Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, October 28, 2019

Cẩm nang du lịch bụi

Du lịch bụi (gọi tắt là zulibu cho có vẻ ... Nhật Bản) vì sao lại cần thiết và vì sao lại cần có "cẩm nang"?

Tôi có xu hướng ở nhà và ở nhà thật thoải mái, nhưng sợ là không có "sự thay đổi cần thiết" thì sẽ mất đi nhiều cơ hội. Nên chúng ta vẫn sẽ đi du lịch, không ít thì nhiều. Chứ nói thật, tôi cũng chỉ mong ở nhà thôi.

Du lịch và ăn nhà hàng là những thứ đốt tiền rất nhanh. Hãy tưởng tượng bạn đi tour nước ngoài, rẻ 15 triệu, đắt 30 triệu, thậm chí còn hơn, và cảm thấy việc "nuông chiều bản thân" thật tuyệt vời, vì sao không chiều chuộng bản thân - vốn đã vất vả kiếm tiền - thêm tí nữa nhỉ?

Vì thế bạn tiếp tục đi ăn nhà hàng và mua hàng hiệu. Tôi cũng đi ăn nhà hàng và (chỉ) mua hàng hiệu, nhưng trong phạm vi đã đặt ra, chứ không tiêu quá số tiền đấy.

Vấn đề của du lịch chính là chi phí quá cao, đi Nhật Bản sơ sơ 5 - 6 ngày cũng tốn 30 - 40 triệu. Đấy chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Nếu sang Nhật thì tôi muốn đi tầm 10 - 15 ngày cho hoành tráng, chứ không muốn đi ít như thế. Vì tôi có rất nhiều thời gian và cũng không muốn tốn tiền vé nhiều thế chỉ để đi được rất ít ngày.

Vì thế, tôi quyết định là dù du lịch nước ngoài cũng chỉ DU LỊCH BỤI tức là ZULIBU. Từ đó tôi đã làm hẳn một Cẩm nang zulibu trên trang cá nhân các mẹo để có thể zulibu dễ dàng, cũng như tiết kiệm tiền.

Chỉ tiêu zulibu

Sở dĩ kế hoạch zulibu của tôi bị trì hoãn liên tục năm này qua năm khác không phải vì tôi thiếu tiền mà vì tôi không dành ngân sách cho nó, nên chẳng có kế hoạch cụ thể nào. Từ năm sau tôi sẽ dành ngân sách 15 triệu/năm cho việc zulibu. Nếu không dùng hết sẽ chuyển sang năm kế tiếp.

Với ngân sách này có thể zulibu trong nước 1 chuyến và đi nước gần như Đài Loan 1 chuyến. Nếu để dành thì 2 năm có thể đi Nhật một lần.

Nhưng tương lai tôi định zulibu Nhật Bản mỗi năm một lần. Do đó, phải đi Đài Loan trước để rút kinh nghiệm và hoàn thiện CẨM NANG ZULIBU.

Mọi người đều có thể đi zulibu với giá rất rẻ nếu có kiến thức.

Tiêu chí zulibu

Lý tưởng của zulibu là gì?

Nếu là zulibu trong nước: Tổng chi tiêu không quá 500k/ngày
Nếu là zulibu nước ngoài: Tổng chi tiêu không quá 1000k/ngày

Tiền trên là gồm cả tiền vé máy bay (nếu bay). Vì thế, không dễ để zulibu mà đòi hỏi phải có KIẾN THỨC và CHIẾN LƯỢC cực kỳ hợp lý.

Nếu đi dưới 10 ngày thì sẽ không thể khấu hao tiền vé máy bay, do đó, đã là zulibu thì phải đi tương đối dài ngày, tôi đề nghị là zulibu từ 10 ~ 15 ngày.

Ví dụ, đi Nhật 12 ngày, chi phí tầm 12 triệu thì đạt được lý tưởng zulibu. Nhưng việc này cực kỳ khó khăn, nên bước 1 của zulibu thì không tính tiền vé vào chi phí.

