Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, June 26, 2017

Từ tâm (lòng từ bi): Vì sao làm "người tốt" lại gặp họa?

Từ tâm hay lòng từ bi thì tốt thôi. Khi thấy người gặp nạn, người cần giúp, việc giúp họ có lẽ là lẽ đương nhiên. Nhưng thường khi tranh luận về việc người bố thí có phải người tốt hay không (hay ít ra có tốt như họ nghĩ hay không) thì thường gặp vấn đề là mọi người sẽ đưa con tim, từ tâm, lòng từ bi ra để phản bác.

Tôi không nói là không nên giúp đỡ, mà hãy giúp đỡ nhưng không phải là đem tiền đi bố thí cho người không hề định lao động (ăn xin) chỉ để thỏa mãn nhu cầu cần làm người tốt, cần tin vào cái tốt trong xã hội.

"Lòng tốt, từ tâm kiểu tư lợi không phải là lòng tốt thật sự.
Lòng tốt thật sự là hãy làm tốt công việc mà bạn phải làm với danh dự và trách nhiệm.
Lòng tốt phải xây dựng qua học tập, lao động không phải qua bố thí."
- Mark -

Vì sao con người dính phải cái bẫy từ tâm/lòng từ bi/trái tim?

Đây là cái bẫy mà mọi người trong xã hội nho xanh, hay đạo bố thí hay mắc phải. Họ nghĩ rằng họ là người tốt. Nhưng cái đau đớn là, họ không sống cuộc đời đáng sống, nhìn xung quanh thì có rất nhiều cuộc đời hơn họ. Họ là LOSER trong cuộc đời. Và vì thế, họ ghen tị với người hơn họ. Cứ phải so sánh với người có điều kiện hơn thì sao hạnh phúc nổi. Tôi nghĩ rằng, đây là kẻ thù lớn của hạnh phúc. Đại đa số người đau khổ đều có thói quen SO SÁNH VỚI NHÀ NGƯỜI TA kiểu này.

Vì thế họ bị "phức cảm tự ti người tốt" hay còn gọi "phức cảm tự ti người nghèo": Mình tốt nhưng nghèo, khốn khổ, vì mình tốt quá NÊN nghèo, vì mình trung thực quá NÊN thua thiệt. Nhưng mình vẫn tốt lắm. Như vậy đời mình đáng sống. Những người có điều kiện hơn chẳng qua cha mẹ họ tích đức cho họ. Mình phải tích đức cho con mình, ráng cho con mình sống tốt.

Rồi con họ cũng sống có tốt đâu. Vì xin việc cũng cần 10k đút ngay vào túi người khác, mà chỉ nhà có điều kiện mới làm thế được thôi ^^ Cay đắng hoàn cay đắng, dùng thủ đoạn bon chen cũng vậy. Cố cũng vậy mà không cố cũng vậy.

Đây là "phức cảm tự ti người tốt (nghèo)". Mọi người bị cái bẫy này vì họ tin vào TÍN ĐIỀU nên không được khai sáng.

Trước hết, từ tâm là gì?

Từ tâm là bạn sống không làm hại, không làm phiền người khác. Bạn không luồn cúi, hối lộ, sùng bái cá nhân, sùng bái quyền lực, làm chuyện sai trái. Nếu sinh con phải dạy nó nên người, thành người cư xử đúng đắn, sống có danh dự, tuyệt đối không làm hại, làm phiền người khác.

Không được để con thành bọn đạo đức kém như xã hội đen, du thủ du thực.

Tức là, từ tâm phải ở việc không xả rác, không vượt đèn đỏ, không làm mất vệ sinh chung kiểu phì phèo thuốc lá và tránh các hành động bê tha, bệ rạc nơi công cộng.

Tôi không thấy xã hội này có lòng từ tâm, và cũng không có sự đồng cảm nào ở đây cả. Trong xã hội nho xanh thì sẽ không thể có sự đồng cảm, chỉ có sự chà đạp nhau mà sống. (Định mệnh nho xanh)

Mọi  người chỉ nghĩ là họ tốt chứ thật ra họ không tốt đến thế. Nếu chỉ cần bố thí người nghèo mà thành người tốt thì đúng ra, xã hội nho xanh ai ai cũng là người tốt. Vì ai ai cũng mất niềm tin vào chính mình, vào con người, vào xã hội nên ra sức bố thí cho người nghèo cả. Có bói cũng không ra người không bố thí trong xã hội này.

Từ tâm phải là sống tốt đi đã. Làm việc thì lãn công, thất hứa, sống thì quỵt tiền, không giữ lời, ra đường xả rác, vượt đèn đỏ, phì phèo thuốc lá, nơi công cộng thì đùa nghịch to tiếng, không xếp hàng, ĂN CẮP BÀI VIẾT, tài sản trí tuệ của người khác, hối lộ và ăn hối lộ, chạy việc, chạy chức, chạy tội, chạy xe kiểu gây nguy hiểm, thì không thể nói là có lòng từ tâm được.

Tôi không làm các việc trên. Và nhớ thế này: Tôi không có từ tâm. Hay là từ tâm là phải làm các việc trên?

Tôi chỉ làm việc đúng và giúp người với mục đích họ sống vui hơn, tốt hơn. Tôi không giúp người để họ sống đau khổ mãi mãi. Và tôi cũng không phải người tốt hay có lòng từ tâm gì cả.

Hối lộ để làm người tốt

Nếu bố thí, đóng góp công đức mà thành người tốt thì ai cũng tốt cả. Từ tay buôn ma túy, buôn người, buôn bán tài nguyên (gây ngập lụt phố phường ảnh hưởng tới rất nhiều người), buôn quan bán tước, tham ô tham nhũng, vv tất cả đều có lòng từ bi, đều là người của đạo bố thí và đều là người tốt.

Họ còn xây cả chùa, trường học, đầu cơ bất động sản, tạo công ăn việc làm. Danh hiệu "người tốt", "người từ bi" là không xứng với họ. Phải gọi là "người cực tốt"!

Nếu cha ông họ có đi ăn cướp để họ trở nên giàu có, thì chỉ cần bố thí là xong. Thành người cực tốt. Nếu mà lại còn kinh doanh tạo công ăn việc làm thì đúng là bậc ĐẠI TỪ ĐẠI BI.

Dù thế nào, cách làm giàu nhanh nhất là đi ăn cướp mà. Lịch sử chứng minh điều đó, nghèo mấy mà cướp giỏi thì cũng giàu. Và lại thành người tốt cả.

Họ đóng góp nhiều công đức cho chùa chiền, thần phật lắm. Hơn các bạn nhiều. Các bạn bố thí cả đời không bằng họ bố thí trong một tháng đâu. Họ tốt hơn cả nhà các bạn cả ngàn lần.

Nhưng theo tôi, đây chỉ là dạng HỐI LỘ, một dạng GIAO KÈO VỚI MA QUỶ. Ăn cướp 1000 đồng rồi hối lộ vài ba đồng, để trong tâm tự nghĩ mình là người tốt, để vẫn sống như bình thường, cơm ngày ba bữa, quần áo sang trọng, xức nước hoa thơm nức, đi tới đâu là tiền hô hậu ủng, bước chân ra đường là xe cộ sang chảnh. Và khi lên chùa thì lại là bậc đại từ đại bi.

