark

Sunday, August 22, 2021

Trung sản

Chào các bạn!

Trong bài này tôi sẽ bàn về tầng lớp trung sản mới nổi, để làm CASE STUDY về bài học đầu tư. Trung sản là những người có tài sản từ 10 ~ 100 tỉ, tôi nghĩ vậy, nhưng cũng không quá rành số tài sản họ nắm giữ. Ai sẽ trở thành trung sản và quá trình hình thành của họ là thế nào? Liệu chúng ta có thể, và có nên bắt trước họ, để trở thành trung sản hay không?

Trung sản gắn liền với bong bóng bất động sản và chính sách "bần dân dễ trị"

Trung sản là những người nhanh nhạy, có nền tảng gia đình tốt và nắm bắt được thời cơ là những cơn sốt đất nền để đi lên. Như người ta vẫn nói: Chỉ có con người là mất giá và thậm chí là mất phẩm giá, chứ đất làm sao xuống giá được. Hay "mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời".

Trung sản đi lên từ nghề môi giới bất động sản

Tầng lớp trung sản thường là những người có cuộc sống cơ bản, tốt hơn khá nhiều người, đó là có cha mẹ là công nhân viên chức, tuy không giàu nhưng không quá thiếu thốn, con cái được ăn học đàng hoàng. Thậm chí, khi con cái ra trường được tặng cho hẳn một cái nhà nhỏ để vào đời.

Nói thế thì chung chung quá, tôi cũng hơi lú lẫn rồi. Để tôi giới thiệu một người bạn của tôi, là anh Trung Văn Sản vậy.

Anh Trung Văn Sản sinh ra trong gia đình căn bản, có cha mẹ là viên chức nhà nước. Lúc anh ra trường, anh được tặng cho một căn hộ chung cư nho nhỏ để bước vào đời. Anh đi làm như bao người khác, rồi ra riêng. Trong quá trình đó, do anh đẹp trai, lại có nhà, nên anh lập được gia đình khá sớm và thuận lợi, lấy được người vợ cũng nhanh nhạy và tháo vát, lại khá xinh nữa.

Nhưng cũng như bao người khác, anh nhận thấy, dù anh có làm việc chăm chỉ bao nhiêu chăng nữa, thì anh cũng khó mà có thể khá được. Là người nhanh nhạy, anh thấy thị trường bất động sản là một cơ hội lớn, vì giá nhà chỉ có tăng chứ không giảm. Thế là anh bắt đầu thế chấp dùng đòn bẩy tài chính đầu tư vào đất nền, bên cạnh công việc môi giới.

Đúng lúc đó thì đất nền chỗ anh mua bắt đầu sốt. Thực ra thì anh đoán là hạ tầng khu vực đó sẽ phát triển, do công việc trước đây anh làm có liên quan một vài nhà máy và khu công nghiệp tại đó.

Do đó, anh không còn môi giới mua bán chung cư nữa, mà chuyển hẳn sang đất nền vùng ven. Quả thực anh là người nhanh nhạy, lại trung thực, vẻ ngoài dễ mến, hoặc cũng có thể đơn giản là anh gặp may.

Anh dùng đòn bẩy tài chính liên tục và những miếng đất anh mua đều tăng giá nhanh chóng từ gấp rưỡi tới gấp ba, trung bình là gấp đôi chỉ sau một vài năm. Hơn nữa, anh cũng tạo ra dòng tiền rất vững vàng từ việc môi giới đất nền, vì khi cơn sốt đất bắt đầu, thì ai cũng sẵn sàng chồng tiền để mua cả. Vì thế, chỉ trong một vài năm, tài sản của anh nhanh chóng tăng lên 5 ~ 6 lần. Anh có thể mua biệt thự và nghỉ ngơi, với nghề môi giới, nhưng anh không làm vậy.

Vì anh nhận thấy, giá đất đã cao và giao dịch bị chững lại. Không còn thông tin mở đường, xây cầu vv nữa. Khu này đã đô thị hóa tới mức cực đại của nó, hết tiềm năng phát triển thêm. Ngay cả thu nhập từ việc môi giới cũng bắt đầu suy giảm rõ rệt. Để bán được lô đất cần nỗ lực gấp đôi nhưng chốt đơn lại giảm nửa.

Anh trăn trở không biết nên làm gì tiếp. Chính xác là nên buôn đất ở đâu tiếp. Thì vợ anh lại gợi ý hay về quê vợ buôn đất. Chỗ đấy vẫn đất rộng người thưa và quan trọng là chưa sốt đất, nhưng có thể là điểm đến tiếp theo của những cơn sốt đất.

