Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, June 29, 2015

Chính sách giấy tờ gốc

Để các bạn đăng ký du học Nhật Bản có thể yên tâm và làm hồ sơ du học an toàn, dưới đây Saroma Sea nêu rõ chính sách về giấy tờ gốc. Chúng tôi sẽ chỉ giữ giấy tờ gốc cần gửi đi để thuận tiện cho bạn hoặc bạn có thể mang giấy tờ gốc tới vào ngày gửi.


Các bạn không cần nộp giấy tờ gốc nhưng cần mang các giấy tờ gốc như bằng tốt nghiệp và bảng điểm/học bạ tới để scan (để dịch thuật gửi qua trường). Hoặc bạn có thể nộp và lấy biên nhận giữ giấy tờ (để tiện cho bạn khỏi mất công đi lại nhiều lần) hoặc có thể mang tới văn phòng Saroma Sea vào ngày gửi EMS giấy tờ sang trường và nộp trực tiếp sang trường.

Chú ý: Việc gửi EMS sẽ do hãng chuyển phát nhanh quốc tế DHL thực hiện và nhân viên của DHL nhận giấy tờ tại văn phòng Saroma. Nếu bạn muốn trực tiếp tới quầy của công ty DHL nộp thì bạn sẽ phải tự đi tới công ty DHL (nằm ở quận 1 gần bưu điện thành phố).

Giấy tờ gốc cần gửi sang trường Nhật ngữ (bắt buộc)

  1. Bằng tốt nghiệp và bảng điểm/học bạ cấp cao nhất đã tốt nghiệp (đại học, cao đẳng, ... là bảng điểm, cấp 3 là học bạ)
  2. Bằng cấp và giấy chứng nhận học tập tiếng Nhật

Saroma Sea không yêu cầu và không giữ các giấy tờ gốc khác không cần gửi đi như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, sổ ngân hàng, giấy tờ nhà đất, giấy khai sinh bản gốc, hộ chiếu, ...

Để tránh bị giữ giấy tờ gốc và bị đòi thêm tiền

Bạn hãy tham khảo chính sách trên và nếu không yên tâm thì hãy yêu cầu tự mình gửi hồ sơ sang trường / hoặc đi gửi cùng với nơi bạn làm hồ sơ du học.

TUYỆT ĐỐI tránh bị giữ các giấy tờ gốc không cần gửi đi như hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư, sổ ngân hàng hay các giấy tờ quan trọng khác như chứng nhận sử dụng nhà, đất, ...

Bạn là KHÁCH HÀNG và hoàn toàn có thể yêu cầu trung tâm hay công ty tư vấn du học làm như trên cho bạn để bạn có thể làm hồ sơ du học Nhật Bản một cách an toàn và yên tâm. Đây là quyền lợi chính đáng của bạn.

Tất nhiên là tốt nhất bạn hãy chọn nơi mà bạn cảm thấy tin tưởng và có các chính sách giấy tờ, học phí, ... minh bạch, rõ ràng và được công khai trên trang web.

Các điều cần nhớ khi làm hồ sơ du học Nhật Bản

  1. Tránh làm hồ sơ du học tại nơi bạn không thấy tin cậy
  2. Nếu cảm thấy nghi ngờ thì không làm hồ sơ du học
  3. Tuyệt đối không nộp giấy tờ gốc trừ khi cần gửi qua trường

Bạn muốn làm hồ sơ với chi phí tốt?
Chính sách đóng học phí trực tiếp qua trường (tiết kiệm nhất)

Thursday, June 25, 2015

Các lý do trượt COE do phỏng vấn

Khi bạn nộp hồ sơ du học Nhật Bản thì Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (có nhiều cục tương ứng mỗi vùng, miền) sẽ kiểm tra hồ sơ và có thể sẽ gọi điện phỏng vấn bạn. Nếu qua phỏng vấn mà đánh giá bạn không đủ điều kiện du học Nhật Bản (ví dụ hồ sơ có nghi vấn do bạn trả lời sai, tiếng Nhật bạn kém, ...) thì bạn sẽ có thể bị đánh trượt COE (tư cách lưu trú cho phép bạn cư trú tại Nhật dạng du học sinh).

Làm thế nào để không trượt phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật (Nyukan)?

