Trong bài này, Saromalang hướng dẫn cách làm món ageharumaki tức là món nem rán hay chả giò. Chú ý là món nem rán thì dùng bánh tráng kiểu miền bắc mỏng và giòn hơn còn chả giò dùng bánh tráng kiểu miền nam có nhiều nếp, dày và dẻo. Nếu bạn muốn ăn giòn thì phải dùng bánh tráng (rice paper) của miền bắc còn muốn ăn dẻo thì dùng rice paper nhiều nếp của miền nam.
Nguyên lý chung làm món ageharumaki
Gồm chủ yếu là thịt xay, trứng và miến, một số loại rau củ quả thái nhỏ, bất kỳ thứ gì mà bạn thích chứ không cần phải cố chấp theo một công thức nào. Quan trọng là phải pha nước chấm ngon (xem bên dưới). Tôi thì thích nhiều thịt và trứng nên cứ cho thật lực vào thôi ^^ Đây là món có thể ăn no và ngon, thời gian làm cũng cực kỳ nhanh nên rất phù hợp với lưu học sinh budget tiền ăn chỉ vài trăm yen một bữa và không muốn mất thời gian nấu ăn.Mấu chốt là bạn phải アレンジ [arrange] (điều chỉnh) nguyên liệu vì ở Nhật không có nguyên liệu như VN ví dụ ớt tươi thì khá mắc, miến thì không có mà dùng harusame. Nhưng thịt ở Nhật xay sẵn bạn khỏi cần băm, rất ngon, sạch, lại đẹp. Tôm thì tuy to hơn VN (có thể là tôm nhập khẩu từ ... VN) nhưng lại mắc nên chắc là ... thôi nhỉ? ^^
Nguyên liệu món ageharumaki
Bánh trángBánh tráng, tiếng Nhật gọi là ライスペーパー [rice paper] có thể mua ở một vài siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm châu Á
Thịt xay
Thịt xay gọi là 挽肉 hikiniku, chú ý là chọn loại thịt heo xay (豚ひき肉 butahikiniku) hay thịt heo trộn thịt gà xay (豚鶏挽肉 buta niwatori hikiniku), tránh dùng thịt bò (牛ひき肉) hay bò trộn heo. Cho 1 ~ 2 người ăn thì có lẽ 200g (có thể ăn 1 người 2 bữa).
Trứng gà
Gọi là 卵 tamago [noãn]. Khoảng 1 ~ 3 quả.
Sợi miến harusame
Đúng ra thì phải dùng bún gạo ビーフン nhưng không cần thiết. Bạn có thể thay thế bằng miến Nhật có tên gọi là 春雨 harusame [xuân vũ] bán ở các siêu thị. Bạn hãy ngâm nước nóng cho harusame mềm ra. Bạn cũng có thể dùng sợi bún gạo ビーフン ví dụ của Đài Loan.
Sợi miến harusame được làm từ hạt đậu xanh tức リョクトウ (緑豆) [lục đậu].
Củ hành tây
Tiếng Nhật gọi là 玉ねぎ tamanegi. Dùng nửa củ băm nhỏ hoặc thái nhỏ ra.
Cà rốt
Tiếng Nhật cà rốt là ニンジン ninjin, thái sợi ra (nên dùng dụng cụ bào sợi).
Mộc nhĩ (tùy chọn)
Bán ở siêu thị với tên gọi きくらげ hay 木耳 kikurage [mộc nhĩ]. Kurage là con sửa và kikurage có nghĩa đen là "sứa cây", tức là "mộc nhĩ" (mộc nhĩ nghĩa là "tai cây"). Bạn phải ngâm nước nóng cho nở và băm nhỏ.
Tôm (tùy chọn)
Nếu dư tiền thì mua ít tôm trần lên cho chín và băm nhỏ ra. Nhưng không cần thì thôi, tôi cũng không mê tôm lắm.
Nấm hương (tùy chọn)
Tiếng Nhật là シイタケ hay 椎茸 shiitake. Ngâm nước nóng cho mềm, cắt cuống cứng, thái nhỏ.
Nếu ở Việt Nam: Rau mùi / Nhật: Kinh giới (tùy chọn)
Nhưng ở Nhật thì rau mùi khá mắc nên bạn có thể dùng kinh giới (オオバ/大葉 ooba) neeus muốn. Một số người nhầm 大葉 là tía tô nhưng theo tôi thì họ nhầm vì tía tô là 紫蘇 shiso [tử tô/tía tô] và vị khác nhau.
Bạn nên dùng một tô lớn bằng inox hoặc tô nhựa (mua ở hàng 100 yen) và trộn đều nguyên vật liệu với nhau. Bạn có thể dùng chế biến luôn hoặc là trộn đều và để tủ lạnh vài tiếng sẽ ngon hơn. Lưu học sinh thì lúc nào cũng đói, nên trừ khi bạn có tầm nhìn dài hạn về thực phẩm, còn không thì không cần.
Mẹo chuyên gia: Cho thau nguyên liệu đã trộn vào tủ lạnh 15 - 20 phút.
Cuốn
Bánh tráng sẽ khô nên bạn cần phải nhúng hoặc xịt nước cho mềm. Cho nguyên liệu (gọi là 具 gu) vào rồi cuốn lại. Bạn cần học kỹ thuật cuốn (phải gập hai đầu vào rồi mới cuốn) một chút nhưng chắc đơn giản thôi. Đến món nem rán còn không cuốn được thì sao du học thành công??Chiên
Để ga vừa thôi kẻo cháy. Cái này cũng cần kinh nghiệm. Bạn đun nóng dầu lên (cho nhiều chút để tránh bị cháy) và khi nhỏ một giọt nước trứng vô thì sôi lăn tăn vừa đủ là ổn. Nhiệt độ chiên khoảng 180 độ (đúng chuẩn các quán đồ chiên ở Nhật đúng không nhỉ?) là được. Vì không có nhiệt kế nấu ăn nên bạn cần thả giọt trứng vô, nó chìm xuống chạm đáy và nổi lên là được (hi vọng là thế!). Tóm lại là nóng vừa đủ.Nước chấm
Nguyên liệu để pha nước chấm:
Nước mắm: Tiếng Nhật gọi theo tiếng Thái là ナンプラー nanpuraa hay フィッシュソース [fish sauce] hay 魚醤 gyoshou [ngư tương] hay thậm chí là ヌクマム [nước mắm].
Chanh: Vì chanh mắc nên bạn có thể dùng chanh hoặc dùng lọ nước cốt chanh bán sẵn trong siêu thị. Chanh tươi sẽ ngon hơn. Ví dụ chanh Mỹ màu vàng gọi là レモン hoặc dùng trái chanh Nhật gọi là 柚子 hay ゆず yuzu.
Nếu không có chanh thì dùng dấm 酢 su.
Tỏi: Tiếng Nhật gọi là ニンニク. Băm nhỏ tỏi ra.
Ớt: Ớt tươi mắc nên bạn có thể dùng ớt khô hay ớt bột. Tiếng Nhật ớt gọi là 唐辛子 tougarashi [đường tân tử]
Dưa leo: Thái lát để cho vào nước chấm.
Cách pha nước chấm miền bắc
Cho tỏi băm và ớt vào chén, rồi cho chanh vào. Sau đó cho nước mắm, đường và nước ấm theo tỷ lệ vàng như sau: 1 chua + 1 ngọt + 1 nắm + 4 nước. Sau đó cho dưa leo đã cắt lát vào.
Cách pha của người Nhật
Cho vào 300ml nước ấm:
- Đường (3 thìa nhỏ)
- Nước mắm (3 thìa nhỏ)
- Dấm hoặc nước chanh (2 thìa nhỏ)
- Tỏi, ớt thái nhỏ (mỗi thứ 1 thìa nhỏ)
Trồn đều với nhau.
Bí quyết là tỷ lệ Đường : Mắm : Chanh (dấm) là 3 : 3 : 2.
Món ăn kèm: Chọn loại bạn thích là được
Dưa leo
Tiếng Nhật là きゅうり hay 胡瓜 kyuuri [hồ qua].
Xà lách (rau diếp) xoăn
サニーレタス [sunny lettuce]
Các loại xà lách
レタス [lettuce]
(C) Saromalang
Có thể bạn thích
>>Gia vị Nhật Bản (Yurika)
>>Rau củ quả Nhật Bản (Yurika)
>>Cách Làm Nem Rán Ngon Nhất, Nem Giòn, Thơm Mềm (Chả Giò) (Youtube, trang ngoài)
(C) Saromalang
Có thể bạn thích
>>Gia vị Nhật Bản (Yurika)
>>Rau củ quả Nhật Bản (Yurika)
>>Cách Làm Nem Rán Ngon Nhất, Nem Giòn, Thơm Mềm (Chả Giò) (Youtube, trang ngoài)
No comments:
Post a Comment