Cách tính HPI là thế này:
HPI = (Wellbeing) x (Life expectancy) x (Inequality of outcomes) / (Ecological Footprint)
Ba phép nhân và 1 phép chia.
Nguồn: http://happyplanetindex.org/about/#how
Wellbeing
Mức độ hài lòng với cuộc sống.
Life expectancy
Tuổi thọ trung bình.
Inequality of outcomes
Sự không đồng đều của người trong 1 nước về tuổi thọ, mức hạnh phúc, tính theo %.
Ecological Footprint
Dấu chân sinh thái, nôm na là cần bao nhiêu ha đất để nuôi sống một người.
Phân tích công thức
Sự sai khác về tuổi thọBạn nhìn kết quả thì thấy các nước càng kém phát triển và dân số đông thì thứ hạng càng cao. Bản thân công thức trên cũng cho ta thấy là nếu người nước nào mà tuổi thọ trung bình và mức độ hạnh phúc càng chênh lệch thì điểm số càng lớn. Vì sao lại càng chênh lệch thì càng tốt? Chẳng có lý do gì chính đáng ở đây cả.
Như vậy Nhật Bản sẽ xếp rất thấp vì tuổi thọ họ chênh lệch ít. Ngược lại, nước nào hút ma túy, tai nạn giao thông nhiều thì sẽ ghi điểm rất cao ^^ Vì độ chênh lệch tuổi thọ sẽ rất cao. Vì thế mà trong các nước đứng đầu phần lớn là những nước buôn và hút ma túy nhiều, đặc biệt là Colombia, Mexico. Những nước này chết trẻ nhiều vì rất sẵn ma túy.
Các nước phát triển đồng đều về mức sống sẽ bị điểm thấp.
Hút ma túy nhiều, chết giao thông nhiều = Chỉ số không đồng đều cao >> HPI cao
Tôi nghĩ đây là một sai lầm cơ bản: Những nước có dấu chân sinh thái thấp thì thực ra là không phát triển được cơ sở hạ tầng để sản xuất, thường là làm nông nghiệp manh mún đất bỏ hoang, đất hoang phế nhiều do thiên tai, hạn hán, bỏ nghề. Dân số đông nhưng chỉ tập trung được trên những mảnh đất rất nhỏ. Ví dụ Nhật Bản là nước phát triển hạ tầng rất tốt, hầu hết đất đai được sử dụng hiệu quả. Các bạn đã từng tới hay sống ở nông thôn Nhật Bản thì thấy: Không có đất hoang và nông thôn vẫn hiện đại như thành phố, chỉ thiếu tàu điện chạy và thưa dân thôi.
Đây cũng là "tội lớn" để chỉ số HPI thấp.
Đặc biệt, Mông Cổ cũng gần đội sổ vì dân Mông Cổ đất rộng người thưa lại là dân du mục nên số đất đai sử dụng của họ trên đầu người rất lớn. Đây là "tội" lớn nên Mông Cổ bị bét bảng.
Phép chia này cũng giống như là bạn càng có đất hẹp thì càng hạnh phúc. Ví dụ nếu bạn ở 1 người/phòng thì sẽ không hạnh phúc bằng 2 người/phòng. Nếu ở 5 người/phòng thì hạnh phúc gấp 5. Nghĩa là nghèo và sống chật chội thì hạnh phúc hơn (?!).
Việc này giống như chủ trương "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" và nghĩ như thế sẽ hạnh phúc. Trong khi đúng ra phải ngược lại: Làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực.
Hạ tầng kém phát triển, dân số đông = Dấu chân sinh thái nhỏ
Ngày nay, tuổi thọ các nước không chênh nhau quá nhiều trừ một số nước châu Phi tuổi thọ thấp nên bị bất lợi nên cũng bị đội sổ.
Mức độ hài lòng (hạnh phúc) Wellbeing
Đây cũng là vấn đề. Nếu bạn khảo sát một người không hiểu hạnh phúc là gì thì làm sao họ trả lời đúng? Định nghĩa hạnh phúc của con người rất khác nhau. Khi hỏi một người không hạnh phúc có hạnh phúc không thì họ chỉ nghĩ được là "hạnh phúc là có cơm ăn" và họ nghĩ là họ hạnh phúc. Vấn đề vẫn là họ nghĩ là như vậy. Khi gặp biến cố trong cuộc đời họ thường trở tay không kịp và thường đau khổ, hơn nữa lại thường cảm tính nên mức đau khổ bị khuếch đại lên.
Ngược lại dân văn minh thường không hài lòng mấy. Không hài lòng vì họ thường có mục tiêu và lý tưởng và họ nghĩ là họ chưa đạt tới nên không hạnh phúc.
Người văn minh thường nghĩ tới lý tưởng để tính mức hạnh phúc (ví dụ đạt 80% lý tưởng thì mức là 80%) còn người không hạnh phúc thường nghĩ tới lúc đói để tính mức hạnh phúc. Vì lấy chuẩn khác nhau nên mức hạnh phúc khi khảo sát khác nhau. Nhưng rõ ràng chất lượng sống, lối sống, phong thái, mặt mũi khác nhau xa. Muốn nhìn một người hạnh phúc hay không hãy nhìn kỹ gương mặt và thái độ của họ.
Người không hiểu hạnh phúc thật sự là gì (ví dụ những người chắc chắn sẽ mê tín) thì thường não họ bị phân mảnh (fragmented) khiến họ không suy nghĩ được thông suốt, liền mạch. Trong đầu họ rất nhiều giáo điều (dogma) mâu thuẫn với thực tế và với nhau. Để tránh việc này thì họ coi giáo điều là tiền đề (ví dụ lãnh đạo luôn đúng, cha mẹ luôn tốt, v.v...) và phủ nhận thực tế cuộc sống. Vì thế, các đánh giá họ đưa ra thường khác xa với thực tế. Họ chỉ là theo đúng công thức:
Có việc làm (bán vé số) + Có cơm ăn = Hạnh phúc
Làm sao để thuyết phục được họ rằng có năng lực cao, làm công việc yêu thích, sống lối sống (lifestyle) yêu thích là hạnh phúc đây?
Họ còn không hiểu lifestyle là gì và vì sao phải trả tiền cho nó (điều mà họ làm là hạn chế chi tiêu bằng mọi giá, kể cả sức khỏe hay mạng sống).
Có một điều thế này:
Người nghèo luôn hạnh phúc (hay trả lời thế vì lòng tự ti, vì quen lừa dối bản thân, vì hiểu sai thực tế, v.v....) và người giàu luôn kém hạnh phúc (vì đủ lý do tương tự).
Nhưng nếu hỏi người nghèo có muốn giàu lên và kém hạnh phúc đi không thì họ đều muốn nhận thêm tiền.
Và nếu hỏi một người giàu có muốn nghèo đi và hạnh phúc hơn không, thì đa phần đều từ chối.
Vì sao mọi người đều cố gắng giàu lên và kém hạnh phúc đi?
Vì họ đang không hạnh phúc, vậy thôi.
Tham khảo
Top 10 nước có chỉ số HPI cao nhất thế giới 2016:
1. Costa Rica
2. Mexico
3. Colombia
4. Vanuatu
5. Việt Nam
6. Panama
7. Nicaragua
8. Bangladesh
9. Thái Lan
10. Ecuador
Top 10 nước có chỉ số HPI thấp nhất thế giới 2016:
130. Trinidad & Tobago
131. Burundi
132. Swaziland
133. Sierra Leone
134. Turkmenistan
135. Cote D’Ivoire
136. Mông Cổ
137. Benin
138. Togo
139. Luxembourg
140. Chad
Tổ chức New Economics Foundation (NEF) (Tổ chức kinh tế mới): http://www.neweconomics.org/
No comments:
Post a Comment