(1) Trước hết, hãy theo dõi Saroma Sea (sea.saromalang.com) thường xuyên!
(2) Xem kỹ các mục lưu ý về gọi điện phỏng vấn kiểm tra của Cục Nhật Bản dưới đây (hình ảnh).
(3) Xem các lý do trượt phỏng vấn (tức là dẫn tới trượt luôn COE) dưới đây.

Chú ý là số hồ sơ du học sang Nhật năm 2014 đậu 90% nên hãy chắc chắn là bạn không nằm trong số hồ sơ 10% kém nhất! Nếu bạn muốn làm hồ sơ ở trong TOP 10% tốt nhất, hãy làm tại Saroma Sea nhé!

Các mục lưu ý về phỏng vấn của Cục Nyukan


Thật ra thì không bị Cục gọi kiểm tra thì tốt hơn ^^ Vì thế phải làm hồ sơ tốt (ví dụ làm hồ sơ tại Saroma Sea, hãy làm hồ sơ tốt nhất có thể!)

Các lý do có thể trượt phỏng vấn Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Tuesday, June 23, 2015

Câu hỏi cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

【CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI PHỎNG VẤN DU HỌC CỦA CỤC NHẬT BẢN】

Khi làm hồ sơ du học, cục xuất nhập cảnh của Nhật Bản (tùy mỗi vùng có một cục khác nhau) có thể sẽ gọi điện phỏng vấn bạn, người bảo lãnh của bạn, công ty nơi làm việc của người bảo lãnh để quyết định xem bạn có đậu tư cách lưu trú (COE) không. Cục xuất nhập cảnh gọi tắt là 入管 Nyūkan (gọi tắt của 入国管理局 Nyūkoku kanri-kyoku Nhập quốc Quản lý cục).

Nếu họ gọi cho bạn thì là để kiểm tra năng lực tiếng Nhật cũng như nội dung hồ sơ của bạn (có thể là tiếng Việt hay tiếng Nhật hay cả hai).

Thời gian gọi: 9:00 tới 18:00 giờ Nhật Bản (giờ hành chính của Nhật Bản), tương ứng 7:00 - 16:00 giờ Việt Nam. Từ thứ 2 tới thứ 6 (không gọi ngày thứ 7, chủ nhật hay ngày nghỉ tại Nhật).

Số gọi tới: Thường là đầu số Nhật Bản như +81 ****** hay 0081 ****** hay là không thông báo số. (Nếu gọi từ thẻ gọi quốc tế thì có thể xuất hiện dạng số điện thoại VN như 0123*******).


CHUẨN BỊ TINH THẦN NHẬN CUỘC GỌI CỦA NYUKAN

  1. Trong thời gian XÉT HỒ SƠ, hãy đảm bảo luôn mang điện thoại bên mình và về cơ bản nhận mọi cuộc gọi tới (đặc biệt trong giờ hành chính Nhật Bản). (Số điện thoại phải là số trong hồ sơ du học)
  2. Nên bật loa ngoài điện thoại nghe cho rõ. Điện thoại nên là điện thoại tốt và tiếng rõ ràng (nên là điện thoại tốt nhất bạn có), tránh điện thoại rẻ tiền, chập chờn, tiếng nhỏ.
  3. Lắng nghe kỹ câu hỏi, nếu không hiểu thì hãy nói "Xin lỗi, tôi nghe không được" và yêu cầu họ nhắc lại. Nhớ hãy chuẩn bị các câu trả lời cho những câu hỏi đơn giản (ở phía dưới bài này).
  4. Nếu bạn ở ngoài đường hay nơi ồn ào thì hãy nói họ gọi lại sau. Hoặc bạn hãy ra chỗ yên tĩnh nghe điện thoại.
  5. Phải nhớ kỹ hồ sơ du học của bạn (tốt nhất là học thuộc) và đảm bảo người bảo lãnh (ba/mẹ bạn) cũng vậy.

CÁC CÂU HỎI THAM KHẢO TRONG TRƯỜNG HỢP NYUKAN HỎI

⇒ Xem trên album ảnh Flickr
Danh sách câu hỏi phỏng vấn COE của cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Sunday, June 21, 2015

【Vicious Circle】 Vòng luẩn quẩn khi vay tiền du học Nhật

Vòng luẩn quẩn khi du học Nhật Bản. "Vòng luẩn quẩn" tiếng Anh là "vicious circle" và trong tiếng Nhật thì là 「悪循環」(あくじんかん) [ÁC TUẦN HOÀN = vòng tuần hoàn xấu].