Rốt cuộc thì người nghèo sẽ thấy bất công thôi. Họ sống vui hơn các bạn nhiều hơn 1000 lần, vì họ bố thí hơn các bạn 1000 lần, nên họ tốt hơn các bạn 1000 lần.

Và con họ cũng sống tốt hơn con bạn 1000 lần. Cái gì cũng có giá của nó.

Vạch trần ngụy biện về từ tâm (lòng từ bi)

Các bạn trẻ thường dính phải cạm bẫy từ tâm hay lòng từ bi này. Tôi không nói các bạn là người xấu. Đúng ra, các bạn là NGƯỜI TRẺ.

Người trẻ nghĩa là gì? Bạn có thể HỌC TẬP và LỰA CHỌN. Tôi nói tất cả điều này với một người già thì đó là việc ngu ngốc, vô ích, trái luân lý. Vì họ không còn khả năng học tập, cả đời họ phục vụ TÍN ĐIỀU, GIÁO ĐIỀU và đã kiệt sức rồi. Một người già đã hết lựa chọn, họ phải đi theo lựa chọn ban đầu của họ.

Các bạn trẻ hiếm khi là người xấu trừ bọn xã hội đen, bọn du thủ du thực.

Nhưng các bạn bị rơi vào cái bẫy của bố thí và từ tâm. Cứ cho là các bạn làm thế với lòng nhiệt tình của tuổi trẻ đi. Vì thế mà điều tốt sẽ tới với bạn?

Về cơ bản là không. Cho đi không phải để nhận lại. Bạn cho những người không xứng đáng (ăn xin, không lao động) thì bạn mất số tiền đó, theo đúng luật nhân quả. Nếu bạn chỉ cho một số tiền nhỏ thì cũng chưa ảnh hưởng gì tới kế sinh nhai. Đúng ra, bạn có thể làm thế dài dài. Mất tiền, mất thời gian thôi.

Nhưng khi đã bị dính vào TÍN ĐIỀU của bố thí, từ tâm thì bạn dành thời gian cho việc đó nhiều hơn là HỌC TẬP, LAO ĐỘNG. Vì thế, khả năng học tập của bạn thường yếu đi. Mà cuộc sống lại chỉ đánh giá bạn theo năng lưc học tập của bạn mà thôi.

Ngoài ra, tới một ngày bạn sẽ bị vỡ mộng và cảm thấy cay đắng. Vì ngay từ đầu những người xung quanh gắn nhãn cho bạn là "người tốt" và bạn tin vào điều này.

Một ngày, bạn phát hiện ra bọn ăn xin chỉ là giả hiệu: Bọn nó có nhà lầu, giàu hơn nhà bạn nhiều. Bạn cảm thấy cay đắng vì bị lừa dối.

Hoặc bạn cứ mải mê giúp những người không xứng đáng và bị họ trở mặt. Từ đó bạn cảm thấy cay đắng.

Khi bạn gặp khó khăn và cần giúp đỡ, không ai chìa tay ra cho bạn? Vì sao mọi người phải chìa tay ra cho bạn?

Người thông minh thì không chơi với bạn, vì bạn bị dính vào TÍN ĐIỀU.
Người không thông minh thì không có điều kiện giúp bạn.
Người ăn xin việc quái gì phải giúp bạn? Nghề của họ là ăn xin và đánh vào lòng thương hại mà ^^

Bạn cảm thấy cay đắng vì "Mình là người tốt mà khi gặp khó khăn không ai giúp mình".

Bạn dính vào 2 tín điều sai lầm:
(1) Bạn là người tốt.
(2) "Người tốt" sẽ được giúp đỡ.

Bởi thì thực tế là:
(1) Bạn chưa chắc là người tốt (có thể là bạn làm đúng, hoặc là làm chuyện vô bổ)
(2) Người tốt sẽ phải tự mình HỌC TẬP, LAO ĐỘNG để làm chủ hay thay đổi số phận.

Sở dĩ bạn bị 2 tín điều là vì những người xung quanh nhồi sọ bạn rằng bạn là người tốt (vì bạn giống họ!) và người tốt sẽ được báo đáp.

Kiểu ăn chay trường sẽ gặp chuyện tốt. Hay làm chuyện tốt sẽ tích đức cho con cái. Đây không phải sự thật.

Thật ra, người tốt kiểu của bạn chỉ là dạng TƯ LỢI, cho đi để nhận lại, hoặc do phức cảm tự ti người tốt nghèo: Làm việc tốt để cảm thấy mình tốt, hay cảm thấy vẫn còn điều tốt trong xã hội.

Tôi không thể làm như bạn, vì đạo đức giả, hay tư lợi trái với luân lý của tôi. Tôi chỉ làm việc gì nếu nghĩ là sẽ thực sự giúp ích cho ai đó, để họ sống tốt hơn. Ngay cả bài viết này cũng là mục đích như thế.

Những người được nuôi dạy theo đạo bố thí từ đầu

Tưởng là họ sẽ hạnh phúc. Nhưng thật ra, họ sẽ vỡ mộng về xã hội, nhất là xã hội nho xanh, và cảm thấy cay đắng. Vì ngay từ đầu cha mẹ, hay các thầy đã hướng cho họ cuộc sống bố thí, coi đó là tốt, coi mình là người tốt.

Đây gọi là TÍN ĐIỀU. Vì bạn bố thí mà bạn đứng trên cả thiên hạ à?

Tôi không có tín điều, tôi chỉ tin vào luân lý. Tôi KHÔNG đứng trên con người mà chỉ làm việc đúng đắn. Tôi viết ra bài này để các bạn còn trẻ không sa vào ngụy biện để rồi cay đắng trong cuộc đời.

Tôi không nói việc bố thí là xấu, hay từ tâm là xấu gì cả. Có điều là nếu bạn không HỌC TẬP và LAO ĐỘNG để làm tốt công việc của bạn, bạn không bao giờ là người tốt.

Định nghĩa của tôi là:

NGƯỜI TỐT = NGƯỜI HỌC TẬP, LAO ĐỘNG

Vì thế, với các bạn có mong muốn học tập thì tôi sẵn sàng giúp. Khi nào bạn làm người tốt thật sự theo nghĩa này thì bạn thấy người ăn xin, người già bán vé số không hề tốt.

Họ sống cả đời không học tập hay lao động. Vì nếu muốn, họ có thể đi quét rác, làm chuyện công ích cũng được mà?

Nếu bạn muốn làm việc hữu ích, việc công ích, thì chẳng ai ngăn được bạn cả. Thấy xã hội ngày nay không? Có rất nhiều việc cần làm, đường phố cần dọn dẹp rác (vì rất nhiều người xả rác), nhiều sản phẩm cần được làm ra, thậm chí bạn chỉ cần có máy tính là học tập và chia sẻ kiến thức được.