Ngoài ra, vợ anh cũng có bố mẹ vợ có tương đối nhiều đất đai, chủ yếu là đất nông nghiệp, lại là địa bàn của nhà vợ nên cũng không khó để định cư.

Anh đã quyết định chuyển tới quê vợ và tiếp tục buôn đất. Và đây lại là một quyết định đúng. Đất sốt liên tục, tới mức những người bán ra đầu tiên hàng hecta, hàng sào còn phải ngồi khóc vì bán quá rẻ. Là quê vợ nên anh tạo dựng nhanh chóng mối quan hệ với phòng tài nguyên, phòng quy hoạch của địa phương, cũng như các thủ tục rất thuận lợi.

Anh vừa môi giới hẳn dự án, vừa góp vốn buôn dự án, vừa môi giới các lô đất nhỏ. Tài sản của anh nhanh chóng nở ra, anh trở thành trung sản.

Anh sở hữu rất nhiều đất đai, vài căn nhà, và một công việc môi giới hái ra tiền.

Như vậy, chúng ta thấy được rằng trung sản đi lên từ bong bóng bất động sản, thường là những cơn sốt đất nền.

Tổng kết lại về nguyên tắc thành công của trung sản thì:

  • Có niềm tin sắt đá vào giá trị bất động sản (sẽ chỉ tăng chứ không bao giờ giảm)
  • Thông thạo một địa phương nào đó, thường là quê mình hay quê vợ
  • Có vốn ban đầu (cực kỳ quan trọng), và có sự hỗ trợ từ cha mẹ nếu thất bại

Thực ra, muốn trở thành trung sản thì bạn phải không bị rủi ro về dòng tiền. Tức là ngay cả khi bạn thất bại, bạn vẫn có thể ăn bám cha mẹ được. Hãy đảm bảo là cha mẹ có nhà và có lương hưu, và bạn vẫn có phòng riêng sống khá thoải mái. Còn ăn uống thì đáng mấy, cha mẹ bao 10 năm cũng được mà!

Nhưng thường thì ngay từ đầu bạn đã khá thuận lợi, vì cha mẹ mua hẳn cho căn nhà. Hoặc bạn tự mua nhà nhưng cha mẹ cho vay quá nửa, nên bạn cũng nhanh chóng mua được nhà, dù là đang trả góp. Do đó, bạn sẽ có thể lập gia đình khá sớm, cũng thường với người có gia đình bài bản. Vì sớm yên bề gia thất, nên bạn có thể tập trung vào sự nghiệp, mà mục tiêu lớn nhất là kiếm thật nhiều tiền.

Bong bóng bất động sản sẽ biến ước mơ của bạn trở thành hiện thực.

Không phải ai cũng trở thành trung sản

Wednesday, August 18, 2021

Làm các món rau củ siêu ngon với gia vị Nhật Bản

Chào các bạn!

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn làm các món rau củ quả SIÊU ĐƠN GIẢN SIÊU NGON bằng một số gia vị Nhật Bản mà bạn có thể mua dễ dàng ở các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm Nhật.

Gia vị cần có: Nước tương shoyu, tương miso, nước chấm ponzu (nước chấm có vị chanh nhật, giống như "nước mắm chanh tỏi ớt" với người VN vậy), hạt nêm dashi (từ cá, rong biển vv), rượu ngọt mirin, cá bào (katsuobushi, cá ngừ vằn bào), rong biển, vv.

Đậu bắp với ponzu

Bạn chỉ cần luộc đậu bắp lên (3-4 phút), chế nước tương ponzu lên rồi rắc cá bào lên, rất đơn giản.

Nhưng nếu cầu kỳ thì bạn có thể bóp đậu bắp với muối để sạch lông và có màu đẹp hơn, xả sạch, luộc trong nước sôi trong 3-4 phút, xả nước lạnh hoặc ngâm nước lạnh, nước đá càng tốt. Rồi chế ponzu lên và rắc cá bào, hoặc là cầu kỳ hơn thì cắt nhỏ ra rồi trộn lên như trong hình.

Món này chỉ dành cho các bạn thích nhớt, và ở Nhật thì nhớt là một tiêu chuẩn về độ ngon đấy. VN có câu "Bánh mỳ phải có pa tê" thì Nhật cũng có câu "Đàn ông phải có hentai, Đồ ăn phải nhớt thì nhai mới ngầu" mà.

Cách làm ponzu từ nước tương shoyu

Ponzu có thể mua khá dễ từ các cửa hàng bán đồ Nhật hay đồ nước ngoài, tuy nhiên, trong thời đại "ngăn sông cấm chợ" thì có thế hơi khó ra ngoài để mua đồ, nên tôi đã tra cách làm trên mạng, cụ thể là ở đây.