Hãy xem vòng luẩn quẩn khi bạn dở tiếng Nhật và lại còn VAY SỐ TIỀN LỚN để đi du học xem thế nào nhé:


Làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?


Tuesday, June 16, 2015

Câu chuyện Nhật Bản: Chế độ My Number và du học sinh Việt Nam cần chú ý những gì?

Từ năm sau Nhật Bản sẽ áp dụng chế độ My Number (Yurica Life blog). Tiếng Nhật: マイナンバー制度 mai nambaa seido (my number chế độ) hay 税番号制度 zeibangou seido (thuế phiên hiệu chế độ). Đây là dạng mã số định danh cá nhân (hay mã số thuế cá nhân).

Du học sinh Việt Nam cần chú ý điều gì (xem hình dưới)


Quảng cáo của My Number (chính phủ Nhật Bản online):


Đây là mã số rất quan trọng, bạn phải giữ bí mật. Từ mã số này có thể truy ra các thông tin khác của bạn, nên bạn có nhiều khả năng BỊ ĐÁNH CẮP DANH TÍNH.

Hãy tưởng tượng xem là có một người "anh em sinh đôi" nữa cùng tồn tại với bạn. Thật tuyệt đúng không? Càng tuyệt hơn nếu người đó phạm pháp với danh tính của bạn.

Mục đích của My Number là để thủ tục hành chính đơn giản hơn và người dân Nhật Bản hạnh phúc hơn. Từ nay họ biết chính xác số thuế phải đóng không cần khai đi khai lại nữa. Và cũng không gian lận thuế được nữa (ví dụ có một mẹ già nhưng làm nhiều việc và việc nào cũng khấu trừ thuế người phụ thuộc!).

Với chế độ này, bạn có tài khoản ngân hàng nào, bao nhiêu tiền, sở hữu bao nhiêu nhà, bao nhiêu cổ phần thì từ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA là tra ra hết sạch. Nếu bạn để lại thừa kế thì coi chừng, vì chính phủ biết hết bạn có gì ở đâu.

Câu kết: Big brother is watching you!


QUIZ CHO DU HỌC SINH VIỆT NAM

(0) My Number là một dạng giấy tờ tùy thân
(a) Đúng (b) Sai

(1) My Number sẽ làm lộ việc tôi làm thêm quá giờ so với hiện nay
(a) Đúng (b) Sai (c) Không thay đổi

(2) My Number sẽ làm lộ việc tôi không đóng thuế đầy đủ so với hiện nay
(a) Đúng (b) Sai (c) Không thay đổi

(3) Cho người quen biết My Number thì không sao, chỉ cần không cho người lạ biết
(a) Đúng (b) Sai

Friday, June 12, 2015

Tránh bị mất tiền khi làm hồ sơ du học Nhật Bản

Gần đây, có khá nhiều bạn mất tiền cho các công ty du học Nhật Bản mà không đi du học được. Số tiền từ vài chục tới vài trăm triệu. Nhưng không chỉ các bạn không đi du học được mới mất tiền.

Các bạn đi du học được rồi cũng có thể phải đóng số tiền chênh lệch có thể lên tới 100 triệu. Ví dụ, chi phí du học Nhật Bản thực tế là khoảng 160 ~ 200 triệu đồng (học phí 1 năm, ký túc xá 6 tháng, tiền hồ sơ) và thêm tiền vé máy bay là 10 triệu đồng thì tổng là khoảng 170 ~ 210 triệu đồng.
Nhưng có những bạn phải đóng tới 240 triệu - 340 triệu đồng mới đi du học được. Số tiền chênh lệch này sẽ rơi vào các công ty du học Nhật Bản. Cá biệt có những bạn tốn gần như gấp đôi số tiền cần để đi du học và bù lại sẽ nhận được các loại "học bổng", iPhone, iPad tổng giá trị khoảng 20 - 30 triệu. Bạn có thể mất khoảng 130 triệu và nhận lại "học bổng", "quà" khoảng 30 triệu. Như thế, chi phí hồ sơ là khoảng 100 triệu. Nhưng thật ra, chưa chắc trung tâm du học đã làm gì cho bạn (ví dụ dịch hồ sơ), có thể họ chỉ quăng sang trường Nhật ngữ và trường muốn làm gì thì làm.

