"Không ai thật sự giàu. Ai cũng nghèo. Chỉ có nhân loại là giàu.
Và ai cũng ít nhất một lần phá sản: Cái chết."
- Mark -
Khi bước chân vào đời, ai cũng chỉ hai bàn tay trắng. Khi bạn chết, bạn phá sản. Vậy luận giàu nghèo để làm gì? Không có người thật sự giàu hay thật sự nghèo. Khi nói tới người nghèo thì tôi cũng nằm trong số đó. Nhưng dường như, luận về giàu nghèo lại chỉ dành cho người giàu: Người nghèo lại thường tránh nói về cái nghèo nhất, hoặc dùng cái nghèo để đánh vào lòng thương hại, kêu gọi sự bố thí của người khác.
Vậy điểm khác nhau lớn nhất của con người là gì? Theo tôi đó là việc phân hóa ra thành hai dạng người:
(1) Tư duy giàu
(2) Tư duy nghèo
Một trong các cuốn sách nổi tiếng gần đây là "Cha giàu, cha nghèo" (Rich dad, poor dad):
Khi tác giả muốn quyết định cuộc đời mình thì ông ấy tham khảo hai người cha (cha ruột là trí thức, cha nuôi là nhà kinh doanh). Cái hay là thế này:
Lúc đó thì cha giàu lại chưa giàu và cha nghèo thì không nghèo, lại được xã hội trọng vọng.
Cha nghèo xem ra sống sung túc hơn, phụ thuộc vào hệ thống. Còn cha nghèo thì làm việc miệt mài kiếm từng xu lẻ. Cha nghèo nói những điều có vẻ cao đẹp và xa lánh chuyện tiền bạc. Còn cha giàu thì nói về giá trị, mối quan hệ của lao động và tiền bạc.
Thậm chí, khi đi làm cho cha giàu, tác giả chỉ được trả có nửa lương so với người khác chỉ vì "muốn học về tiền bạc". Thế thì khác gì bóc lột sức lao động?
Khi nói về tư duy giàu và tư duy nghèo thì bạn phải nhớ là:
Điều 1: Chưa chắc người tư duy giàu đã giàu.
Điều 2: Chưa chắc người tư duy nghèo đã nghèo.
Thật ra, khi còn trẻ, người tư duy nghèo lại thường tích lũy được nhiều hơn người tư duy giàu, vì thế, tính vì giá trị tuyệt đối, người tư duy nghèo giàu hơn.
Ở Việt Nam thì đa số là tư duy nghèo: Cực kỳ tiết kiệm, tới mức tơi tả. Trên báo chí có rất nhiều tấm gương ca ngợi nhờ tiết kiệm ăn mặc mà mua được nhà lầu xe hơi. Càng tiết kiệm, ăn càng ít thì càng thành gương sáng. Họ có thể đi làm công ty nước ngoài, lương cao, nhưng vẫn cố gắng ăn mặc thật tàn tạ để tích lũy. Chuyện mua máy lạnh nhưng tiếc tiền điện thì khỏi cần nói.
Hãy ví dụ về bạn đồng môn, một anh A và một anh B. Anh A thì cực kỳ tiết kiệm, không bao giờ mua đồ gì mới, cố gắng thuê nhà càng nhỏ càng tốt. Ngược lại, anh B thì lại chăm chỉ đi du lịch và cố gắng ăn càng ngon càng tốt. Hai anh đều tốt nghiệp cùng trường, đều làm công ty nước ngoài (thì lương mới cao, chứ làm cho công ty VN thì đời nào khá).
Sau 5, 10 năm đi làm, anh A tích lũy rất nhiều, anh B hầu như không tích lũy gì mấy. Anh A có thể mua nhà chung cư sau 10 năm đi làm, sau đó làm lại từ đầu.
Tóm lại, anh A giàu hơn anh B. Không có nghĩa là anh A tư duy tiền bạc tốt hơn anh B. Anh A đầu tư vào nhà cửa, vào chính tiền bạc, làm mọi thứ để tích lũy nhiều hơn. Anh B đầu tư vào bản thân và các cơ hội kiếm tiền.
Không thể nói ai sẽ giàu hơn. Đơn giản là cách tư duy khác hẳn nhau. Một người cố gắng tiết kiệm càng nhiều càng tốt, khi có tiền rồi thì nhất quyết không tiêu xài mà gửi chặt trong ngân hàng để nó tiếp tục sinh sôi thêm. Một người thì đầu tư cho chất lượng cuộc sống và sự sáng tạo, vì thế tích lũy chỉ vừa đủ, không thể mua nhà.
Khác biệt lớn nhất giữa tư duy giàu và tư duy nghèo