Nhiều người không làm việc công ích vì họ đã LẠC LỐI ngay từ đầu, trong cái mê lộ của từ tâm, lòng từ bi, người tốt, trái tim vv của riêng họ. Nếu bạn muốn sống như họ thì cũng được thôi, hãy sống như thế. Rồi cũng sẽ học buông bỏ và tâm linh (mê tín dị đoan) là được chứ sao. Phía tây chẳng có gì lạ!
Mark

Sunday, June 25, 2017

Vì sao con người trở mặt?

"Trở mặt", phiền đây. Vì sao tầm 4x tuổi là con người mê tín? Vì họ mất niềm tin vào con người. Từ năm 2x khi bước ra đời, trong xã hội NHO XANH (青いブドウ aoi budou), thì đã mất niềm tin vào xã hội lâu rồi.

Vì bước chân đi đâu là cần "phong bì" ^^ Không có phong bì thì không làm gì được. Năng lực tốt, học giỏi cũng vậy thôi. Có bao nhiêu tiền thì đút luôn vô túi người khác, theo đúng văn hóa "hối lộ và ăn hối lộ". Toàn đồng tiền mồ hôi nước mắt. Mất niềm tin vào xã hội. Còn gì là công bằng.

Nên ca bài ca CHỦ NGHĨA GIA ĐÌNH LÀ SỐ MỘT. Chẳng có gì quan trọng, tốt với mình hơn là gia đình. Lại thêm vấn đề đầu độc nhau nữa thì đúng quả thật, gia đình là số một, là quan trọng nhất!!

Tuyệt vời. Đến năm 4x niềm tin này sụp đổ hoàn toàn vì bị ... chính người trong gia đình phản bội. Nên anh nho xanh đành mê tín dị đoan, anh tin vào ... người chết, vào nhang khói, vào các "thầy", "cô", "cậu". Anh trả tiền cho họ để được ... tin họ. Vâng, anh đã bước vào cõi "tâm linh" mà bọn ác khẩu hay gọi là "mê tín dị đoan".

Người ta học buông bỏ vào năm 4X là vì thế: Vì bị những người thân cận trở mặt, lừa dối.

Đây là ĐỊNH MỆNH NHO XANH. Đã là nho xanh thì phải lên chùa học buông bỏ theo "đạo bố thí".


Vì sao con người trở mặt? (Hiện tượng "người tốt trở mặt")

Trong xã hội nho xanh mà tin người lạ thì chỉ có nước tự sát! Ra ngoài đường mà thấy ai tới là thế nào họ cũng tìm cách lấy tiền của bạn. Bạn lỡ quẹo sai một cái là thường biết liền.

Thay vì chỉ đường cho bạn, họ chỉ đường cho ... tiền của bạn đi.

Nếu du lịch ở Dallas mà có "người lạ mà tốt" nhiệt tình hướng dẫn tham quan vườn dâu miễn phí thì coi chừng. Nhẹ thì bị chém, nặng thì bị đánh bầm dập vì tội dám thắc mắc.

Chào mừng các bạn đến với khái niệm căn bản của XÃ HỘI NHO XANH.

Đây là một xã hội tốt, không ai tin ai thật lòng. Vì thế, mức độ cảnh giác cao, nên người nho xanh thuộc loại "khôn" bậc nhất trên thế giới và họ tự hào về điều đó.

Họ chỉ tin người trong nhà thôi. Và điều này thật tuyệt vời. Cho dù xã hội có xấu xa, loạn lạc thế nào, về nhà là cảm nhận được sự ấm áp của tình thân, của máu mủ ruột rà.

Trong xã hội này người trong nhà thực sự tốt với nhau. Thậm chí họ còn cực tốt với người nghèo thông qua hoạt động bố thí.

Nhưng vấn đề bất tiện là hiện tượng "người tốt trở mặt". Đây là vấn đề nhức nhối của nho xanh, tới nỗi mất hết niềm tin phải buông bỏ rồi nhang khói thờ cúng đi vào cõi tâm linh ngay từ khi đang còn sống sờ sờ ra đấy!

Trong xã hội nho xanh thì thường có hiện tượng nho lớn ức hiếp nho bé, ai cũng bị ức hiếp, bắt nạt, ăn chặn nên rất hằn học. Họ mất niềm tin vào xã hội nên chỉ còn niềm tin vào "người tốt" nào đó. Nếu không ai chịu làm họ sẵn sàng đóng vai người tốt đó đề có chút niềm tin. Việc bố thí, giúp đỡ là như thế.

Tức là, người ta giúp đỡ người có hoàn cảnh kém hơn, để cảm nhận mình là người tốt, để cảm nhận là vẫn còn cái tốt trong xã hội. Chẳng ai lại đi giúp người khá hơn cả!

Một mũi tên trúng hai đích:
- Thắt chặt tình thân
- Cảm giác mình là người tốt và cái tốt hiện hữu

Nếu không làm thế mà sống trong xã hội toàn tin tiêu cực thì rất khó sống, đọc báo xong có thể thổ huyết tại chỗ.

Vì thế, bất kỳ ai gặp khó khăn đều sẽ gặp được ai đó giúp đỡ. Theo phong trào "lá rách đùm lá nát", vì lá nho trong bão loạn thế thì lá nào cũng rách thôi. Tức là đúng là xã hội có hằn học, nhưng vẫn cảm nhận được sự ấm áp của sự giúp đỡ chân tình của người tốt. Điều tuyệt vời và động lực để sống trong xã hội nho xanh là đây.

Ngay cả người nước ngoài khi tới xã hội nho xanh cũng ngạc nhiên về sự chân tình của người bản xứ. Như thể họ là người thân từ kiếp trước vậy. Danh hiệu người nho xanh hiếu khách cũng từ đó mà ra. Thật sự là nho xanh sẽ giúp bạn hết lòng để có thể ... xanh như họ.

Họ trở mặt khi bạn thành công, hạnh phúc, giàu có hơn họ.

Bởi trong thâm tâm, họ chỉ muốn bạn kém hơn họ mà thôi. Họ giúp nhưng luôn ghi nợ, luôn cần bạn biết ơn, để nhắc rằng HỌ LÀ NGƯỜI TỐT. Cái mà họ cần là danh phận người tốt, lòng tốt. Giúp một lần, ghi nhớ cả đời (phong cách GHI NỢ).

Nếu bạn thành công mà không chịu THI LỄ (đền ơn đáp nghĩa) thì nghĩa là bạn là kẻ phản bội. Hoặc bạn sống không giống họ, dám chống lại luật lệ nho xanh, bạn là kẻ phản bội. Họ sẽ gán cho bạn tôi vô ơn bạc nghĩa.

Ngay cả trong gia đình, nếu chống lại cha mẹ là sẽ bị gán tội BẤT HIẾU. Vì cha mẹ sẽ đẻ một lần, ghi ơn cả đời. Họ sẽ trở mặt nếu bạn định sống mà không có họ.

Nếu bạn thành công, giàu có, hạnh phúc thì sẽ gặp hiện tượng "người tốt trở mặt". Hoặc đơn giản là chỉ cần bạn muốn sống khác những người tốt này thì họ cũng trở mặt thôi.

Hiện tượng "người nghèo trở mặt"

Ai chả quý nho kiều. Họ nhiều tiền. Họ chịu chi. Họ thân thiện. Họ trả tiền để bạn đi chơi với họ.