Như vậy quà càng nhiều (và giá trị như iPhone/iPad) và học bổng càng nhiều thì nguy cơ bạn mất tiền càng nhiều. Nhưng dù sao bạn vẫn đi du học được nên vẫn có thể cắn răng chịu đựng, nhất là khi so sánh với giá tiền thật sự mà các bạn đi qua các công ty du học Nhật Bản tốt phải trả (chỉ tầm 170 triệu đồng cho học phí 1 năm và ký túc 6 tháng).

Nhưng có những bạn đóng cả 30 triệu ~ 230 triệu mà vẫn không đi du học được.

Và công ty du học xấu mà các bạn làm hồ sơ thì phủi tay và cũng không trả lại hồ sơ lẫn tiền cho bạn. Họ sẽ hứa hẹn khất lần hết lần này cho tới lần khác. Khi bạn nhìn lại thì cũng phải 2 năm trôi qua mà bạn vẫn không lấy được cả hồ sơ, lẫn tiền, lẫn không đi du học được.

Thậm chí, bạn còn không thể làm hồ sơ ở nơi khác vì bạn không rút được giấy tờ gốc ra. Nếu bạn không thuê luật sư và kiện họ, thì tôi e là bạn sẽ không bao giờ lấy lại được tiền trừ khi bạn cam kết không kiện họ để lấy lại giấy tờ gốc (và cũng là cam kết không đòi tiền luôn). Họ nắm đằng chuôi và bạn có vẻ nắm đằng lưỡi do bạn không đọc kỹ hợp đồng đúng không nhỉ?

LÀM THẾ NÀO TRÁNH MẤT TIỀN CHO CÁC CÔNG TY DU HỌC XẤU?

Và làm thế nào để chọn nơi uy tín để làm hồ sơ? Bạn cần phải có CON MẮT ĐÁNH GIÁ. Điều gì sẽ khiến việc làm hồ sơ du học của bạn thuận lợi? Thực tế là có nhiều bạn chọn công ty tốt ngay từ đầu, làm hồ sơ chuẩn, hiểu biết quá trình xét duyệt và đi DU HỌC NHẬT BẢN MỘT CÁCH VUI VẺ. Theo tôi thì đó là tiền đề để bạn du học thành công. Vì thế mà bạn theo dõi bài viết này để đi du học với chi phí gần như tốt nhất và ít rủi ro nhất.

CHIÊU GIỮ HỒ SƠ GỐC

Giữ hồ sơ gốc thì vốn là không sao, vì một số giấy tờ gốc là bằng tốt nghiệp và bảng điểm/học bạ, bằng cấp tiếng Nhật thì phải gửi bản gốc đi. Nhưng giấy tờ như hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư, sổ ngân hàng, ... thì KHÔNG GỬI BẢN GỐC ĐI.

Nhưng vấn đề là một số công ty giữ giấy tờ gốc và thu của bạn vài chục triệu rồi không trả lại để ép bạn phải đi du học tại công ty của họ. Lý do là ban đầu bạn đóng vài chục triệu nhưng sau đó họ sẽ yêu cầu đóng thêm với rất nhiều loại phí mọc thêm ra. Tổng một người làm hồ sơ du học họ có thể thu từ 50 - 100 triệu. Nếu bạn không chịu đóng thêm, bạn sẽ không rút được hồ sơ ra.

Và bạn cũng không lấy lại được giấy tờ gốc! Bởi vì nếu bạn rút được giấy tờ gốc ra rồi thì bạn có thể làm hồ sơ tại trung tâm du học khác và đòi lại tiền đặt cọc. Như vậy họ không những không được gì mà (họ cho rằng) còn thua lỗ vì bạn. Vì thế, bằng mọi giá họ sẽ giữ hồ sơ gốc của bạn và ép bạn đi tại trung tâm du học của họ.

Nhiều khi, họ yêu cầu cả các hồ sơ gốc như hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư, ... chỉ với mục đích này.

Không đơn giản là bạn rút hồ sơ vì bạn mà rút thì họ sẽ bị "thất thu" từ vài chục triệu trở lên số tiền phải thu từ bạn (theo quan điểm của họ). Vì thế, hồ sơ của bạn bị giữ tại công ty và tiền (vài chục triệu đã đóng) họ cũng không trả lại cho bạn. Nếu bạn đòi hồ sơ thì họ sẽ khất lần mãi.

