Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, September 23, 2019

Kỹ năng phù hợp chiến tranh

Trong bài trường tôi có nói là nếu chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất thì dù bạn giỏi tiếng Nhật hay có kinh nghiệm du học thì cũng khó mà có thể tích lũy (tiết kiệm) tiền bạc. Vì tư bản không trả tiền để bạn tích lũy, nhằm tránh bị bạn cạnh tranh trong tương lai. Để đối phó vấn đề này, bạn không trung thành với công ty = tư bản. Sau khoảng 2, 3 năm bạn nên đổi việc hay đổi công ty một lần. Nhưng nếu thế thì bạn chẳng có kỹ năng cốt lõi nào?

Không, tôi không nói thế. Bạn không trung thành với công ty, nhưng sẽ trung thành với kỹ năng cốt lõi của bạn. Bạn có thể làm nhiều công ty với một kỹ năng cốt lõi (lập trình chẳng hạn). Nếu bạn làm một công việc không dùng tới kỹ năng cốt lõi, ví dụ thiết kế đồ họa, thì bạn chỉ làm đúng phận sự tức là 8 tiếng/ngày, lúc ra khỏi công ty đảm bảo vẫn còn 50% sức lực để học tập hay phát triển nguồn thu nhập thứ hai vv.

Tức là đi làm chỉ đơn giản là bán thời gian của bạn, đổi lại tiền bạc, hoàn toàn là FAIR TRADE chứ công ty KHÔNG PHẢI GIA ĐÌNH, cái gọi là "văn hóa doanh nghiệp" chỉ là thuốc phiện dành cho người đi làm để họ coi công ty là gia đình, coi đồng nghiệp là người thân, để cho tư bản trục lợi. Những nơi "văn hóa doanh nghiệp" phát triển càng mạnh, bạn càng dễ bị bóc lột. Chắc bạn cũng nghe câu chuyện "luộc con ếch" rồi: Nếu thả nó vào nồi nước nóng (black company tức là công ty bóc lột), nó sẽ lập tức nhảy ra, nhưng nếu thả nó vào nồi nước lạnh và đun từ từ lên (công ty có "văn hóa doanh nghiệp) thì ếch ngoan ngoãn chịu chết.

Sự thực là chẳng có con ếch nào ngu như thế, nó sẽ nhảy ra lúc nào đó. Con người cũng không ngu như thế, nhưng thực sự là vào những công ty có "văn hóa doanh nghiệp", còn lâu con người mới nhảy ra và mất rất nhiều thời gian và động lực ở đấy.

Vì thế, công ty hay công việc là thứ bạn phải làm mới 2, 3 năm một lần, vì sau 3 năm bạn bắt đầu có cảm giác gắn bó và phụ thuộc công ty, và công ty không cần tăng lương cho bạn nữa. Đằng nào bạn cũng chẳng dám ra ngoài xin việc.

Nói chung, kiếm tiền chỉ liên quan tới kỹ năng, đừng mong chờ LÒNG TRUNG THÀNH VỚI TƯ BẢN sẽ được báo đáp.

Phát triển kỹ năng nào?

Trong bài trước thì tôi đã nói rồi, dù bạn có kỹ năng thế nào, thì cũng rất khó để kiếm nhiều hơn trung bình, ví dụ gấp đôi người bình thường. Bạn có thể giỏi tiếng Nhật, có kinh nghiệm du học, và kiếm mức lương 1000$, nhưng bạn sẽ khó lòng mà mong kiếm được 2000$.

Vì hệ thống tư bản nó thế! Chẳng có gì thắc mắc. Kiểu như ở nước nho giáo thì con cái phải ngu trung với "đấng sinh thành" (cha mẹ) và sẵn sàng hi sinh vậy. Vì sao? Vì các đấng ấy sinh ra bạn, nên bạn mãi mãi nợ họ, trả nợ cả đời không hết. Chẳng còn gì để tranh cãi và nói thật, kiến thức của nhân loại mà bạn học được chỉ là rác rưởi, chỉ có "công sinh thành" là duy nhất mà thôi. Tốt nhất đừng học hành gì nữa.

Nhưng hệ thống tư bản này sẽ sụp đổ. Vì với mức lương 1000$, nó không kiếm được người thực sự có thể làm được việc gì lớn lao. Nếu bản thân hệ thống tư bản này cần tìm người có năng lực thì sao? Ví dụ, nó đứng trên bờ vực của sự sụp đổ?

Ngày đấy (ngày phán quyết) sẽ tới!

Saturday, September 21, 2019

Du học sinh về nước, người biết tiếng Nhật làm sao tiết kiệm tiền?

Vì sao bạn không tiết kiệm được tiền? Tuần vừa rồi tôi có đi làm vài ngày và có trao đổi với một số bạn đang đi làm công ăn lương (tức là trung lương). Dạo này cũng có nhiều bạn du học sinh là OB, OG bên S về nước nữa. Trước đây tôi khuyên các bạn đi làm bên Nhật một vài năm, nhưng thực ra thì đấy là nếu bạn muốn thôi, còn không thì về nước luôn cũng được. Nhưng về nước thì sẽ là một núi thách thức chứ không đơn giản như khi bạn ở Nhật. Dù sao thì bạn về nước ngay, hay về nước sau vài năm làm bên Nhật thì cũng vẫn gặp khó khăn như nhau, và đây cũng là khó khăn chung của người về nước chứ không chỉ là du học sinh hay người đi làm ở Nhật.

Vấn đề là thế này: Bạn đi làm công ăn lương nhưng không tiết kiệm được.

Vì sao? Vì xã hội này, hay đúng ra là tư bản, không trả cho bạn mức lương đủ cao để bạn tiết kiệm được.

Ở đây, tôi phân ra 2 mức lương cho người biết tiếng Nhật hay du học sinh về nước:

Mức 1000$ (20 triệu): Đối với bạn chưa có nhà (đi thuê nhà).
Mức 500$ (10 triệu): Với các bạn đã có nhà (hay ở nhà cha mẹ).

Đây cũng không phải mức lương dễ kiếm, đòi hỏi bạn phải là người làm được việc. Nhưng đại khái là như thế.

Bởi vì người không có nhà phải thuê nhà thì sẽ đòi hỏi 1000$ mới làm, còn người có nhà thì chỉ đòi hỏi 500$, cuối cùng mức lương chung là 500 ~ 1000$ và đây là bẫy thu nhập trung bình. Khi rơi vào bẫy này, bạn rất khó tích lũy để thoát ra. Thực tế là bạn ngày càng làm việc vất vả hơn, để kiếm nhiều hơn và thu nhập không tăng nhiều tương xứng với nỗ lực của bạn.

Các công ty Nhật sẽ nhìn nhau và nhìn mặt bằng chung để định ra mức lương này. Nếu bạn đòi hỏi cao hơn thì họ sẽ lấy công ty khác ra để so sánh, và cho thấy là mức lương họ đề nghị không thấp. Tuy thế, đòi hỏi của họ lại cao ... bằng bên Nhật. Như thế, khi bạn làm cho công ty Nhật, bạn phải cống hiến hết mình vì đó là công ty Nhật, nhưng mức lương lại chỉ phù hợp với ... mức sống VN mà đúng ra, là mức sống nghèo ở VN.

Dù bạn nhận lương 1000$ mà bạn phải đi thuê nhà, thì bạn cũng khó mà tích lũy được. Không chỉ tính tiền thuê nhà mà cả tiền ngày lễ, tết bạn phải về thăm nhà, và phải mua quà cáp cho cha mẹ hay mọi người nữa.

Vì sao bạn không tích lũy được và làm sao để tích lũy?

Bạn phải tránh được cạm bẫy mà tư bản (cả Nhật Bản, nước ngoài hay trong nước) bày ra cho bạn.

Bạn không tích lũy được vì:
- Tư bản chỉ trả mức lương trung bình thấp cho bạn, căn cứ theo mặt bằng thị trường không phải theo nhu cầu của bạn
- Bạn kiệt sức cống hiến hết mình cho tư bản (công ty) trong khi không tích lũy được gì (trừ lòng thân ái của tư bản)
- Bạn chỉ có nguồn thu nhập duy nhất là thu nhập từ công ty

Hãy chú ý tới lý do thứ ba mà tôi in đậm. Đây chính là nguyên nhân bạn không tích lũy được. Vì bạn có cố gắng tích lũy cũng không đáng bao nhiêu, mà phải tiết kiệm rất kinh khủng, sinh ra chán nản. Không ai chán nản mà tiết kiệm được. Trước đây tôi có nói muốn tiết kiệm thì phải có khoản "hoang phí" mới được. =>Phương pháp tiết kiệm tiền 2019

Liệu tư bản có trả lương ví dụ 2000$ cho bạn không? Tất nhiên là không! Thay vì trả cho bạn 2000$, có thể thuê 4 người có nhà ở thành phố (con nhà có điều kiện), hay 2 người học giỏi nhưng không có nhà thành phố (con nhà nghèo học giỏi).

Tư bản không bao giờ trả cho bạn 2000$ vì những người khác sẽ căn cứ vào đấy để đòi lương cao, cuối cùng người mất tiền là tư bản.

Như thế, tối đa họ trả là 1000$, còn sau đó là tiền "thâm niên, cống hiến", nhưng cũng chẳng bao giờ tới được mức mà bạn vừa sống thư thái, vừa tích lũy (tiết kiệm) được.

Công ty Nhật còn có sự thân ái, còn công ty gia đình của người Việt thì toàn black company (công ty bóc lột). Nhưng sự thân ái chẳng ý nghĩa gì nếu bạn không tích lũy được tiền bạc, một cách thư thái.

Bạn không tích lũy được thì có thể bạn sẽ tự trách và chán ghét bản thân. Nhưng bạn sai rồi. Bạn học giỏi tiếng Nhật, bạn vất vả đi du học, tất cả đều là trải nghiệm tốt của bạn. Bạn không kiếm được nhiều như bạn mong muốn, hay đủ để tích lũy, không phải là lỗi của bạn, mà đây là hệ thống tư bản nó thế. Họ chỉ trả cho bạn đủ để bạn tồn tại và làm việc mãi mãi. Mỗi khi dư ra được một ít, bạn lại tiêu xài để xóa bỏ phức cảm tự ti của người bị tư bản bóc lột. Bạn mua đồ hiệu, đi du lịch vv để "sang chảnh", để chứng tỏ bạn đang sống tốt, dù không có tích lũy gì. Thật thế á???

