Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, October 30, 2019

Cuộc sống tằn tiện

Giờ tôi khá bận: Bận tằn tiện. Cuộc sống tằn tiện có gì vui không? Thực ra khá vui, vì tiết kiệm được khá nhiều tiền. Tháng này tôi tiết kiệm được 3 triệu so với trung bình 2 tháng trước, nếu cứ thế này thì 1 năm sẽ tiết kiệm 36 triệu. Thậm chí chỉ cần tiết một nửa là được 18 triệu, đủ khả năng đi zulibu rồi.

Bắt đầu từ năm sau tôi sẽ ZULIBU 10 NĂM. Sau đấy thì sẽ chán và sẽ an tọa để làm việc khác, cụ thể là ngồi chỗ cao đẹp để tọa sơn quan hổ đấu.

Từ năm sau tôi cũng giảm tiền nhà xuống ít đi 1.5 triệu/tháng, tính ra, là tiết kiệm được 18 triệu/năm.

"Mọi thứ đều có thể rẻ đi"

Chỉ cần có ý chí tiết kiệm thì tôi tìm ra được rất nhiều cách để cắt giảm chi phí. Và tôi áp dụng trong tất tần tật mọi việc, kể cả trong công việc. Vì thế, tôi tiết kiệm không chỉ tiền bạc mà còn cả công sức nữa. Tức là tôi hoạt động năng nổ hơn, vì phải năng nổ mới không cần đến tiền bạc.

Tiền bạc không giải quyết được vấn đề, vì giải quyết được vấn đề này lại phát sinh vấn đề khác, đó là phải làm sao kiếm tiền để tiêu tiền.

Điều tuyệt vời nhất trên đời là giải quyết vấn đề mà không cần tiền.

Từ năm sau tôi phải đi zulibu rồi, nên phải ổn định lối sống hàng ngày trước, mới có thể yên tâm mà xuất ngoại. Như thế thì nhiều việc may mắn sẽ xảy tới.

Nhưng vì sao tôi lại chuyển sang lối sống tằn tiện, sao phải khổ như thế?

Monday, October 28, 2019

Cẩm nang du lịch bụi

Du lịch bụi (gọi tắt là zulibu cho có vẻ ... Nhật Bản) vì sao lại cần thiết và vì sao lại cần có "cẩm nang"?

Tôi có xu hướng ở nhà và ở nhà thật thoải mái, nhưng sợ là không có "sự thay đổi cần thiết" thì sẽ mất đi nhiều cơ hội. Nên chúng ta vẫn sẽ đi du lịch, không ít thì nhiều. Chứ nói thật, tôi cũng chỉ mong ở nhà thôi.

Du lịch và ăn nhà hàng là những thứ đốt tiền rất nhanh. Hãy tưởng tượng bạn đi tour nước ngoài, rẻ 15 triệu, đắt 30 triệu, thậm chí còn hơn, và cảm thấy việc "nuông chiều bản thân" thật tuyệt vời, vì sao không chiều chuộng bản thân - vốn đã vất vả kiếm tiền - thêm tí nữa nhỉ?

Vì thế bạn tiếp tục đi ăn nhà hàng và mua hàng hiệu. Tôi cũng đi ăn nhà hàng và (chỉ) mua hàng hiệu, nhưng trong phạm vi đã đặt ra, chứ không tiêu quá số tiền đấy.

Vấn đề của du lịch chính là chi phí quá cao, đi Nhật Bản sơ sơ 5 - 6 ngày cũng tốn 30 - 40 triệu. Đấy chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Nếu sang Nhật thì tôi muốn đi tầm 10 - 15 ngày cho hoành tráng, chứ không muốn đi ít như thế. Vì tôi có rất nhiều thời gian và cũng không muốn tốn tiền vé nhiều thế chỉ để đi được rất ít ngày.

Vì thế, tôi quyết định là dù du lịch nước ngoài cũng chỉ DU LỊCH BỤI tức là ZULIBU. Từ đó tôi đã làm hẳn một Cẩm nang zulibu trên trang cá nhân các mẹo để có thể zulibu dễ dàng, cũng như tiết kiệm tiền.

Chỉ tiêu zulibu

Sở dĩ kế hoạch zulibu của tôi bị trì hoãn liên tục năm này qua năm khác không phải vì tôi thiếu tiền mà vì tôi không dành ngân sách cho nó, nên chẳng có kế hoạch cụ thể nào. Từ năm sau tôi sẽ dành ngân sách 15 triệu/năm cho việc zulibu. Nếu không dùng hết sẽ chuyển sang năm kế tiếp.

