Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, July 31, 2016

DU HỌC KHỞI NGHIỆP × PET × JAPAN

Tiên phong chiếm lĩnh thị phần ngành công nghiệp thú cưng đang bùng nổ, không bao giờ lo thất nghiệp!

Vì sao du học khởi nghiệp tại Nhật Bản?

☑Không cần kinh nghiệm chỉ cần tốt nghiệp PTTH
☑Được học nghề chuyên môn (senmon) tại Nhật
☑Được học mô hình kinh doanh nghề senmon (cách mở cơ sở kinh doanh dịch vụ sinh lời)
☑Được đi làm tích lũy vốn và kinh nghiệm nghề nghiệp tại Nhật
☑Được hỗ trợ khởi nghiệp khi về nước (mục tiêu hàng đầu)

Học nghề chuyên môn (senmon) tại Nhật trong 2 năm với 70% là thực hành giúp bạn có thể ra trường đi làm ngay. Hơn nữa, hầu hết ngành nghề senmon đều chưa phát triển tại Việt Nam nên bạn có cơ hội lập nghiệp, khởi nghiệp trong tương lai với vốn tiếng Nhật và kỹ năng nghề đã học tại Nhật Bản.

NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT (SOFT SKILL) + KỸ NĂNG NGHỀ (HARD SKILL) 
= THU NHẬP CAO

Khi khởi nghiệp tại thị trường mới khai phá, bạn sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị phần và có sự nghiệp kinh doanh vững chắc vì bạn có kỹ năng nghề bậc cao được học tại Nhật Bản và bạn lại có ngoại ngữ để hướng tới đối tượng khách nước ngoài. Hơn nữa, bạn được học về BUSINESS MODEL để đảm bảo mô hình kinh doanh của bạn sinh lời ngay từ đầu. Khi theo học chương trình khởi nghiệp, bạn được học từ các chuyên gia về mô hình kinh doanh và được hỗ trợ khởi nghiệp khi về nước.

Giới thiệu cơ hội du học Nhật Bản: Du học Nhật Bản tốn chi phí ban đầu khoảng 180 ~ 200 triệu đồng (đã gồm tiền 1 năm học phí + 3 tháng/nửa năm ký túc xá + vé máy bay + mọi chi phí khác). Điều kiện du học tốt nghiệp PTTH và đã/sẽ học tiếng Nhật 200 giờ (tương đương cấp độ thấp nhất N5). Có thể du học Nhật tự túc vừa học vừa làm thêm tối đa 28 h/tuần tiền lương trung bình (Tokyo) 9 ~ 10 USD/giờ. >>Tìm hiểu và hỏi đáp du học Nhật >>Đăng ký tư vấn du học Nhật Bản tự túc học tiếng Nhật/học nghề senmon/học đại học/sau đại học (cao học Nhật Bản)/tư vấn visa đi làm TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.Chú ý: Không mất quá nhiều tiền làm hồ sơ du học Nhật Bản và không nên đóng quá 12 triệu làm hồ sơ trọn gói >>Kiểm tra ưu đãi để có chi phí hồ sơ tốt nhất cho du học Nhật Bản 2017.


DU HỌC KHỞI NGHIỆP × PET × JAPAN

Vì sao lại chọn ngành Pet (dịch vụ chăm sóc và làm đẹp thú cưng)?

Học nghề khóa quản trị kinh doanh tại Nhật Bản (dành cho du học sinh)

KHÓA HỌC NGHỀ CHUYÊN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
BUSINESS MANAGEMENT COURSE
Học bổng cho lưu học sinh

Vì sao học senmon (chuyên môn) ngành quản trị kinh doanh tại Nhật?

Học nghề chuyên môn khóa quản trị kinh doanh tại trường chuyên môn (senmon gakkou, thời gian học: 2 năm) có đặc điểm là học phí tương đối rẻ và bạn có thể nâng cao năng lực tiếng Nhật lên tới N1 để theo học các trường cao hơn hoặc các ngành senmon khác. Đồng thời, bạn học về phiên dịch, thông dịch, Anh ngữ, kế toán, v.v… để phục vụ cho công việc trong tương lai. Vì học phí rẻ nên nhiều bạn lựa chọn để có thể thời gian ở Nhật để xin việc đi làm hay học lên cao. Tại Saromalang có giới thiệu các trường senmon có khóa học quản trị kinh doanh (business management course) chi phí phải chăng cho các bạn đăng ký du học Nhật Bản.
Yêu cầu đầu vào: Tiếng Nhật N3 trở lên.

Lớp học business manner (quy tắc ứng xử).

Chương trình học nghề khóa quản trị kinh doanh

Câu chuyện Uber

Đây là giá tham khảo taxi thường và Uber, Grab tại Việt Nam:
Khoảng cách 7.3km.
Taxi thường 100,000 ~ 130,000 VND
Grab Car 68,000 VND
Grab Taxi 82,000 ~ 90,000 VND
Grab Bike 29,000 VND
UberX 42,000 ~ 54,000 VND
UberBlack 80,000 ~ 105,000 VND
Uber Bike 27,000 ~ 36,000 VND
Nguồn số liệu: Tạp chí Vinaboo.

Bike là xe ôm. Hiện nay Uber có thể trả thẻ tín dụng hoặc tiền mặt (trước đây chỉ thẻ tín dụng) và cả Uber lẫn Grab đều xuất hiện xe ôm. Bạn muốn thuê xe Uber hay Grab thì cần smartphone và cài ứng dụng, ngược lại, nếu bạn có xe và muốn chạy kiếm tiền cũng có thể cài ứng dụng và đăng ký.

Uber còn rẻ hơn cả taxi thường và đi xe ôm taxi thì thường bằng khoảng một nửa so với đi taxi Uber hoặc Grab. Khác biệt lớn nhất là Uber chỉ cần nạp điểm đón còn Grab phải nạp cả điểm đón và điểm đích (thời điểm hiện tại).

Ảnh: Business Insider.

Vì sao Uber?

Saturday, July 30, 2016

Chuyện râu ria

Với phụ nữ là nhan sắc,
Với đàn ông là bộ râu.

Phụ nữ bị ám ảnh bởi nhan sắc còn đàn ông bị ám ảnh với bộ râu. Râu gọi là ヒゲ hige (鬚 TU) và người đàn ông có râu (để râu) là ヒゲ男 higeotoko hay ヒゲの男性 hige no dansei. Nhưng vì sao lại như thế?

Vì râu thường là biểu hiện của nam tính. Phụ nữ thường ái mộ người có bộ râu như thế này:

Đại văn hào Lev Tolstoy (đọc tiếng Nga Lyov Tolstoy) - quý tộc Nga.

Râu thường là biểu hiện của hormone nam tính (testosterone) cao. Phụ nữ luôn ái mộ đàn ông có độ nam tính cao. Hơn nữa, ngay cả đàn ông cũng e sợ đàn ông có nam tính cao và thường tôn họ làm thủ lĩnh. Ví dụ đại văn hào Lev Tolstoy cũng là thủ lĩnh về đạo đức, tôn giáo, triết học chứ không đơn giản là một nhà văn. Một cách khác để kiểm tra độ nam tính là so chiều dài ngón áp út và ngón trỏ: Ngón áp út càng dài hơn ngón trỏ thì độ nam tính càng cao và ngược lại.

Ảnh: ren-ai.jp/80198

Nhưng đừng hiểu lầm ....

Friday, July 29, 2016

Tư vấn học bổng học nghề quản lý khách sạn tại Nhật Bản

Khóa học chuyên môn quản lý khách sạn tại Nhật Bản
HOTEL MANAGEMENT COURSE
Học bổng nghề khách sạn cho lưu học sinh

Lợi thế của việc học nghề senmon

Bạn học trong 2 năm để có kỹ năng cứng có thể đi làm tại Nhật. Nếu về nước bạn có thể dùng kỹ năng này để lập nghiệp cùng với khả năng tiếng Nhật. Việc học senmon và đi làm tích lũy kinh nghiệm tại Nhật giúp bạn có kỹ năng và phương pháp làm việc theo tiêu chuẩn Nhật Bản đồng thời nâng cao khả năng tiếng Nhật tới trình độ thương mại để giúp ích bạn trong tương lai khi về nước lập nghiệp.

Học nghề quản lý khách sạn và làm việc tại Nhật Bản.

Chương trình học ngành quản lý khách sạn – khoa khách sạn

Nội dung học nghề quản lý khách sạn tại Nhật Bản.

Môn học chủ đạo
Thực tập tiếp tân: Thực tập các nghiệp vụ tiếp tân khách sạn.
Nghiệp vụ thực tế tại nhà hàng: Học trình tự nhà hàng căn bản trong nghiệp vụ nhà hàng.
Khái luận nghề khách sạn: Nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ khách sạn, học nền tảng công việc để làm trong khách sạn.

Học bổng dành cho du học sinh khi học ngành quản lý khách sạn tại Nhật Bản

Thursday, July 28, 2016

Du lịch Nhật Bản theo tour hết bao nhiêu tiền?

Vì sao bỏ 200 triệu du học tự túc Nhật Bản lại là khoản đầu tư tốt nhất bạn từng có?