- Nhỏ làm ngày nhiêu?
- Dạ năm chục.
- Cô cho nhỏ năm chục con nghỉ làm đi với cô nghen.

Lẽ ra phải nói "một chai". Rút kinh nghiệm lần sau.

Nho kiều, người giàu thì ai chẳng quý. Họ rất chịu chi và được nhiều người thật sự quý mến, tôn trọng. Họ có nhiều đệ tử sẵn sáng sống chết vì họ. Đa phần đệ tử của họ đều nghèo và ham hố! ^^

Không phải quý tiền của họ đâu, quý tấm chân tình của họ, của bậc đại ca thôi.

Vấn đề bất tiện là, khi đại ca ngã ngựa hết tiền. Cứ tưởng những người ngày xưa mình giúp sẽ giúp mình. Ngờ đâu bị "người nghèo trở mặt", không những không giúp còn cười vào mặt kiểu "Ngày xưa lắm thế không biết tiết kiệm".

Đã từ bậc đại ca xuống dân thường là thất thế, đau khổ lắm rồi, lại bị người nghèo, người mà xưa mình giúp, khinh ra mặt thì đúng là nỗi đau nào lớn hơn.

Đạo lý ở đâu? Ngày xưa họ quý mình thế cơ mà. Hú một tiếng là có cả chục đệ tử theo hầu rượu.

Hoặc nho kiều, họ hàng ai cũng quý, ve vãn, chiều chuộng như ông hoàng, bà hoàng. Ông hoàng, bà hoàng này cũng không ngại vung tiền ra giúp người này làm ăn, người kia sửa nhà.

Lý do của "người nghèo trở mặt" là khi nhận tiền họ bị phức cảm tự ti. Họ vốn đã bị phức cảm tự ti cái nghèo: Mình tốt nhưng nghèo, mình tốt quá, thật thà quá NÊN nghèo, không lọc lừa được như người ta NÊN nghèo, vừa tự hào, vừa cay đắng cho bản thân.

Lại còn nhận tiền bố thí thì sẽ thấy bất công, cay đắng ngay. Khi cho ai tiền bố thí cũng là cho người ta phức cảm tự ti. Vì đó không phải do tự mình lao động làm ra.

Phức cảm tự ti của người nghèo nhận bố thí rất lớn. Không ai cảm nhận được sự bất công, phân hóa giàu nghèo hơn họ. Họ ghét nhất ai? Người giàu. Họ ghét nhì ai? Người có điều kiện hơn họ. Họ nhận tiền của ai? Người giàu và có điều kiện hơn họ!!

Vì thế ngoài mặt xởi lởi biết ơn mà trong thâm tâm chỉ mong có ngày đòi lại lẽ công bằng.

Đại ca ngã ngựa thì thời cơ tới. Dậu đổ bìm leo, đổ thêm lửa vào dầu thôi!

Thừa thắng xông lên nên mới có hiện tượng "người nghèo trở mặt".

Câu kết

Nếu bạn giàu lên, thành công lên thì gặp hiện tượng "người tốt trở mặt".
Nếu bạn nghèo đi, thất bại thì gặp hiện tượng "người nghèo trở mặt".

Bạn không bị trở mặt nếu luôn nghèo hơn, hay kém điều kiện hơn người khác. Trong trường hợp này, chính bạn lại là người "trở mặt" ^^

Theo thời gian, người nho xanh mất niềm tin vào con người. Họ bắt đầu niềm tin vào tổ tiên, hay tôn giáo. Đời họ sang một trang mới. Tốt hay xấu, lại là do bản thân họ tự cảm nhận.
Mark

Saturday, June 24, 2017

Vì sao xã hội nho giáo khao khát lòng tốt, sự đồng cảm nhưng lại luôn hằn học?

Xã hội nho giáo là dạng xã hội "nho xanh" (青いブドウ) nơi con người luôn hằn học với nhau. Nhưng họ lại đồng cảm tốt với thói tư lợi, với người nghèo không lao động.

Vì sao xã hội nho giáo khao khát lòng tốt và sự đồng cảm tới mức điên loạn?

Vì họ đã mất niềm tin. Nho giáo có nghĩa là sùng bái cá nhân:

Sùng bái cha mẹ.
Sùng bái thầy cô.
Sùng bái lãnh đạo.
Sùng bái lãnh tụ.
Sùng bái bất kỳ cá nhân nào mà theo nghĩa vụ, bổn phận phải sùng bái.

Vì sao? Vì họ được HUẤN LUYỆN như vậy. Nếu đi lệch khỏi giáo dục, đạo đức nho giáo là sẽ bị đấu tố, khủng bố (thể chất, tinh thần), bị trừng phạt ngay. Cứ thử không nghe lời thầy cô là biết liền: Trăm kiểu khủng bố tinh thần bằng hạnh kiểm, rất nhiều phiền phức.

Ngược lại họ sẽ được học về "công lao trời biển":

Cha mẹ cho ta cuộc sống (thật ra là coi ta là của để dành, loại sổ tiết kiệm dùng dần).
Thầy cô cho ta bài học làm người (thật ra là cho điểm số ^^).
Lãnh đạo cho ta công việc, tiền lương, chức vụ.
Lãnh tụ cho ta lẽ sống, vv.

Những giáo điều họ học không đúng sự thật. Điều đó dẫn tới sự SÙNG BÁI CÁ NHÂN và do đó, dẫn tới người bóc lột người, người này đứng trên đầu kẻ khác. Những kẻ có vị trí cao sẽ bị thoái hóa nhân cách dẫn tới xã hội loạn lạc. Vì xã hội loạn lạc nên không thể ra đường và tin bất kỳ ai, chỉ có thể bám víu vào CHỦ NGHĨA GIA ĐÌNH: Chỉ có người trong gia đình là tốt đẹp với nhau.

Niềm tin này cũng sẽ sụp đổ theo thời gian vì những kẻ kém cỏi sẽ trục lợi từ gia đình. Số người đóng góp cho "chủ nghĩa gia đình" ít hơn số người trục lợi từ nó. Mới có chuyện trong gia đình nho giáo một người làm chục người ăn bám.

Vì mất niềm tin vào xã hội và con người nên người nho giáo luôn khao khát lòng tốt và sự đồng cảm. Trên báo thì toàn cướp, giết, hiếp nhưng nếu có một tin tốt là tất cả đều chộp lấy thổi lên thành "người tốt, việc tốt". Thậm chí một số người làm việc của họ thì không làm lại đi quét rác ngoài đường cũng thành tấm gương đạo đức. Trong khi nhiệm vụ của họ làm thì không hề tốt. Có lẽ họ chỉ nấu cháo và cho đi miễn phí là làm còn tạm được thôi (có khi cũng chả ngon).

Nhưng vì không được giáo dục về DANH DỰ mà chỉ được giáo dục để SÙNG BÁI CÁ NHÂN nên người nho giáo nhân cách thường không tốt, hoặc tư duy không được. Vì năng lực kém nên không có nhiều niềm vui trong cuộc đời, dẫn tới luôn hằn học với nhau. Vì đây là vấn đề về tiềm thức: Người không có khả năng hạnh phúc thì đời nào mong ai hạnh phúc bao giờ.

Tất nhiên, vì mất niềm tin nên họ sẽ đi BỐ THÍ cho người nghèo để tạo cảm giác là lòng tốt còn tồn tại. Điều này xuất phát từ phức cảm tự tị và sự mất niềm tin, không xuất phát từ lòng tốt thật sự. Do đó, họ không hạnh phúc hơn và vẫn mất niềm tin.

Vì đối tượng bố thí của họ lại là người tư lợi, lười nhác, không thích hay không có khả năng lao động (do bị giáo dục tư lợi, tư duy phi logic).

Càng bố thí thì số người ăn xin càng tăng lên. Việc gì phải học tập, lao động cho nhọc sức khi nghèo đã trở thành đạo đức trong xã hội nho giáo?

Vì số ăn xin, người nghèo càng tăng lên nên lại càng nhiều câu chuyện thương tâm hơn, và lại càng làm mọi người bị phức cảm tự ti lớn hơn. Do đó, lại ra sức rủ nhau bố thí, làm từ thiện.

Nhưng kết lại thì xã hội vẫn là dạng "nho xanh" hằn học với nhau.

Để tránh điều này thì trong mỗi gia đình phải dạy con cái về TRÁCH NHIỆM và DANH DỰ. Sống có danh dự chứ không ăn xin. Ăn xin hay bố thí là không có danh dự. Cha mẹ tuyệt đối không được trục lợi, thao túng con cái. Và mọi người không được sùng bái cá nhân.

Toàn những điều trái với đạo đức nho giáo. Nếu nhất định bám víu giáo điều nho giáo để sống thì cứ sống cuộc đời như vẫn sống thôi. Đó là cuộc sống "nho xanh".
Mark

Vì sao con người nên đồng cảm với người khác?

"Đồng cảm để sống hạnh phúc, có xã hội tốt đẹp là TƯ DUY NGƯỢC.
Tư duy đúng là đồng cảm để học tập từ bài học của người khác, từ đó sống tốt hơn.
Đồng cảm nằm ở khả năng NHẬN THỨC và TƯ DUY.
Người không thể tư duy thì không thể đồng cảm."
- Mark -


Vì sao người nho giáo không thể đồng cảm với người khác?

Đạo đức cơ bản của người nho giáo là:
1. Cha mẹ tuyệt đối đúng
2. Thầy cô tuyệt đối đúng
3. Lãnh đạo tuyệt đối đúng

Con người được xếp theo trật tự trên dưới, không có tự do tư tưởng mà người trên thì luôn đúng và người dưới phải phục tùng, phục vụ. Do đó dẫn tới sự suy thoái đạo đức và việc người này bóc lột người khác. Cha mẹ nho giáo sẽ cả đời thao túng con cái, con cái không được sống tự do mà bị gò trong khuôn khổ nho giáo, cha mẹ bảo sao phải làm vậy. Lỡ vượt ra ngoài khuôn khổ thì cả xã hội sẽ đấu tố, "ném đá" và tạo ra cảm giác tội lỗi để sống không thanh thản. Vì đây là xã hội bầy đàn.

Vì con người không hạnh phúc, nên họ không thể biết ơn hay đồng cảm với người khác được. Sự đồng cảm chỉ tới khi con người sống hạnh phúc đã.

Ngược lại, người nho giáo luôn hằn học. Nếu bạn sống tự do, hay hạnh phúc hơn thì họ sẽ ghen tị với bạn. Nếu bạn đi rất nhiều nước thì bạn sẽ thấy người nho giáo là hằn học nhất.

Họ chen ngang hàng chứ không chờ đợi. Họ không thể xếp hàng vì chỉ muốn vượt lên do họ đã bị đè nén và bóc lột quá nhiều.

Họ không ngại làm hại nhau để sống. Vì giá trị quan về đạo đức bị lệch lạc. Với họ thì cha mẹ họ là đạo đức nhất. Với ai thì cha mẹ mình cũng là đạo đức nhất. Do đó, không có một tiêu chuẩn đạo đức chung trong xã hội. Suy cho cùng, ai cũng là nhất cả.

Vì sao con người cần và nên "đồng cảm"?

Friday, June 23, 2017

Phượng hoàng trong cuộc đời

Vâng, bạn có cả thế giới. Những người khác nhìn bạn với ánh mắt ghen tị kiểu "He/she has the whole world". Bạn là "lucky guy/girl". Suy cho cùng, đời là gì nếu không thành công và thu hoạch lớn? Đời còn gì đáng sống nếu phải sống trong nỗi hổ thẹn của kẻ kém cỏi, thất bại, tranh giành từng miếng ăn như thể đã đói từ 100 năm trước, lấp đầy tâm hồn bằng những thứ tình cảm phù phiếm như thể sẽ làm cuộc đời, một lần và mãi mãi, trở nên ấm áp hơn?

Chẳng ý nghĩa gì sất!

Phải chăng vật chất, tình cảm sẽ làm con người trở nên tốt đẹp, cao cả hơn? Rồi một ngày cả thế giới sẽ sụp đổ, mọi niềm vui sẽ biến thành tro trong miệng, và con người sẽ còn lại gì?

Bạn đi trong trời mưa bão với một cây dù quý. Vì thế mọi người sẽ tôn vinh bạn? Sự thật là bạn đang tôn vinh người làm ra cây dù quý đó. Sự đấu tranh thầm lặng quan trọng hơn là cuộc sống phù phiếm với các giá trị vật chất. Những người thật sự đấu tranh cho CÔNG LÝ và TRẬT TỰ đáng quý hơn những kiểu "anh hùng rởm" chỉ đâu đánh đấy theo mệnh lệnh cấp trên rồi lại đòi thưởng huy chương, công trạng, đòi được sống mãi trong sự ca ngợi vĩnh hằng và ồn ào. Làm thế thì khác gì bọn xác sống liệt não chỉ biết hô "xung phong"?

Ở đây, tôi muốn nói về giá trị của TINH THẦN (心 KOKORO) hay còn gọi là Ace Of Hearts (quân Át cơ) trong cuộc đời.


Phượng hoàng trong cuộc đời

Vấn đề "bất tiện" là như thế này: Thành công, hạnh phúc cũng chẳng quan trọng trong cuộc đời. Nếu nói ra sự thật như thế này thì đảm bảo là sẽ chẳng ai còn vui nữa. Thậm chí, với các bạn trẻ biết suy nghĩ và có lòng nhiệt huyết thì niềm vui có thể biến thành tro trong miệng ngay từ ngày hôm nay. Không nhất thiết phải làm thế! Hãy sống vui vẻ vì điều đó giúp mang lại sự ấm áp trong cuộc đời.

Sở dĩ phải nói ra "sự thật bất tiện" này vì những người "thành công", "hạnh phúc" không thực sự hạnh phúc, hay ít ra là như họ nghĩ. Vì họ quên một khái niệm gọi là "phượng hoàng trong cuộc đời" (phoenix in life).

Vì khi người ta có cả thế giới (công việc tốt, sức khỏe tốt, gia đình tốt vv) thì hóa ra, người ta thiếu một hương vị căn bản nhất: SỰ TỰ DO (FREEDOM).

Con người trở thành NÔ LỆ cho những thứ họ sở hữu. Phải chăng vì bạn có tất cả mọi thứ nên cả thế giới sẽ xoay xung quanh bạn? Chẳng có ai làm được thế. Và chẳng ai ngưỡng mộ bạn. Vì họ chỉ mải mê những giá trị mà bạn có hơn là bản thân bạn.

Bạn sẽ đánh mất sự tự do và trong sâu thẳm tâm hồn lại tự vấn về ý nghĩa của cuộc đời. Thì vốn cuộc đời có ý nghĩa gì đâu, khi bạn đã đánh mất sự tự do = "chim phượng hoàng trong cuộc đời".

Khi bạn KHÔNG DÁM làm những việc bạn muốn làm, hãy tự hỏi bản thân: Phải chăng ta đã thành một NÔ LỆ trong cuộc đời?

Tôi là một nô lệ trong cuộc đời cho tới ngày tốt nghiệp. Bạn phải hiểu là TINH THẦN (心 KOKORO) TỰ DO mới là Ace Of Hearts trong cuộc đời. Hãy làm những việc bạn cho là đúng, cần làm, nên làm hay đơn giản chỉ để cho vui. Nếu ngoài kia đang có cả một cuộc đại đồ sát, hãy kiếm ngay một thanh gươm và tham gia tắm máu với lòng nhiệt huyết cao cả. Đấy mới chỉ là cho vui.

Tôi còn chẳng mong thành công hay hạnh phúc. Bởi vì cũng như nhau cả thôi. Bạn sẽ không còn là bạn, không còn là "phượng hoàng trong cuộc đời" nữa. Vì nếu bạn đã có một tinh thần, mindset tốt thì mọi giá trị trở nên phù phiếm.

Điều quan trọng hóa ra lại chẳng phải thành công hay hạnh phúc. Mà quan trọng hơn là TRẢI NGHIỆM với tinh thần người chơi game. Đại đa số mọi người đều quá NGHIÊM TÚC trong cuộc đời và chẳng hề chơi game. Họ chính là nhân vật trong game gọi là "nồi lẩu cuộc đời". Bị luộc và trôi nổi trong nồi lẩu này thì không có gì thi vị cả.

Đừng nghĩ người thành công sẽ hạnh phúc, hay người hạnh phúc sẽ làm bá chủ trong cuộc đời. Họ cũng mất mát đủ thứ, chẳng khác gì những người khác. Nhưng dù sao thì hãy thành công hay hạnh phúc. Vì nếu đau khổ kinh niên như người nho giáo, phật giáo ... thì cũng phiền mà.

Vậy làm sao để trở thành "phượng hoàng trong cuộc đời"?

Tuesday, June 20, 2017

Sức mạnh của "Xin chỉ cho tôi với"

- "Anh làm thế nào để chấp nhận thất bại?"
- "Có cách nào để KHÔNG chấp nhận thất bại à? Xin hãy chỉ cho tôi với"

"Xin chỉ cho tôi với" (教えてください Oshiete kudasai) cũng là một KỸ NĂNG cần học trong cuộc đời. Trong nhiều trường hợp, đây là cách trả lời tốt nhất với những câu hỏi ... không biết trả lời ra sao. Vì nó quá hiển nhiên, hay vì bạn thật sự KHÔNG BIẾT.

Ví dụ: Bạn đi du lịch với một người có khi còn chẳng phải vợ/chồng bạn. Có người hỏi:
- "Bí quyết để có hôn nhân hạnh phúc của anh chị là gì?"
- "Hôn nhân mà hạnh phúc được á? Nếu có xin hãy chỉ cho tôi với."

Bạn có thể học mọi thứ với câu "Xin chỉ cho tôi với" (Oshiete kudasai)


Vì sao "Xin chỉ cho tôi với" (Oshiete kudasai) lại quan trọng như thế?

Trừ trong trường học, trong cuộc đời nếu muốn học kỹ năng gì đó thì bạn phải tự mày mò học hoặc phải có người dạy cho. Nếu bạn có tiền và thời gian thì bạn vô trường học, ở đó người ta dạy bạn những kỹ năng mà bạn muốn. Còn nếu bạn không có tiền, hoặc không có thời gian thì cách tốt nhất là ĐI LÀM trong lĩnh vực bạn muốn. Tốt nhất là làm với NGHỆ NHÂN (職人 shokunin) trong ngành. Nhưng khi đi làm thì khác xa trường học đó là bạn chỉ làm việc được giao, chẳng ai chỉ cho bạn kỹ năng, bí quyết gì cả.

Vì sao không ai sẵn sàng "dạy dỗ" bạn?
- Vì họ bận và không có thời gian.
- Vì họ không chắc bạn có đam mê và muốn học hỏi không.
- Vì họ không muốn mất thời gian của cả họ lẫn bạn.

Do đó, nếu thật sự muốn học gì thì bạn vẫn phải "Xin chỉ cho tôi với" (Oshiete kudasai) mà các chuyên gia, nghệ nhân sẽ chỉ chỉ dạy cho bạn vào thời gian rảnh thôi. Thực ra thì mọi người đều muốn truyền dạy cho người khác, chỉ là không có thời gian hay không chắc là người kia có muốn học không.

Nguyên tắc số 1 là: Không dạy kỹ năng cho người không muốn học, hay không sử dụng kỹ năng đó. Vì có dạy thì họ cũng sẽ không hạnh phúc. Như thế thì tốn thời gian, công sức và mọi người đều không hạnh phúc.

Đây là lý do mà chuyên gia, nghệ nhân ít khi dạy đại trà. Vì nhiều người chỉ học với mục đích kiếm bí quyết để kiếm tiền, hay tệ hơn là tư lợi là chính. Dạy cho những người này chỉ tốn công vì họ không có ý phục vụ xã hội và sớm muộn cũng sẽ bỏ nghề.

Đây là lý do mà vì sao một đứa trẻ xin nhà tư bản dạy cách làm giàu thì nhà tư bản thường cho vô làm việc mà không trả công, hoặc trả công rẻ mạt (bằng nửa người khác chẳng hạn). Cách xử sự của đứa trẻ với việc này sẽ quyết định là nó có được nhà tư bản dạy dỗ hay không. Do đó, thái độ ban đầu là rất quan trọng.

Nếu bạn muốn học bất kỳ thứ gì trong cuộc đời, hãy tìm gặp chuyên gia về thứ đó và hỏi "Xin hãy chỉ cho tôi với".

Những người KHÔNG THỂ "Xin hãy chỉ cho tôi với"

Đúng ra thì bạn có thể học mọi thứ, kể cả học lối sống hạnh phúc trong cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều người không thể làm thế. Đó là những người sống chủ nghĩa gia đình, hay chủ nghĩa bầy đàn, ví dụ trong xã hội nho giáo.

Vì sao? Vì sống chủ nghĩa bầy đàn thì rất coi trọng sỹ diện. Nếu lộ ra bạn không hạnh phúc thì thay vì mọi người chỉ cho bạn cách sống hạnh phúc, họ sẽ LÊN ÁN NẠN NHÂN. Vì sao có gia đình mà không hạnh phúc? Vì sao sống trong xã hội (nho giáo) mà lại không hạnh phúc?

Những nơi hằn học như xã hội nho giáo sẽ luôn LÊN ÁN NẠN NHÂN. Họ có hẳn một hệ thống giáo dục không hợp lý, khủng bố bằng hạnh kiểm, nhưng nếu học sinh không nên người thì học sinh đó sẽ bị lên án kiểu "không nghe lời hay lẽ phải của cha mẹ, thầy cô, lại đua đòi đám bạn xấu".

Đúng ra, chính hệ thống giáo dục và xã hội tạo ra những học sinh như thế. Nhưng trách nhiệm bao giờ cũng đổ cho nạn nhân. Đây là văn hóa lên án nạn nhân.

Sống trong xã hội "bầy đàn" thì mọi người đều phải lên đồng như thể tất cả đều đang được giáo dục tốt và sống tốt vậy thôi. Bạn không thể "Xin chỉ cho tôi với" vì xã hội "mất đầu" thì làm sao có điều gì hay mà chỉ cho bạn được.

Ngược lại, bạn sẽ bị đánh hội đồng (kiểu "đấu tố tập thể") vì dám nói lên sự thật rằng bạn không hạnh phúc. Mọi người đều sợ sự thật vì họ chỉ muốn sống trong ảo tượng lừa dối là mọi chuyện đang tốt.

Điển hình trong một gia đình nho giáo là không ai hạnh phúc nhưng không ai dám nói là "Tôi không hạnh phúc". Do đó, chẳng ai dám đi học làm sao để hạnh phúc cả. Trường hợp này thì không thể "Xin chỉ cho tôi với" được. Tốt nhất là cứ coi như mọi chuyện vẫn tốt nhé, nếu có gì xấu xảy ra thì đổ lỗi cho ông trời.

Điều quan trọng khi "Xin chỉ cho tôi với"

Bạn cần phải TRUNG THỰC VỚI BẢN THÂN. Bạn cần học tập để nhìn rõ xem tiềm thức của mình muốn gì. Và quan trọng là đừng "Xin chỉ cho tôi với" với những người không có kiến thức về lĩnh vực đó. Vì sai lầm lớn nhất của nhiều người là học lối sống hạnh phúc từ ... người không hạnh phúc.

Nếu họ đã không hạnh phúc thì học bất kỳ thứ gì từ họ có ý nghĩa gì? Họ chỉ là kẻ bất lực trong cuộc đời (nếu không nói là thất bại).

Không thể học hạnh phúc từ người đau khổ. Nhưng nếu nhất định học từ người đau khổ thì hãy làm ngược lại. Đấy có khi là bí quyết đấy!
Mark

Monday, June 19, 2017

Trái tim trong ngục

Tôi đã chế ra chữ kanji "trái tim trong ngục" (hay "trái tim ngục tù", "heart in jail") như sau:
Chữ kanji "trái tim trong ngục" (đọc là TRỤC)

Chữ này có nghĩa là gì?

Trái tim trong ngục là để chỉ việc tâm hồn bạn bị giam hãm bởi những thứ như tình yêu, giáo điều, định kiến, những quy tắc vv khiến bạn không còn được sống cuộc sống bạn mong muốn hay cuộc sống bạn đáng được sống nữa. Con tim bạn bị giam hãm trong ngục tù, vì thế khó có thể nói là tâm hồn bạn sẽ bay bổng hay thậm chí khó mà có thể hạnh phúc được.

Vì sao con người lại có xu hướng giam hãm trái tim của mình?

Có những người sinh ra đã là nô lệ cho giáo điều, mà điển hình là người nho giáo. Họ là nô lệ cho cha mẹ, cho gia đình, cho lãnh đạo của họ. Tâm hồn họ không bao giờ tự do và họ hiếm khi nghĩ ra thứ gì đáng giá. Trường hợp này nói tới chỉ mất thời gian. Vì nếu đã bị lệ thuộc, bó buộc vào "chủ nghĩa gia đình" thì sẽ khó mà hoàn thiện nhân cách và đương đầu với sóng gió cuộc đời.

"Trái tim trong ngục" là thường chỉ một trường hợp khác, đó là khi bạn tìm được tình yêu đích thực trong cuộc đời. Từ đó, bạn giam hãm trái tim của mình trong ngục tù của tình yêu. Vấn đề là, làm thế khá thoải mái. Vì bạn đã hạnh phúc rồi nên bạn chấp nhận, hơn nữa là tình nguyện, để trái tim bị cầm tù.

Cứ giả định là bạn sẽ hạnh phúc mãi mãi. Nhưng đời không như là mơ. Vì con tim bạn bị giam hãm quá lâu nên tâm hồn của bạn bị chai sạn. Và tình yêu lý tưởng, đẹp đẽ ban đầu sẽ bị nguội lạnh dần theo thời gian. Và rồi bạn cũng sẽ chẳng hạnh phúc, hay tình yêu của bạn cũng sẽ chẳng hạnh phúc nữa.

Đó là lý do mà bạn phải "thoát ngục" (jail break). Cho dù đó là ngục tù của tình yêu đích thực, hay ngục tù của tình yêu vĩnh cửu đi nữa, thì hãy "thoát ngục".

Vấn đề là vì sao đã tìm được tình yêu đích thực mà lại tìm cách "thoát ngục"? Vì bạn không được để trái tim của bạn bị giam hãm, nếu trái tim bị giam hãm thì bạn không còn là bạn nữa. Còn cả thế giới rộng lớn bên ngoài và chỗ của bạn là ở ngoài đó. Sứ mệnh của bạn nằm ở thế giới bên ngoài vì bạn có tâm hồn tự do.

"Trái tim trong ngục" không phải là chữ kanji dành cho người đang ở trong một hôn nhân không tình yêu, hay không hạnh phúc. Vì chữ kanji dành cho họ phải là:


Họ là tù nhân (囚人) trong cuộc hôn nhân của mình.

Trái tim trong ngục không chỉ dành cho tình yêu đích thực mà còn có thể là tình yêu cao cả. Giống như bạn có năng lực và có thể sống hạnh phúc, nhưng vì trách nhiệm, vì đạo lý, mà luôn phải hi sinh cho ai đó, rồi bạn bỏ lỡ cả cuộc sống mà bạn đáng sống. Đây cũng là dạng điển hình của "trái tim trong ngục". Vấn đề là người mà bạn hi sinh có thể là người hoàn toàn tốt và bạn làm thế vì tình yêu cao cả. Tâm hồn bạn có thể không bao giờ có tự do.

Và vì thế, bạn không hạnh phúc. Vậy thì phải làm gì? Điều quan trọng ở đây là LUÂN LÝ: Bạn không được để ai hi sinh cho bạn, dù với tình yêu cao cả, hay lý tưởng cao cả.

Vì họ sẽ rơi vào cảnh "trái tim trong ngục" và sẽ đau khổ theo bạn. Vì thế, trong cuộc đời, tôi TỪ CHỐI mọi sự hi sinh của người khác. Nếu giúp tôi họ cần phải giúp một cách vui vẻ. Tôi không thể nào chịu nổi cảnh ai đó hi sinh vì tôi và đau khổ vì "trái tim ngục tù". Đây cũng là luân lý. Nếu tôi sai lầm hay sai trái, tôi sẽ phải chịu nỗi đau tương xứng và phải tự sám hối tội lỗi, chứ không thể để người khác gánh.

Tiếc thay, tình yêu đích thực lại thường làm lu mờ cả luân lý này và chúng ta thường gây ra trái tim trong ngục cho người khác. Vì thế, bài học luân lý ở đây là phải luôn ghi nhớ bài học về "trái tim trong ngục" để phòng tránh gây đau khổ cho bản thân và người khác.

Cha mẹ bao học, thân thiết thái quá với con cái cũng là dạng "trái tim trong ngục". Rồi sẽ chẳng ai hạnh phúc cả.

Tóm lại, để sống hạnh phúc thì đừng để trái tim bạn bị giam hãm, và cũng đừng giam hãm trái tim của ai. Như thế thì phải chăng tình yêu phổ quát sẽ tốt hơn?

Vâng, chính thế! Nếu bạn yêu thì hãy yêu một cách phổ quát. Ví dụ tình yêu cái đẹp, tình yêu công lý, tình yêu nhân loại vv sẽ an toàn hơn nhiều và không gây ra "trái tim trong ngục".
Mark

Vì sao dân số Nhật giảm?

Mặc dù chính phủ Nhật tìm mọi cách để người Nhật đẻ nhiều hơn để duy trì dân số, nhưng dân số Nhật vẫn giảm đều. Không chỉ Nhật, dân số các quốc gia phát triển đều có xu hướng giảm. Lý do dễ thấy nhất là người Nhật làm việc quá sức, không có thời gian sinh con, và cũng không đủ tài chính nuôi con.

Nhưng căn nguyên là vì sao? Vì người Nhật nghèo. Quả thực, trong số các nước G7 thu nhập bình quân đầu người của Nhật là thấp nhất, lại còn giảm đi nhiều so với thời tôi còn ở bển. Hồi tôi ở bển người Nhật giàu hơn bây giờ.

Người Nhật nghèo vì họ ít tài nguyên và dân số đông. Do đó, dân số giảm là để tăng mức sống và chất lượng sống. Đây gọi là sự giảm dân số TỰ GIÁC.

Ý nghĩa tiến hóa của việc này là tránh CÁCH MẠNG BẠO LỰC. Quả thật là cùng với Anh quốc, Nhật Bản chưa từng có cách mạng và vẫn đang là chế độ quân chủ. Nhật Bản cũng có thời chiến quốc nhưng không phải khởi nghĩa nông dân mà là các quý tộc đánh lẫn nhau mà thôi.

Ngược lại, những nơi dân số không giảm tự giác thì cách mạng rất nhiều. Mỗi lần như thế dân số lại giảm đáng kể. Đặc biệt ở China có giai đoạn dân số giảm một nửa vì chiến tranh. (Vì chiến tranh không chỉ gây thiệt hại nhân mạng trực tiếp mà còn gây ra nạn đói.)

Các nước phát triển sẽ giảm dân số

Giảm dân số là để giảm tiêu phí tài nguyên và do đó duy trì mức sống cao. Đây gọi là sự tiến hóa. Trong tương lai, robot sẽ làm thay việc của con người và con người không còn nhiều việc làm như thời nông nghiệp, công nghiệp nữa. Do đó, dân số không cần phải đông tới mức như vậy. Ngược lại, khi dân số giảm, mức sống cao thì con người có thể SÁNG TẠO và từ đó tiến hóa lên cuộc sống cao hơn. Ví dụ con người có thể xây dựng thành phố dưới đáy đại dương, sống trên mặt trăng, sống trên sao hỏa, sống trên trạm vũ trụ vv.

Ngược lại, các nước nghèo dân số sẽ vẫn tăng, vì ai cũng phải đẻ bằng mọi giá. Dù tài nguyên đã cạn kiệt tới mức con người phải dùng hóa chất để bảo quản, duy trì thực phẩm, nhưng không vì thế mà người nghèo thôi đẻ. Chính vì nghèo mà phải đẻ để lúc về già còn có người nuôi và chăm sóc mình. Nên dân số có xu hướng bùng phát. Thêm vào đó, bất chấp thực phẩm độc hại thì tuổi thọ lại tăng cao nên dẫn tới người già đông. Cuối cùng thì tài nguyên cạn và không ai biết làm gì để ra tiền.

Xã hội sẽ loạn lạc, toàn bọn xã hội đen, du thủ du thực. Rồi từ từ sẽ có thể đại loạn khi dân số quá đông và không còn đủ tài nguyên duy trì nữa.

Đây là lý do mà phải kêu gọi đầu tư mở nhà máy bằng mọi giá. Để còn có công ăn việc làm cho người nghèo. Dân số quá đông sẽ tạo ra cái gọi là thiếu hụt việc làm, chẳng ai tạo ra công ăn việc làm cho họ. Nhất là dân nghèo ở nông thôn bị mất đất xây dự án hoàn toàn không có đào tạo nghề nghiệp.

Cuối cùng thì cũng lại chiến tranh. Dù chính người nghèo lại là sợ chiến tranh nhất.

Do đó, chúng ta hãy nhìn việc nước Nhật giảm dân số như là một sự TẤT YẾU LỊCH SỬ. Vì họ là dân tộc tự giác. Ngay từ thời thực dân thay vì đánh đuổi thực dân họ đã TỰ GIÁC cắp sách theo học Anh, Pháp, Đức để tự lực tự cường. Đúng ra, khi gặp kẻ địch quá mạnh thì bạn chỉ có cách tự giác cắp sách theo họ mà học thôi. Người Nhật làm rất tốt việc này: Họ mở cảng cho phương tây thông thương và học kỹ nghệ phương tây. Họ thuê chính những chuyên gia phương tây làm việc cho họ.

Kết luận: Dân số Nhật sẽ còn giảm về mức "tối ưu".
Mark

Sunday, June 18, 2017

Nonsugar

Nonsugar (ノンシュガー) có nghĩa là "không chứa đường" (非糖). Ví dụ kẹo ngọt nhưng không dùng đường:
Kẹo nonsugar

Hoặc các loại trà không chứa đường:

Trà xanh và trà ô long không đường

Lý do nonsugar? Vì lý do sức khỏe. Khi cơ thể nạp quá nhiều đường tinh luyện thì sẽ không tốt chút nào. Bạn chỉ nên ăn đường trái cây tức là chất ngọt có sẵn tự nhiên trong trái cây. Ăn trái cây gọi là lối sống diet. Để có sức khỏe tốt thì cần hạn chế dùng đường tinh luyện.

Việc này giống như hạn chế sử dụng mì chính. Bản thân mì chính chỉ là tinh bột và không gây hại. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ rất mệt vì cơ thể phải đào thải. Người dùng mì chính không quen còn bị dị ứng, chóng mặt. