Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, October 27, 2017

[Hướng dẫn hồ sơ du học Nhật Bản 2018] Chứng minh công việc và thu nhập từ công ty

Đây là bài hướng dẫn về chứng minh công việc và thu nhập của người bảo lãnh làm tại công ty, cơ quan.
Ghi nhớ về điều kiện tài chính để du học Nhật Bản:
  • Bạn phải có người bảo lãnh (cha/mẹ/vv) chứ không thể tự bảo lãnh
  • Người bảo lãnh phải có thu nhập đủ cao để chu cấp
  • Người bảo lãnh có sổ ngân hàng với số tiền đủ lớn

Tức là chứng minh năng lực tài chính để đi du học tự túc tại Nhật Bản thì chỉ riêng sổ ngân hàng là không đủ, mà còn phải chứng nhận thu nhập hàng tháng/hàng năm của người bảo lãnh (người chu cấp kinh phí du học) nữa.
>>Hướng dẫn làm sổ ngân hàng chứng minh năng lực tài chính du học tự túc Nhật Bản (Yurika)
>>Hướng dẫn làm bộ hồ sơ du học Nhật Bản đầy đủ (Yurika)

Các điểm lưu ý để chứng minh tài chính du học Nhật Bản một cách an toàn và dễ đậu hồ sơ:
Chứng minh năng lực tài chính, thu nhập và bản giải thích quá trình hình thành nguồn tiền


HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Chứng minh công việc và thu nhập
Trường hợp người bảo lãnh đi làm tại công ty

Hãy làm ra hai bản riêng rẽ, chỉ in một mặt trên giấy A4 (không in hai mặt):
(1) Tờ chứng nhận đang đi làm tại công ty
(2) Tờ chứng nhận thu nhập từ công ty (từ lương, thưởng, phụ cấp vv) cho 3 năm gần nhất và năm hiện tại

Lưu ý: Phải đưa cho văn phòng tư vấn du học kiểm tra trước rồi mới đi xin bản chính thức.
Tự đi xin ngày thường có rất nhiều lỗi và thường phải xin lại rất tốn thời gian và làm phiền công ty. Do đó, bắt buộc phải kiểm tra kỹ càng trước khi không còn lỗi mới nên đi xin. Form mẫu sẽ được gửi cho bạn tuy nhiên không nên rập khuôn theo form mẫu mà nên làm đơn phù hợp mỗi công ty, tốt nhất là dùng form có sẵn của mỗi công ty.

(1) Tờ chứng nhận đang đi làm tại công ty

Wednesday, October 25, 2017

Nguyên tắc không mua hàng giảm giá

Tôi đã tốt nghiệp shopping bằng cách nào?

Có một nguyên tắc giúp bạn tiết kiệm tiền khi đi du học và sau này: Không mua hàng giảm giá.

Phiếu giảm giá (coupon) dùng để kích thích tiêu dùng!

Tôi không mua hàng giảm giá. Tôi chỉ mua hàng đúng giá. Hơn nữa, tôi chỉ mua thứ tôi cần, chứ không mua thứ tôi muốn, bằng cách áp dụng quy tắc một tháng + khảo sát sản phẩm thay thế + khảo sát giá.

Sai lầm của nhiều người là mua theo ý thích nhất thời, mua thứ họ muốn (ほしいもの) chứ không phải thứ họ cần (要るもの).

Hàng giảm giá, hàng sale là dạng đánh vào tâm lý khách hàng rằng họ được lợi, và bao giờ cũng có kỳ hạn chứ không giảm giá mãi. Kỳ hạn này bao giờ cũng nhỏ hơn thời gian thử thách (thời gian để suy nghĩ chín chắn xem nó có phải là tình yêu đích thực hay không = 1 tháng).

Quy tắc tư bản chủ nghĩa:

Kỳ hạn sale < Thời gian thử thách tình yêu đích thực

Ví dụ sale trong vòng 1 tuần, 2 tuần. Vì chưa tới 1 tháng nên "tình yêu cuồng nhiệt" vẫn chưa nguội lạnh, và bạn lại có lợi (お得 otoku) nên bạn sẽ bỏ tiền ra mua. Đây chỉ là dạng điều khiển trí não (mind control) của chủ nghĩa tư bản mà thôi. Môn này gọi là "tâm lý học mua hàng" (購買心理学) hay "tâm lý khách hàng" (顧客心理学) hay "tâm lý hành động" (行動心理学). Bạn không cần học môn này nếu chịu quan sát và phân tích hành động mua hàng của bản thân.

Vì sao không mua hàng giảm giá?

Vì bạn sẽ mất tiền mà không được giá trị (niềm vui) tương xứng do mua vội, mua thứ mình muốn hay bắt mắt chứ không phải thứ thật sự cần.
Vì hàng giảm giá là hàng bán đổ bán tháo và có vấn đề gì đó: Kích thước, màu sắc, sự dễ mang sự dễ sử dụng. Vấn đề này "giúp" bạn không dùng được sản phẩm lâu dài.
Vì xác suất mua rác về nhà tích trữ cao.
Vì nó là TIÊU SẢN (LIABLILITY): Bạn phải chịu trách nhiệm lưu giữ, quản lý một thứ không đáng.

Về cơ bản thì bạn MẤT TIỀN. Nếu không mua thì bạn đã có tiền để làm việc khác.

Vậy thì phải làm gì nếu không mua hàng giảm giá?

Tất nhiên là MUA HÀNG ĐÚNG GIÁ. Tôi chỉ mua hàng đúng giá. Và chỉ mua thứ tôi chứng minh được là thật sự cần thiết.

Khi đi du học mà tới mùa sale (khuyến mãi) thì có khi sale tới 70, 80, 90%, vậy có nên mua vì nó sale không? Không. Vì nguyên tắc là không mua hàng giảm giá. Hàng sale tới 90% thì bạn vẫn mất tiền là 10% giá mà.

Nếu là thứ bạn cần và đáng mua thì bạn chỉ cần khảo sát giá là mua được giá tốt. Hoặc thậm chí, khảo sát mặt hàng thay thế (alternative) để mua được hàng tốt nhất. Mua hàng đúng giá bao giờ cũng rẻ nhất.

Vì đó là hàng tốt và dùng được lâu dài.

Nên mua hàng giảm giá

Đây là lời khuyên trái ngược: Đối với thực phẩm, mặt hàng tiêu hao mà bạn vẫn thường dùng thì lại nên tích cực mua hàng giảm giá. Ví dụ bạn đi chợ ở Nhật tầm 9 giờ tối thì đồ ăn thường sẽ giảm giá một nửa, gọi là 半額 hangaku (bán ngạch):

Giảm giá 50%

Các đồ tiêu hao khác như nước rửa chén, sữa tắm, dầu gội vv mà bạn thường hay dùng thì chẳng lý do gì mà không mua khi nó giảm giá cả.
>>Cuộc sống bán ngạch

Chi tiêu hợp lý khi đi du học, hay đúng hơn là xây dựng lối sống hợp lý về tài chính là rất quan trọng. Việc này cũng giúp ích cho bạn trong cuộc sống đi làm sau này dù ở Nhật hay ở Việt Nam. Nhưng ở Nhật thì nguy hiểm hơn vì sale nhiều hơn và mức sale ác liệt hơn VN nhiều, mà hàng hóa lại rất bắt mắt, chất lượng thực sự tốt. Nhưng nghiện mua sắm không giúp bạn hạnh phúc lâu dài, thật sự là thế. Nó sẽ gây gánh nặng cho bạn. Bạn nên thực hiện lối sống đơn giản SIMPLE LIFE. Và tốt hơn nữa là lối sống tối giản MINIMAL LIFE.

Tôi vẫn thường vào McDonald với nhiều phiếu giảm giá, mục đích chính là dùng phiếu giảm giá chứ không phải là dùng kèm phiếu giảm giá. Nếu phiếu giảm giá mà phải mua với số tiền XYZ trở lên mới được dùng thì rõ ràng là bạn nên quẳng nó vào sọt rác.

Bằng quy tắc ở đây, tôi đã tốt nghiệp shopping. Tôi không còn mua sắm nữa mà chỉ mua những thứ thật cần thiết và thực hiện LỐI SỐNG TỐI GIẢN (minimal lifestyle). Cuộc sống tốt hơn hẳn! Và tuyệt hơn nữa là vẫn mua sắm, nhưng với sự khôn ngoan và niềm vui khác biệt.
Mark

Bố Nạt (Bonus): Không đi mua sắm chỉ vì bạn chán
Hay bạn cảm thấy "trống trống trong lòng" (đói bụng). Vì bạn sẽ mua cả lô thứ mình không cần. Mua sắm kiểu này không giúp bạn bớt trống vắng đi, mà sẽ gây ra hối hận lâu dài. Bạn window shopping không mua gì thì không sao, tốt nhất là ở siêu thị nơi mà nhân viên không kè kè theo sát bạn.

Đi mua sắm chỉ để giải sầu hay vì cảm giác trống vắng là dạng mua sắm tồi tệ nhất. Nếu cảm thấy buồn hay trống vắng hay tự nhủ thế này: Mua sắm không giúp giải quyết nỗi buồn hay sự trống vắng mà chỉ làm tăng thêm, nên tôi sẽ tuyệt đối chỉ window shopping. Thứ rất nhỏ cũng không mua, vì không đáng, ví dụ một chai nước. Về nhà vặn vòi ra hoặc ra công viên là cũng có nước máy để uống rồi đâu cần phải mua cho thêm ... rác chai.

Việc ngu dại này giống như "nâng chén tiêu sầu sầu càng sầu thêm". Uống rượu giải sầu là cách dễ nhất để càng cảm thấy trống rỗng và buồn hơn, nên rất dễ dẫn tới chứng nghiện rượu. Đó chỉ là giải pháp tức thời gây hại về lâu dài.

Nếu thực sự nỗi buồn, cảm giác trống vắng hay cảm giác trống rỗng xâm chiếm bạn, có lẽ bạn nên thật sự suy nghĩ lại về cuộc đời, về lối sống, hoặc tìm sự tư vấn tâm lý.

Tuesday, October 24, 2017

Anh Tran phải làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc?

Anh Tran mặc dù có cuộc sống đầy đủ nhưng lại cảm thấy trống rỗng.

Trong bài trước chúng ta đã nói tới trường hợp của anh Tran: Mặc dù cuộc sống đầy đủ về vật chất, tinh thần nhưng anh lại cảm thấy trống rỗng.

Phải chăng hạnh phúc chỉ là do cảm nhận?
幸せは気のもちようでしょうか?
Tôi không nghĩ như vậy. Một phần hạnh phúc là do cảm nhận, nhưng phần lớn là do khoa học về hạnh phúc. Bạn không thể dùng ý chí để dừng một chiếc xe hơi, mà phải nhấn phanh đúng không? ^^

Động lượng của một vật thể p = m×v nên vận tốc, khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn, vì thế chạy xe phải giữ khoảng cách an toàn. Toán học, vật lý học áp dụng phổ quát trong cuộc sống và khoa học về hạnh phúc cũng vậy.

Nếu hạnh phúc là do cảm nhận thì nhân loại hoặc hạnh phúc cả hoặc là bi kịch cả rồi. Chẳng qua nhiều người khổ là về khoa học họ khổ thật, sau đó lại thêm phần tâm lý nạn nhân nữa, nên khuếch đại nỗi khổ tinh thần lên, nhưng đây lại thuộc phạm trù khác nên sẽ bàn sau.

Thật ra thì trong bài "Chấp trước" TORAWARERU tôi cũng đã có nói về nguyên nhân của khổ:

Câu hỏi lần này là: Anh Tran phải làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc?

"Bái kim chủ nghĩa" và âm mưu của tư bản chủ nghĩa

Vì sao bắt chước người thành công thường chỉ thất bại?
Để thành công thì tuyệt đối không sùng bái hay bắt chước người thành công.

"Bái kim chủ ngĩa" (拝金主義 haikin syugi) là việc sùng bái đồng tiền, coi tiền bạc là trên hết. Thời đại ngày nay là sự pha trộn của bái kim chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa nên cần hết sức chú ý.

Trong một số xã hội ít công lý yếu trật tự thì chủ nghĩa sùng bái tiền bạc sẽ lên ngôi như là sự tất yếu. Một thiếu ca lái xe tông chết người có thể chuồn khỏi hiện trường và có hình nhân thế mạng xuất hiện, gia đình thiếu ca sẽ chu cấp cho gia đình người này. Đồng tiền được coi là thuốc tiên chữa bách bệnh theo phương châm "có tiền mua tiên cũng được", "mạnh vì gạo, bạo vì tiền".

Sở dĩ cần chú ý vì thật ra nhiều vấn đề không thể giải quyết bằng tiền. Vì nếu giải quyết vấn đề bằng tiền sẽ sinh ra thêm rất nhiều rắc rối. Những người lớn lên trong gia đình cực nghèo thường thấy cha mẹ cãi nhau suốt ngày vì tiền bạc và vì thế họ có ảo giác tiền sẽ giải quyết được vấn đề. Đúng ra thì việc không được giáo dục đầy đủ về cách kiếm tiền chính là vấn đề, tức là nằm ở giáo dục gia đình từ cha mẹ thời thơ ấu.

Trong xã hội mà công lý có thể bị bẻ cong bởi tiền bạc thì người ta có cảm giác là có tiền thì an toàn hơn. Nhưng nên nhớ là xã hội như thế chẳng an toàn với ai cả. Một người hôm trước có rất nhiều quyền lực, hay rất nhiều tiền, hôm sau có thể ra tòa và vào tù, và bị dư luận đánh cho tơi tả. Một xã hội không công chính thì rất khó để sống hạnh phúc, vì hạnh phúc đòi hỏi phải an toàn và yên tâm trước đã.

Tiền mua được rất nhiều thứ, phần lớn là rất tuyệt.
Nhưng không vì thế nên sùng bái đồng tiền hay người giàu.
Vì sẽ hiểu sai về tiền bạc và thời cuộc.
Mà những thứ đẹp đẽ bạn thấy chỉ là ảo giác.

Tránh sùng bái đồng tiền

Saturday, October 21, 2017

Sở hữu và hạnh phúc

Sở hữu đem lại hạnh phúc ngắn hạn nhưng không phải vì thế mà bạn không nên sở hữu. Về cơ bản sở hữu là việc tốt, đặc biệt là sở hữu tiền, tài sản, mối quan hệ tốt. Tuy nhiên, lấy việc sở hữu để tìm niềm vui và hạnh phúc thì không thể hạnh phúc lâu dài được. Mua sắm là một nhu cầu chính đáng, vì nó sẽ đem lại niềm vui, miễn là bạn mua sắm đúng cách.

Tôi không hề nói là không sở hữu gì thì sẽ hạnh phúc. Tôi cũng sở hữu cả một lô xích xông thứ, nhưng đều là những thứ phù hợp với triết lý của tôi.

Chúng ta cần phải hiểu tương quan giữa sở hữu và hạnh phúc. Để giải thích, tôi lại vẽ ra sơ đồ này:

Sơ đồ tương quan giữa Sở hữu và Hạnh phúc

Đường A màu đỏ là biểu diễn tương quan giữa sở hữu và hạnh phúc: Bạn càng sở hữu nhiều thì sẽ càng hạnh phúc. Nhìn chung người giàu sẽ hạnh phúc hơn người nghèo, tức là khi bạn giàu lên bạn sẽ hạnh phúc hơn so với thời nghèo, vì thế hiếm khi bạn muốn nghèo đi.

Nhưng lưu ý là, điều này chỉ đúng trong một giới hạn thôi, vì hạnh phúc kiểu này có một giới hạn sau đó cho dù bạn có sở hữu nhiều hơn nữa thì hạnh phúc sẽ hầu như không tăng lên. Đây là trường hợp sở hữu quá nhiều hay nghiện mua sắm. Người ta nghiện mua sắm là vì người ta muốn cảm nhận được sự hạnh phúc, dù chỉ ngắn hạn, bằng cách thỏa mãn cơn nghiện.

Tức là tới một lúc nào đó, bạn sẽ có đủ đồ và không thể tăng hạnh phúc bằng sở hữu được nữa. Lúc này, bạn cảm thấy mất động lực làm việc, mất lý tưởng sống. Vì thường người ta chỉ có động lực kiếm tiền nếu có nhu cầu mua nhà, mua xe, mua vợ/chồng, mua con cái vv thôi mà.

Khi đó, bạn bị xâm chiếm bởi CẢM GIÁC TRỐNG RỖNG. Và lúc này nếu vẫn tăng sở hữu thì có thể sẽ thành đường B màu xanh: Càng tăng sở hữu càng cảm thấy khổ sở, kém hạnh phúc đi. Thật sự là có nhiều người kém hạnh phúc đi thật, vì họ sở hữu quá nhiều. Ở một khía cạnh nhất định, đây là lúc họ muốn cho đi (tức là bố thí) để hạnh phúc hơn.

Cũng theo sơ đồ trên, người nghèo dễ cảm thấy hạnh phúc (ngắn hạn) hơn người giàu. Vì họ chỉ cần tăng sở hữu rất ít là hạnh phúc đã tăng lên khá nhiều.

Tuy nhiên, vì thế mà người nghèo hạnh phúc hơn người giàu, hay vì thế mà mọi người nên nghèo đi (bằng cách đem bố thí tất làm lại từ đầu) thì điều này lại không đúng. Vì lúc đấy nỗi khổ của dục cầu bất mãn (nhu cầu không được thỏa mãn) lại tăng lên. Nếu không thì mọi người è cổ ra kiếm tiền để sở hữu làm gì?

Nên sống hơi thiếu thốn

Chúng ta sẽ chọn vùng sở hữu đem lại mức độ hạnh phúc cao nhất: Đó là vùng cảm nhận hơi thiếu thốn nhưng không quá thiếu thốn. Như thế thì bạn vẫn còn động lực để phấn đấu, mà lại không khổ sở vì thiếu thốn.

Bạn sở hữu ở mức độ hơi thiếu thốn so với tài sản, năng lực của bạn có.

Vì thế mà bạn phải có ước mơ và lý tưởng to lớn hơn năng lực một chút, gọi là THINK BIG (nghĩ lớn).

Tôi nhớ tới câu này: Think big, do small, live tiny, die nothing left.
Nghĩ lớn, làm nhỏ, sống li ti, chết không để lại gì.

Không cần cực đoan tới mức như thế, nhưng ước mơ và lý tưởng là vô cùng quan trọng trong cuộc sống hạnh phúc. Bạn hãy tự hỏi bản thân mỗi ngày: Ước mơ của tôi là gì? Lý tưởng của tôi là gì?

Hoặc đơn giản là: Nếu không cần phải kiếm tiền để sở hữu nữa, thì tôi thật sự muốn làm gì?
Mark

"Cảm giác trống rỗng"

"Cuộc sống không có đúng hay sai, mà chỉ có nghị luận"
- Danh chuyết cổ đại Mark -

Vì sao con người phải chịu "cảm giác trống rỗng"?

Dù bạn thuộc quốc gia, dân tộc, hay chủng tộc nào, thì đặc điểm chung có lẽ là "cảm giác trống rỗng" sẽ ghé thăm bạn. Trong tiếng Nhật sẽ diễn tả bằng:
虚しさ MUNASHISA = sự trống rỗng trong tâm hồn
空虚感 KUUKYOKAN = cảm giác trống rỗng
欠乏感 KETSUBOUKAN = cảm giác thiếu hụt
物足りなさ MONOTARINASA = sự thiếu thốn
Cảm giác trống rỗng KHÔNG phải là điều xấu và không phải vấn đề cá nhân, nên đừng cá nhân hóa vấn đề (do not take it personally). Đây chỉ là NGHỊ LUẬN vì nếu tôi đang cảm thấy trống rỗng thì tôi cũng chẳng hơi đâu mà "chuyết" làm gì, mà "chuyết" thì khó mà trống rỗng được. Sở dĩ tôi "chuyết" là vì đây cũng là một chủ đề trong cuộc đời. Hơn nữa, "chuyết" vì bạn bè là chính.

Tôi sẽ nói ngắn gọn thế này: Khi bạn thiếu thốn thì dục vọng không được thỏa mãn sẽ thiêu đốt bạn (dục cầu bất mãn), khi bạn đầy đủ thì cảm giác trống rỗng sẽ bao vây bạn.

Khó mà có thể hạnh phúc hoàn toàn được. Nói thẳng ra là, khi bạn nghèo thì bạn mơ ước có nhiều thứ, bạn có ĐỘNG LỰC để sống và phấn đấu. Đến khi có đầy đủ các thứ rồi thì bạn hết MỤC TIÊU, hết LÝ TƯỞNG nên cũng mất luôn động lực. Tức là khi đầy đủ thì cảm giác trống rỗng sẽ kéo đến, phủ một bóng mây mù lên cuộc đời bạn.

Bạn không còn biết mình cần gì, muốn gì nữa. Không điều gì làm bạn cảm thấy vui nữa. Những thứ làm bạn cảm thấy vui thì không còn vui như xưa. Những lý tưởng thời "trẻ" thì bạn đã đạt được hết, nên bạn cảm thấy cuộc sống thật nhạt nhẽo. Cuộc sống của bạn không thiếu thốn gì và không bị áp lực gì, nhất là về tiền bạc, hay tình cảm, nhưng cũng không có gì gọi là đột phá hay mới mẻ. Bạn không TRẦM CẢM, vì trầm cảm thì lại là một phạm trù khác hẳn.

Bạn vẫn làm việc đều đều, vẫn làm tốt nhưng không thấy vui hay lý tưởng gì nữa. Bạn có thể học thêm thứ này thứ kia, hay có ý muốn đổi việc, nhưng lại sợ MẤT MÁT. Mà việc thay đổi sẽ cần rất nhiều năng lượng, thứ mà bạn luôn cảm thấy thiếu thốn.

Đấy gọi là CẢM GIÁC TRỐNG RỖNG. Đây là vấn đề của người giàu, những người sống đầy đủ (thường là cả vật chất lẫn tinh thần). Cuộc sống của họ không tệ, hơn đứt đại đa số dân chúng, nhưng họ vẫn cảm thấy trống rỗng. Những kẻ thiếu hiểu biết thường gọi là "Sướng mà không biết đường sướng" hay "Sướng chán so với nhiều người khác".

Đó là cách suy nghĩ của những người không hiểu biết mà thôi. Vì sự trống rỗng là kết quả hiển nhiên, không phải vấn đề cá nhân. Bạn có thể sướng (về vật chất, tình cảm) hơn so với đa số nhiều người nhưng không đảm bảo bạn sẽ hạnh phúc. Bởi vì cái "sướng", "hạnh phúc" mà thiên hạ nói chỉ là khái niệm và tiêu chí của những người không hạnh phúc mà thôi. Một trong những lý do họ không hạnh phúc là họ kém hiểu biết.

Để tôi nói thẳng ra thế này: Đầy đủ về vật chất và tinh thần không phải là điều kiện đủ để hạnh phúc, thậm chí cũng không phải là điều kiện cần để hạnh phúc.

Khi bạn đầy đủ về vật chất, tinh thần thì bạn khó hạnh phúc hơn gấp bội. Vì khi bạn nghèo và thiếu thốn, bạn còn động lực để phấn đấu, vì thế, khi đạt được thứ gì đó, dù là nhỏ bé, bạn vẫn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn nhiều.

Đa số người giàu thường nhớ lại thời nghèo khó "hạnh phúc" là vì thế. Vì mọi cảm giác ngon ngọt, hạnh phúc đã tan biến từ lâu, khi họ kiếm được rất nhiều tiền. Theo một nghĩa nào đó, cũng có thể nói là "niềm vui biến thành tro trong miệng".

Cảm giác trống rỗng của người nghèo và tầng lớp trung lưu

Friday, October 20, 2017

Tâm lý học tôn vinh

Những nước trọng nam khinh nữ thường dành một vài ngày để tôn vinh phụ nữ. Mục đích của sự tôn vinh này là để thao túng và lợi dụng phụ nữ.

Bằng cách gán cho phụ nữ các đức tính như đảm đang, đôn hậu, thủy chung, vv người ta quàng vào cổ phụ nữ gánh nặng và trách nhiệm. Ngày lễ, ngày tết sẽ đẩy phụ nữ vào bếp làm đồ ăn phục vụ rất nhiều người. Còn nam giới thì thường tập trung ăn chơi phè phỡn, bê tha bệ rạc.

Sự tôn vinh phụ nữ giống như hoa trúc đào. Đẹp nhưng có độc.

Hậu quả của xã hội "trọng nam khinh nữ"

Xã hội trọng nam khinh nữ thường tạo ra nam giới sống vô trách nhiệm, bê tha bệ rác và phụ nữ có lòng tự tôn thấp. Việc bị người khác tôn vinh và thao túng, lợi dụng thường có căn nguyên là lòng tự tôn thấp hoặc vô mưu.

Phụ nữ phương Tây hay phụ nữ Nhật nếu được tôn vinh thì họ sẽ từ chối. Vì ai chẳng nhìn ra chỉ những nơi phụ nữ bị áp bức mới được tôn vinh.

Trong xã hội trọng nam khinh nữ thì phụ nữ được nuôi dạy thành người có lòng tự tôn thấp, biết nhẫn nhục mà thường ngụy biện thành "vị tha". Thật sự thì phụ nữ ở xã hội này không phải là phụ nữ hấp dẫn về mặt nhân cách. Cũng vì lòng tự tôn thấp hoặc là vì vô mưu mà họ thường trở nên dễ dãi chấp nhận sự tôn vinh một cách hồ hởi.

Nhưng chính họ cũng lại kêu ca trong những ngày còn lại về sự bất bình đẳng. Nếu sẽ kêu ca thì đừng nhận tôn vinh, nếu đã nhận thì đừng kêu ca.

Những phụ nữ da trắng khi được các anh đồng nghiệp châu Á tặng quà trong ngày tôn vinh phụ nữ thì họ đều từ chối. Với lý do thật đơn giản: Chỉ ở nơi phụ nữ bị áp bức, lợi dụng và xem nhẹ mới cần được tôn vinh.

Đó là lý do họ được tôn trọng.

Nếu thật sự cần tôn vinh

Thursday, October 19, 2017

Tránh "bê tha bệ rạc"

Điều khác biệt lớn nhất giữa VN và nước ngoài - các nước tiên tiến? Điều gì khiến bạn nhìn là biết ngay là VN, trừ "rác" ra?

Đó có lẽ là sự bê tha bệ rạc trong đời sống hàng ngày. Con người xả rác, hút thuốc nơi công cộng, làm ồn nơi công cộng, vượt đèn đỏ, giao thông không an toàn (thay đổi hướng đi và tốc độ thường xuyên và đột ngột), bấm còi in ỏi, rọi đèn pha vào mặt người khác, tiểu bậy vv.

Điều này là do nhiều lý do nhưng thường là do giáo dục gia đình kém hoặc không có. Hoặc ra đời điều hay không học toàn học điều dở.

Ở Nhật thì bạn sẽ thấy con người có thể nghèo nhưng không bê tha bệ rạc. Người Nhật đa phần đều ăn mặc thanh lịch, khó mà có thể biết họ giàu hay nghèo chỉ qua quần áo. Ngay cả công nhân Nhật Bản nhìn cũng tương đối tươm tất và chắc chắn là đi giày, mặc đồ bảo hộ lao động.

Ngược lại, người lao động ở VN thì đa phần lôm côm, thường mặc quần jean, đi dép, mặc áo thường ngày hoặc ... cởi trần. Rất bê tha bệ rạc. Nhìn họ là đã phát sốt vì đi làm mặc quần jean rất chật, hoặc trời nóng mà mặc áo không mát, có khi còn mặc áo đen hấp thụ sức nóng mạnh nữa.

Tránh bê tha bệ rạc

Saturday, October 14, 2017

Điện thoại công cộng và ý nghĩa nhân văn

Điện thoại công cộng ở Nhật Bản dùng xu 10 yen, 100 yen

Điện thoại công cộng ở Nhật gọi là 公衆電話 KOUSHUU DENWA [công chúng điện thoại].
>>Cách gọi điện thoại công cộng ở Nhật
>>Quiz cách gọi điện thoại công cộng ở Nhật

Điện thoại công cộng và tố giác tội phạm

Hướng dẫn làm hồ sơ du học kỳ 04/2018

Trong bài này iSea Saromalang sẽ hướng dẫn làm hồ sơ du học cho các bạn đăng ký du học Nhật Bản kỳ 04/2018. Các bạn hãy chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn trong bài này.

Thi tiếng Nhật

Với các bạn chưa có bằng tiếng Nhật hãy đăng ký thi ít nhất 02 kỳ thi tiếng Nhật.
iSea khuyến khích đăng ký kỳ thi JTEST cấp độ E-F tháng 11 (hạn đăng ký là 20 tháng 10, 2017 nên các bạn cần chú ý.)

Tham khảo danh sách hồ sơ và hướng dẫn giấy tờ

Về danh sách hồ sơ thì xin tham khảo tại Hồ sơ giấy tờ du học Nhật Bản dạng tự túc.
Về cách làm hồ sơ giấy tờ thì tham khảo tại HƯỚNG DẪN CÁCH CHUẨN BỊ GIẤY TỜ DU HỌC NHẬT BẢN ↗ (Trang Yurika)

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Lưu ý: Các giấy tờ cần sao, công chứng thì hãy sao, công chứng lên giấy A4 và một mặt
(trừ trường hợp một số nơi công chứng không chịu công chứng lên A4)

Các giấy tờ cá nhân cần công chứng

Chứng minh thư của bạn: 01 bản
Chứng minh thư của người bảo lãnh: 01 bản
Sổ hộ khẩu gia đình: 01 bản

Giấy khai sinh

Công chứng từ bản gốc hoặc bản trích lục mới (trong vòng 30 ngày so với thời điểm nộp hồ sơ). Không dùng bản trích lục cũ từ các năm trước vv.

Các giấy tờ cần sao

Hộ chiếu: Chỉ sao mặt có ảnh và thông tin, 01 bản.
Nếu chưa có hộ chiếu hãy đăng ký hộ chiếu, tham khảo Hướng dẫn hồ sơ.

Giấy tờ bằng và bảng điểm/học bạ

Hãy công chứng mỗi thứ 03 bản. Mục đích là để dự phòng và có thể cần dùng để chứng thực bằng cấp. Vì nộp bản gốc sang Nhật nên các bạn hãy công chứng tối thiểu 03 bản.

Chụp hình thẻ

Tâm lý "sở hữu nhà"

Tâm lý thích SỞ HỮU của người VN thật khủng khiếp. Họ thích sở hữu mọi thứ, kể cả con cái, gia đình, bạn đời. Thường thì họ nghĩ là họ SỞ HỮU, nên nỗi mất mát là tương đối lớn, thường dẫn tới mất niềm tin, buông bỏ.

Riêng về nhà, vì không tin tưởng được ai, và vì thích một chỗ "an tọa" ("an cư lạc nghiệp") nên họ có tâm lý thích SỞ HỮU rất mạnh. Thực ra thì người châu Á, đặc biệt là nho xanh, đều có tâm lý ngay lập tức đi tới miền đất hứa như thế. Ví dụ, nếu tìm ra thuốc tiên như mật gấu, lá con khỉ, vv thì lập tức nhà nhà thực hành. Họ chỉ không thích Cook - Move - Sleep hay Sport để có sức khỏe, mà muốn có phương thuốc khỏe ngay một lần và mãi mãi! Về đời sống xã hội cũng vậy, nếu có con đường nào dẫn thẳng tới cuộc sống ấm no thì họ chọn ngay nhưng rốt cuộc thì họ vẫn thường là nghèo nhất.

Tôi chỉ phân tích tâm lý thôi, chẳng phê phán gì cả. Đây chỉ là về tâm lý học và xã hội học không hơn không kém. Hơn nữa, ở đây thì toàn là viết nhảm, nói nhảm thôi ^^

Tâm lý "sở hữu nhà" và hệ quả

Phàm là người VN thì thường là thích sở hữu nhà, càng trẻ càng tốt. Tiêu chí đánh giá "đạt" của người trung cao tuổi là có nhà, có xe. Tiêu chí đánh giá người trẻ tuổi "thành công" là sở hữu nhà sớm. Rất ít người lấy chất lượng sống (living quality) hay lối sống (lifestyle) ra làm tiêu chí. Vì họ không hiểu! Hay đơn giản là họ không sống tốt. Họ chỉ có một trục là nhà và đất thì phải.

Cả xã hội như lên đồng về sở hữu nhà nên ý thức sở hữu nhà nhen nhóm trong lòng các bạn trẻ rất sớm. Ai cũng nóng lòng mua nhà - dù là trả góp - để nức lòng cha mẹ và có thể ngẩng mặt với đời. Có khi mua nhà xong lại đi ăn cơm bụi lề đường cũng chẳng sao. Sau đó có thể là làm quần quật để trả nợ ngôi nhà và trả cho chính ngôi nhà.

Hệ quả nhãn tiền là giá nhà ở VN rất mắc.

Thu nhập của người VN là 40 triệu, nhà chung cư là 2 tỷ, tức là 50 lần. Ngay cả người thành phố thu nhập là 80 triệu thì cũng gấp 25 lần.

Còn ở Nhật thu nhập bình quân của người Nhật là 30 ngàn USD (thu nhập chung toàn dân), giá nhà chung cư Tokyo là khoảng 300 ngàn USD tức là gấp 10 lần thu nhập năm.

Giá nhà VN = 25 ~ 50 lần thu nhập năm
Giá nhà Nhật = 10 lần thu nhập năm

Người VN phải trả tiền cao hơn người Nhật để sở hữu nhà, còn người Nhật lại chẳng mặn mà gì mấy với việc sở hữu, họ chỉ thuê nhà cho tiết kiệm tiền và tiết kiệm thời gian, đỡ phải lo lắng vì căn nhà.

Còn hậu quả lâu dài chính là CHẤT LƯỢNG SỐNG. Chất lượng sống của người VN rất tệ hại, dù có nhà thì người ta phải đi làm còn tệ hơn người Nhật, ăn uống thì lại không bằng, nên thể lực, tinh thần xuống dốc nhanh. Người VN lão hóa và mất sức rất nhanh do thời trẻ phải nai lưng ra làm để sở hữu nhà còn dinh dưỡng thì lại rất tệ.

Sự khác biệt là người VN mua nhà bằng mọi giá, còn người Nhật thì không. Người Nhật họ chỉ chủ trương đi làm lĩnh lương đều đều, mỗi tháng tiết kiệm một ít mà thôi. Chẳng mấy ai có ý chí mua nhà. Ngay cả phụ nữ Nhật lựa chồng, họ chỉ quan tâm tới thu nhập (INCOME) mà thôi, không quan tâm tới bạn có nhà hay không.

Tiêu chuẩn chọn chồng ở Nhật = Income 600 man (60k/năm) trở lên

Vì nếu bạn có income tốt thì bạn vẫn có thể thuê nhà đàng hoàng để ở mà. Bạn chỉ mua nhà khi nó thật sự giúp bạn tiết kiệm được tiền thuê nhà, và phải tính toán cẩn thận.

Giá nhà cao nhưng chất lượng thấp

Friday, October 13, 2017

"Vị trí đắc địa"

Kinh doanh bất động sản không dễ chút nào. Ở đây là tôi loại bỏ yếu tố đầu cơ kiểu mua nhà, mua đất, đợi giá lên. Giá có thể lên hoặc có thể không lên. Giá lên thì nghĩ mình tài giỏi, chớp thời cơ nhanh nhạy, phân tích tốt. Giá xuống thì ôm hận, mất niềm tin. Đại khái là như thế, vì mấy ai điều khiển được giá bất động sản đâu. Bất động sản thường lên xuống theo chu kỳ, khi lên sẽ hình thành bong bóng, bong bóng nổ thì bước vào thời kỳ trầm lắng, mỗi chu kỳ có thể tới 7 ~ 10 năm.

Không nên nghĩ là giá đất lên thì bạn có thể chốt lời. Vì tính thanh khoản (chuyển được thành tiền mặt) của bất động sản không cao. Đôi khi giá đất cao nhưng không có người mua, vì nó còn tùy thuộc nhu cầu của họ cũng như điều kiện kinh tế nói chung.

Tóm lại thì không nên nghĩ là mua chung cư, mua nhà vv rồi giá sẽ tăng. Vì theo như phân tích từ đầu thì giá nhà đã được tính từ giá cho thuê và tỉ lệ sinh lời chung rồi. Ví dụ, khi người ta bán chung cư, kỳ vọng lợi nhuận 6%, nhà chung cư tương tự cho thuê giá 10 triệu/tháng chẳng hạn, thì dùng công cụ bất động sản tính ra giá nhà bán ra sẽ là 2.4 tỉ. Nhà ở hay nhà chung cư thì sẽ giảm giá theo thời gian, theo quy luật 25 ~ 30 năm giá trị sẽ về 0. Do đó, mua nhà ở hay nhà chung cư, dù để ở hay cho thuê, thì bạn cũng sẽ không thể có lời được. Vì mọi lợi nhuận chủ đầu tư đã ăn hết ngay từ đầu rồi đâu tới lượt bạn. Trường hợp nhà ở hay nhà chung cư tăng giá là rất hiếm, tất nhiên không phải là không có, chủ yếu là do ĐỊA THẾ (ví dụ có cầu, cảng, đường xá vv được mở khiến cả khu đất đều tăng giá trị). Nhưng nếu địa thế sẽ tốt thì giá nhà đã tăng từ đầu và họ đã bán cho bạn giá cao từ đầu.

Vị trí đắc địa và đất kinh doanh

Tiếng Nhật gọi là 立地 RITCHI [lập địa]
Tất nhiên là cũng luôn có những vị trí mà đất sẽ tăng giá. Đó là đất kinh doanh hoặc vị trí đắc địa. Ở Nhật, vị trí đắc địa là những vị trí có thể đi bộ trong vòng 15 phút kể từ nhà ga. Xung quanh ga là vị trí đắc địa. Càng gần ga càng đắc địa, tốt nhất là ngay mặt tiền nhà ga. Bạn có 1 mét vuông ở ngay nhà ga có khi trị giá hơn cả 100 mét vuông ở xa nhà ga.

Việt Nam thì chưa có nhà ga nhưng có những con phố gọi là "phố buôn bán", ví dụ ở Hà Nội là khu phố cổ chẳng hạn. Ở Sài Gòn thì có rất nhiều trục đường chính ngang dọc. Nhưng trục đường này cũng là đất kinh doanh, vị trí đắc địa.

Theo thời gian, đất ở vị trí đắc địa sẽ tăng lên theo quy mô nền kinh tế. Vì người dân sẽ giàu lên, hoặc là số người đi qua đó sẽ tăng lên.

Ví dụ, một địa điểm trước đây không có nhà ga tàu điện, giờ có ga thì LƯU LƯỢNG người tăng lên nhiều lần. Mà lưu lượng người tăng nghĩa là dòng tiền tăng, vì người ta sẽ có nhu cầu chi tiêu. Ví dụ có 100 ngàn người ghé qua ga tàu điện Bến Thành, mỗi người chi trung bình 10 ngàn đồng mỗi ngày, thì số tiền họ chi xung quanh nhà ga là:

100 ngàn người × 10 ngàn đồng = 1 tỉ đồng/ngày

Nếu bạn có đất quanh nhà ga thì bạn có thể hứng được một phần dòng tiền này, khiến giá đất sẽ tăng cao. Thật ra thì ở chợ Bến Thành giá đã cao sẵn rồi, nhưng sẽ còn cao hơn nữa khi mở nhà ga. Đặc biệt, nhà ở xung quanh ga cũng sẽ tăng giá lên theo, vì ai cũng muốn ở gần ga đi lại cho tiện.

Bạn nào ở Nhật cũng sẽ nhận thấy: Nhà càng gần ga thì giá càng cao. Trong vòng 15 phút là giá cao nhất, vì đi 15 phút thì người ta không mệt, và cũng không quá sốt ruột. Nếu phải đi quá 15 phút là giá sẽ khác liền.

Ở Sài Gòn mua nhà đất mặt tiền cũng như vậy. Đây là những vị trí đắc địa. Đặc biệt là nhà ở ngã tư lớn thì đắc địa nhất, bạn hoàn toàn có thể cho McDonald thuê nhà để kinh doanh! Hoặc các thương hiệu tương tự. Bạn còn không bận tâm tới tòa nhà vì họ sẽ tự thiết kế tự xây luôn, cái họ cần chỉ là VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA mà bạn sở hữu mà thôi.

Khi một nền kinh tế phát triển, người dân rủng rỉnh thì giá trị các vị trí đắc địa cũng tăng theo. Có thể là lưu lượng người qua đó vẫn như cũ, nhưng họ nhiều tiền hơn thì họ mua nhiều hơn. Ví dụ VN có tỉ lệ tăng trưởng 6% thì bạn có thể kỳ vọng đất kinh doanh cũng sẽ tăng đều 6% một năm, trừ khi bị chặn đường, xây lô cốt vv khiến dòng người suy giảm đi thôi.

Ví dụ đất tăng 6% một năm thì sau 10 năm (dùng công cụ bất động sản) giá sẽ tăng 1.79 lần.

Trong thời gian đó, nhà ở sẽ chỉ còn 60% giá trị (nếu lấy số năm bất động sản mất giá là 25 năm).

Một bên là TÀI SẢN (ASSET), và một bên là TIÊU SẢN (LIABILITY). Giờ hi vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của "vị trí đắc địa" rồi.

Nhà giàu sẽ mua "vị trí đắc địa" với giá cao

Wednesday, October 11, 2017

Vì sao nhà trên giấy "suất người quen của chủ đầu tư" lại rẻ?

Kinh doanh bất động sản ở VN rất dễ giàu. Vì:
- Người VN bằng mọi giá phải mua nhà, ý chí mua nhà cao
- Họ sẵn sàng mua nhà trên giấy và trả tiền đầy đủ trước

Sở dĩ mua như thế vì nhiều lý do, ví dụ lý do đầu cơ sinh lời, lý do khác là vì thường được giảm giá 15 ~ 20% do là "người quen của chủ đầu tư". Ở VN rất nhiều người thích các danh hiệu, mối quan hệ dù thật ra, họ cũng không quen gì chủ đầu tư cả. Chẳng qua là người môi giới nhà đất có "vài suất người quen để lại" và quý khách hàng nên để lại cho thôi.

Ví dụ nhà 3 tỉ (3000m) mà giảm giá 15% là lời 450m, giảm giá 20% là lời 600m.

Nếu mua nhà mà lời ngay 450m ~ 600m thì ai chẳng sướng nhỉ?

Họ quên rằng, để lời như thế, họ đã đóng 3000m! Vì sao lại chỉ nhìn lợi ích trước mắt mà quên mất đại cục? Ai cũng mặc nhiên coi 3000m là con số chính đáng, và tính lời trên con số này, trong khi dù có giảm giá tới 50% đi nữa, người giàu (chủ đầu tư) chưa chắc đã lỗ.

Vì thế, kinh doanh bất động sản ở VN rất dễ giàu. Đa số người giàu là từ bất động sản mà lên.

Rốt cuộc, họ dùng chính tiền của người mua (người nghèo) để kinh doanh và bán lại cho chính người nghèo.

Câu hỏi ở đây là: Nên mua nhà trên giấy ngay từ đầu để được giảm giá, hay đợi nhà xây xong rồi mua?

Nhà 3000m mà giảm giá 15%: Lời 450m
Nhà 3000m mà giảm giá 20%: Lời 600m

Thường một dự án nhà chung cư sẽ xây trong 2 ~ 3 năm từ thời điểm giải phóng mặt bằng cho tới hoàn thiện. Trong thời gian này nếu bạn gửi ngân hàng thì lãi suất 8%. (Nhà đầu tư nếu vay ngân hàng thì sẽ cao hơn, có thể là tầm 12%.) Tôi lại dùng Công cụ tính bất động sản.

3000m gửi 8% trong 2 năm: Lời 499 triệu
3000m gửi 8% trong 3 năm: Lời 779 triệu

Như vậy nếu bạn đợi xây nhà xong rồi mới mua đúng giá, thì bạn sẽ có lợi nhiều hơn. Vậy thì mua nhà trên giấy "suất người quen của chủ đầu tư" để làm gì?

Thật ra thì 100% đều là người quen của chủ đầu tư cả. Đây là chiêu giảm giá hàng khuyến mãi mà khách hàng không biết rằng chỉ là lấy tiền của họ trả cho họ mà thôi.

Người nghèo luôn làm cho người giàu giàu hơn. Đấy gọi là định mênh nghèo: Đã nghèo thì mọi hành động đều chỉ làm họ nghèo đi.

Nhưng giả sử không có lạm phát và gửi tiền không sinh lời thì sao? Thì chủ đầu tư vẫn có thể giảm giá nếu bạn trả tiền trước, nếu không họ sẽ phải trả ngân hàng 3 ~ 4%, trong trường hợp này, họ sẽ giảm cho bạn rất ít, chắc tầm 1~2% là cùng. Dù sao, chuyện mua nhà trên giấy có lẽ chỉ phổ biến ở VN.

Vậy thì người giàu được lợi như thế nào? Họ sẽ chiếm dụng vốn của người mua trong suốt thời gian đầu tư, theo cách "lấy mỡ nó rán nó". Nếu phải vay ngân hàng, họ có thể phải trả lãi tới 12% và thật sự sẽ bị giảm lợi nhuận. Bằng cách chiếm dụng vốn này, họ không chỉ tiết kiệm được tiền tương đương gửi ngân hàng, mà họ còn tiết kiệm cả phần chênh lệch lãi vay và lãi gửi nữa.

Thật tuyệt khi làm bất động sản ở một nơi mà tất cả người trẻ, người già đều có chí thú mua nhà bạn nhỉ!
Mark

Tuesday, October 10, 2017

Điều gì khác nhau giữa người mua nhà và người thuê nhà?

Nếu bạn giàu có và thừa tiền, mua nhà đối với bạn có lẽ chỉ như người ta mua mớ rau con cá ngoài chợ, không ảnh hưởng tới sinh kế gì. Thì tất nhiên là bạn không sống vì tiền nên chẳng nói thêm làm gì. Ở đây là so sánh được và mất giữa người mua nhà, và người thuê nhà một cách tổng hợp.

Như bài trước tôi có so sánh giữa việc mua nhà và thuê nhà thì về hiệu quả kinh tế không khác biệt gì mấy. Nhưng chắc chắn phần đông sẽ không đồng tình, cảm thấy khó hiểu, thậm chí thấy được tính rác rưởi của bài viết. Tất nhiên là thế thì cũng là đương nhiên thôi. Nếu muốn sống hạnh phúc và giàu có như người VN, hãy sống và đầu tư đúng như người VN!

Đại đa số mọi người đơn giản nghĩ là: Có nhà thì hơn đứt là không có nhà. Ít ra, bạn còn cầm gì đó trong tay. Bởi vì, nếu bạn thuê nhà thì tiền chỉ có mất đi, còn nếu bạn mua nhà thì dù thế nào nhà vẫn còn. Ở đây thì chúng ta bỏ qua yếu tố tâm lý "an cư lạc nghiệp" (vì yếu tố này thường đi kèm với "hàng xóm khốn nạn" để trung hòa với nhau).

Bạn đã đúng! Chúc mừng bạn đã thành nhà đầu tư VN xuất sắc. Bạn thực sự nên mua nhà.

Tôi sẽ phân tích một ví dụ cụ thể nhé.

Giả sử bạn có 6 tỷ (6000man = million as number ^^) thì bạn sẽ mua nhà 6000m hay thuê nhà? Giả sử A mua nhà còn B thuê nhà. Kết quả A và B khác gì nhau, ví dụ, sau 25 năm?

Bên Nhật họ tính tiền theo "vạn" đọc là "man" và quả thật nhà chung cư cao cấp ở Tokyo có giá tầm 6000 man thật. Nên con số trong bài này cũng áp dụng được luôn với nhà đất ở Nhật.
Nhà có giá 6000m thì tính theo Công cụ tính bất động sản với tỉ lệ sinh lời trung bình 4%/năm cho 25 năm (ở đây loại bỏ hoàn toàn lạm phát, coi lạm phát là 0% vì lạm phát thì gửi tiền sinh lời = lạm phát và giá nhà đất tăng đúng bằng lạm phát, tức là trượt giá nên không thay đổi phương pháp tính) thì tiền thuê của căn nhà này là 6000 × 4% / 12 = 20m/tháng.

Sở dĩ bạn mua nhà 6000m ngay từ đầu mặc dù giá này khá cao (6 tỉ) là vì khi về già bạn sẽ có nhu cầu sống tươm tất dể dưỡng già. Kể cả bạn chỉ có 3000m thì bạn cũng sẽ vay ngân hàng 3000m để có căn nhà mơ ước khi về già. Về già không thể sống chung cư 3000m với bọn trẻ ranh hò hét mỗi ngày được.

Như vậy thì về cơ bản là B thuê nhà nên sau 25 năm sẽ trả số tiền là 6000m và KHÔNG CÒN GÌ, do không sở hữu nhà.

Còn A, giả sử A ban đầu chỉ có 3000m nhưng mua nhà 6000m nên vay ngân hàng 3000m để mua, với lãi suất là 2 ~ 3%, giả sử là 3%. Nhưng do vay chỉ một nửa ngôi nhà nên lãi thật sự chỉ là 1.5% trên tổng số tiền, nhưng do vừa trả dần gốc nên trung bình chỉ là nửa số đó là 0.75% số tiền.

Tức là sau 25 năm, A trả số tiền 6000m cho căn nhà, 0.75% số tiền đó cho ngân hàng, và cuối cùng SỞ HỮU NHÀ.

Tổng kết lại nhé:
B (thuê nhà): Tốn 6000m trong 25 năm, không sở hữu nhà.
A (mua nhà): Tốn 6000m mua nhà, và tốn 0.75% × 6000 = 45m cho ngân hàng. Sở hữu nhà.

A giỏi và sáng suốt hơn đứt B với chi phí gần như nhau?

Bài toán nên mua nhà hay thuê nhà (ví dụ nếu bạn có 1 tỷ)

Nếu bạn có 1 tỷ (1000m) thì nên mua nhà hay thuê nhà? Như thế nào thì có lợi hơn? Ở đây giả sử là bạn hoàn toàn hiểu biết về tiền bạc tức là lý trí 100% chứ không phải kiểu có tiền là tiêu bạt mạng. Tức là loại bỏ tâm lý con người về kinh tế (có tiền thì tiêu pha rộng rãi). Đại đa số mọi người khuyên mua nhà là do yếu tố tâm lý: Nếu bạn mua nhà thì hết tiền, nên bạn sẽ phải tiết kiệm, từ đó trở nên giàu có hơn. Mọi người đều làm thế, nên nếu bạn chủ trương sống theo số đông thì cũng tốt thôi.

Ở đây chỉ phân tích về mặt kinh tế học.

Bối cảnh

Bạn có 1000m và phân vân không biết nên mua hay nên thuê nhà. Mua nhà thì đỡ tốn tiền thuê nhà, lại sở hữu căn nhà, tức là có "của để dành". Còn thuê nhà? Chẳng có lợi ích gì theo quan điểm của người VN. Nhưng với người dân các nước phát triển thì nếu không thuê nhà bạn vẫn còn CỤC TIỀN trong ngân hàng.

Ngoài ra, lạm phát hàng năm là 6%, lãi suất ngân hàng dài hạn là 7% (thực tế hiện nay), do đó, giá nhà sẽ tăng do lạm phát là tầm 5 ~ 7%/năm, trường hợp này lấy trung bình là 6%, vì GDP tăng 6%, lạm phát 6% tức là mỗi năm tiền trong túi dân tăng đại khái 6% nên họ sẵn sàng bỏ thêm tiền mua nhà. Còn tỉ lệ sinh lời trung bình của bất động sản lấy là 5%.

Tính toán

Chúng ta dùng Công cụ tính giá trị bất động sản để tính.

Nếu bạn đi thuê nhà thì để thuê nhà 1000m với tỉ lệ sinh lời 5% thì tiền thuê 1 năm: 50m.
(Giả sử ký hợp đồng từng năm một).

Như vậy số tiền còn nguyên chưa động tới là 950m. Bạn gửi số tiền này trong vòng 1 năm lấy lãi suất 7%, còn số tiền trả tiền thuê 50m thì trung bình sẽ gửi được 0.5 năm.
Tiền lời do gửi 950m 7% trong 1 năm: 66.5m
Tiền lời do gửi 50m 7% trong 0.5 năm: 1.72

Do đó, sau 1 năm thuê nhà, số tiền bạn có là:
1000 - 50 + 66.5 + 1.72 = 1018.22m

Trường hợp mua nhà
Dùng công cụ tính hao mòn với trung bình 25 năm là nhà hết giá trị sử dụng:
Giá trị nhà sau 1 năm: 960m

Tuy nhiên, do đồng tiền trượt giá 6% nên lại tính giống như gửi tiết kiệm sẽ được: 1017.60m

Tóm lại thì mua nhà hay thuê nhà cũng ngang ngang nhau, không có gì thay đổi. Vì quan trọng là số tiền cuối cùng bạn có sau khi chốt lời.

Lý do tỉ lệ sinh lời bất động sản là 4%

Monday, October 9, 2017

Công cụ tính giá trị bất động sản

Có nên mua nhà hay không là câu hỏi mà hầu hết người đi làm thậm chí cả du học sinh đi làm thêm ở Nhật đều có. Phần lớn mọi người mua nhà hoặc đất khi có tiền dư, thậm chí phải vay thêm vẫn mua. Và phần lớn mọi người mất tiền cho một thứ gọi là "tiêu sản". Tất nhiên là mọi người nghĩ đó là "tài sản". Cũng có người mua nhà là "tài sản" nhưng đại đa số là tiêu sản. Lý do là vì người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo. Mà người giàu thì hầu như chỉ buôn bán bất động sản.

Bạn cần coi chừng khi đi làm quần quật để mua nhà với giá cắt cổ để ... làm giàu cho người giàu. Điều này không chỉ áp dụng với người làm công ăn lương ở VN mà còn áp dụng với các bạn du học sinh cày tiền bên Nhật hay kỹ sư, công nhân đang làm việc bên Nhật nữa.

Ngoài ra đừng đầu tư mua bán gì theo lời khuyên trong bài này hay toàn bộ trang web này nhé ^^ Đây chỉ là nghị luận trong một thế giới ảo tưởng. Hãy sống, chiến đấu và đầu tư như người VN ngoài đời thực và bạn cũng sẽ thành công như mọi người khác.

Phân biệt tài sản và tiêu sản

TÀI SẢN (PROPERTY) = Thứ giúp bạn kiếm tiền
TIÊU SẢN (LIABLITY) = Của nợ, thứ làm bạn mất tiền

Mua nhà có thể khiến bạn mất tiền, đó gọi là "tiêu sản". Đại đa số mọi người nghĩ nhà là "tài sản" vì họ nghĩ quá đơn giản. Vì nếu không mua nhà thì tiền của bạn vẫn còn nguyên si mà. Bạn mua nhà có nghĩa là phải MẤT TIỀN, nên tùy thuộc căn nhà đó có SINH LỜI hay không, và ở mức nào để đánh giá nó là tài sản hay tiêu sản. Vì tiền mặt thì tính thanh khoản tốt hơn bất động sản nhiều (bất động sản có tính thanh khoản gần như hạng bét).

Ví dụ bạn bỏ tiền ra mua một ngôi nhà, thì bạn sẽ mất cơ hội sử dụng số tiền đó. Và ngôi nhà của bạn giả sử không cho thuê được, thì mỗi tháng vẫn ngốn của bạn phí duy trì, sửa chữa. Hơn nữa, ngôi nhà sẽ lão hóa theo thời gian và khoảng 30 năm sẽ không còn sinh lời (trừ khi bạn tu sửa nó). Ở đây loại bỏ các yếu tố như đầu cơ hay "tránh lạm phát" (nếu chỉ tránh lạm phát thì bạn gửi ngân hàng vẫn sinh lời được).

Chưa kể bạn còn tốn công và thời gian quản lý, nên nếu tiền cho thuê không đáng là bao, hoặc phải sửa chữa quá nhiều thì nhà chẳng có lời mấy nữa. Thậm chí, khi bán đi nó còn có thể không được giá ban đầu.

Lãi suất kỳ vọng của bất động sản

Sunday, October 8, 2017

AISHOU (相性) và giá trị quan về mối quan hệ

Điều gì khiến một mối quan hệ lâu bền?

Tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp, tài năng, học vấn, vv? Cũng tốt thôi, nhưng theo tôi quan trọng nhất là SỰ TƯƠNG THÍCH.
Tiếng Nhật gọi là 相性 AISHOU [TƯƠNG TÍNH]. Cách dùng: 相性がいい。相性が悪い。
Sự tương thích là quan trọng nhất trong việc duy trì một mối quan hệ. Sự tương thích này vượt qua cả tuổi tác, học vấn, vv.

Hai người có thể tốt đẹp, nhưng không hợp nhau, vì không "tương thích". Có thể chẳng bao giờ đến với nhau, mà có đến thì cũng dở dang lỡ cỡ chẳng ra sao cả. Ngược lại, có thể mọi thứ chẳng có gì hợp nhau nhưng lại "tương thích" thì lại có thể duy trì mối quan hệ lâu dài.

Vì thế, khi đánh giá một mối quan hệ thì nên tập trung đánh giá sự "tương thích". Tức là, bạn có thể thích ai đó nhưng thấy hoàn toàn chẳng tương thích gì thì đơn giản là đứng ngắm từ xa mà thôi.

Sự tương thích thường dẫn tới kết quả phi logic (không hợp lý). Nhưng trong sự phi logic đó thì lại có một logic trong đó.

Ví dụ nếu bạn rất thông minh thì bạn không có nhu cầu quen người thông minh lắm, nếu bạn có học vấn cao thì bạn không có nhu cầu quen người học vấn cao, nếu bạn quá tự cao tự đại thì bạn lại thích mẫu người nhu nhược. Nhưng mọi chuyện lại vẫn "tương thích". Đây cũng là tính chất ngang trái của cuộc đời.

Có những người cực kỳ đẹp lại quen một người nhan sắc chẳng ra sao là vì vậy. Họ còn chẳng buồn đánh giá người khác theo nhan sắc.

Trong sự phi lý đó lại tồn tại sự hợp lý. Vì thật ra nếu bạn thông minh thì nếu quen một người không thông minh cho lắm thì con cái sinh ra cũng không tệ. Hơn nữa người trung bình lại thường thống trị thế giới. Học vấn cũng như vậy, bạn còn chẳng buồn quan tâm tới học vấn của đối phương. Vì bản thân bạn hiểu là học vấn chỉ là một phần không phải chìa khóa quyết định để thành công đúng không nhỉ?

Không chỉ mối quan hệ với con người mà mối quan hệ với đồ vật cũng cần sự tương thích. Có những món đồ có thể chẳng đắt tiền gì nhưng bạn vẫn cảm thấy rất hợp và xài lâu dài. Thật ra, món đồ tương thích và đắt tiền không mấy tương quan với nhau. Bạn xài vì bạn thích, không phải vì giá tiền. Nếu bạn còn phải quan tâm tới giá tiền thì có nghĩa là nó không tương thích lắm.

Nhưng đôi khi chúng ta lựa đồ vật theo giá tiền. Vì đơn giản là bạn KHÔNG QUAN TÂM và không có LÝ TƯỞNG gì về món đồ bạn cần mua. Ví dụ nếu bạn đi mua tăm, thì cứ chọn loại mắc nhất mà mua đúng không nhỉ? Vì nó chả ảnh hưởng gì tới gia kế cả, mà mua đồ càng mắc thì càng an toàn.

Hoặc bạn mua nước hoa chẳng hạn, vì giá chênh nhau từ 10 tới 100 lần, và bạn chẳng biết gì về chúng, nên bạn quyết định tính trung bình số học để mua đúng sản phẩm ở giữa! Như thế là an toàn, cả về mặt nước hoa lẫn về mặt tài chính. Vì bạn chẳng có lý tưởng gì về sản phẩm mà chỉ mua theo phong trào!

Nếu bạn có LÝ TƯỞNG VỀ SẢN PHẨM thì tìm sản phẩm tương thích rất dễ. Ví dụ đồng hồ. Tôi có nhu cầu về đồng hồ không? KHÔNG HỀ. Vì có điện thoại rồi mà. Nhưng lý tưởng về đồng hồ là phải giúp tôi nhìn được THỜI GIAN, thực sự là tôi chỉ muốn nhìn được THỜI GIAN. Nghĩa là đồng hồ phải dễ đọc và có kim giây. Tốt nhất là có cả ngày tháng năm, để tôi còn biết chính xác năm nay là năm nào, vì đôi khi tôi quên mất rằng năm nay là năm 2047!

Cuộc sống tuyệt vời (Wonderful life)

Saturday, October 7, 2017

Công cụ tính lý tưởng về sức khỏe và tuổi thọ

Phần nối tiếp của Lý tưởng về chỉ số vòng eo chuẩn và chỉ số sức khỏe. Tôi làm công cụ này để tính cho tiện, vì ngồi tính tay cũng mệt mà. Càng lười sống càng lâu, miễn là bạn FIT (cân đối). Tôi vẫn phải nhắc lại là: FIT ĐỂ TÔN TRỌNG VÀ ĐƯỢC TÔN TRỌNG.

Bạn có thể thảm bại trong cuộc đời, nhưng bạn FIT, hơn nữa có RÂU ĐẸP thì chẳng ai không tôn trọng bạn cả. Bạn có thể thoải mái dùng bạo ngôn và bạo lực nữa, mà thế thì cũng không thất bại lắm nhỉ!

Yếu tố quan trọng trong sức khỏe và tuổi thọ

Lý tưởng về chỉ số vòng eo chuẩn và chỉ số sức khỏe

Các chỉ số sức khỏe và vòng eo lý tưởng cho nam và nữ

Để đạt tới trạng thái "fit" (cân đối) thì chúng ta phải có LÝ TƯỞNG, không có lý tưởng thì không có phấn đấu, không có phấn đấu thì không có thành tựu!

理想なくして取り組みなし
取り組みなくして成就なし

Ngoài ra điều quan trọng là: ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH PHẢI CÓ CÂN VÀ THƯỚC DÂY!


Eugenie Bouchard

#1: Chỉ số BMI (Body Mass Index = Chỉ số khối cơ thể)

Đây là chỉ số đầu tiên và căn bản, dùng đo mức độ gầy, bình thường, béo, béo phì (các cấp độ):

BMI = (Cân nặng KG) / (Chiều cao M × Chiều cao M)

Tức là cân nặng bằng kg chia cho bình phương chiều cao đo bằng m. Ví dụ tôi cao 1.4 mét, cân nặng 70 ký thì BMI của tôi là BMI = 70 / 1.4 / 1.4 = 35.7.

 * BMI LÝ TƯỞNG * 
Nam: 18.5-24.9
Nữ: 19-24

Chỉ số BMIPhân loạiNguy cơ thành bệnh
< 18.5GầyThấp
18.5 - 24.9Bình thườngTrung bình
25.0 - 29.9Hơi béoCao
30.0 - 34.9Béo phì cấp độ 1Cao
35.0 - 39.9Béo phì cấp độ 2Rất cao
> 40Béo phì cấp độ 3Nguy hiểm

#2: Tỷ lệ eo hông

Cách tính:

TỶ LỆ EO HÔNG = (Chu vi vòng eo) / (Chu vi vòng hông)

Tỷ lệ eo hông lý tưởng:
Nam: 0.85
Nữ: 0.65 - 0.85

Friday, October 6, 2017

Ngành học công nghệ thông tin: Học chủ đề gì để có lương khởi điểm và sự nghiệp tốt hơn?

Tất nhiên là học IT thì bạn nên học lập trình cho tốt, nhưng đó chỉ là một phần. Điều quan trọng hơn là nên học công nghệ thông tin ĐỂ LÀM GÌ, tức là tương lai làm trong ngành nào, xây dựng sự nghiệp thế nào. Từ sự nghiệp mà bạn hướng tới trong tương lai thì bạn tính ngược lại xem ở đại học nên học gì. Câu chuyện chỉ có thể. Nhưng vì thường các bạn không được định hướng tốt, lại càng mù mờ về tương lai nên thường "cứ học đã, chuyện tương lai để tương lai tính". Vì thế mà có thể các bạn sẽ học lan man, mất cái nhìn toàn cảnh và kết cục lại thành coder hay thường gọi nôm na là "code dạo".
>>Học ngành công nghệ thông tin (IT) tại Tokyo

Học ngôn ngữ nào thì lương cao nhất? Làm ngành nào lương cao nhất?

Ngôn ngữ lương cao nhất là Java. Vì Java là ngôn ngữ chạy trên nền máy ảo Java không phụ thuộc hệ điều hành code một lần dùng nhiều lần nên hiệu suất cao, hơn nữa tính bảo mật là tốt nhất (cũng do không phụ thuộc hệ điều hành). Tuy nhiên, Java lại là ngôn ngữ khó học, gần như là nhất.

Nếu thành thạo Java thì bạn không lo chuyện thất nghiệp, cũng chẳng lo chuyện lương thấp. Sự thực thì bạn nên lo ngược lại: Quá nhiều offer, quá nhiều việc, quá nhiều tiền và cuộc sống thối nát.

Còn ngành lương cao nhất thì có lẽ là làm giải pháp IT cho ngân hàng. Có nhiều hãng IT lớn triển khai giải pháp cho ngân hàng, kể cả bảo mật (security). Nếu bạn học bảo mật, lập trình Java và vào những công ty IT lớn dạng này thì khả năng việc nhàn lương cao là rất lớn. Vì việc lập trình đã outsource ra bên ngoài hết rồi bạn còn chẳng ngồi lập trình.

Mô hình tiền bạc ngành IT là thế này:


>>Vì sao lương IT ở Nhật cao

Còn nếu bạn đơn giản là muốn dễ xin việc thì học Lập trình Smartphone.

Nếu bạn không quá hứng thú với lập trình, thuật toán, những thứ khó nhằn mà đơn giản là chỉ muốn lập trình dễ dàng phục vụ công việc được ngay, không tốn nhiều thời gian thì nên học Lập trình ngôn ngữ RubyLập trình Javascript (viết web).

Điều nên nhớ khi học lập trình là: KIẾM (TIỀN) THEO NĂNG LỰC, HỌC THEO NHU CẦU

Nhìn chung thì ngành IT là ngành lao động trí óc lương cao ở Nhật và khi chọn học ngôn ngữ nào thì quan trọng vẫn là tính tương thích (相性 SOUSEI) với bản thân bạn. Không thể gượng ép bản thân học ngôn ngữ bạn không thích, hoặc không hợp. Vì ngôn ngữ lập trình cũng lại giống như kết hôn vậy, không thể gượng ép mà quan trọng là phải có cảm xúc!

Học chủ đề gì IT để có lương khởi điểm cao và sự nghiệp tốt?

Vì sao ngành chăm sóc thú cưng sẽ bùng nổ ở VN?

Để du học và kinh doanh ngành chăm sóc làm đẹp thú cưng Nhật Bản thành công

Tại iSea đã có bài tư vấn về Học nghề chăm sóc thú cưng tại Nhật Bản và khởi nghiệp ngành thú cưng tại VN. Bài này viết về lý do ngành chăm sóc thú cưng sẽ bùng nổ tại VN trong tương lai gần.

Ảnh: Chí Hòa Hòa - "người tù vĩnh cửu".

Nếu bạn học nghề chăm sóc cắt tỉa vệ sinh thú cưng (pet) mà chỉ đi làm thuê thì chắc chắn thu nhập sẽ bị hạn chế dù bạn làm ở Nhật hay ở Việt Nam, hơn nữa công việc cũng cực nữa. Tuy nhiên, mục tiêu du học thành công là HỌC CÁCH KINH DOANH CHĂM SÓC THÚ CƯNG, tức là học để về nước khởi nghiệp với PET SALON của riêng bạn.

Hai cách tư duy này khác hẳn nhau, nên kết quả khác hẳn nhau. Cũng như bạn học lập trình thì bạn sẽ trở thành:
(1) Đơn giản là lập trình viên (programmer) hay người viết mã (coder)
(2) Hay trở thành quản lý dự án (PM = Project Manager), kỹ sư cầu nối (BrSE), vv

Thậm chí trở thành CEO về IT. Mục đích sự nghiệp khác nhau dẫn tới THÁI ĐỘ HỌC TẬP khác nhau và thành quả khác nhau. Muốn thành công trong IT bạn phải HIỂU VÀ NHÌN TOÀN CẢNH về IT. Bạn phải biết kinh doanh liên quan tới IT và dòng tiền chảy như thế nào, tức là phải học rất nhiều thứ.

Học ngành chăm sóc cắt tỉa thú cưng cũng vậy. Mặc dù thật ra nếu bạn về mở tiệm Pet Salon nhỏ cắt tỉa chăm sóc theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì chắc chắn là làm không hết việc, chỉ có điều là cực thôi. Nên bạn chắc chắn muốn học cách kinh doanh pet salon của người Nhật. Mà chương trình du học chăm sóc cắt tỉa thú cưng tại iSea có mục đích là để bạn triển khai kinh doanh ngành chăm sóc thú cưng tại VN theo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản => Trong chương trình có đào tạo học cách kinh doanh và hỗ trợ vốn để bạn kinh doanh thú cưng phương thức Nhật Bản tại Việt Nam.

Hơn nữa, để kinh doanh thành công thì điều quan trọng là nắm bắt xu thế thị trường. Nếu một thị trường đang đi lên thì không cần quá nhiều tài năng cũng vẫn có thể thành công. Đây có thể gọi là "thuận theo ý trời" hay "mượn gió bẻ măng". Tất nhiên là để lâu dài thì bạn cần có đam mê với ngành thú cưng.

Điều kiện: (1) Bạn còn trẻ (vì việc học và thực tập tích lũy kinh nghiệm - tất nhiên là nhận lương bình thường - sẽ cần thời gian) có thể lực tốt, tinh thần tốt
(2) Yêu thích, đam mê ngành thú cưng
(3) Có khả năng học tốt tiếng Nhật

Quy mô ngành thú cưng Nhật Bản lên tới 14 tỷ USD hơn cả ngành sushi!

Vì sao ngành chăm sóc thú cưng sẽ bùng nổ ở Việt Nam?