Đây là giá tour du lịch Nhật Bản của công ty du lịch Sông Hàn:
Tokyo - Fuji - Kyoto - Osaka - Tokyo
Mùa hè (tháng 8 ~ 9): 4 ngày 3 đêm 34,900,000 VND, 5 ngày 4 đêm 36,900,000 VND
Mùa thu (tháng 10 ~ 11): 4 ngày 3 đêm 34,900,000 VND

Tokyo - Hokkaido - Tokyo
Tháng 10, 5 ngày 4 đêm: 36,900,000 VND

Tokyo - Toyama - Tokyo
Tháng 10, 11: 4 ngày 3 đêm 33,900,000 VND

Núi Phú Sỹ - Hokkaido
4 ngày 3 đêm từ Sài Gòn 32,900,000 VND

Hokkaido
6 ngày 5 đêm từ Hà Nội 39,900,000 VND

Ví dụ nội dung tour du lịch Nhật Bản tháng 9: Núi Phú Sỹ, làng cổ Oshino Hakkai, hái trái cây Nhật Bản, hồ cỏ san hô Saroma, AEON Mall, thưởng thức onsen (suối nước nóng) và cua đặc sản Hokkaido, công viên Engaru, tượng càng cua khổng lồ, trung tâm Okhotsk Tokkari, khu phố sầm uất Odaiba (Tokyo), chùa cổ Asakusa (Tokyo), khu mua sắm Nakamise, Tokyo Sky Tree.

Cỏ san hô (サンゴ草) ở hồ Saroma (サロマ湖 ).
Một địa điểm du lịch đẹp ở Hokkaido.


Các bạn du học sinh tiết kiệm bao nhiêu tiền du lịch Nhật?

Du lịch 6 ngày 5 đêm là khoảng 40 triệu đồng tức là khoảng 8 triệu đồng/đêm.
Giả sử bạn du học 5 năm thì các bạn tiết kiệm bao nhiêu tiền du lịch?

Wednesday, July 27, 2016

Bị lợi dụng thì sao?


Tiếng Nhật có từ 利用 (りよう) [lợi dụng] và từ này vừa có nghĩa "sử dụng" vừa có nghĩa "lợi dụng". Tiếng Anh sử dụng "use" ví dụ "Bạn lợi dụng tôi sao?" thì nói là "You used me?" (You used me, didn't you?)

Lợi dụng có xấu không?

Bạn không nên lợi dụng người khác. Nếu cần gì thì bạn hãy hỏi sự giúp đỡ. Bạn hỏi đàng hoàng với mục đích rõ ràng và động cơ trong sáng thì người tốt sẽ giúp bạn. Bạn không cần phải lợi dụng ai cả. Sống như vậy mới quang minh chính đại. Bản thân tôi chưa bao giờ định lợi dụng người khác, vì việc đó hoàn toàn không vui.

Nhưng câu hỏi là thế này: Liệu bạn có nên để người khác lợi dụng không?

Nghề IT Communicator có gì hay?

Nghề gì không phải lập trình (code) mà lương cao hơn lập trình viên (programmer)?
Nghề IT Communicator (thường gọi tắt là Comtor) và trình độ cao hơn nữa là BSE hay BrSE (Bridge System Engineer, kỹ sư cầu nối).
Lương trung bình IT Communicator: 500 ~ 1000 USD
Lương tối đa: 1500 USD

Nghề IT Communicator là gì và vì sao làm nghề này?

Thông thường khi nhận công việc từ Nhật Bản về Việt Nam làm gia công (gọi là outsourcing) thì sẽ cần thông dịch viên, phiên dịch viên tức là Interpreter/Translator. Tuy nhiên, thông dịch viên thường chỉ rành tiếng Nhật mà không rành về nghề chuyên môn nên lương của thông dịch viên tương đối hạn chế. Trong ngành IT để dịch tốt bạn không chỉ cần tiếng Nhật mà cần phải hiểu từ ngữ IT nên sinh ra nghề IT Communicator. Đây là nghề làm cầu nối giao tiếp giữa phía Nhật Bản muốn ủy thác gia công dự án (outsourcing) cho công ty IT tại Việt Nam.

Yêu cầu để có thể làm IT Communicator

☑Tiếng Nhật tốt, N2 trở lên và có ý định học lên N1 (qua công việc, học tại công ty, …)
☑Kỹ năng dịch cơ bản tốt, có khả năng dịch tài liệu
☑Có thể tìm hiểu để dịch đúng thuật ngữ, từ ngữ về IT
☑Kỹ năng giao tiếp (communication) với con người tốt
☑Tiếng Anh khá sẽ khá có lợi thế, vì đa số thuật ngữ IT là từ tiếng Anh

Công việc chính của bạn là dịch tài liệu và dịch email nhưng bạn cũng phải gặp gỡ khách hàng Nhật Bản lắng nghe trực tiếp từ họ và truyền đạt lại cho lập trình viên IT Việt Nam hiểu đúng và chính xác yêu cầu cần làm gì. Vì thế, vai trò của bạn rất quan trọng trong các dự án để giúp các trưởng nhóm nắm được nội dung dự án cũng như giúp các PM (Project Manager, quản lý dự án) và BSE (kỹ sư cầu nối) không bị quá tải. Nếu bạn làm chậm hay làm lỗi thì dự án sẽ bị ách tắc. Đó là lý do mà lương bạn có thể cao hơn cả lập trình viên.

IT Communicator chịu áp lực từ 3 phía

⇒Khách hàng người Nhật
⇒Trưởng nhóm IT và coder người Việt (team IT)
⇒Cấp trên của bạn (trưởng nhóm IT Comtor hay PM hay BSE)

Sơ đồ quan hệ trong dự án IT của IT Comtor.

Nếu bạn làm không tốt thì PM hay BSE sẽ phải gánh thay cho bạn và bạn sẽ gặp rắc rối. Nếu dự án chậm tiến độ thì khách hàng sẽ áp lực cho bạn. Và nếu bạn truyền tải nội dung IT không đúng, ví dụ dự án khó, rắc rối, thì bạn sẽ nhận được rất nhiều phàn nàn (claim) từ lập trình viên người Việt. Nhiều người còn đổ cho bạn gánh luôn lỗi viết mã (coding) của họ cho bạn vì lý do bạn dịch sai hay không rõ ràng ^^ Lương cao thì trách nhiệm cao và nhiều rủi ro thôi.

Nhưng niềm vui nghề IT Communicator là gì?

Làm việc thì phải có niềm vui chứ. Và niềm vui là thứ không bao giờ thiếu và không thể thiếu nếu bạn định thành người làm việc chuyên nghiệp (プロ). Niềm vui trong công việc tiếng Nhật gọi là やりがい (YARIGAI, 遣り甲斐). Vậy yarigai nghề IT Communicator là gì?

Tuesday, July 26, 2016

Quy tắc xưng hô với khách hàng

"Em có thể giúp gì cho anh/chị ạ?"

Tôi thật sự là "anh/chị" sao? Vì sao người bán hàng luôn phải xưng "em" và phải gọi khách là "anh/chị"? Nếu gặp khách hàng nữ mà họ không trẻ, cũng không già thì gọi là "chị" hay là "cô"? Gọi "chị" cũng dở (không tôn trọng người lớn), gọi "cô" cũng dở vì "bộ trông tôi già lắm sao".

Theo tôi, đây là ngôn ngữ không lịch sự. Bạn đang làm việc, hơn nữa, là một người làm việc chuyên nghiệp. Bạn nhận tiền lương để làm việc bán hàng chứ không phải đi làm không công. Và nơi bán hàng cũng không phải là môi trường gia đình. Trong business thì ngôn ngữ phải khác ở nhà. Có lẽ là vấn đề đào tạo nhân viên tại các cửa hàng. Ngay cả trên truyền hình người ta vẫn xưng "em" và gọi người khác là "anh/chị" thậm chí có người xưng là "anh/chị" gọi người khác là "em".

Tiếng Nhật gọi là 慇懃無礼 INGIN BUREI [ân cần vô lễ] (thoạt nhìn thì là ân cần nhưng nhìn kỹ thì là vô lễ).

Để đi du học Nhật Bản hoặc đi làm tại Việt Nam

Khi bạn ở nơi công cộng thì bạn không xưng "em" vì sự tôn nghiêm của bạn, và cũng không gọi người khác là "em" vì sự tôn nghiêm của họ.

Vấn đề của kiểu nhún nhường quá mức là sẽ có nhiều khách trở nên bất lịch sự vì họ sẽ được đà nghĩ rằng họ đứng trên bạn và có quyền ra lệnh cho bạn. Bạn là người làm việc chuyên nghiệp chứ không phải là người đi nịnh bợ khách hàng. Trước hết cần nhớ điều này đã.

KHIÊM TỐN NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ HẠ MÌNH

Vậy thì phải nói thế nào? Nếu bạn là người kinh doanh thì phải đào tạo nhân viên thế nào? Đơn giản là thế này:

Monday, July 25, 2016

Cách học tiếng Nhật đúng khi chuẩn bị du học

Học senmon (nghề chuyên môn) ở Nhật là thế nào?
Bạn tập trung học nghề nào đó (lập trình, thiết kế đồ họa, thời trang, nấu ăn, làm bánh, sửa xe hơi, nông nghiệp, kế toán, v.v...) trong 2 năm và ra có thể đi làm được ngay. Dễ xin việc ở Nhật nhưng phải làm đúng chuyên ngành (nếu bạn chưa có bằng đại học). Phù hợp với các bạn mới tốt nghiệp PTTH, chưa có kinh nghiệm đi làm, không yêu cầu tiếng Nhật và thi đầu vào khắt khe. Trường nghề senmon rất phát triển ở Nhật và được doanh nghiệp đánh giá rất cao và ngành nghề senmon cũng rất đa dạng nên bạn có thể tìm được ngành nghề phù hợp.
Tại Saromalang tư vấn ngành nghề senmon phù hợp với sở thích và nguyện vọng của các bạn. >>Hướng dẫn và đăng ký tư vấn du học Nhật Bản >>Tư vấn chọn ngành senmon

PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC TIÊU HỌC TIẾNG NHẬT ĐÚNG ĐỂ DU HỌC THÀNH CÔNG

- Chủ động học bài trước khi tới lớp học
- Tận dụng lớp học để giải đáp thắc mắc
- Rèn luyện khả năng tự học qua sách giáo khoa và tự ôn luyện
- Học trên lớp không quá 3 giờ/ngày
- Học tối thiểu 1500 ~ 3000 từ vựng, 500 ~ 1000 hán tự trước khi du học
- Duy trì học 10 ~ 15 từ mới/ngày


VÌ SAO HỌC TIẾNG NHẬT 8 TIẾNG MỘT NGÀY KHÔNG TỐT CHO VIỆC DU HỌC?

Sunday, July 24, 2016

Người Nhật thích cảnh đẹp Việt Nam nào nhất?

Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), Huế, Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang, ...?

Xem đáp án

Saturday, July 23, 2016

Cách gọi điện thoại lịch sự

Mark's message: Vì sao phải gọi điện thoại lịch sự?
Khi bạn gọi điện thường là với mục đích bán hàng hoặc là liên lạc công việc. Bạn gọi cho khách hàng tiềm năng hoặc đối tác nên việc gây ấn tượng ban đầu tốt là vô cùng quan trọng. Khi đã thành khách hàng thân thiết hay đối tác tin cậy thì bạn càng cần phải duy trì sự tôn trọng và thái độ lịch sự. Việc này được gọi là ビジネスマナー [business manner] mà bạn thường học ở các trường senmon hoặc được đào tạo khi đã vào công ty. ビジネスマナー [business manner] có thể dịch là quy tắc ứng xử trong kinh doanh hoặc trong công việc. (Vì mọi công việc đều là kinh doanh của công ty đúng không nhỉ?)

Vì thế, các công ty đều cần đào tạo bạn về business manner và việc này cần đào tạo đầu tiên. Nếu bạn học trường senmon thì về cơ bản là ra trường đi làm được ngay nên bạn cần học ngay từ trong trường (có các giờ học về business manner). Quy tắc gọi điện thoại cũng liên quan tới môn tâm lý học, điều cực kỳ cần thiết nếu bạn muốn có sự nghiệp thành công nên các bạn yêu thích tâm lý học cũng nên đọc bài này (để phân tích tâm lý khách hàng).

Quan trọng hơn nữa là vì sao cách gọi điện thoại lại quan trọng đến thế? Mark sẽ bàn luận ở bên dưới.
Quảng bá cơ hội du học Nhật Bản: BẠN MUỐN HỌC NGÀNH TÂM LÝ HỌC TẠI NHẬT BẢN? Hãy tư vấn tại Saromalang. Du học Nhật Bản tốn chi phí ban đầu khoảng 200 triệu (đã gồm tiền 1 năm học phí + 3/6 tháng ký túc xá) học cách làm việc chuyên nghiệp và xây dựng sự nghiệp vững chắc trong tương lai? Điều kiện du học tốt nghiệp PTTH và học tiếng Nhật 200 giờ (tương đương cấp độ thấp nhất N5). Bạn có thể du học vừa học vừa làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần tiền lương trung bình (Tokyo) 9$ ~ 10$/giờ. >>Tìm hiểu và hỏi đáp du học Nhật >>Đăng ký tư vấn du học Nhật Bản tự túc học tiếng Nhật/học nghề senmon/học đại học/sau đại học (cao học Nhật Bản)/tư vấn visa đi làm TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
>>Chú ý: Không mất quá nhiều tiền làm hồ sơ du học Nhật Bản và không nên đóng quá 12 triệu làm hồ sơ trọn gói >>Kiểm tra ưu đãi để có chi phí hồ sơ tốt nhất cho du học Nhật Bản 2017.

Thế nào là gọi điện thoại lịch sự?



Ở Việt Nam chúng ta hay nhận được các cuộc gọi chào hàng, bán hàng, ví dụ gọi tới công ty. Việc đầu tiên họ hỏi là "Có phải anh/chị ... không ạ?" rồi "Xin cho gặp người quản lý/người phụ trách kế toán", v.v... Đây không phải cách gọi điện thoại lịch sự. Vì bạn còn chưa xưng tên và chưa nói mục đích. Bạn chỉ coi mình là trung tâm và muốn nhanh chóng đạt được mục đích mà không ngại làm phiền người khác.

Cách gọi điện thoại lịch sự là:
1. Xưng to rõ ràng tên của bạn, nơi công tác và chức vụ của bạn
2. Trình bày ngắn gọn mục đích cuộc gọi
3. Trình bày muốn gặp ai ở phía bên kia

Đa phần mọi người đều bỏ qua bước 1, 2 và gọi thẳng tới bước 3. Nhưng bạn nào ở Nhật thì cũng rõ là người Nhật sẽ thực hiện đúng 1, 2, 3. Nếu bạn không lịch sự thì họ sẽ không tiếp bạn qua điện thoại hoặc là bạn sẽ gây ra cảm giác phản cảm, khó chịu ngay từ ấn tượng đầu tiên vì sẽ phải hỏi là bạn là ai và gọi tới với mục đích gì.

Bạn gọi tới để nhờ vả, bán hàng, quảng cáo, ... mà lại khiến đối phương khó chịu và mất thì giờ và tốn não để hỏi lại bạn nhưng thông tin cơ bản mà bạn cần cung cấp sao? Ngay từ đầu họ sẽ đánh giá bạn là người không có business manner (tức là không biết quy tắc ứng xử trong kinh doanh). Họ sẽ có ấn tượng ban đầu xấu và không muốn tiếp bạn, hơn nữa, họ còn có ấn tượng xấu luôn với công ty của bạn.

Vì công ty bạn đã không đào tạo nhân viên hiểu về quy tắc gọi điện thoại. Đó cũng là lý do mà các công ty Nhật đầu tiên khi tuyển dụng người mới tốt nghiệp đại học thì đều phải đào tạo lại từ đầu từ cách gọi điện, cách viết email, các chào hỏi, giao tiếp, cách hẹn gặp đối tác, v.v... Nhiều khi các khóa học này chẳng liên quan tới nghiệp vụ chính trong công việc.

Vì nếu bạn là người không biết phép tắc nghĩa là công ty của bạn không đào tạo bạn. Vậy tại sao phải tin một công ty như thế?

Thực hành gọi điện thoại lịch sự

Friday, July 22, 2016

Chỉ số hạnh phúc: Có thật là hạnh phúc?

Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index, HPI) năm 2016 xếp Costa Rica hạng 1, Việt Nam hạng 5 (cao nhất châu Á).

Cách tính HPI là thế này:
HPI = (Wellbeing) x (Life expectancy) x (Inequality of outcomes) / (Ecological Footprint)
Ba phép nhân và 1 phép chia.
Nguồn: http://happyplanetindex.org/about/#how

Wellbeing
Mức độ hài lòng với cuộc sống.

Life expectancy
Tuổi thọ trung bình.

Inequality of outcomes
Sự không đồng đều của người trong 1 nước về tuổi thọ, mức hạnh phúc, tính theo %.

Ecological Footprint
Dấu chân sinh thái, nôm na là cần bao nhiêu ha đất để nuôi sống một người.

Phân tích công thức

Thursday, July 21, 2016

Có nên học giao tiếp giỏi trước khi du học Nhật Bản?

Chuyên mục tư vấn học tiếng Nhật để du học @Saromalang
Giao tiếp gọi là 会話 KAIWA [hội thoại] và đây là nỗi lo lắng của nhiều bạn trẻ có ý định du học tự túc tại Nhật cũng như là nỗi khổ tâm của người học tiếng Nhật trong nước nói chung. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao học mãi vẫn không giỏi giao tiếp?

Hơn nữa, nếu bạn định đi du học thì câu hỏi nữa là: Có nên học giao tiếp tiếng Nhật cho giỏi rồi mới đi du học Nhật Bản dạng tự túc vừa học vừa làm (để còn xin việc làm thêm)?

Du học Nhật khác Anh Mỹ là bạn cần học 1 ~ 2 năm tiếng Nhật tại Nhật.

Lời khuyên của Saromalang: Không cần thiết học giao tiếp để đi du học Nhật Bản.
Lo lắng của bạn là do bạn chưa có kinh nghiệm. Việc sang Nhật du học là để việc giao tiếp có thể giỏi lên một cách tự nhiên do bạn sống trong môi trường tiếng Nhật, nghe và sử dụng (bắt chước) tiếng Nhật thường xuyên.

Lý do 1: Học trong nước khó mà giỏi giao tiếp tiếng Nhật.

Wednesday, July 20, 2016

Thực tập sinh về nước và định kiến của nước Nhật

Làm thế nào để các bạn thực tập sinh về nước vượt qua định kiến của nước Nhật để quay lại Nhật du học?