Nguyên liệu:

  • Tương shoyu 100cc
  • Dấm 50cc
  • Mirin (rượu ngọt) 30cc
  • Loại cam chanh mà bạn thích: 50~100 cc

Cách làm: Cho tương shoyu, dấm, mirin vào đun vừa sôi lên thì bắc khỏi bếp (không đun sôi lâu), để nguội rồi cho loại cam chanh bạn thích vào và lưu trữ trong bình đựng.

Cách làm mirin từ rượu và đường

Nguyên liệu:

  • Rượu sake (rượu gạo Nhật Bản) 1 thìa lớn (15cc)
  • Đường 1 thìa nhỏ (5cc)

Trộn hai nguyên liệu trên lại là được (nguồn Cookpad). Rượu nào cũng được, không nhất thiết phải là rượu sake, nhưng rượu càng xịn thì càng thơm. Bạn có thể dùng rượu soju của Hàn, vodka Hà Nội hay rượu Bầu Đá, dùng rượu bếp cũng được nhưng rượu bếp thì thường là rượu rẻ tiền, nên sẽ không thơm ngon bằng các loại rượu đắt tiền hơn. Có lẽ chúng ta nên dùng vodka Hà Nội, vừa làm vừa tu nửa chai cho có sĩ khí. Gì chứ rượu này thì tôi có năng khiếu!

Bí ngòi (zucchini)

Tuesday, August 10, 2021

Đừng bao giờ đầu tư vào những công ty đang xuống dốc

Chào các bạn!

Kể ra thì chúng ta cũng muốn kinh doanh, kiếm bộn tiền và trở thành doanh nhân thành đạt đấy. Giá mà chúng ta có đam mê gì đó, và giá mà đam mê đó ở trong lĩnh vực đang ăn nên làm ra. Và gia đình cũng nên khá khẩm chút chứ nhỉ? Để lỡ ra có thất bại còn có vốn viện trợ không hoàn lại để làm lại từ đầu. Ngoài ra, có lẽ chúng ta cũng nên chăm chỉ nữa. Nếu là thứ đam mê thì chắc sẽ chăm chỉ thôi. Tốt nhất là đam mê tiền. Nhưng cơ bản, không phải ai kinh doanh cũng thành công. Người thành công thì đa số đều mệt mỏi.

Nếu chúng ta không đam mê, không chăm chỉ, chỉ muốn sống vui vẻ qua ngày đoạn tháng thôi thì sao? Nếu bạn chỉ là một cô gái bình thường, làm văn phòng, không quá tham vọng, chỉ muốn có một tình yêu đẹp thôi thì sao?

Đầu tư "ăn chắc mặc bền" là con đường không chỉ giúp bạn có thể sống tương đối lười biếng, mà còn giúp bạn đi tới một tương lai tài chính tươi sáng, và nếu khéo một chút, bạn còn có thể sống trong một ảo mộng ái tình.

Nhưng đấy chỉ là khi bạn không "đầu tư vào những công ty đang xuống dốc".

Đầu tư cổ phiếu có cổ tức cao "có vẻ ngon"

"Có vẻ" nghĩa là không ngon. Đây là sai lầm cay đắng của tôi. Hậu quả là tôi phải cắt lỗ ở khoảng 10% và khoản lỗ này là vĩnh viễn. Tôi cần phải học một bài học sâu sắc từ nỗi đau này.

Lý thuyết rất đơn giản: Mua cổ phiếu của một công ty trả cổ tức cao (10%), đồng thời, EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) cũng tăng trưởng thêm khoảng 30% trong 1-2 năm, từ đó có thể tạo ra lợi nhuận 40% trong 2 năm.

Nhưng tôi chỉ không ngờ, tình hình kinh doanh đảo chiều và dự đoán của chuyên gia đảo chiều nhanh chóng. Cổ phiếu không chỉ rớt giá, mà cổ tức cũng rớt theo. Đúng là ăn được cổ tức, nhưng kém năm trước, nên không được 10% nữa. Còn giá cổ phiếu thì rớt tới 10~15% ngay.

Vốn đây là công ty "an toàn", không tăng trưởng mà còn giảm doanh thu mỗi năm, tuy nhiên, công ty sắp trả hết khoản nợ vay, nghĩa là dòng tiền trả khoản nợ đấy có thể hạch toán vào lợi nhuận, từ đó sẽ cải thiện được lợi nhuận của công ty, làm giá cổ phiếu đi lên.

Đúng là trả hết khoản vay mỗi năm (cũng tương đương với lợi nhuận sau thuế) thật đấy, nhưng kế hoạch lợi nhuận năm nay giảm chỉ còn ... 2/3.