Với ngân sách này có thể zulibu trong nước 1 chuyến và đi nước gần như Đài Loan 1 chuyến. Nếu để dành thì 2 năm có thể đi Nhật một lần.

Nhưng tương lai tôi định zulibu Nhật Bản mỗi năm một lần. Do đó, phải đi Đài Loan trước để rút kinh nghiệm và hoàn thiện CẨM NANG ZULIBU.

Mọi người đều có thể đi zulibu với giá rất rẻ nếu có kiến thức.

Tiêu chí zulibu

Lý tưởng của zulibu là gì?

Nếu là zulibu trong nước: Tổng chi tiêu không quá 500k/ngày
Nếu là zulibu nước ngoài: Tổng chi tiêu không quá 1000k/ngày

Tiền trên là gồm cả tiền vé máy bay (nếu bay). Vì thế, không dễ để zulibu mà đòi hỏi phải có KIẾN THỨC và CHIẾN LƯỢC cực kỳ hợp lý.

Nếu đi dưới 10 ngày thì sẽ không thể khấu hao tiền vé máy bay, do đó, đã là zulibu thì phải đi tương đối dài ngày, tôi đề nghị là zulibu từ 10 ~ 15 ngày.

Ví dụ, đi Nhật 12 ngày, chi phí tầm 12 triệu thì đạt được lý tưởng zulibu. Nhưng việc này cực kỳ khó khăn, nên bước 1 của zulibu thì không tính tiền vé vào chi phí.

Tức là tiền vé máy bay thì để riêng, chi phí ăn uống, khách sạn, đi lại là 1000k/ngày. Tất nhiên là không "tự thưởng cho bản thân", hay mua quà cho người thân. Vì như thế trước hết là sẽ làm tăng chi phí, làm hỏng zulibu. Bản viên zulibu đã là tự thưởng cho bản thân rồi.

Ngoài ra, zulibu còn phải thoải mái và dễ dàng.

Tiêu chí thoải mái và dễ dàng của zulibu

Friday, October 25, 2019

Tôi tiết kiệm tiền như thế nào?

Trong bài Ăn uống phấn khích thì tôi có nói là đừng ăn uống thừa mứa, hãy ĂN UỐNG KHOA HỌC. Vì ăn nhiều quá hấp thụ được bao nhiêu. Cũng như nỗ lực trong công việc: Nỗ lực nhiều quá mà thành quả chẳng được bao nhiêu.

Chẳng thà bạn không ăn và cũng chẳng làm. Đây là THỜI ĐẠI TƯ BẢN MÁU. Tức là phương tiện sản xuất tập trung trong tay người giàu và họ giữ nó bằng mọi giá, không chia sẻ. Còn người lao động thừa mứa ra thì không có phương tiện gì để sản xuất, dẫn tới cạnh tranh giảm giá thành lao động với nhau, đánh nhau chí tử trên thị trường lao động. Tình hình chẳng khác gì thời tư bản hoang dã ở châu Âu.

Nếu bạn lao vào thị trường lao động, bạn có thể kiếm được tiền, nhưng vì phải đánh nhau chí tử nên stress cao, mệt mỏi và bạn sẽ phải tiêu nhiều tiền xả stress, cuối cùng chẳng được bao nhiêu.

Thay vào đó, nếu bạn sống tằn tiện và điền viên, bạn có rất nhiều thời gian, lại không mệt mỏi. Tuy không kiếm được nhiều tiền, nhưng lại tiết kiệm được nhiều!

Tôi giờ chỉ sống điền viên và tiết kiệm tiền. Thậm chí tôi cũng không viết bài mấy, vì đang bận học đầu tư. 10 năm nữa tôi sẽ đầu tư sinh lời 15%/năm, và cũng chẳng phải bán sống bán chết đi làm kiếm tiền nữa. Tức là tôi vẫn làm công việc chuyên môn tôi yêu thích (về ngôn ngữ), nhưng lại có thêm nguồn thu nhập thứ hai từ đầu tư và nguồn thu nhập thứ ba từ đầu cơ (chỉ khi được "CÔ" thương ^^).

Người trẻ lương cao chẳng tiết kiệm được bao nhiêu

Monday, October 14, 2019

Khoa tiếng Nhật trường chuyên môn Kobe Denshi

Giới thiệu trường chuyên môn Kobe Denshi

Đặc điểm nổi bật: Trường chuyên môn có khoa tiếng Nhật nằm tại thành phố Kobe. Học sinh có thể học lên các khóa chuyên môn (học nghề) tại trường nếu có trình độ tiếng Nhật N2 trở lên hoặc học ngành Business nếu có tiếng Nhật N3.

Với các bạn không tự tin lấy được N1, N2 sau 1 ~ 2 năm học tại khoa tiếng Nhật cho du học sinh của Kobe Denshi thì có thể học tiếp lên Khoa giao tiếp quốc tế (International Communication) để vừa học chuyên môn, vừa nâng cao tiếng Nhật, nên có thể yên tâm về visa và có thể ở Nhật lâu dài.

Ngoài ra, với các bạn đã tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin thì có thể học cao học về công nghệ thông tin tại Trường cao học thông tin Kobe (Kobe Institute of Computing - Graduate School of Information Technology, thông tin bên dưới bài viết).

Thông tin chung Khoa tiếng Nhật (thành lập 2007) trường Kobe Denshi
Tên tiếng Nhật: 神戸電子専門学校 日本語科
Tên tiếng Anh: Kobe Electronics Vocational School (Kobe Institute of Computing - College of Computing)
Tên tiếng Việt: Khoa tiếng Nhật Trường chuyên môn Kobe Denshi
Địa chỉ liên lạc:
〒650-0002 兵庫県神戸市中央区北野町1-1-8
TEL.078-242-0014
Mã bưu điện: 650-0003
Địa chỉ (Tiếng Việt): Kobe-shi Chuo-ku Yamamotodoori 1-1-8
Số điện thoại: 078-265-5265
E-mail: hello@kobedenshi.ac.jp
Trang web: https://www.kobedenshi.ac.jp/

Trường nghề chuyên môn Điện tử Kobe

Năm thành lập khoa tiếng Nhật: 2007
Tổng học phí năm đầu: 740.000 JPY (xét tuyển 20.000, nhập học 50.000, tiền học 1 năm 620.000, cơ sở vật chất 50.000)
Tổng ký túc xá 6 tháng: 230.000 JPY (30.000 JPY/tháng, đầu vào 50.000)
Học bổng có thể nhận tại trường: Tỉnh Hyogo (thủ phủ là thành phố Kobe) 360.000 JPY/12 tháng, Rokko 700.000 JPY/12 tháng, học bổng Jasso (2 ~ 3 bạn) 576.000 JPY/12 tháng

Quan trọng là các ngành chuyên môn có thể học lên cao tại trường.


 NGÀNH CHUYÊN MÔN TẠI KOBE DENSHI 
Tỷ lệ xin được việc làm sau khi học Kobe Denshi: 99.4% *
* Từ web trường

Dọn dẹp phấn khích mỗi ngày

Trên đời chia ra làm hai loại người: Người dọn dẹp nhà và người không dọn dẹp nhà. Người dọn dẹp nhà lại chia ra hai loại: Dọn dẹp một cách phấn khích và dọn dẹp một cách đau khổ.

Càng cảm thấy dọn dẹp là đau khổ thì sẽ càng khổ, còn cảm thấy phấn khích thì mọi chuyện sẽ dễ hơn nhiều. Dọn dẹp nhà cửa quan trọng hơn chúng ta nghĩ, vì nó TƯƠNG QUAN với hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày. Người không dọn dẹp nhà, thường là không có thời gian hay nghĩ mình không có thời gian, thường không hạnh phúc mấy. Lý do là họ bận rộn nên không dọn nhà, hay không dọn nhà nên không tĩnh tâm và luôn phải khiến mình bận rộn để khỏa lấp khoảng trống trong lòng. Dù là thế nào thì cũng là con gà và quả trứng.

Một căn nhà sạch sẽ cũng là một tâm hồn sạch sẽ. Người không dọn nhà cũng có nghĩa là không dọn dẹp tâm hồn. Rồi sẽ mua thêm nhiều đồ, cất đồ cũ vào kho, vào tủ, chẳng bao giờ dám mở ra nữa. Trong nhà chất chứa bao nhiêu đồ thì trong lòng chất chứa bấy nhiêu việc. Đừng có ỷ nhà to, lắm kho mà mua sắm đồ vô tội vạ, vì chẳng mấy chốc sẽ đầy nhà thôi. Cơn cuồng vọng vật chất là không thể dừng lại được, sẽ tích lũy theo từng năm tháng, và tâm hồn cũng như thế.

Tại sao không sống thật đơn giản nhỉ? Chỉ dùng vừa đủ, như kiểu LỐI SỐNG TỐI GIẢN. Tôi đã thực hành việc này, dọn dẹp nhà mỗi ngày, bán bớt đồ cũ đi. Càng ngày tâm hồn tôi càng nhẹ nhõm hơn. Tôi đã thoát được chứng nghiện máy tính, cảm thấy phấn khích với việc tối giản hóa mọi thứ và dọn nhà.

Như thế, tâm hồn sẽ tốt hơn nhiều, như trút bớt được gánh nặng, không còn vương vấn bụi trần nữa. Tôi có nhiều thời gian hơn và thậm chí còn tiết kiệm được tiền mua đồ, bằng cách tái sử dụng đồ cũ.

Lý tưởng về dọn dẹp

Saturday, October 12, 2019

Ăn uống phấn khích mỗi ngày

Có hai việc thường khiến chúng ta mệt mỏi:
1. Ăn gì hôm nay
2. Dọn dẹp nhà cửa vv

Giá mà chúng ta thành công và thuê người làm việc này?! Đấy là cách dạy con của một số người. Chỉ cần con học giỏi và thành công, kiếm nhiều tiền, rồi sau này thuê người làm cho mình. Đây là cách dạy con sai lầm.

Vì cả hai việc trên nếu bạn làm một cách đúng đắn thì bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Làm việc nhà là cách dễ nhất để có cuộc sống thoải mái, nếu bạn từ chối việc này, bạn sẽ phải lao vào thương trường và phải ... thành công. Thành công không tới sớm ngày một ngày hai, nên còn lâu mới hạnh phúc.

Những người quên đi cuộc sống trước mắt để chạy theo ảo mộng trong tương lai thường sống khá mệt mỏi. Nhưng kệ họ thôi, không cần quan tâm, đấy là lựa chọn của họ, hay đúng ra là người khác (cha mẹ, xã hội) chọn cho.

Đằng nào chẳng phải ăn uống, vậy sao không ăn uống phấn khích mỗi ngày?

Thay vì bạn thấy khổ sở, sao không biến nó thành nề nếp, kỷ luật và sống dễ dàng thư thái? Bây giờ tôi chẳng có vấn đề gì với ăn uống, hơn nữa, tôi còn ăn uống theo chế độ trong TOP 1% những người ăn uống tốt nhất VN, mặc dù tôi cũng không tốn kém tiền bạc gì mấy.

Tôi không thấy mệt mỏi chuyện ăn uống hay nấu ăn, mọi chuyện chỉ như thói quen tự động và hầu như KHÔNG PHẢI SUY NGHĨ VỀ ĂN UỐNG. Tức là BRAINLESS (không tốn não). Nó cũng như là tôi làm từ điển vậy, để chẳng phải nhớ gì cả.

Không cần suy nghĩ gì về ăn uống là MIỀN ĐẤT HỨA mà bạn - dù là du học sinh, hay đã đi làm - muốn đạt tới. Tức là ngay cả một ngày mà bạn cực kỳ mệt và thực sự não bã đậu, bạn vẫn ăn uống một cách phấn khích. Tất cả là do LỐI SỐNG và THÓI QUEN mà thôi.

Hầu như mỗi ngày tôi đều ăn trưa và ăn tối ngon lành (chỉ ăn hai bữa, còn sáng chỉ ăn rất nhẹ thôi), và tôi đã gần như đạt tới miền đất hứa này. Dưới đây là cách làm, nhưng chỉ để tham khảo vì mỗi người có THỂ CHẤT và ĐIỀU KIỆN khác nhau. Điều quan trọng không phải là cách làm, mà là LÝ TƯỞNG muốn đạt tới, gọi là BRAINLESS.

Tức là bạn sẽ có nhiều thời gian để phát triển công việc, sự nghiệp, hơn nữa còn có sức khỏe cực kỳ tốt. Điều này có ý nghĩa gì với bạn không? Ít ra thì chẳng mệt mỏi gì, cũng đã là hơn 95% người khác, kể cả những người thường xuyên đi ăn hàng rồi.

Dưới đây là một số mẹo và "phát minh" của tôi.

Một số cách để ăn uống phấn khích mỗi ngày