Hôm trước tôi đã nói về việc vì sao thực tập sinh về nước (cựu tu nghiệp sinh) khó quay lại Nhật.
Lý do là TATEMAE (lý do danh nghĩa) và HONNE (bản chất thật sự) bị chênh nhau. Chú ý là khó quay lại Nhật du học chứ không phải là không thể. Tại Saromalang vẫn tư vấn cho các bạn thực tập sinh về nước để quay lại Nhật du học. >>Trang tư vấn

Hôm nay tôi nói về định kiến của nước Nhật đối với các bạn thực tập sinh về nước. Mặc dù nhiều bạn thực tập sinh có học lực, có quyết tâm, thực tế là đã học được tiếng Nhật tương đối và có bạn còn có bằng đại học. Nhiều bạn mong muốn sang Nhật để kiếm tiền là một chuyện nhưng còn có mong muốn học tập (tiếng Nhật), trải nghiệm cuộc sống Nhật Bản.

Tuy nhiên, khi làm hồ sơ thực tập sinh thì các bạn bị "dán nhãn" như dưới đây (mặc dù lý do danh nghĩa của chương trình là đi thực tập tay nghề).
1. Các bạn làm công nhân tại Việt Nam (thường hồ sơ có ghi bạn làm 6 tháng ~ 2 năm dù bạn có làm hay không)
2. Các bạn muốn qua Nhật kiếm tiền.
3. Học vấn của các bạn là tốt nghiệp phổ thông trung học (và không thi hay không đậu đại học).

Ngay cả các bạn đã có bằng đại học cũng làm hồ sơ như trên để dễ đi hơn (vì có bằng đại học mà xin đi thực tập còn khó hơn, hơn nữa còn phải nhét thời gian đi làm vào để hợp lý hóa lý do thực tập là do công ty phái cử đi.)

Định kiến ("bị dán nhãn") là nguyên nhân chính khiến
các bạn thực tập sinh về nước khó quay lại Nhật.

Việc dán nhãn này (gọi là レッテル貼り retteru bari) khiến các bạn khó quay lại Nhật du học. Khi nộp hồ sơ thì các bạn thường bị xếp dưới những bạn đi du học lần đầu.

Để vượt qua định kiến (tiếng Nhật gọi là 偏見 HENKEN [thiên kiến]) này thì việc làm hồ sơ du học phải khớp với hồ sơ đi thực tập (tu nghiệp) Nhật Bản, đồng thời phải nêu rõ lý do chính đáng để du học cũng như chứng minh đủ khả năng đi du học (khả năng tiếng Nhật, ý chí học tiếng Nhật, khả năng tài chính, lý do vì sao trước đây không đi du học, v.v...)

Nếu hồ sơ hợp lý thì bạn có thể quay lại Nhật du học và theo đuổi ước mơ của mình cũng như trải nghiệm cuộc sống của du học sinh tại Nhật. Hơn nữa, vì đã có kinh nghiệm ở Nhật nên các bạn còn có thể học tập hiệu quả hơn các bạn đi du học lần đầu. Quan trọng vẫn là phải kiên tâm theo đuổi ước mơ của mình. Nếu có thể học được nghề senmon bên Nhật ví dụ nghề điều dưỡng, thú cưng, hay học đại học (ví dụ đại học ngành điều dưỡng), kế toán, v.v... và có tay nghề cứng cũng như tiếng Nhật tốt thì bạn không thiếu cơ hội việc làm kể cả khi về nước.

Vì thế, ước mơ du học Nhật Bản rất đáng để bạn theo đuổi.

Tuesday, July 19, 2016

Vì sao phải giữ gìn vệ sinh công cộng?

Vệ sinh công cộng (public hygiene) là gì?

Giữ gìn vệ sinh công cộng là cách tốt để bảo vệ sức khỏe cộng đồng (public health) không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần.

Tôi ví dụ thế này:
Một người mẹ vì con ăn cắp tiền chơi game la mắng cũng không sửa được tật này nên lột quần áo bắt con đứng ngoài đường. Người mẹ này hi vọng là đứa con bị xấu hổ sẽ không làm thế nữa. Làm vậy đúng hay sai?

Đây là vấn đề mà mọi dân tộc gặp phải. Tuy nhiên, hiện nay mà làm thế này ở Nhật hay Mỹ thì sẽ bị kết tội ngược đãi trẻ em và nếu tái phạm có thể bị tước quyền giám hộ (chuyển sang cho nhà nước giám hộ). Không nói tới luật pháp, việc trên đúng hay sai về mặt đạo lý?

Thật ra thì chuyện trong mỗi nhà khó mà can thiệp nhưng vấn đề của người mẹ trên là làm phiền những người xung quanh và mất vệ sinh công cộng. Vệ sinh không phải chỉ là giữ đường phố sạch đẹp mà còn cả về tinh thần nữa.

Vệ sinh tinh thần
Vệ sinh tinh thần là rất quan trọng để tái tạo sức lao động và sự sáng tạo. Không ai thích nhìn cảnh chướng mắt ngoài đường. Việc trừng phạt con ngoài đường làm ảnh hưởng tới tinh thần của mọi người qua lại.

Tiếng ồn cũng là một dạng mất vệ sinh tinh thần. Bạn sẽ không thể tái tạo sức lao động nếu đêm khuya hàng xóm làm ồn và bạn không ngủ được. Ở Nhật mà làm ồn thì kêu cảnh sát qua vì họ có luật tiếng ồn rồi.

Ở Singapore cấm hút thuốc nơi công cộng.
Vi phạm phạt 1000 SGD tức là hơn 1 tháng lương của người lao động.

Xã hội văn minh là xã hội đảm bảo được vệ sinh công cộng. Vì thế, nhiều nước đã cấm hút thuốc lá nơi công cộng, chỉ được hút thuốc ở nơi quy định. Ở ta thì đi đường thấy rất nhiều người phì phèo thuốc lá, ảnh hưởng tới sức khỏe công chúng cũng như gây nguy hiểm về giao thông (bạn tránh khói, tránh tàn thuốc thì rất dễ bị va chạm). Việc hút thuốc thì là quyền cá nhân nhưng vừa lái xe, vừa phì phèo thuốc lá thì rõ ràng là đang làm mất vệ sinh công cộng, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt tại nhiều chung cư hiện nay còn có hiện tượng thanh niên, trung niên phì phèo thuốc lá trong thang máy. Rõ ràng là họ không coi trọng vệ sinh công cộng và sức khỏe công chúng.

Vì sao phải giữ gìn vệ sinh công cộng?

Vì bạn đang sống trong xã hội dung chứa bạn, bạn nên làm điều tốt vì xã hội đó. Đây gọi là "lòng biết ơn xã hội". Lòng biết ơn là yếu tố rất quan trọng để sống hạnh phúc.

Monday, July 18, 2016

Học cao học ngành tâm lý học tại Nhật Bản

Thi cao học và học sau đại học tại Nhật như thế nào?

Để có thể học sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) tại Nhật, bạn sẽ phải thi kỳ thi đầu vào cao học tại Nhật. Saromalang có tư vấn cách thi cao học Nhật Bản cho các bạn đăng ký du học. Để học cao học ngành tâm lý, bạn sẽ phải nộp hồ sơ cao học và thi viết, phỏng vấn.

Hồ sơ cao học ngành tâm lý
Gồm các giấy tờ cần thiết và bản kế hoạch nghiên cứu khoảng 2000 chữ (khoảng 5 trang A4). Một số đại học tư lập sẽ yêu cầu bạn nộp luận văn đại học (tiếng Nhật/tiếng Anh) hoặc tự viết luận văn nghiên cứu. Có lẽ đây là rào cản lớn để vào được cao học Nhật Bản.

Ngoài ra, phải nộp kết quả tiếng Anh thường là TOEFL.

Cao học ngành tâm lý học: Thi tâm lý học và Anh ngữ.

Kỳ thi cao học ngành tâm lý
Thi viết môn tâm lý học và môn tiếng Anh. Sau đó, bạn sẽ phải thi phỏng vấn.

Học phí cao học ngành tâm lý học
Trường đại học tư lập: Tiền nhập học 200,000 yen, học phí 770,000 yen/năm
Trường đại học quốc lập: Tiền nhập học 282,000 yen, học phí 535,800 yen/năm (xem học phí quốc lập)

Học cao học tại Nhật Bản
Để học khóa thạc sỹ, bạn sẽ phải học, hay chính xác là nghiên cứu trong 2 năm. Trong 2 năm này bạn sẽ phải tìm đề tài nghiên cứu, viết và nộp luận văn. Bạn phải qua thẩm tra luận văn và kỳ thi cao học.

Điều kiện tốt nghiệp thạc sỹ tại Nhật Bản.

Đồng thời, trong 2 năm bạn phải lấy 30 học trình. Thông thường thì nghiên cứu luận văn sẽ được coi là 8 học trình (unit) trong 2 năm nên thực chất là bạn phải lấy 22 học trình. Tức là khoảng 11 môn, mỗi môn là 90 phút/tuần x 1 học kỳ. Nếu bạn lấy trong 3 học kỳ (1 năm rưỡi) thì mỗi học kỳ lấy khoảng 4 môn tức là học khoảng 4 x 90 phút = 6 giờ/tuần.