Rốt cuộc, tiền đi đâu cả rồi? Và tôi đã sai ở đâu?

Mất tiền có nghĩa là sai. Cuối cùng tôi đợi một đợt hồi lên để cắt lỗ ở -10%. Sau đó, cổ phiếu này hiếm khi lên lại được mức đó nữa.

Nói về tiền đã đi đâu thì tôi không thực sự rõ, trong hệ thống chứng khoán T thì lúc đầu họ dự đoán rất tươi sáng, nhưng sau khi công ty công bố kế hoạch mới trong đại hội cổ đông thì họ dự đoán lợi nhuận giảm đi rất nhiều, trở nên rất kém.

Nhưng gói gọn lại thì:

  • Chi phí đầu vào cao
  • Giá hàng hóa bán ra giảm đi
  • Nhu cầu hàng hóa giảm đi do tình hình kinh tế chung
  • Bị đối thủ giá rẻ cạnh tranh

Lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng dẫn tới dù trả hết nợ vay mà lợi nhuận vẫn không thể tăng trưởng, nghĩa là tình hình công ty tệ thế nào!

Đầu tư vào một công ty đang xuống dốc trong một ngành nghề đang đi xuống, đấy là sai lầm nghiêm trọng phải trả giá bằng 10% vốn.

Mà một khi công ty đang xuống dốc, thì cổ tức cũng xuống dốc theo, và trả cổ tức làm .... lợi nhuận chưa phân phối giảm đi đáng kể, lại tác động lên giá cổ phiếu, làm tôi thua lỗ.

Cơ cấu cổ đông độc đoán

Monday, August 2, 2021

Phụ nữ nên lấy chồng lương bao nhiêu?

Chào các bạn!

Phụ nữ nên lấy chồng lương bao nhiêu thì sẽ có cuộc sống hôn nhân viên mãn? Gần đây, chủ đề này có lẽ là đang được bàn tán sôi nổi. Hôm nay, tôi sẽ phân tích cụ thể về con số cũng như bối cảnh xã hội.

Việc nỗ lực để lấy chồng giàu không phải là mới, ngày xưa thì phải có "hộ khẩu thành phố", "nhà mặt phố, bố làm to", dù thời đấy bất động sản chưa được thổi lên như bây giờ. Có hộ khẩu có nghĩa là xin được làm công chức, cuộc sống được đảm bảo, biết bao nhiêu bổng lộc có thể đi kèm nữa.

Ngày nay mọi thứ đã khác theo quá trình kinh tế thị trường hóa, và rất nhiều phụ nữ giờ lương cũng rất cao, không kém gì nam giới.

Tôi ví dụ, nếu làm ngân hàng, xuất khẩu, vv thì quan trọng là thành tích công việc thế nào mà được trả lương tương xứng. Tức là, quan trọng là bạn có khả năng chịu áp lực và có ham muốn kiếm tiền nhiều hay không.

Do đó, phụ nữ lương 20~30 triệu ở độ tuổi trên dưới 30 nhan nhản ngoài xã hội.

Từ đó, mới có chuyện, lấy chồng lương bao nhiêu mới "xứng tầm" với mình và ngược lại, lấy những cô nàng này có thực sự hạnh phúc hay không?

Trước hết, tôi nói về con số đã. Thu nhập tối thiểu để duy trì một gia đình có mức sống tương đối tươm tất ở thành phố lớn là 50 triệu/tháng, tức là 600 triệu/năm.

Thu nhập duy trì gia đình nhỏ (không gồm ông bà) = 50 triệu/tháng (600 triệu/năm)

Sẽ có người không đồng ý! Nhưng đấy là do họ thực sự sống tằn tiện, cuộc sống không thoải mái. Họ còn không hạnh phúc bằng người độc thân nên cũng chẳng nên so sánh làm gì.

Do đó, nếu bạn là nữ và lương 20 triệu/tháng thì bạn phải kiếm người đàn ông có thu nhập 30 triệu/tháng trở lên.

Nếu bạn thu nhập 10 triệu/tháng, bạn phải kiếm người thu nhập 40 triệu/tháng trở lên.

Nếu bạn không đi làm, chỉ muốn ở nhà, bạn phải kiếm người thu nhập 50 triệu trở lên.

Nếu bạn thu nhập 50 triệu trở lên thì sao? Bạn có thể lấy một người không có thu nhập cũng vẫn ổn.

Miễn sao tổng thu nhập 50 triệu/tháng trở lên là được.

Do đó, lương bạn càng cao thì pool (giỏ các đối tượng tiềm năng để lựa chọn) để bạn lựa chọn càng nhiều. Đàn ông lương 30 triệu sẽ nhiều hơn hẳn lương 40 triệu, do đó, bạn vẫn nên phấn đấu để có thu nhập trung bình 20 triệu/tháng trở lên.

Đấy là mức gần như bắt buộc để có cuộc sống hôn nhân tốt và đầy đủ, vì đàn ông lương 30 triệu sẽ target các cô gái lương 20 triệu, dù anh ta có thực sự tính toán ra hay là chỉ theo trực giác.

Các bạn nữ cũng sẽ luôn gặp phải những người đàn ông không tính toán bài toán kinh tế hôn nhân gia đình, họ chỉ muốn nhanh chóng lập gia đình và có người chăm sóc họ thay mẹ của họ. Mọi việc trên đời đều "trăm sự nhờ vợ", và vì thế họ cũng dễ hài lòng, không có chí tiến thủ. Bạn cần đề phòng những người kiểu này, thực sự thì họ cũng không hấp dẫn mấy, nếu bạn liều lĩnh lấy họ thì rất có thể việc lục đục tài chính sẽ sớm xảy ra.

Tâm lý của phụ nữ lương cao và vì sao họ ế

Sunday, August 1, 2021

Tiết kiệm có làm nền kinh tế trì trệ hay không?

Tư bản thân hữu luôn tìm cách dùng truyền thông để tẩy não tất cả chúng ta và mồi chài chúng ta rơi vào chủ nghĩa tiêu dùng. Họ sẵn sàng cho ta vay nợ để tiêu xài, trả giá bằng tương lai tài chính của chúng ta. Và một trong những thứ mà truyền thông tẩy não là nếu ai cũng tiết kiệm tiền thì sẽ làm nền kinh tế trì trệ. Có chính trị gia Nhật còn nói rằng kinh tế Nhật trì trệ vì người dân tiết kiệm quá nhiều. Còn chuyên gia tổ tư vấn kinh tế ở nước khác thì tìm mọi cách "khơi thông" tiền tiết kiệm trong dân.

Sự thật là như thế nào? Liệu tiết kiệm có phải là "tội lỗi" như truyền thông của tư bản thân hữu vẫn rêu rao hay không?

Đục rỗng tầng lớp trung lưu (chính sách bần dân dễ trị) làm trì trệ nền kinh tế

Không ai muốn tiết kiệm cả! Chúng ta muốn tiêu xài tương đối thoải mái. Nếu chúng ta là trung lưu, chúng ta lụi cụi nấu ăn mỗi ngày làm gì? Nếu chúng ta có nhiều tiền, tiết kiệm ly cà phê hay trà sữa để làm gì?

Trung lưu có thể định nghĩa là người có tổng thu nhập năm từ 600m tới 1000m (1 tỉ). Với dòng tiền này, bạn có thể cung cấp cho gia đình một cuộc sống tương đối tươm tất, cho con cái đi học đàng hoàng. Bạn thậm chí còn có tiền mua ... bảo hiểm nhân thọ.

Nếu bạn là trung lưu, có lẽ bạn sẽ không tiết kiệm lắm đúng không? Nhưng nếu bạn thu nhập dưới mức đó thì sao, ví dụ dưới 100 triệu/năm hoặc 100-200 triệu/năm chẳng hạn? Bạn có hai lựa chọn:

  1. Tiết kiệm bằng mọi giá từ khoản nhỏ nhất (rồi lại rơi vào "hũ mắm" mua nhà trả góp)
  2. Tiêu hết sạch tiền để "chống lạm phát"

Nếu bạn là trung lưu, bạn kiếm được nhiều tiền từ nền kinh tế, nhưng bạn sống tằn tiện và không chi tiêu, thì đúng là bạn làm nền kinh tế trì trệ. Nhưng nếu bạn là dưới trung lưu, thì điều này không đúng nữa: Bạn còn chẳng đủ tiền để sống cho tươm tất.

Có lẽ, dưới trung lưu sẽ phải sống trong khu nhà ổ chuột, mỗi khi trời mưa thì ngập nước bẩn, rác nổi lềnh phềnh và hôi thối.

Ở Nhật thì trung lưu có lẽ là có thu nhập 600 ~ 1000 vạn Yên một năm (6 triệu ~ 10 triệu JPY, tức là tầm 1 tỉ 3 tới 2 tỉ 2). Nếu bạn ở dưới mức này, bạn không phải là trung lưu, nên việc tiết kiệm của bạn không làm nền kinh tế trì trệ.

Chính sách bần dân dễ trị mới làm nền kinh tế trì trệ