Chú ý là nếu quá 2 năm từ thời điểm phát sinh sự việc thì bạn không kiện cáo được (cần tham khảo ý kiến luật sư về vấn đề này). Cuối cùng có thể bạn nản và bỏ cuộc bằng cách rút giấy tờ nhưng chịu mất tiền ... Nhưng đấy là nếu bạn chịu ký đủ loại giấy tờ không kiện cáo họ, còn không thì bạn sẽ KHÔNG THỂ LÀM HỒ SƠ DU HỌC tại một nơi khác. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và chắc chắn là sẽ hết cả ý chí đi du học.

Nếu bạn kiện cáo

Họ sẽ thù bạn và cố tình giữ giấy tờ gốc để bạn không thể đi du học được. Mục tiêu của họ lúc này lại thành trả thù bạn. Thật ra, sai lầm chính là việc lựa chọn từ đầu của bạn.

Nếu đã dính vào công ty du học không ngay thẳng thì bạn sẽ gặp rất nhiều phiền phức và thậm chí không đi du học được chỉ vì kiểu làm ăn không ngay thẳng của họ. Nếu bạn nghe theo lời hứa hẹn "vô cùng bùi tai và dễ nghe" của họ thì cuối cùng bạn sẽ mất rất nhiều tiền làm hồ sơ du học (với đủ thứ chi phí không ngờ tới được liệt kê ra) hoặc nếu không chấp nhận, bạn không bao giờ đi du học nổi vì không lấy lại được giấy tờ và tiền cọc.

THẤT BẠI KÉO THEO THẤT BẠI

Vì nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan, một khi bạn đã gặp rắc rối với công ty du học không ngay thẳng rồi thì rất khó để có thể tiếp tục làm hồ sơ ở một công ty du học tốt khác.

Bởi vì bạn không còn tin ai nữa. Đi đâu bạn cũng sẽ NGHI NGỜ, nhiều khả năng là rơi vào TÌNH TRẠNG LUÔN NGHI NGỜ. Trong khi trên thực tế tôi biết thì có NHIỀU CÔNG TY DU HỌC TỐT và các học sinh đi qua những nơi như thế hầu như rất dễ dàng, không những không gặp vấn đề gì mà còn thân ái và thoải mái (đại đa số là làm hồ sơ thuận lợi và chi phí làm hồ sơ rẻ như đã nói ở trên).

Vì sao các bạn ấy lại làm hồ sơ dễ dàng? Bởi vì lựa chọn đúng ngay từ đầu, mà thường là TRỰC GIÁC đúng không nhỉ?

Nếu bạn lựa chọn không đúng thì không chỉ vấn đề nằm ở các công ty du học không ngay thẳng mà còn là vấn đề về trực giác. Vì vấn đề này mà một khi mất niềm tin (khi bị công ty du học xấu giữ hồ sơ, không trả đặt cọc, ...) thì rất khó để có thể tin ai. Và việc này lại gia tốc thêm cho việc khó mà làm hồ sơ du học yên ổn.

BỞI VÌ MUỐN LÀM HỒ SƠ DU HỌC TỐT BẠN PHẢI CÓ SỰ TIN TƯỞNG!

Nếu ngay từ đầu bạn không tin thì tôi khuyên thật là: Đừng làm hồ sơ du học. Bởi vì làm hồ sơ tốt cần sự hợp tác đóng góp công sức của tất cả các bên.

Nếu thực sự bạn muốn quăng ra một cục tiền và người ta làm hồ sơ cho bạn thì nhiều khả năng, bạn lại gặp chính các công ty du học xấu. Họ thu một cục và giấy tờ gốc của bạn và thậm chí viết giùm cả bạn lý do du học (thường là NHÂN BẢN LÝ DO GẦN GIỐNG NHAU CHO MỌI NGƯỜI) và đơn giản là quăng hồ sơ của bạn sang trường (chứ cũng không dịch). Sau đó họ sẽ thu thêm tiền của bạn rất nhiều như đã nói ở chiêu giữ hồ sơ gốc ở trên.

Nếu bạn lười đọc, lười tìm hiểu thông tin thì:
- Hoặc mất tổng chi phí 50 - 100 triệu cho công ty du học
- Hoặc không đi du học được (không rút được giấy tờ gốc lẫn tiền đặt cọc)


TRỤ SỞ HOÀNH TRÁNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TỐT

Các công ty du học thì nhiều công ty có trụ sở hoành tráng. Nhưng điều này không có nghĩa là công ty tốt và có uy tín. Thật ra, phải có trụ sở hoành tráng thì học sinh và gia đình học sinh mới tin tưởng để đặt tiền và giấy tờ vào (sau khi được tư vấn mùi mẫn, bùi tai). Đương nhiên, trụ sở hoành tráng thì PHÍ PHẢI CAO bởi vì họ phải chi trả chi phí mặt bằng, nhân viên.

Cái SAI LẦM là bạn nghĩ rằng PHÍ CAO THÌ DỊCH VỤ SẼ TỐT. Trong khi đa số các công ty du học tốt thì đều duy trì văn phòng nhỏ và chi phí nhỏ. Vì như thế mới cạnh tranh tốt được.

Nhưng vì sao trụ sở phải hoành tráng? Việc này liên quan tới việc ĐÓNG GÓI HỌC SINH ĐƯA SANG NHẬT với số lượng lớn.

CHIÊU THU VÀ ĐÓNG HỌC PHÍ THAY

Một số công ty du học sẽ thu học phí (khoảng 150 - 200 triệu) học tiếng Nhật thay bạn và đóng tiền qua trường Nhật ngữ. Họ yêu cầu bạn làm giấy ủy quyền đóng tiền. Việc thu học phí thế này sẽ có thể giúp họ lấy phần chênh lệch từ bạn. Nhưng có một số trường hợp, trung tâm du học không gửi tiền sang trường Nhật ngữ hay có phát sinh tranh chấp. Thực tế đã có bạn nộp 300 triệu mà không đi du học được, nhiều khả năng bị công ty du học giữ lại tiền mà không đóng cho trường. Khi liên lạc qua trường thì trường Nhật ngữ nói không nhận được tiền học phí của bạn đó. Giá mà những bạn đó và gia đình đóng trực tiếp cho trường tại ngân hàng thì đã không có vấn đề này xảy ra. Việc này báo chí và ti vi đã đưa tin nhiều. Vì thế, giải pháp để tránh mất tiền là hãy yêu cầu công ty du học để bạn tự mình đóng tiền cho trường và phải hiểu rõ cách đóng tiền học phí sang Nhật an toàn.

Friday, June 5, 2015

Ví dụ học phí và tiền ký túc xá phải nộp trước khi du học

Học phí phải nộp khi du học Nhật Bản sẽ gồm những khoản nào?

Trả lời: Thời gian học tiếng Nhật là tối đa 2 năm, sau đó bạn phải học lên cao. Bạn có thể chỉ học tiếng Nhật 1 năm hay 1 năm rưỡi nếu đã đủ tiếng Nhật và thi đậu một trường khác (trừ trường Nhật ngữ). Chi phí phải nộp sẽ gồm HỌC PHÍ và TIỀN KÝ TÚC XÁ (tiền nhà). Học phí các năm ví dụ như sau:
Năm thứ nhất: 720,000 yen 132 triệu đồng *
Năm thứ hai: 660,000 yen ≈ 121 triệu đồng *

* Tính tỷ giá là 1 yen = 184 VND (ngày 30/10/2015)

VÍ DỤ BẢNG HỌC PHÍ TRƯỜNG NHẬT NGỮ CHI TIẾT

Ví dụ 1 (đơn vị: Yên)
NĂM THỨ NHẤT
Phí xét tuyển (phí tuyển sinh) 選考料
20,000
Tiền nhập học 入学金
40,000
Tiền học 1 năm (học phí) 授業料
620,000
Phí duy trì cơ sở vật chất 施設維持費
40,000
TỔNG NĂM ĐẦU
720,000 yen
NĂM THỨ HAI
Tiền học 1 năm
40,000
Phí duy trì cơ sở vật chất
620,000
TỔNG NĂM THỨ HAI
660,000 yen

Ví dụ 2
LOẠI CHI PHÍ
SỐ TIỀN (YEN)
Phí xét tuyển
30,000
Tiền nhập học
70,000
Học phí (12 tháng)
570,000
Sách giáo khoa, cơ sở vật chất
21,000
TỔNG NĂM ĐẦU
691,000 yen

Ghi nhớ:
  • Bạn phải đóng 1 năm học phí theo yêu cầu thanh toán của trường để nhận COE gốc
  • Tiền đóng năm thứ 2 (đóng khi bạn học hết năm 1) sẽ ít hơn hoc phí năm đầu (do không có tiền xét tuyển, tiền nhập học)
  • Thời gian học tiếng Nhật tối đa là 2 năm nhưng bạn có thể học ngắn hơn nếu đậu một trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, ... (về nguyên tắc không được đăng ký học tiếp ở trường Nhật ngữ khác vì tổng thời gian là 2 năm)

Tiền ký túc xá phải đóng trước khi du học tại Nhật

Ví dụ: Ký túc xá 6 tháng đầu 255,000 yen (47 triệu đồng), sau đó: 35,000 yen/tháng
Ký túc xá 3 tháng đầu 201,800 yen (37 triệu đồng) **

** Chênh lệch giữa tiền nhà 3 tháng và 6 tháng là do tiền đầu vào và tiền đặt cọc. Vì thế tiền nhà 3 tháng lớn hơn một nửa tiền nhà 6 tháng.

Ví dụ 1
LOẠI CHI PHÍ
SỐ TIỀN (YEN)
Tiền đầu vào ký túc xá (chỉ lần đầu)
10,000
Tiền đặt cọc (chỉ lần đầu)
35,000
Tiền nhà (6 tháng): 35,000 yen/tháng
210,000
TỔNG 6 THÁNG KÝ TÚC XÁ
255,000 yen

Ví dụ 2
LOẠI CHI PHÍ
SỐ TIỀN (YEN)
Tiền nhà 3 tháng: 35,000 yen/tháng
105,000
Tiền đặt cọc (chỉ một lần, có hoàn trả*)
35,000
Tiền vào ở ký túc xá (chỉ một lần)
16,000
Phí sử dụng cơ sở vật chất (chỉ một lần)
35,000
Đồ ngủ (chăn ga gối đệm) (chỉ một lần)
10,800
TỔNG 3 THÁNG KÝ TÚC XÁ
201,800 yen
* Hoàn trả sau khi trừ chi phí sửa chữa và lau dọn.

Ghi nhớ:
  • Phòng ký túc xá thường 2 người hoặc 3 người
  • Phòng càng nhiều người càng rẻ: 2 người, 3 người, 4 người, 6 người/phòng
  • Phòng 1 người thường đắt gấp đôi phòng 2 người

Các chi phí khác (ví dụ tham khảo, có thể có hoặc không)

CÁC LOẠI CHI PHÍ KHÁC
ƯỚC LƯỢNG (YEN)
VÍ DỤ (YEN)
Phí ra đón sân bay (Narita, ….)
4,000 ~ 10,000
6,000
Tiền đồ ngủ (chăn ga gối đệm …)
7,000 ~ 11,000
9,000
Phí nhận tiền gửi quốc tế / tạp phí
3,000 ~ 4,000
3,000
Chi phí vận hành trường (1 năm)

40,000
Cơ sở vật chất, ngoại khóa (1 năm)

20,000
Phí gửi tiền quốc tế (trả cho ngân hàng Việt Nam)
vài trăm ngàn VND
350,000 VND

Ghi nhớ:
  • Có trường thu ngay trong hóa đơn, có trường lại thu sau khi sang Nhật
  • Về cơ bản thì không có chuyện các trường Nhật ngữ lạm thu mà chính sách khác nhau (thu ngay hay thu theo thực phí)
  • Các trường thu sau là để có giá tốt nhất cho bạn và thường các mục phải thu ở các trường gần giống nhau (tên gọi, hình thức có thể khác chút)
>> Học phí trường Nhật ngữ Asuka (Oita)
>> Học phí trường Nhật ngữ Kyushu (Fukuoka)
>> Học phí trường Nhật ngữ Asuka Gakuin (Yokohama)
>> Học phí trường Nhật ngữ AIR (Niigata)
>> Học phí trường Nhật ngữ MCA (Tokyo)
>> Học phí trường Nhật ngữ ARC ACADEMY (Tokyo)
>> Học phí khoa bekka dự bị đại học Reitaku
>> Học phí đại học quốc lập tại Nhật Bản
>> Học phí đại học APU (đại học tư lập Nhật Bản)
>> Học phí trường semmon Nihon Kogakuin (trường nghề tại Nhật Bản)