Tức là tiền vé máy bay thì để riêng, chi phí ăn uống, khách sạn, đi lại là 1000k/ngày. Tất nhiên là không "tự thưởng cho bản thân", hay mua quà cho người thân. Vì như thế trước hết là sẽ làm tăng chi phí, làm hỏng zulibu. Bản viên zulibu đã là tự thưởng cho bản thân rồi.

Ngoài ra, zulibu còn phải thoải mái và dễ dàng.

Tiêu chí thoải mái và dễ dàng của zulibu

Dọn đồ để đi zulibu phải nhanh và không thiếu thốn. Và khi bạn về có thể quay trở lại cuộc sống thường nhật ngay tức là không cần dọn dẹp gì nhiều. Dù đi zulibu thì vẫn phải gần như ở nhà, vì thế đồ vệ sinh cá nhân thì cơ bản là tôi mang theo.

Trước tiên là lập danh sách đồ cần mang, chỉ đủ dùng và không thiếu thốn, gọi là CHECK LIST. Đây là bước quan trọng nhất.

Ví dụ tôi mang theo đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, tăm, cắt tỉa lông mũi, vệ sinh tai vv. Nhưng đồ này cũng không tốn diện tích hay cân nặng. Nếu đi dài ngày phải mang theo dao cạo hay máy cạo râu nữa.

Sữa tắm thì tôi không mang vì dùng của khách sạn cho tiện. Riêng dầu gội thì lấy chai nước suối nhỏ uống hết rồi cho một lượng đủ dùng vào. Chai dầu gội này nếu còn vẫn mang về dùng tiếp, tránh lãng phí.

Về hành lý thì một va li (nhẹ) và một ba lô nhẹ là đủ. Ba lô là để đem những thứ cần thiết, quan trọng vv theo như laptop, còn không quan trọng thì để trong va li. Ngoài ra, nếu bạn tranh thủ đi ngắm cảnh, du lịch (trong khi đang zulibu) thì gửi va li ở khách sạn và mang ba lô theo sẽ rất tiện, không lỉnh kỉnh đồ đạc.

Tôi đã đạt tới lý tưởng của zulibu về đồ mang theo, theo các tiêu chí sau:
1. Soạn đồ cực nhanh không tốn công
2. Đủ dùng trong thời gian zulibu, không bị sót đồ
3. Thoải mái gần như ở nhà
4. Khi về dọn đồ ra rất nhanh

Quần áo giày dép mang bao nhiêu là vừa?

Trước hết là nên đi giày sneaker (thời trang) hay giày thể thao thôi, tránh mang giày tây (trừ khi đi công tác kết hợp, nhưng như thế thì không zulibu lắm).

Tôi mang hai đôi, một đôi sneaker thời trang và cơ bản là đi từ đầu tới cuối. Còn một đôi thể thao dự phòng (bỏ túi ni lông sạch để trong va li). Đôi thể thao là loại nhẹ và dự phòng nếu trời mưa và ướt giày chính thôi. Như thế nếu có phát sinh mưa, lũ thì không tốn tiền mua dép (cũng chả đáng mấy nhưng tốn thời gian đi mua thì mất cơ hội zulibu, sau này lại thêm đồ ở nhà thì chật nhà).

Về quần thì tôi chỉ mang quần jean để đi với giày thể thao. Tôi mang 2 quần và 1 quần lửng (chỉ để dự phòng). Vì 1 quần jean thường mặc được 4 ~ 7 ngày, nên 2 quần có thể đi được 10 ~ 15 ngày.

Nếu bạn đi lâu hơn, ví dụ 30 ngày thì tính thế này:

Công thức tính quần jean:

Số quần dài (jean, khaki vv) = Số ngày zulibu / 5 ngày
Cộng thêm 1 quần lửng dự phòng

Đồ dự phòng là đồ mà về nguyên tắc nếu không có trường hợp đột xuất thì không dùng mà để yên trong va li.

Công thức tính tất (vớ) mang theo:

Số tất (vớ) = 65 ~ 85% số ngày zulibu

 Vì một đôi thường đi được 1.5 ~ 3 ngày mà không bốc mùi. Lý tưởng nhất là mang 100% số ngày, nhưng tôi lại không có nhiều vớ đến thế ^^

Công thức tính quần inner mang theo:

Số quần inner mang theo = 50 ~ 100% số ngày

Vì một quần có thể mặc 1 ~ 2  ngày, tất nhiên lý tưởng là 100% số ngày nhưng có thể sẽ làm tăng hành lý, mà chắc gì đã có đủ số quần như thế?

Công thức áo sơ mi và T-shirt:

Số áo = 50 ~ 80% số ngày

Đây chỉ là các con số tùy ý thôi. Chúng ta sẽ rút kinh nghiệm dần.

Một số mẹo khi đi zulibu

Nếu bạn cần mang thuốc, vitamin vv theo, hãy dùng hộ kẹo ngậm pulmoll vv rỗng và cho vào đấy, kèm theo một hộp kẹo nhỏ để chia thuốc cho từng ngày (vì rất dễ quên!).

Nên mang nhiều túi ni lông để đựng quần áo sạch, quần áo dơ. Túi đựng đồ điên tử, công nghệ riêng, túi đựng giấy tờ riêng. Bao chống sốc laptop dùng loại gọn nhẹ, nên mang thêm túi xách nhẹ nếu cầm xách laptop đi cà phé để làm việc.

Nên checking in online để đỡ vất vả làm thủ tục ở quầy.

Ở cổng kiểm tra an ninh: Bạn sẽ vất vả lấy đồ trong túi, cởi áo khoác, tháo thắt lưng, tháo giầy, bỏ ví, điện thoại, lấy máy tính ra vv. Rối cả não! Có cách nào dễ dàng không?

Có đây: Trước khi vào kiểm tra an ninh để lên máy bay, hãy tháo bỏ hết mọi thứ như đồng hồ, thắt lưng, áo khoác, điện thoại, tất tần tật và bỏ vào trong ba lô hay va li. Máy tính cứ để trong ba lô, không cần lấy ra như yêu cầu đâu (trừ khi họ yêu cầu riêng). Như thế, mọi đồ quan trọng đều nằm trong ba lô, có thể cho lên băng chuyền quét ngay, vì nói thật, khay an ninh để đồ thường rất dơ (do rất nhiều người cho giày dép vào).

Khi bạn đi qua cổng an ninh thì phải tháo giày quét riêng, trên tay chỉ cầm giấy tờ bay (giấy tờ tùy thân + phiếu boarding).

Mặc quần áo gì trong ngày đi máy bay?

Thường chúng ta hay nghĩ là ngày đi lại thường dơ quần áo, nên mặc đồ lúi xùi thôi. Đây là quan điểm sai lầm. Bạn nên mặc đồ xịn nhất trong ngày đi máy bay. Lý do là ngày nay đi lại sạch chán, hơn nữa ngày đi máy bay là ngày gặp nhiều người lạ nhất.

Nếu có một bộ xịn, hãy mặc trong ngày này. Sau đó để riêng và ngày về cũng mặc lại bộ này. Bộ đồ này cũng là bộ đồ dự phòng nếu bạn hết đồ mặc khi đang zulibu.

Còn trong thời gian zulibu thì tập trung vào zulibu thôi, không cần quá thời trang làm gì. Thậm chí chẳng ai chê trách bạn nếu mặc quần tây với giày thể thao cả đâu. Vì bạn đang zulibu mà.

Từ năm sau thì tôi bắt đầu zulibu nước ngoài, kết hợp zulibu trong nước. Mỗi năm tôi sẽ dành ngân sách 15 triệu cho việc du lịch, hạch toán riêng (chỉ tính vé máy bay, đi lại, khách sạn vv không tính ăn uống thông thường).
Mark

No comments:

Post a Comment