Việc học và lấy học trình tại cao học thì không khó. Khó nhất chính là tìm ra đề tài nghiên cứu và viết luận văn. Sinh viên cao học tại Nhật nhiều khi mất cả năm chỉ đọc luận văn và tìm đề tài nghiên cứu, thậm chí còn hơn. Nếu sau 2 năm mà bạn không nộp được luận văn nghiên cứu, bạn sẽ bị kéo dài thời gian học cao học.

Nội dung học sau đại học ngành tâm lý học tại Nhật Bản

Học đại học ngành tâm lý học tại Nhật Bản

NGÀNH HỌC TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Học tâm lý học sẽ làm gì?

Trả lời của Saromalang: Làm trong mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp vì nơi đâu cũng cần người có chuyên môn về tâm lý học. Ví dụ các công ty đều phải phân tích tâm lý khách hàng, điều tra hành vi mua hàng của khách hàng tiềm năng, v.v… Bạn có thể làm tốt công việc bán hàng (sales) nhờ giỏi tâm lý con người. Hơn nữa, bạn có thể tự tư vấn tâm lý để thiết kế sự nghiệp (career design) cho bản thân. Bạn cũng có thể dạy dỗ con cái trong tương lai.

Môn tâm lý học thường gây ấn tượng là khó xin việc làm (hơn các môn kỹ thuật). Tuy nhiên, hiếm có ai học xong đại học mà ra trường có kỹ năng nghề nghiệp ngay. Do đó, quan trọng là học ngành mình yêu thích và xin công việc bạn mong muốn. Ví dụ, bạn có thể làm trong bộ phận nhân sự, tuyển dụng của các công ty.

Năm 3: Phân vào seminar học chuyên sâu.Năm 4: Nghiên cứu viết luận văn.

CÓ HỌC BỔNG CHO LƯU HỌC SINH
Đăng ký tư vấn bên dưới ↓↓↓

Khoa tâm lý học phát triển con người

Làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực? Vì sao "arubaito là thiên đường, sarariiman là địa ngục"?

Vì sao làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực?

Trước đây có tư tưởng xã hội đề xuất "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" tức là nếu bạn làm được 1 thì làm 1 nếu làm được 10 thì làm 10 còn hưởng thành quả thì theo đúng nhu cầu của bạn. Nhưng điều này ngay lập tức dẫn tới bất công và vấn đề nan giải:
(1) Nhu cầu con người ngày càng cao còn năng lực thì không tăng lên
(2) Người quản lý sẽ đáp ứng nhu cầu của mình trước rồi mới tới cấp dưới nên nếu nhu cầu này chiếm hết thành quả thì cấp dưới không có gì
(3) Con người thích sinh con đàn cháu đống cho vui nhưng không giáo dục con cái thành người có năng lực (chỉ tiêu tốn tài nguyên của xã hội)

Vì thế, xã hội như thế sẽ nghèo. Người ta cũng chẳng làm gì vì có làm thì người quản lý cũng hưởng hết. Tức là phương châm "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" chỉ tốt cho người quản lý.

"Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" sẽ sớm dẫn tới bất công và sự không lao động. (Thà không làm chứ nhất định không làm cho người khác ăn.)

Để giải quyết vấn đề này thì xã hội hiện nay đã tiến hóa sang giai đoạn: Làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực. Tức là bạn làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, tiếng Nhật gọi là:

成果主義
SEIKA SHUGI [THÀNH QUẢ CHỦ NGHĨA]

Dù còn nhiều bất cập nhưng chắc chắn đây là phương pháp đảm bảo sự công bằng và nền kinh tế hiện nay đi theo hướng này. Lương của bạn trong công ty phản ánh số tiền bạn kiếm được về cho công ty theo công thức sau:

(LƯƠNG CỦA BẠN) = (SỐ TIỀN BẠN KIẾM CHO CÔNG TY) / 3

Lấy số tiền bạn kiếm về cho công ty chia ba thì công ty sẽ trả lương cho bạn số 1/3 đó. Ví dụ bạn kiếm về cho công ty 1 tháng 90 man (90 vạn yen) thì công ty trả bạn lương 30 man/tháng. Đây là nguyên lý của nền kinh tế tư bản. Lý do là thế này:

Friday, July 15, 2016

Vì sao xin vĩnh trú còn khó hơn nhập quốc tịch Nhật? Người có nguyện vọng định cư cần chú ý điều gì?

Saromalang đã mở chuyên mục tư vấn visa Nhật Bản để tư vấn toàn diện về visa Nhật Bản. Người tư vấn là Mark trong chuyên mục Mark's message. Để tư vấn visa tốt thì người tư vấn không chỉ cần đọc tiếng Nhật giỏi mà còn phải hiểu pháp luật, chế độ dân chủ Nhật Bản và cả hiến pháp Nhật Bản. Đây cũng là lĩnh vực mà Mark đã dành thời gian nghiên cứu khá nhiều.

Ghi chú: Saromalang có tư vấn cho các bạn cựu thực tập sinh có bằng đại học và tiếng Nhật quay lại Nhật làm việc nhưng sẽ phải lập plan "case by case" >>Đăng ký tư vấn

Mark's message: Vì sao học lịch sử, triết học, tôn giáo, pháp luật, chính trị, ... đâu kiếm ra tiền? Ở đời có 2 dạng người thống trị và bị trị (chưa chắc ai an toàn hơn và ai sống tốt hơn ai - còn tùy năng lực học tập). Nếu bạn muốn trở thành người thống trị thì bạn sẽ phải học rất nhiều. Trước mắt là để sống an toàn hơn. Hơn nữa, học tập là niềm vui lớn nhất và lâu dài nhất trong cuộc đời đúng không nhỉ?

Vì sao xin vĩnh trú Nhật Bản rất khó?

Vĩnh trú gọi chính xác là Eijuken (永住権, vĩnh trú quyền) và khi bạn xin được Eijuken thì có thể ra vào Nhật một cách tự do như công dân Nhật, bạn có thể xin bất kỳ việc gì bạn muốn thậm chí, không cần đi làm (thất nghiệp) cũng không sao. Nhưng Eijuken cực kỳ khó xin và đa phần hồ sơ của người Việt có thể nộp nhưng sẽ bị đánh trượt.

Trước hết, chúng ta cần hiểu một số điều về vĩnh trú Nhật Bản (permanent residence).

Vĩnh trú vốn là quyền lợi của những người mong muốn và có khả năng (tài chính) để định cư lâu dài ở Nhật. Trong điều kiện xin vĩnh trú thì có ghi phải ở Nhật liên tục 10 năm trở lên và lao động liên tục 5 năm trở lên.

Hai điều mà người xin vĩnh trú thường hiểu sai:

(1) Vĩnh trú là quyền lợi của bạn
(2) Bỏ sót từ 引き続き HIKITSUZUKI (liên tục) trong điều kiện

Vì hiểu sai về vĩnh trú nên làm hồ sơ thường yếu và bị trượt. Đặc biệt, quốc tịch Việt Nam cũng không dễ xin vĩnh trú vì một số lý do đặc thù (nêu bên dưới).

Vĩnh trú là quyền lợi của ai?

Thursday, July 14, 2016

Khách hàng trung thành

Vì sao cung cấp dịch vụ tốt nhất chứ không phải rẻ nhất?


Vì như thế bạn mới kiếm được khách hàng trung thành và làm khách hàng hài lòng. Chúng ta thường gặp hai kiểu khách hàng:
- Khách hàng muốn dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý
- Khách hàng muốn có giá rẻ nhất
Là người bán hàng, bạn sẽ chọn chiến lược bán dịch vụ và hàng hóa tốt nhất hoặc là bán càng rẻ càng tốt. Dù làm ngành nghề gì và bán sản phẩm gì thì thế nào cũng sẽ có người phá giá: Họ luôn bán rẻ hơn bạn. Vậy bạn sẽ giảm giá và cắt giảm bớt dịch vụ hay vẫn duy trì mức giá cũ? Đây là bài toán mà tất cả mọi người kinh doanh đều gặp phải. Việc này sẽ dẫn tới chạy đua giảm giá và cuối cùng chẳng còn sinh lời mấy hoặc phải làm rất cực. Mới nhìn thì có vẻ tốt cho khách hàng nhưng thật ra khách hàng không còn được dùng sản phẩm và dịch vụ tốt nữa.

Đó là điều bạn thấy trong cuộc sống hàng ngày: Sản phẩm rất rẻ nhưng không tốt. Muốn mua hàng tốt thì không có ai sản xuất nữa nên bạn lại phải mua hàng đắt hơn từ nước ngoài.

Khách hàng trung thành được lợi gì?

Wednesday, July 13, 2016

Công chức Nhật Bản

Chuyên đề văn hóa xã hội Nhật Bản
Quảng bá cơ hội du học Nhật Bản: Du học Nhật Bản tốn chi phí ban đầu khoảng 200 triệu (đã gồm tiền 1 năm học phí + 3/6 tháng ký túc xá) học cách làm việc chuyên nghiệp và xây dựng sự nghiệp vững chắc trong tương lai? Điều kiện du học tốt nghiệp PTTH và học tiếng Nhật 200 giờ (tương đương cấp độ thấp nhất N5). Bạn có thể du học vừa học vừa làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần tiền lương trung bình (Tokyo) 9$ ~ 10$/giờ. >>Tìm hiểu và hỏi đáp du học Nhật >>Đăng ký tư vấn du học Nhật Bản tự túc học tiếng Nhật/học nghề senmon/học đại học/sau đại học (cao học Nhật Bản)/tư vấn visa đi làm TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
>>Chú ý: Không mất quá nhiều tiền làm hồ sơ du học Nhật Bản và không nên đóng quá 12 triệu làm hồ sơ trọn gói >>Kiểm tra ưu đãi để có chi phí hồ sơ tốt nhất cho du học Nhật Bản 2017.

Nghề công chức ở Nhật Bản

Chào các bạn, lại là Mark. Hôm nay tôi bàn về nghề công chức ở Nhật. Nếu bạn đang du học ở Nhật thì cuộc sống du học là MỘT CHƯƠNG trong Life Book của bạn. Nhớ là: Chỉ là ONE CHAPTER thôi không phải MY LIFE. Bạn học xong hãy đầu tư thời gian, công sức, lòng nhiệt huyết vào đam mê và lý tưởng mà bạn đã tìm thấy. Nhiều người hỏi tôi sao tôi về Việt Nam, hơn nữa, sao tội về rồi lại khuyên bạn trẻ đi học. Thế khác nào đẩy các bạn trẻ vào lò lửa chiến tranh.

Thật ra, du học chỉ là ONE CHAPTER. Khi kết thúc chương bạn phải sang một chương mới. Ở Việt Nam tôi là công dân nên tôi không lo chuyện gia hạn visa (ở Nhật bạn bắt buộc phải đi làm công ty mới có visa để ở lại hoặc kết hôn với người Nhật cũng được). Tôi chỉ thích hoạt động theo lòng nhiệt huyết hơn là ngồi im trong một công ty nhìn đời trôi qua cửa sổ (và nhắc lại là ngồi trong công ty rất tuyệt chỉ có điều là tôi còn nhiều việc quan trọng hơn để làm bên ngoài). Hơn nữa, khi đã tới lúc thay đổi, hãy thay đổi. Cũng có nhiều người vì tiếc mức lương và đãi ngộ ở Nhật nên ở Nhật mãi. Đó là cuộc đời đi làm. Nhưng du học sinh nghĩa là bạn ĐI HỌC, và khi đã có năng lực tốt hãy chọn cho mình một nơi hoạt động để phát huy tối đa khả năng của bạn.

Nếu cuộc sống du học là một chương trong đời thì làm thế nào để chương này vui, hay ít nhất, hữu ích và nhiều ý nghĩa? Theo tôi, đó là sự quan sát học hỏi các vấn đề trong cuộc sống và các vấn đề xã hội. Bạn không cần sống quá vui nhưng nếu những năm tháng du học là BẢN LỀ CỦA CUỘC ĐỜI BẠN thì chắc chắn đó là thời gian ý nghĩa và đáng nhớ.

Và vì thế, bạn quan sát và học hỏi không ngừng. Nếu tới đây mà bạn vẫn còn đọc thì chứng tỏ là bạn thích học hỏi và bạn sẽ có niềm vui lâu dài. Bạn đọc vì bạn muốn học để tìm ra lý tưởng cho bạn. Việc đọc cũng quan trọng mà việc trải nghiệm thực tế (dấn thân) cũng quan trọng.

Có 3 loại người thế này:
- Chỉ đọc sách, không trải nghiệm (mọt sách, lý thuyết suông)
- Chỉ trải nghiệm, không đọc sách
- Vừa đọc sách, vừa trải nghiệm

 Mọt sách hiếm khi thành công (và cũng chẳng thất bại). Trải nghiệm mà không học tập thường làm rất nhanh ban đầu nhưng về sau đổ vỡ (thiếu kiến thức). Vừa đọc sách vừa trải nghiệm thì làm gì cũng bài bản, nhưng chắc chắn và cần nhiều thời gian.

Công chức, viên chức Nhật Bản

Các bạn ở Nhật thì thường gặp họ tại 区役所 KUYAKUSHO (trung tâm hành chính quận) hay 市役所 SHIYAKUSHO (trung tâm hành chính thành phố). Và có lẽ đây là ấn tượng đầu tiên về công chức, viên chức Nhật Bản. Họ rất nhiệt tình và tử tế ... thái quá. Nhưng bản chất của người Nhật là niềm nở và tử tế. Nếu bạn tới Mỹ, Pháp, Singapore, ... thì công chức các nước đó cũng tử tế thôi, nhưng so với Nhật thì chưa là gì đấy là chưa nói tới đoạn niềm nở.

Vậy rốt cuộc thì họ là những người có nền tảng như thế nào?


Công chức, viên chức trong tiếng Nhật gọi là:
公務員
KOUMUIN [công vụ viên]

Công chức lại chia ra hai loại là 国家公務員 [quốc gia công vụ viên] và 地方公務員 [địa phương công vụ viên].

Số lượng công chức ở Nhật

Tuesday, July 12, 2016

Ý thức chuyên nghiệp và chuyện "nuôi con gì trồng cây gì"

Mark's message
Quảng bá cơ hội du học Nhật Bản: Du học Nhật Bản tốn chi phí ban đầu khoảng 200 triệu (đã gồm tiền 1 năm học phí + 3/6 tháng ký túc xá) học cách làm việc chuyên nghiệp và xây dựng sự nghiệp vững chắc trong tương lai? Điều kiện du học tốt nghiệp PTTH và học tiếng Nhật 200 giờ (tương đương cấp độ thấp nhất N5). Bạn có thể du học vừa học vừa làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần tiền lương trung bình (Tokyo) 9$ ~ 10$/giờ. >>Tìm hiểu và hỏi đáp du học Nhật >>Đăng ký tư vấn du học Nhật Bản tự túc học tiếng Nhật/học nghề senmon/học đại học/sau đại học (cao học Nhật Bản)/tư vấn visa đi làm TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
>>Chú ý: Không mất quá nhiều tiền làm hồ sơ du học Nhật Bản và không nên đóng quá 12 triệu làm hồ sơ trọn gói >>Kiểm tra ưu đãi để có chi phí hồ sơ tốt nhất cho du học Nhật Bản 2017.

Ý thức chuyên nghiệp là gì?

Ý thức chuyên nghiệp là bạn phải cố gắng để làm tốt nhất có thể công việc bạn đang làm và trong tương lai trở thành chuyên gia (プロ [pro]) trong lĩnh vực đó. Khi bạn làm việc, hay kinh doanh, đều là vì quyền lợi của người khác (thường là khách hàng của bạn). Bạn có muốn họ hạnh phúc hơn khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn, hay bạn chỉ muốn lấy nhiều tiền nhất có thể?



Nếu bạn là người chuyên nghiệp, bạn chỉ bán đúng giá (mức giá có lương tâm) vì như thế bạn phục vụ được nhiều khách hàng nhất. Bạn cũng đưa ra tuyên bố chất lượngcam kết thực hiện đúng như thế. Như thế bạn không chỉ đem lại dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng mà thực sự đem lại:

SẢN PHẨM + SỰ AN TOÀN + SỰ YÊN TÂM

Khách hàng phải được an toàn với các chính sách kinh doanh rõ ràng và phải yên tâm khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn. Để làm điều này, bạn sẽ phải học không ngừng đặc biệt là trong 5 ~ 10 năm đầu thì mới có thể thành người làm việc chuyên nghiệp (professional).

Ví dụ ngay cả việc du học Nhật Bản thì tư vấn du học không phải là làm hồ sơ du học. Làm hồ sơ du học thì dễ, bất kỳ ai được Saromalang hướng dẫn cũng làm hồ sơ được. Việc tư vấn là đưa ra các lựa chọn (options) phù hợp để khách hàng lựa chọn. Khách hàng, sau khi được tư vấn thông tin cần thiết, ưu nhược điểm của mỗi lựa chọn, sẽ quyết định kế hoạch (plan) du học phù hợp nhất. Mục đích của đi du học là để người du học thành công trong sự nghiệp và sống sung túc, hạnh phúc hơn trong tương lai. Để làm điều này, người tư vấn du học phải học tập liên tục (tất nhiên là tiếng Nhật phải đọc tốt) để có thể lập ra nhiều kế hoạch du học chi tiết và phù hợp hơn. Để người du học có thể yên tâm du học và có cuộc sống du học tốt hơn, người tư vấn cũng nên viết bài hướng dẫn ví dụ Cách đi máy bay, Cách đối phó động đất, Cách vứt rác ở Nhật, v.v….

Vì sao cần ý thức chuyên nghiệp?

Monday, July 11, 2016

Danh sách tư vấn ngành nghề senmon

Học nghề chuyên môn (senmon) tại Nhật có lợi gì?

ĐẶC BIỆT: TƯ VẤN LẤY BẰNG NHẬT NGỮ JLPT N1 VÀ NHẬN HỌC BỔNG SENMON
☑ Không cần bằng đại học, cao đẳng chỉ cần tốt nghiệp PTTH
☑ Học nghề và thực hành liên tục 2 năm
☑ Ra trường có kỹ năng làm việc ngay, dễ xin việc
☑ Có tiếng Nhật và tay nghề để khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam khi về nước
☑ Phù hợp cho cả các bạn chưa có định hướng tương lai sẽ làm gì
>>TRANG TƯ VẤN SENMON

ĐAM MÊ + Ý CHÍ = CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Để du học thành công thì bạn nên lựa chọn sẵn lĩnh vực mà bạn định theo học ngay từ khi còn ở Việt Nam. Như vậy, bạn sẽ không bị phân tâm khi sang Nhật du học. Đa phần các bạn du học sinh do không chọn ngành nghề sẵn và nghĩ có nhiều thời gian - có 2 năm học ở trường Nhật ngữ - nên không dành thời gian tìm hiểu ngành nghề và trường học lên cao. Nhưng thời gian ở trường Nhật ngữ trôi rất nhanh và tới lúc cần chọn ngành, chọn trường thì lại không biết chọn thế nào. Tuy trường có tổ chức hướng dẫn học lên cao nhưng tiếng Nhật yếu không hiểu và cũng quá nhiều, thường thông tin chung chung thành ra cuối cùng lại nghe lời sempai vào các trường senmon giá rẻ, dễ vào. Trong tương lai, ngành dễ học không giúp bạn cạnh tranh mấy.

Do đó, bạn nên chọn ngành senmon từ đầu và tìm hiểu ngay từ ngày đầu sang Nhật. Saromalang sẽ tư vấn các ngành nghề dưới đây cho bạn nào đăng ký tư vấn du học.
>>Hướng dẫn du học Nhật Bản
>>Đăng ký tư vấn du học

Danh sách tư vấn tại Saromalang

☑Nội dung học nghề senmon, các môn học chính
☑Cách xin việc làm tại Nhật với bằng senmon
☑Chiến lược lập nghiệp, khởi nghiệp tại Việt Nam
☑Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và đam mê bản thân
☑Tư vấn chọn ngành senmon phù hợp với bản thân
Tư vấn chọn trường senmon phụ hợp sở thích, học lực, điều kiện kinh tế
☑Chiến lược visa, lập kế hoạch tài chính để có thể theo đuổi kế hoạch học tập


DANH SÁCH TƯ VẤN LOẠI NGHỀ CHUYÊN MÔN (SENMON) TẠI SAROMALANG
Y tá Người châm cứu Người nắn xương (Judo Therapist) Vật lý trị liệu
Kỹ thuật viên kiểm tra lâm sàng Xe hơi (công nghiệp ô tô) Đầu bếp (nấu ăn) Chuyên viên dinh dưỡng
Phúc lợi chăm sóc sức khỏe Trị liệu nghề nghiệp (Occupational therapist) Kỹ sư lâm sàng Kiến trúc sư
Chuyên gia trang điểm, làm tóc Họa sỹ truyện tranh Vệ sinh răng miệng Kỹ thuật viên nha khoa
Kỹ sư quang tuyến chẩn đoán Ngôn ngữ học Chăm sóc trẻ, giữ trẻ Công chức, viên chức
Giáo viên mầm non Động vật - Thú cưng Kỹ thuật IT (công nghệ thông tin) Công nghệ sinh học
Thanh âm Làm bánh kẹo Huấn luyện viên thể thao Tiếp viên hàng không
Nhạc sỹ Làm bánh kẹo sô cô la Đám cưới - Trang điểm cô dâu Thiết kế thời trang
Thiết kế dệt may Hoạt hình - Chế tác hoạt hình Thiết kế đồ họa vị tính - Sáng tạo CG (Computer Graphic) Thiết kế game - Sáng tạo game

(C) Saromalang Overseas

Sunday, July 10, 2016

Cư trú bất hợp pháp tại Nhật (不法滞在)

Thế nào là cư trú bất hợp pháp tại Nhật?

Cư trú bất hợp pháp là việc bạn đã hết hạn visa (thị thực) nhưng vẫn lưu trú ở Nhật, hoặc bạn nhập cảnh lậu vào Nhật (không làm thủ tục nhập cảnh Nhật Bản).

Tiếng Nhật gọi là 不法滞在 (ふほうたいざい) fuhou taizai [bất pháp trệ tại]. 不法 [bất pháp] là bất hợp pháp và 滞在 [trệ tại] là lưu trú ở đâu đó.

Trường hợp của người Việt có lẽ đa số là tu nghiệp sinh trước đây bỏ ra ngoài làm thêm. Lẽ ra từ lúc bỏ không làm thì visa tu nghiệp (hiện nay là visa thực tập kỹ năng) mất hiệu lực và phải về nước. Nhưng tu nghiệp sinh không về nước mà thường bỏ ra ngoài đi làm cho tư nhân (thường gọi là "làm chui") và trường hợp này là cư trú bất hợp pháp.

Nếu bạn có visa lưu học thì khi vượt quá thời hạn gia hạn mà bạn không gia hạn thì bạn cũng thành cư trú bất hợp pháp. Trường hợp này gọi là オーバーステイ [over stay] hay 超過滞在 chouka taizai [siêu quá trệ tại].

Số liệu người Việt cư trú bất hợp pháp tại Nhật xin hãy xem biểu đồ bên dưới.

Số lượng người cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản

Số liệu 2016
Hàn Quốc: 13,412 người, Trung Quốc 8,741 người, Thái Lan 5,959 người, Philippines 5,240 người, Việt Nam 3,809 người, Đài Loan 3,543 người, Indonesia 2,228 người, Malaysia 1,763 người, Brasil 983 người, Các nước khác 16,085 người. Tổng: 62,818 người.
Biểu đồ số người cư trú bất hợp pháp ở Nhật chia theo nước (2016)

Tỉ lệ % cư trú bất hợp pháp ở Nhật. Việt Nam thứ 5. (2016)

Bị xử lý thế nào khi cư trú bất hợp pháp?

Friday, July 8, 2016

Món ageharumaki (nem rán/chả giò)

Đi du học là cơ hội để bạn tự chăm sóc sức khỏe, học nấu một số món. Nếu bạn đã có kiến thức nấu ăn rồi thì cố gắng phát huy. Du học không có mẹ hiền nhưng chắc chắn không khổ như thiên hạ đồn thổi. Vì bạn có thể tự nấu ăn được mà đúng không? Hơn nữa, nguyên liệu tại Nhật rất an toàn và rất ngon, không lo bị hóa chất vì ở Nhật không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. (Vì thế mà phần lớn các loại thực vật đều bị cấm xách tay vào Nhật để tránh lây lan dịch bệnh.)
Trong bài này, Saromalang hướng dẫn cách làm món ageharumaki tức là món nem rán hay chả giò. Chú ý là món nem rán thì dùng bánh tráng kiểu miền bắc mỏng và giòn hơn còn chả giò dùng bánh tráng kiểu miền nam có nhiều nếp, dày và dẻo. Nếu bạn muốn ăn giòn thì phải dùng bánh tráng (rice paper) của miền bắc còn muốn ăn dẻo thì dùng rice paper nhiều nếp của miền nam.


Nguyên lý chung làm món ageharumaki

Gồm chủ yếu là thịt xay, trứng và miến, một số loại rau củ quả thái nhỏ, bất kỳ thứ gì mà bạn thích chứ không cần phải cố chấp theo một công thức nào. Quan trọng là phải pha nước chấm ngon (xem bên dưới). Tôi thì thích nhiều thịt và trứng nên cứ cho thật lực vào thôi ^^ Đây là món có thể ăn no và ngon, thời gian làm cũng cực kỳ nhanh nên rất phù hợp với lưu học sinh budget tiền ăn chỉ vài trăm yen một bữa và không muốn mất thời gian nấu ăn.

Mấu chốt là bạn phải アレンジ [arrange] (điều chỉnh) nguyên liệu vì ở Nhật không có nguyên liệu như VN ví dụ ớt tươi thì khá mắc, miến thì không có mà dùng harusame. Nhưng thịt ở Nhật xay sẵn bạn khỏi cần băm, rất ngon, sạch, lại đẹp. Tôm thì tuy to hơn VN (có thể là tôm nhập khẩu từ ... VN) nhưng lại mắc nên chắc là ... thôi nhỉ? ^^

Nguyên liệu món ageharumaki

Wednesday, July 6, 2016

Thế nào là người đáng tin và người không đáng tin?

Mark's message = Thông điệp của Mark
Đáng tin và không đáng tin
Không đáng tin không phải là 信じられない (shinjirarenai = unbelievable) mà là 信じる価値はない (shinjiru kachi wa nai = không có giá trị gì để tin). Vậy thế nào là một người đáng tin và thế nào là một người không đáng tin? Liệu người không đáng tin có phải là kẻ nói dối (嘘つき, usotsuki = liar) không? Theo tôi thì không phải như vậy.
信じられない = không thể tin được
信じる価値はない = không đáng để tin


Một trong những mục tiêu quan trọng khi đi du học: Trở thành người đáng tin
Vấn đề của một số người Việt là gì? Không phải là họ nói dối hay làm dối ngay từ đầu mà ban đầu họ cũng khá trung thực. Khi bạn tin tưởng họ rồi thì họ thường chơi cho bạn một vố đau bằng cách thất hứa, không giữ lời. Lúc chưa quen thì họ làm mọi thứ để gây cảm tình và lấy niềm tin, khi đã thân rồi thì họ lại phá vỡ lời hứa của họ.

Không chỉ trong mối quan hệ cá nhân mà trong công việc cũng vậy. Vì thế doanh nghiệp Nhật thường than phiền là nhân viên người Việt thường không đáng tin cậy.

Ngay cả khi bạn đang du học ở Nhật thì lừa đảo người Việt lại chủ yếu là người Việt (gồm cả những người đã định cư bên đó). Người Việt thường tin người Việt, thực ra là ham rẻ, sau đó bị lừa lại than trách là sao đồng hương mà lại lừa nhau. Vấn đề lớn nhất là để tiết kiệm một số tiền nhỏ thì họ sẵn sàng tin người không đáng tin.

Doanh nghiệp Việt cũng không đáng tin

Những lô hàng đầu thì họ nỗ lực rất cao, làm tương đối tốt. Vì họ cố gắng chào giá rẻ nhất có thể. Sau đó phát hiện ra thua lỗ. Khi đã đạt niềm tin rồi thì họ lập tức cắt bớt công đoạn để bù lại lợi nhuận. Việc này không chỉ đúng với doanh nghiệp Việt mà cả doanh nghiệp Trung Quốc. Tức là bạn đặt lô hàng đầu thì còn ổn (vẫn có % hàng lỗi nhất định) nhưng nếu tiếp tục đặt hàng thì sẽ nhận được toàn hàng lỗi. Họ đã phá vỡ cam kết về chất lượng sản phẩm.

Thế nào là người đáng tin?

Mất bằng và học bạ PTTH (bằng tốt nghiệp PTTH và học bạ cấp ba) có thể du học Nhật được không?

Trả lời của Saromalang: Nếu bạn xin cấp lại được bản sao thì vẫn làm hồ sơ du học Nhật như bình thường. Hãy tham khảo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ: Mất bằng PTTH/học bạ cấp 3 cấp lại ở đâu?


Trường hợp mất bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (bằng PTTH tức là bằng cấp ba)

Bạn cần tới Sở giáo dục và đào tạo nơi quản lý trường PTTH mà bạn theo học để xin cấp lại bản sao của bằng tốt nghiệp PTTH. Sở sẽ cấp lại bằng trên đó có ghi chữ "Bản sao" hoặc "Cấp lại".

Trường hợp mất học bạ PTTH (học bạ cấp ba)

Bạn hãy yêu cầu trường PTTH mà bạn học cấp lại bản sao học bạ. Thông thường trường sẽ in bảng điểm ra các tờ A4 theo từng năm học và đóng dấu chứng nhận của trường lên đó.

Trường hợp mất bằng hoặc bảng điểm đại học (hoặc cao đẳng)

Hãy tới trường bạn tốt nghiệp để xin trường cấp lại bản sao bằng/bảng điểm cho bạn (thường sẽ ghi "Bản sao", "Cấp lại lần 2", ... và có dấu chứng nhận của trường).

Làm hồ sơ du học Nhật với bằng/học bạ cấp lại (bản sao)

Làm hồ sơ du học như bình thường. Tốt nhất là bạn nên thực hiện việc chứng thực bằng cấp nếu trường Nhật ngữ bạn du học có trong danh sách trường chứng thực bằng cấp. Nếu đã chứng thực bằng cấp thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chuyện không có bản chính mà chỉ có bản cấp lại.

(C) Saromalang

Làm hồ sơ du học không phải là tư vấn du học

Nhiều bạn hiểu nhầm việc tư vấn du học là hướng dẫn làm hồ sơ du học. Có lẽ ở một số công ty, trung tâm thì đúng như vậy. Tuy nhiên, việc làm hồ sơ thì tương đối dễ và không liên quan tới việc tư vấn du học mấy.


Mục đích của tư vấn du học là gì?


Trước hết để bạn đạt mục đích là có thể đi du học. Đây là điều tối thiểu ban đầu. Để làm điều này người tư vấn hướng dẫn cách làm hồ sơ, kiểm tra hồ sơ cẩn thận, sửa chữa bổ sung theo yêu cầu của trường, dặn dò học sinh và gia đình đề phòng bị cục Nyukan hỏi, v.v...

Tuy nhiên, mục đích chính là để bạn có một kế hoạch du học hợp lý và thành công nhất có thể. Việc này gồm cả hướng dẫn, tư vấn cuộc sống cũng như việc ôn thi, học lên cao. Việc này được thực hiện thông qua việc tư vấn tại văn phòng sau khi hỏi thăm nguyện vọng du học của các bạn muốn du học và ngay cả sau khi du học sẽ tư vấn thông tin bổ ích tại Saroma Group.

Thành công là thế nào?
Sau khi du học bạn phải lập nghiệp được, dù là ở Nhật hay ở Việt Nam. Ngay từ đầu phải nhìn rõ con đường mình sẽ đi và lên kế hoạch để đi con đường đó. Du học không có nghĩa là thành công và để thành công bạn phải hành động hợp lý và cụ thể.

Vấn đề của các bạn lưu học sinh Việt Nam

Phần lớn đều không thi được đại học quốc lập thậm chí không đậu đại học nào (các bạn đã có bằng đại học thì không nói). Nghĩa là các bạn sẽ vào trường senmon để học. Nhưng vì trường senmon là trường tư học phí rất mắc nên đa phần vào trường senmon học các ngành như ngôn ngữ, business, ... có học phí rẻ.
>>Lịch thi trong 2 năm học trường Nhật ngữ

Các bạn học trường senmon và ngành gần giống nhau nên trong tương lai không có sức cạnh tranh mấy. Trong 5 năm tới, du học sinh quá nhiều và công việc sẽ không nhiều như thế, hơn nữa, công việc thường đòi hỏi tư duy đại học hơn là senmon. Nghĩa là học senmon đi làm tại Nhật thì không sao nhưng về Việt Nam thì khó mà xin việc.

Hơn nữa, ngay tại Nhật thì không phải ai cũng xin được việc nên nhiều bạn về nước ngay sau khi học tập mà không đi làm tích lũy kinh nghiệm. Nghĩa là khó mà có thể nói các bạn thành công và cũng khó mà về nước lập nghiệp được.

Chỉ trong vài năm tới du học sinh về nước sẽ vô cùng nhiều và cạnh tranh đẩy tiền lương xuống rất thấp.

Việc này sẽ trở thành Du học - Thất nghiệp. Để tránh việc này thì bạn phải thật sự có kế hoạch du học rõ ràng và phải nỗ lực tối đa cho mục tiêu đó, điều mà tôi vẫn tư vấn ngay từ đầu. Du học sẽ khá vất vả, bạn phải gần như cắt đứt quan hệ với gia đình để tập trung vào việc học tập. Như thế thì sau khoảng 5 ~ 10 năm bạn mới lập nghiệp được.

Du học thật sự cần thời gian 5 năm trở lên. Do đó, không dành cho các bạn muốn thành công sớm. Vì ngay cả bạn học 2 ~ 3 năm tiếng Nhật ở Nhật thì tiếng Nhật bạn vẫn không giỏi. Muốn giỏi tiếng Nhật thì phải học chuyên môn, đọc sách chuyên ngành. Do đó, tối thiểu bạn phải ở Nhật 5 năm.

Cơ cấu xã hội Việt Nam tương lai

Friday, July 1, 2016

Chương trình dự bị và học đại học ngành điều dưỡng tại Nhật Bản

CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẠI HỌC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHẬT BẢN
Thời gian học dự bị (tiếng Nhật): 1 năm
Thời gian học đại học điều dưỡng: 4 năm
Dành cho các bạn nữ

Ngành điều dưỡng tại Nhật Bản hiện đang rất thiếu nhân lực và có một số con đường để học điều dưỡng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về ngành học điều dưỡng xin hãy đọc bài Ngành điều dưỡng – y tá tại Nhật Bản. Trong bài này Saromalang giới thiệu về chương trình học điều dưỡng tại đại học. Như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian để nâng cao tiếng Nhật, học vấn đồng thời học chuyên môn về điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, lại còn có học bổng ưu đãi miễn giảm học phí cho lưu học sinh.
>>Nếu bạn chưa biết gì về du học Nhật Bản: Tìm hiểu du học Nhật Bản

POINT
Khi học đại học điều dưỡng bạn vừa có kỹ năng điều dưỡng, chăm sóc, vừa lấy được chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, đồng thời lại có trình độ đại học (bằng cử nhân) và có thể học lên bất cứ ngành cao học nào khác (không đúng ngành cũng không sao).

Ghi chú: Bạn bắt đầu học cơ bản về điều dưỡng từ năm 1 (chi tiết tại văn phòng Saromalang) và tiếp tục trong năm 2, năm 3. Năm 4 chỉ dành cho việc nghiên cứu và bạn viết luận văn nghiên cứu để tốt nghiệp.

Cơ hội lập nghiệp sau khi về nước
Xã hội Việt Nam đang già hóa sau giai đoạn dân số vàng. Đồng thời thu nhập tăng do công nghiệp hóa bởi dòng vốn FDI nên nhu cầu điều dưỡng sẽ tăng trong 10 năm tới. Bạn có thể lập nghiệp ngành điều dưỡng sau khi du học và tích lũy kinh nghiệm tại Nhật Bản.

Học tiếng Nhật tại trường đại học và học lên ngành điều dưỡng
Bạn sẽ học tiếng Nhật 1 năm tại khoa dự bị đại học (bekka) sau đó học lên tại trường. Thời gian học đại học là 4 năm trong đó 2 năm đầu là học cơ bản ngành điều dưỡng, năm 3 học chuyên ngành nâng cao, năm 4 nghiên cứu tốt nghiệp.
Point: Bạn có bằng đại học (cử nhân) và khả năng học lên cao học. Học rộng hơn senmon.
Sơ đồ và so sánh với trường senmon

Nội dung chương trình học điều dưỡng
Đặc trưng: Thời gian học đại học là 4 năm nên bạn có thể học nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng.