Vì sao lý thuyết về "duyên" và "nợ" sẽ giúp bạn ế lâu dài?
Hôm nay tôi muốn bàn tới nguyên nhân căn bản mọi người ế vì tôi nghiên cứu chủ đề này cũng lâu rồi. Lẽ ra tôi đã viết luận văn xã hội học ở Tô-đai để lấy bằng tiến sỹ nhưng mà thôi, để tôi viết ra đây theo cách dễ hiểu để giải trí cho mọi người.Số là, tôi thấy người ế khá nhiều nên thích giúp mọi người thoát ế chống ế thôi. Nhất là nhiều người profile rõ ràng là cao mà vẫn ế. Bởi vì mọi người chỉ chờ đợi "duyên" và "nợ" tới mà không hề tự thân vận động (proactive). Bạn muốn chống ế, thoát ế thì phải dành thời gian cho mục tiêu này và xây dựng lý tưởng.
Nhân tiện, tôi thường gây cảm giác cho nhiều người là tôi ế. Thực sự thì tôi không ế như mọi người tưởng, tôi chỉ ế theo phong cách của tôi thôi. Ngày nào ra đường cũng có vài người liếc mắt đưa tình và người xinh đẹp thì không hiếm mấy đâu. Tôi thực sự ế là vì tôi đã không dành thời gian để xây dựng lý tưởng chống ế, nhưng giờ tôi thay đổi rồi: Tôi dành thời gian cho lý tưởng này.
Và tôi tiến bộ rất nhanh. Kiếm người yêu và chống ế với học tiếng Nhật thực ra là như nhau. Vì sao đi thi N1 tôi biết chắc mình đậu? Vì tôi có ngữ pháp, vốn từ, vậy thôi. Quan trọng là điểm cao bao nhiêu thôi. Chống ế cũng thế, khi bạn có đủ trải nghiệm và xây dựng được lý tưởng thì sẽ BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH.
Không phải có người yêu là thoát ế. Nếu bạn khổ chiến để có người yêu, hay bạn bị người yêu thuần hóa và sống cuộc sống mà bạn không muốn, bạn phải thay đổi vì người yêu, bạn bị biến dạng, ... thì thực ra là bạn vẫn ế, và bạn còn gặp rắc rối trong cuộc sống.
Chống ế thoát ế là bạn kiếm được người yêu mà bạn hài lòng mãn nguyện, bạn thích người ấy, người ấy thích bạn, cả hai sống vui vẻ, không phải cố gắng quan tâm chăm sóc để giữ gìn tình cảm.
Như thế mệt đấy. Nếu trong cuộc sống mà có một người mà suốt ngày bạn phải quan tâm chăm sóc họ thì e là bạn sẽ không có sự nghiệp và cũng chẳng thư thái.
Ở đây tôi chỉ nói về ĐẠO (mindset) không nói về THUẬT (technique). Tôi không biết gì về thuật (tán tỉnh người khác) mà bạn cứ tùy cơ mà ứng biến thôi.
Lý thuyết duyên và nợ và sự tai hại