Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, July 12, 2016

Ý thức chuyên nghiệp và chuyện "nuôi con gì trồng cây gì"

Mark's message
Quảng bá cơ hội du học Nhật Bản: Du học Nhật Bản tốn chi phí ban đầu khoảng 200 triệu (đã gồm tiền 1 năm học phí + 3/6 tháng ký túc xá) học cách làm việc chuyên nghiệp và xây dựng sự nghiệp vững chắc trong tương lai? Điều kiện du học tốt nghiệp PTTH và học tiếng Nhật 200 giờ (tương đương cấp độ thấp nhất N5). Bạn có thể du học vừa học vừa làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần tiền lương trung bình (Tokyo) 9$ ~ 10$/giờ. >>Tìm hiểu và hỏi đáp du học Nhật >>Đăng ký tư vấn du học Nhật Bản tự túc học tiếng Nhật/học nghề senmon/học đại học/sau đại học (cao học Nhật Bản)/tư vấn visa đi làm TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
>>Chú ý: Không mất quá nhiều tiền làm hồ sơ du học Nhật Bản và không nên đóng quá 12 triệu làm hồ sơ trọn gói >>Kiểm tra ưu đãi để có chi phí hồ sơ tốt nhất cho du học Nhật Bản 2017.

Ý thức chuyên nghiệp là gì?

Ý thức chuyên nghiệp là bạn phải cố gắng để làm tốt nhất có thể công việc bạn đang làm và trong tương lai trở thành chuyên gia (プロ [pro]) trong lĩnh vực đó. Khi bạn làm việc, hay kinh doanh, đều là vì quyền lợi của người khác (thường là khách hàng của bạn). Bạn có muốn họ hạnh phúc hơn khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn, hay bạn chỉ muốn lấy nhiều tiền nhất có thể?



Nếu bạn là người chuyên nghiệp, bạn chỉ bán đúng giá (mức giá có lương tâm) vì như thế bạn phục vụ được nhiều khách hàng nhất. Bạn cũng đưa ra tuyên bố chất lượngcam kết thực hiện đúng như thế. Như thế bạn không chỉ đem lại dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng mà thực sự đem lại:

SẢN PHẨM + SỰ AN TOÀN + SỰ YÊN TÂM

Khách hàng phải được an toàn với các chính sách kinh doanh rõ ràng và phải yên tâm khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn. Để làm điều này, bạn sẽ phải học không ngừng đặc biệt là trong 5 ~ 10 năm đầu thì mới có thể thành người làm việc chuyên nghiệp (professional).

Ví dụ ngay cả việc du học Nhật Bản thì tư vấn du học không phải là làm hồ sơ du học. Làm hồ sơ du học thì dễ, bất kỳ ai được Saromalang hướng dẫn cũng làm hồ sơ được. Việc tư vấn là đưa ra các lựa chọn (options) phù hợp để khách hàng lựa chọn. Khách hàng, sau khi được tư vấn thông tin cần thiết, ưu nhược điểm của mỗi lựa chọn, sẽ quyết định kế hoạch (plan) du học phù hợp nhất. Mục đích của đi du học là để người du học thành công trong sự nghiệp và sống sung túc, hạnh phúc hơn trong tương lai. Để làm điều này, người tư vấn du học phải học tập liên tục (tất nhiên là tiếng Nhật phải đọc tốt) để có thể lập ra nhiều kế hoạch du học chi tiết và phù hợp hơn. Để người du học có thể yên tâm du học và có cuộc sống du học tốt hơn, người tư vấn cũng nên viết bài hướng dẫn ví dụ Cách đi máy bay, Cách đối phó động đất, Cách vứt rác ở Nhật, v.v….

Vì sao cần ý thức chuyên nghiệp?

Khi bạn làm việc, bạn mong muốn giúp ai đó sống tốt hơn. Tiền bạc chỉ là một khía cạnh và là kết quả của công việc (thù lao) chứ không phải là mục đích cuối cùng của công việc. Việc tư vấn du học có mục đích là để các bạn có nguyện vọng có thể đi du học an toàn, yên tâm và thành công. Khi nào quên mục đích này nghĩa là bạn không có ý thức chuyên nghiệp và sẽ không vui nữa vì bạn chỉ làm việc vì tiền. Tiền thù lao là thứ bạn cần quyết định ban đầu và khi hài lòng thì hãy làm 100% khả năng để đạt được mục đích công việc.

Tôi ví dụ khi bạn ở Nhật và tiếng Nhật khá tốt thì bạn có thể làm ở kombini (cửa hàng tiện lợi). Mục đích công việc của bạn là gì? Phần lớn sẽ trả lời là để đi làm kiếm tiền. Đó không phải mục đích công việc, đó chỉ là mục đích của bạn ^^ Mục đích của công việc là giúp khách hàng mua hàng nhanh chóng, bằng cách bày hàng khoa học, dễ tìm (việc bày hàng gọi là 陳列 chinretsu vừa thi N1 kỳ 7/2016), giúp khách hàng tính tiền, v.v….

Vì thế, bạn cần phân biệt mục đích công việc và mục đích cá nhân. Nếu không hiểu mục đích công việc và không có mong muốn giúp người khác, khả năng học tập sẽ hạn chế và bạn khó mà có thể thăng tiến.

MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC # MỤC ĐÍCH CÁ NHÂN

Hơn nữa, ý thức chuyên nghiệp giúp bạn học hỏi hàng ngày và có kỹ năng cao hơn. Do đó mà bạn an toàn hơn. Ví dụ khi ngày bạn bị bệnh bạn không thể làm việc hiệu quả như bình thường, nhưng nhờ thường ngày bạn đã sắp xếp và tự động hóa nên bạn vẫn tạo ra thành quả công việc (có thể chỉ được 50% ngày thường). Những người không chuyên nghiệp sẽ không lên quy trình hay tự động hóa nên ngày họ mệt năng suất giảm rất thấp. Rốt cuộc, khi có cắt giảm nhân sự, người không chuyên nghiệp sẽ bị cắt giảm đầu tiên.

Ý THỨC CHUYÊN NGHIỆP = AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP

Tư tưởng “nuôi con gì trồng cây gì”

Ở Việt Nam khi mở báo chí ra thì thấy gần như từ sáng tới tối người ta chỉ bàn nhau nuôi con gì trồng cây gì. Tức là cái gì có lời nhất mới làm. Vậy thì ý thức chuyên nghiệp ở đâu? Họ chỉ cố gắng kinh doanh để kiếm tiền chứ không hướng tới phục vụ cộng đồng và khách hàng. Khi nền kinh tế (bất động sản) khủng hoảng, họ lập tức bán công ty để “trú bão, bảo toàn vốn”. Việc này đúng ra không có gì sai nhưng rốt cuộc, họ làm bất động sản không phải để tạo chỗ ở tốt hơn cho người dân mà chỉ là để kinh doanh kiềm lời lớn. Ngay cả khi vỡ bong bóng bất động sản thì đúng ra vẫn làm ăn được  vì nhu cầu nhà ở không mất đi (chỉ có điều lãi sẽ nhỏ đi).

Về nông nghiệp và chăn nuôi thì suốt ngày thấy báo đăng nuôi vịt giời, nuôi thỏ trắng lãi hàng tỷ đồng. Thậm chí bán trà đá, cắt tóc cũng kiếm tiền triệu. Sinh viên thì tranh thủ nhân dịp Valentine, … làm đồ handmade hay bán hoa kiếm tiền (kinh doanh thời vụ).

Đó không phải kinh doanh thực chất. Vì để làm chuyên nghiệp một nghề bạn phải làm tới 10 năm. Nếu lãi khủng thì ai cũng làm và ai cũng lỗ vì đơn giản là cung nhiều cầu ít. Nếu việc đơn giản mà có lời thì ai cũng làm được và để bán hàng ai cũng sẽ hạ giá thậm chí thua lỗ vẫn hạ giá để bán (còn hơn vứt đi).

Cạm bẫy “nuôi con gì trồng cây gì”
Cạm bẫy ở đây là nếu kiếm tiền tỷ dễ thế thì chắc người ta không chia sẻ lên báo đâu. Họ sẽ báo bà con họ hàng của họ làm cả rồi. Khi họ quảng cáo trên báo nghĩa là họ đang thua lỗ te tua vì họ đâu có học gì về chăn nuôi và cũng đâu có học gì về kinh doanh nông nghiệp. Ở Nhật thì học nông là một chuyện còn học kinh doanh nông nghiệp lại là chuyện khác và có khi cần tới 4 năm tương đương với trình độ đại học (tham khảo trường senmon nông nghiệp Abio).

Khi họ đưa lên báo là họ đang thua lỗ và chỉ muốn bán con giống cho bạn với giá cao. Để chiêu dụ khách thì họ quảng cáo bỏ vốn 10 tỷ thu lời 7 tỷ.

Chúng ta biết rất nhiều người học đại học bỏ ngang làm nông nghiệp. Động cơ duy nhất chỉ là vì họ thấy hay và nghĩ nó sinh lời. Họ có kiến thức nông nghiệp không? Không. Họ đã học về kinh doanh nông nghiệp chưa? Chưa. Họ chỉ làm để kiếm lời nhanh hoặc vì sở thích. Sau đó báo chí quảng cáo họ kiếm lời khủng.

Vài năm sau, họ rút lui không kèn không trống vì thua lỗ hoặc báo lại đăng họ đang chết dở với mô hình kinh doanh của mình.

Vấn đề của họ là không học kiến thức cần thiết mà chỉ là làm liều với mục đích tiền bạc hoặc đam mê nhưng không chuyên nghiệp. Và vấn đề là cả nước chỉ chăm chăm con gì, cây gì tỷ lệ sinh lời cao mới làm. Với động cơ vì tiền như thế thì khi thời cuộc biến chuyển hoặc không được giá nữa là họ lại bỏ. Vì thế, họ không bao giờ thành người chuyên nghiệp. Đây chỉ là cách làm ăn tư lợi không bao giờ thành công. Đó là lý do mà vì sao ngành nông nghiệp luôn manh mún và thay đổi như chong chóng, chất lượng nông sản ngày càng thấp. Vì đâu có ai chịu học để thành chuyên gia về một cây hay một con gì đâu. Cứ xuống giá là họ đổi nghề trong khi để thành pro thì phải học liên tục 10 năm. Chỉ vài năm là họ đổi nghề hoặc làm cầm chừng nhưng không học nữa, vì nó không đáng với công sức họ bỏ ra.

Cứ nghĩ như vậy rồi sẽ luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Nếu nhất định làm gì, học gì mà phải ra tiền ngay thì làm gì cũng thất bại, kể cả học ngoại ngữ. Vì học tiếng Nhật muốn lên pro vẫn phải học hay làm liên tục trong 10 năm mà tiếng Nhật không phải hard skill chỉ là soft skill để làm việc (tức không phải kỹ năng công việc mà chỉ là phương tiện để làm việc).

Tư tưởng tư lợi “nuôi con gì trồng cây gì” là dạng tư duy nghèo điển hình. Nuôi con gì, trồng cây gì cũng được hết! Miễn là bạn chuyên nghiệp. Hãy làm tốt nhất, hãy thành chuyên gia và làm lâu dài. Con gì, cây gì mà xã hội chẳng cần. Hãy chọn ngành mình đam mê, yêu thích và làm cho tốt. Trước đây tôi có nói Vì sao đam mê mà không thành công đúng không nhỉ? Một trong các lý do là thiếu ý thức chuyên nghiệp.
Mark @ Saromalang

2 comments:

  1. Làm mà ko tạo ra giá trị gia tăng nhưng tiền lãi lại lên vù vù thì chỉ có thể là đầu cơ manh mún trục lợi trước mắt, gây ra hiện tượng bong bóng đặc biệt là trong thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Ai bảo họ ko pro, họ quá pro trong việc nhìn ra lúc nào sắp die để bỏ ngành và ngành nào đang có tỉ suất lợi nhuận cao để chuyển sang nó, và sau cùng là... vanish hehe. Những giá trị đó là giá trị ảo, khách hàng nhận được những giá trị ảo và ai cũng đâm đầu tạo ra giá trị ảo thì nền kinh tế lúc nào chả như đeo chì.

    ReplyDelete
  2. Càng ngày càng thích đọc bài của Takahashi ^^

    ReplyDelete