Xác thực văn bằng xin visa du học Nhật Bản

Theo quy định mới thì các bạn du học sẽ phải xin giấy xác thực văn bằng, cụ thể là bằng tốt nghiệp THPT (bằng cấp ba), với chi phí 350k và thời gian (thực tế) khoảng 1 tháng. Bạn có thể xem thông tin trên trang web lãnh sự quán Nhật Bản bên dưới.

Kỳ tháng 4/2019 thì tại lãnh sự quán hay đại sự quán không thấy bắt nộp giấy này (chỉ yêu cầu nộp bản sao bằng THPT ở lãnh sự quán).

Kỳ tháng 10/2019 vừa qua:

Nộp sang bekka (dự bị đại học) trường đại học bên Nhật ở Đà Nẵng qua đại lý (đại lý sẽ nộp lên đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội) thì vẫn được cấp visa dù không nộp giấy xác thực văn bằng.
Có bạn gọi lên đại sự quán và được nói là nếu đi sang đại học thì không cần.

Nộp sang bekka hay trường chuyên môn tại lãnh sự quán Nhật Bản tại Sài Gòn thì bắt buộc phải nộp. Do đó, phải đăng ký trên trang Xác thực văn bằng và mất 1 tháng (đăng ký ngày 9 tháng 9 thì được báo là ngày 7 tháng 10 sẽ có) => Sẽ bị xin visa muộn và du học muộn.

Do đó, với các bạn sẽ đi du học kỳ tháng 4/2020, người tư vấn và người đi du học phải chuẩn bị tinh thần để xác thực bằng THPT trường khi xin visa ít nhất 1 tháng nhé. Tức là ngay cả khi chưa biết có đậu tư cách lưu trú (COE) hay không, bạn đã phải xin luôn và đóng phí 350k để tránh bị xin visa muộn.

Quy định xác thực văn bằng này thì cũng hơi mập mờ ở chỗ là tuy ghi là "trường Nhật ngữ" và "Trường hợp đã đến ngày nhập học mà gặp khó khăn trong việc xin Giấy xác nhận văn bằng, xin vui lòng trao đổi cụ thể tại cửa tiếp nhận hồ sơ." nhưng tại lãnh sự quán thì không thể trao đổi được gì mà bắt buộc phải nộp xác thực văn bằng thì hồ sơ xin visa mới được tiếp nhận.

Ngoài ra, trong danh sách trường Nhật ngữ cũng không có các khóa dự bị đại học (bekka) của đại học ở Nhật, hay các trường chuyên môn (senmon) nhưng cũng vẫn phải nộp giấy xác thực văn bằng.

Nhân tiện, quy định này ra ngày 14 tháng 3 năm 2019 và quy định là từ ngày 18 tháng 3, 2019 sẽ phải nộp giấy này.

Do đó, từ kỳ 4/2020 sẽ phải bổ sung thêm giấy này vào bộ hồ sơ xin visa du học Nhật Bản, hơn nữa, phải xin sớm ngay từ khi chưa có kết quả tư cách lưu trú để du học (chưa biết đậu hồ sơ du học hay không).

Bổ sung thông tin ngày 24 tháng 9, 2019:
- Trường hợp xin du học bekka nộp hồ sơ xin visa tại lãnh sự quán Nhật Bản tại Sài Gòn sẽ được hỏi là đi học đại học hay Nhật ngữ, trả lời là học đại học (học tiếng Nhật 6 tháng rồi lên đại học) thì không phải nộp tờ xác thực văn bằng
- Trường hợp khác trên hê thống xác thực văn bằng ghi ngày 7/10 thì nhận được ngày 23 và đã nộp hồ sơ xin visa du học vào ngày 24.

Mẫu đơn (hợp đồng) xác thực văn bằng cho cá nhân:

Saturday, September 7, 2019

Buy it online

Trong bài trước tôi đã chuyết về mục đích và lý tưởng của việc tiết kiệm tiền. Trong bài này, tôi sẽ nói về cách mua hàng tiết kiệm tiền: Mua hàng trực tuyến.

Với các mặt hàng như máy tính, tôi mua từ Mỹ luôn cho rẻ. Dùng rất tốt và yên tâm, đây là khoản đầu tư tốt. Nói chung thì đồng hồ vv các thứ tôi sẽ mua hết từ nước ngoài, sau khi so sánh giá cẩn thận, vẫn rẻ hơn trong nước nhiều.

Nhưng cũng có nhưng thứ bạn sẽ mua trong nước, trong trường hợp này bạn chỉ nên window shopping ở các khu thương mại, ghi chú lại thứ làm bạn quan tâm, rồi tạo một Album trên Page của Skynet, tìm cách mặt hàng tương tự và ghi lại giá để so sánh. Cuối cùng, bạn lên trang thương mại điện tử uy tín (tôi hay mua trên trang Ti**) để mua.

Lợi thể mua online là thường có coupon giảm giá theo mùa, và được tích điểm. Ví dụ mua điện máy thanh toán bằng ví điện tử M*** thì được tích 1%. Hoặc là tôi có thể mua bằng thẻ tín dụng và không trả tiền ngay, trong thời gian đó đem tiền đi đầu tư lấy lời.

Trước đây, tôi thường hay vào siêu thị thậm chí cửa hàng tiện lợi mua những đồ tiêu hao. Nhưng 1 năm rồi tôi không đi cửa hàng tiện lợi nữa vì giá cao hơn siêu thị. Nhưng giờ tôi không đi siêu thị nữa vì tôi đặt hàng online thường có giảm giá. Những thứ gì mua được online mà tôi biết chất lượng rồi thì tôi sẽ mua online.

Không phải thứ gì cũng có bán online, trong trường hợp này thì mua ở cửa hàng thực.

Ngay cả tiền ăn tôi cũng tiết kiệm được bằng cách tìm lựa chọn rẻ hơn siêu thị. Ví dụ tôi hay mua các loại hải sản một nắng vv thay vì mua trong siêu thị giá cao thì tôi tìm ra cửa hàng hải sản gần nhà do nhà họ ở biển làm gửi lên luôn. Giá rẻ hơn siêu thị 30 ~ 40%. Về cơ bản thì tôi ăn hải sản, cá một nắng đã làm sạch nên tiết kiệm rất nhiều công và đảm bảo được nguồn đạm dồi dào và an toàn, với giá rẻ hơn thị trường 30 ~ 40%. Mà lại không tốn công chế biến nữa.

Quy tắc mua hàng online

Friday, September 6, 2019

Tiết kiệm và đầu tư 2020

Hôm trước tôi đã viết Phương trình về hưu sớm, quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu mà quan trọng là bạn tiết kiệm được bao nhiêu. Tức là quan trọng nhất là TỶ LỆ TIẾT KIỆM. Tất nhiên là tiết kiệm quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ mất cả chì lẫn chài. Nên trước hết vẫn là phải có lối sống lành mạnh để có sức khỏe tốt.

Bạn phải tiết kiệm được tiền thì mới có dư dả tài chính và thời gian để bắt đầu đầu tư. Việc tiết kiệm tiền và đầu tư thì lúc nào cũng được, không nhất thiết ngay từ lúc bạn đang còn trẻ như thính - diễn giả rêu rao. Dù bạn đã già, bạn vẫn có thể bắt đầu tiết kiệm và đầu tư, vận dụng kinh nghiệm sống mà bạn đã có.

Nhân tiện, vì sao thính - diễn giả rêu rao phải đầu tư càng sớm càng tốt? Thậm chí từ khi bạn mới 1x tuổi? Chúng ta sống phù hợp với hoàn cảnh. Không phải ai cũng dư dả để đầu tư sớm. Khi bạn còn trẻ thì TÍCH LŨY TRẢI NGHIỆM quan trọng hơn là tích lũy tiền bạc. Nếu bạn đi vào con đường tiết kiệm thì có thể bạn mất đi nhiều trải nghiệm, chắc gì sau này bạn có thể duy trì thành công lâu dài? Thính - diễn giả hoặc là người có hoàn cảnh tốt, không cần cố gắng cũng được nhiều trải nghiệm, nhờ tiền của cha mẹ, đúng kiểu đi du học như đi chợ, hoặc là bị thiên lệch về giá trị quan, coi tiền bạc quan trọng hơn trải nghiệm.

Nhưng khi theo đuổi mục tiêu TIỀN BẠC hơn cả mục tiêu TRẢI NGHIỆM, con người rất dễ thành "robot thành công", sớm muộn cũng sẽ gặp rắc rối trong cuộc đời. Vì thế, TIẾT KIỆM - ĐẦU TƯ thì cũng chỉ là nhu cầu của bạn, lúc nào cần thì làm. Một khi bạn đã tiết kiệm được (tức là có lối sống tạo ra dòng tiền dương), bạn sẽ nghĩ tới việc đầu tư một cách tự nhiên. Một khi trong tiềm thức của bạn muốn đầu tư thì bạn cũng sẽ học nhanh thôi.

Thời trẻ bạn càng trải nghiệm nhiều, về sau bạn càng sáng tạo và khả năng học tập nhanh, từ đó có khi còn dễ dàng vượt qua được các "robot thành công". Vì nói thật, "robot thành công" chỉ học máy móc, học THUẬT chứ không học ĐẠO, nên càng đi càng mệt và không thể đi xa.

Vì sao người Neanderthal "thiên hạ vô địch" tuyệt chủng?
Hãy hỏi thính - diễn giả.

Điểm chung của thính - diễn giả dạng "robot thành công" và người Neanderthal

Tuesday, September 3, 2019

Phương trình về hưu sớm cho người có 0 tỷ, 1 tỷ, 2 tỷ, 3 tỷ

Ngày nay giới trẻ Nhật Bản làm cách mạng về lối sống tối giản, giới trẻ phương tây làm cách mạng FIRE (Financial Independent, Retire Early), giới trẻ VN làm cách mạng chống bong bóng nhà đất. Ai cũng sống sung túc và hạnh phúc. Thế giới này tràn ngập ánh nắng và cơ hội.

Sao không về hưu sớm nhỉ? Cụ thể là sau 10 năm. Ví dụ bạn 25 tuổi thì về hưu năm 35 tuổi, bạn 35 tuổi thì về hưu năm 45 tuổi.

Trong bài này tôi hướng dẫn cho các bạn trẻ có 0 tỷ, 1 tỷ, 2 tỷ và 3 tỷ cách về hưu sớm, trong không quá 10 năm. Không phải ai cũng làm được và không phải ai cũng làm được trong vòng 10 năm, vì con người không thế ngừng thói quen chi tiêu, nhất là làm việc vất vả là sẽ "tự thưởng". Việc "tự thưởng cho bản thân" này giúp mọi người đi làm quần quật đến cuối đời. Để về hưu sớm, bạn phải tiết kiệm, trong nhiều trường hợp, phải TẰN TIỆN. Người tối giản ở Nhật, người FIRE ở phương tây, người xì hơi bong bóng nhà đất VN đều sống tiết kiệm.

Trường hợp có 3 tỷ

Đây là trường hợp dễ nhất và có thể về hưu ngay lập tức. Nếu bạn có thể chắt bóp được 3 tỷ từ cha mẹ, bạn không bao giờ cần đi làm nữa. Cách chắt bóp 3 tỷ từ cha mẹ thì còn tùy hoàn cảnh và tùy cha mẹ có để cho bạn bòn rút hay không nữa.

Bài toán là thế này: Lấy 3 tỷ đầu tư vào quỹ an toàn như trái phiếu, lấy lãi 8%/năm, một năm được 240 triệu, mỗi tháng chi tiêu trong vòng 20 triệu. Như thế bạn có thể về hưu không cần đi làm. 20 triệu nếu tiết kiệm được dư ra thì đầu cơ, ví dụ coin số. Chỉ mua vào không bán ra trong 10 năm, sau đó chiến tranh xảy ra và coin số tăng giá. Bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền.

Trong thời gian đó, bạn có thể lấy bằng xe hơi và chạy vận tải công nghệ, kiếm 5 ~ 15 triệu/tháng.

Bạn cũng nên kiếm người yêu trong cộng đồng Về Vườn Sớm (về hưu sớm), góp gạo thổi cơm chung thì có nhiều điều vui, và chủ yếu là tiết kiệm được tiền nhà. Tức là tổng chi phí cho 2 người độc thân, trẻ, nhiều khao khát ở cùng nhau là 30 triệu, mỗi người còn dư ra được 5 triệu. Người phụ nữ không chạy xe hơi vận tải công nghệ thì bán mỹ phẩm online, kiếm đâu 5 ~ 15 triệu/tháng.

Nhưng về hưu sớm thì còn làm làm dog gì? À, vì đam mê thôi. Chứ không làm gì thì căng thẳng và lại phải chi tiêu giải sầu. Bạn làm việc mà không áp lực tài chính thì chỉ là vì vui và vì giao tiếp xã hội, chẳng căng thẳng gì mấy, không có cảm giác đi làm.

Ở phương tây thì cộng đồng FIRE sẽ phấn đấu kiếm 1 triệu đô la từ 25 tới 35 tuổi, năm 35 tuổi đem đầu tư quỹ lấy 4%/năm, tức 40k/năm, sống gói gọn trong số tiền này. Như vậy vốn không mất đi, không phải đi làm, dành cả ngày làm việc mình yêu thích.

Bạn thậm chí có thể cho thuê nhà và đi du lịch bụi các nước, với chi phí sinh hoạt rẻ hơn nhiều.

Ngon nhỉ?

Trường hợp có 0 tỷ hoặc không tới 3 tỷ

Thì vẫn phải đi làm. Nhưng trong vòng 10 năm vẫn có thể về hưu sớm được. Đây mới là phần tôi muốn nói.

Giả sử bạn có 600 triệu, thu nhập 1 tháng là 30 triệu, chi tiêu 1 tháng là 15 triệu, thì sau bao nhiêu năm bạn có thể về hưu?

1 năm bạn để dành được (30 - 15) x 12 = 15 x 12 = 180 triệu.

Giả sử không tính tới lạm phát, thì để đạt tới con số 3 tỷ, bạn sẽ cần kiếm thêm 2400 triệu (3000 triệu - 600 triệu đã có) nên cần 2400 / 180 = 13.3 năm.

Tức là sau 13.3 năm, nếu thu nhập và chi tiêu không thay đổi, bạn sẽ đạt tới mức có thể về hưu sớm.

Nếu bạn mua nhà trả góp, mọi thứ sẽ tan biến ngay. Bạn sẽ đi làm tới cuối đời.

Nhưng nếu bạn muốn kết hôn thì sao? Nếu bạn về hưu rồi thì bạn có thể chạy vận tải công nghệ đi xe chung và dư sức kết hôn nhé.

Thậm chí, bạn còn có thể bán cá ngoài chợ, vì bạn đã đủ thu nhập thụ động để sống rồi mà.

Bài toán tổng quát và Phương trình về hưu sớm

Con ruồi, tô bún chả và làm từ thiện

Nếu đang ăn một tô bún chả và có một con ruồi đói cứ vo ve nhất định lao vào tô bún của bạn? Làm thế nào để thoát khỏi nó. Bạn có thể vừa ăn vừa canh, não căng như dây đàn, hoặc vội vội vàng vàng nuốt cho nhanh không bị con ruồi nó làm ô uế tô bún. Như thế thì cũng chẳng có trải nghiệm vui vẻ gì mấy.

Tôi có cách hay hơn đây: Sao không lấy một ít bún, một ít thịt và dọn cho con ruồi một bữa thịnh soạn cho nó ở ngay bên cạnh bữa ăn của bạn? Nó sẽ không còn vì đói làm liều nữa. Như thế, bạn thành người bố thí và người làm từ thiện cho con ruồi (gọi là FLY PHILANTHROPIST). Bằng cách trở thành nhà từ thiện làm việc thiện nguyện ("phi làn tô biếc"), bạn làm việc thoát khỏi lề thói tư lợi thường ngày ("phi làn"), tô một màu xanh tươi đẹp cho xã hội ("tô biếc").

Vì thế, làm việc thiện và trở thành "phi làn tô biếc" sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ thở hơn, cũng như giúp xã hội tốt đẹp hơn.

Khi cuộc đời xô đẩy bạn tới đau khổ cùng cực vì thói tư lợi, sao không thử bố thí và làm từ thiện, trở thành đại bồ tát "phi làn tô biếc" và sống hạnh phúc hơn hẳn nhỉ?

Luân lý học về "phi làn tô biếc"

Monday, September 2, 2019

Cuộc cách mạng ngầm của trung lương VN

Hôm trước tôi có viết về cuộc cách mạng ngầm của trung lương (gọi chung tầng lớp trung lưu và những người làm công ăn lương) Nhật Bản. Trong lần này, tôi sẽ nói về đường lối đấu tranh của trung lương VN và cuộc cách mạng ngầm đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.

Đây cũng là chủ đề mà tôi yêu thích vì bạn đấu tranh thì bạn mới hạnh phúc được. Cho dù bạn sinh ra trong gia đình giàu có, vẫn phải đấu tranh vì trung lương, vì họ là những người lao động gánh vác xã hội mà chúng ta sống. Nói thật, nếu không có họ thì chúng ta đã ra đồng gánh phân và trồng lúa lâu rồi, làm gì có điều kiện mà viết blog.

Nếu không đấu tranh thì sao? Chẳng sao cả, nếu nhà bạn có điều kiện. Có lẽ bạn sẽ đi ăn nhà hàng, đi chơi với người yêu trên du thuyền, vv, biết bao nhiêu việc "vui" để làm, nhưng cuối cũng vẫn cảm thấy trống rỗng trong tâm hồn. Bởi tiền của bạn, à, của cha mẹ bạn, là xương máu của trung lương. Những thú vui dựa trên vật chất sẽ không thể duy trì lâu, và còn lâu mới tìm được niềm vui trong công việc hay chia sẻ kinh nghiệm như trung lương. Sớm muộn cũng sẽ bị "phức cảm tự tôn của người giàu có hay thành công" (thành công nhưng lại không hạnh phúc được như người lao động).

Nếu trung lương chẳng giàu có nhưng vẫn không đấu tranh thì sao? Trở thành súc sinh của lãnh đạo hoặc tư bản.

Đây là điều mà bạn nên tránh. Vì như thế sẽ bị "phức cảm tự ti của người không thành công" và đêm dài sẽ lắm mộng, đêm tối sẽ đầy nỗi kinh hãi. Không sớm thì muộn, rồi mùa đông cũng sẽ tới trong tâm hồn.

Vậy có cách nào để chúng ta, tất cả chúng ta, ngủ ngon mỗi đêm, tránh được cái cảnh đêm dài lắm mộng, và sống một cuộc sống hạnh phúc kể cả trong mùa đông tăm tối hay không? Cho dù bạn có là trung lương, hay không là trung lương, thì bạn cũng có thể sống được như thế nếu làm điều đúng đắn.

Chỉ quan trọng là bạn có muốn đấu tranh hay không và tham gia cuộc cách mạng nhân dân đánh đổ TBCN đi lên XHCN hay không mà thôi.

Cách mạng XHCN có nhà ở của nhân dân!

Nội dung và đường lối cuộc cách mạng ngầm của trung lương VN

Hãy nhìn người thực sự nghèo khổ, họ đi làm mà không có tích lũy. Nếu có dư tiền, vì nỗi sợ hãi phải cầm tiền mặt, họ sẽ đem nó đi tiêu xài hay cho người khác vay.

Người nghèo chỉ có VAY TIỀN - THU LÃI - BỊ QUỊT TIỀN, gói gọn trong vòng đấy. Bởi vì họ không có tính tự giác và tự chủ về tiền (do hoàn cảnh của họ là hoàn cảnh gia đình tức là phải giúp nhau lúc khó khăn), nên thế nào cũng tiêu xài và lúc bệnh tật sẽ cần tiền. Lúc đấy sẽ vay của nhau, rồi lúc làm dư lại trả. Đây cũng là một dạng BẢO HIỂM NGHÈO KHÓ, mà tôi sẽ nói kỹ trong một dịp khác. Khốn khổ thay, khi phẩm cách không cao khi lúc nào cũng phải ngửa tay vay tiền người khác!

Những người này bị lãnh đạo ghét nhất! Vì họ chẳng đóng đồng thuế nào cho lãnh đạo mà lúc giải tỏa mặt bằng cho tư bản xây dự án lại tốn nhiều công của đuổi họ đi vào khu tái định cư (mà cuối cùng cũng kẹt tiền mà bán lại cho người khác).

Trung lương không phải là những người như thế. Họ là những người có học vấn, trách nhiệm cao, đặc biệt là họ thường có khả năng tích lũy tiền bạc. Vì thế, đây mới là đối tượng mà cả lãnh đạo lẫn tư bản nhắm tới. Chặt chém trung lương là dễ nhất, mọi người đều chìa cổ ra cho chém.

Vậy thì chặt chém trung lương kiểu gì?
  • Bán nhà, đất cho trung lương với giá cắt cổ.
  • Lạm thu thuế, phí ví dụ thuế thu nhập, phí bảo hiểm và ngày càng tăng hơn.
  • Bán giáo dục cho con cái trung lương giá cắt cổ.
  • Bán y tế cho trung lương với giá cắt cổ (cái này thì chung số phận với người nghèo).

Trước hết cái mà dễ chặt chém trung lương nhất là mua nhà. Vì trung lương có nhu cầu kết hôn thì nhất định sẽ phải mua nhà bằng mọi giá. Người giàu (lãnh đạo tư hữu và tư bản) nắm hầu hết đất trong tay và tự do quyết định giá, cái giá mua nhà là để trung lương làm việc cúc cung tận tụy tới ngày về hưu.

Giá nhà là do thu nhập trung lương quyết định, miễn là trung lương có thể mua trả góp để lập gia đình rồi đi làm trả nợ thì giá nhà sẽ được xác lập.

Vậy không nên mua nhà, từ đó không lập gia đình nữa?

Không hẳn! Đấy không phải là cách đấu tranh đúng, làm thế thì dân số trung lương sẽ giảm rất nhanh và chẳng còn ai đấu tranh nữa.

Trung lương vẫn lập gia đình, vẫn mua nhà bình thường, nhưng ở một thời điểm khác, theo một cách khác. Tới đây thì tôi sẽ nói về nội dung và đường lối của cuộc cách mạng ngầm của tầng lớp trung lương VN.

Đối với trung lương thì đang bong bóng nhà đất. Đối với người giàu, người sẽ giàu thì đất đai vẫn rẻ. Vì thế có đang bong bóng hay không bong bóng thì còn tranh luận lâu dài và vô bổ, cũng như coin số có đang bong bóng không vậy. Bong bóng hay không thì không quan trọng.

Nhưng thực tế là nếu bạn đang là trung lương và định mua nhà lập gia đình, thì giá nhà năm sau cao hơn năm trước (cho dù là thị trường đóng băng đi nữa, bạn vẫn không mua được giá rẻ). Bạn càng làm và càng tích lũy thì giá nhà lại càng lên cao và bạn càng khó mua hơn, vì mọi người đều đầu cơ nhà đất, nên giá nhà tăng cao hơn tăng trưởng GDP nhiều. Tức là bạn càng làm, càng tích lũy, thời gian càng trôi, càng khó mua nhà!

Điều này khác ở Nhật. Giá nhà không tăng, mà dân số giảm nên giá nhà trung bình giảm đi, bạn càng tích lũy càng dễ mua nhà.

Như vậy, để mua được nhà thì hiện nay trung lương làm gì? Mua lúa non, tức là mua chung cư vv trên giấy, rồi sau đó trả góp dần tiền gốc và lãi cho ngân hàng.

Tức là tư bản và ngân hàng sẽ lấy tiền của bạn (họ xây nhà và cho vay đều bằng tiền của các bạn) và làm giàu trên chính bạn. Sau vài năm họ giao nhà cho bạn, nhưng thực ra là tiêu sản (chung cư vv) với giá cắt cổ, để bạn còn phải đi làm và đóng tiền cho họ thêm nhiều năm nữa, cho tới khi bạn kiệt sức. Còn nhà của bạn thì ngày càng xuống cấp và giảm giá. Đổi lại, bạn có thể kết hôn, sinh con đẻ cái để làm "người bình thường".

Tôi ví dụ thế này: Bạn mua nhà chung cư 3 tỉ để an cư lạc nghiệp và lập gia đình. Bạn có khoảng 1.5 tỉ và vay ngân hàng 1.5 tỉ. Sau đó è cổ trả nợ trong 10 năm hoặc hơn, cuộc sống mất hết thi vị vì cứ phải gắn bó với một công ty đã bạc đãi nhân viên, chỉ vì bạn sợ không có tiền đóng tô cho ngân hàng (và không đóng được là mất nhà). Công ty ngày càng bạc đãi hơn vì họ biết bạn cần trả nợ.

Vậy tại sao không lấy 1.5 tỉ mua quỹ cổ phiếu/trải phiếu, lấy lãi 8%/năm, và đi thuê nhà? Chỉ vì bạn cần lập gia đình sớm?

Nếu bạn đầu tư ngay từ 25 tuổi, và tận dụng tuổi trẻ cày cuốc, tới năm 35 tuổi, bạn có thể có 3 tỉ. Lúc đấy có thể mua nhà và lập gia đình. Nhưng tôi có cách hay hơn:

Đem 3 tỉ đi đầu tư nơi an toàn, sinh lời 8%/năm, tức là 240 triệu/năm. Đây là số tiền bạn sống không cần đi làm, không thiếu thốn, toàn thời gian bạn làm việc khác để kiếm tiền bằng thứ bạn yêu thích. Số tiền này bạn sẽ dùng để đầu tư và trong 10 năm bạn sẽ mua nhà riêng.

Còn lợi tức của 3 tỉ đầu tư kia, bạn dùng để THUÊ NHÀ nhưng miễn phí tiền nhà.

Thuê nhà nhưng miễn phí tiền nhà và làm xì bong bóng bất động sản

Sunday, September 1, 2019

Cuộc cách mạng ngầm của trung lương Nhật Bản

Những tưởng phong trào đánh đổ CNTB đi lên CNXH của nhân dân ta nói riêng, và nhân dân thế giới nói chung, chỉ là TRÀO  PHÚNG và thất bại thảm hại, nhưng khi quan sát kỹ thì tôi nhận thấy, phong trào đang có những bước tiến triển to lớn, tạo thành cuộc cách mạng ngầm khắp thế giới. Bản thân tôi cũng tự chuyển biến, tự diễn tiến để trở nên như thế, như cách người ta hòa nhập trong Ma Trận.

Không phải ai cũng chỉ chăm chăm nịnh tư bản để được tư hữu (sở hữu tài sản). Tôi không phải người như thế và cũng có rất nhiều bạn trẻ không như thế. Mục đích sống chỉ là để chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau tiến bộ, dìu dắt nhân dân đi tới CNXH.

Trong bài này tôi nói về cuộc cách mạng ngầm của trung lương (chỉ chung những người làm công ăn lương và tầng lớp trung lưu) Nhật Bản, và những bài học mà chúng ta có thể học, để đi tới CNXH và đánh đổ tư bản, tư hữu.

Vì sao trung lương Nhật bị bần cùng hóa?

Vì nhà máy, công việc bị chuyển ra nước ngoài nơi có nhân công rẻ hơn, rồi họ lại mua hàng hóa từ nước ngoài. Họ càng mua hàng hóa giá rẻ từ nước ngoài, công việc lại càng bị tư bản, tài phiệt Nhật chuyển ra nước ngoài, nên họ (trung lương) lại càng nghèo, lại có nhu cầu mua hàng hóa rẻ hơn.

Cứ như thế, họ bị bần cùng hóa dần, chẳng bao lâu nữa sẽ tới mức họ cũng nghèo. Khi họ nghèo rồi, họ lại cướp lại công việc từ nước ngoài để làm "công xưởng thế giới". Nước nào đã được gắn mác "công xưởng" thì đều cạnh tranh nhau về mức độ nghèo.

MUA HÀNG HÓA GIÁ RẺ chính là sự giết chết tương lai của chính mình. Nếu bạn không mua hàng hóa giá rẻ từ nước thuộc thế giới thứ ba (công xưởng thế giới) nữa thì sao?

Bạn không tốn tiền nữa. Bạn mua hàng tốt và dùng nó lâu dài, và cơ bản là không mua thêm nữa. Đây chính là nền tảng của LỐI SỐNG TỐI GIẢN mà người Nhật đang áp dụng.

Lối sống tối giản của người Nhật

Người Nhật đạt được gì với lối sống tối giản? Họ hầu như không cần mua thêm hàng hóa nữa, tức là nhu cầu chi tiêu ít đi, vì thế dù kiếm ít tiền hay thu nhập không tăng, họ vẫn sống thoải mái.

Mục đích của lối sống tối giản chính là để chống lại CNTB hiện nay. Nếu bạn không mua hàng giá rẻ nữa, thì nhà máy của tư bản ở các nước công xưởng không bán được nhiều, vì thế, lợi thế nhân công cũng không còn.

Nhưng mục đích của họ không phải là chống CNTB, mà là để cuộc sống vẫn thoải mái dù thu nhập ít đi. Trong lối sống tối giản thì có vô vàn các cách để tiết kiệm tiền. Nếu bạn tránh được việc mất tiền và mua thứ thực sự ích lợi, bạn không chỉ bớt gánh nặng tài chính mà còn sống hạnh phúc hơn.

Cho dù khủng hoảng kinh tế hay suy thoái kinh tế thì tôi vẫn sẽ sống thoải mái. Tôi thậm chí không quan tâm về suy thoái kinh tế hay bong bóng bất động sản có vỡ hay không. Vỡ hay không cũng được, chẳng liên quan gì mấy.

tôi không mua hàng giá rẻ. Tôi không mua hàng quần áo hay giày dép giá rẻ bao giờ, mà mua toàn hàng hiệu nhưng mua một lần thôi. Sau đó sẽ dùng trong khoảng 10 năm. Đồ đạc của tôi không tăng lên mà tôi còn thanh lý bớt đi cho gọn nhẹ.

Dự kiến năm sau tôi sẽ thuê nhà còn rẻ hơn nữa. Như thế sẽ tiết kiệm thêm được một vài trăm USD một năm.

Tiền này dùng để đầu tư "đánh bạc" và thử vận may tí.

Sống tối giản! Xây dựng CNXH! Đi lên CNCS!

Chúng ta có thể học rất nhiều từ lối sống tối giản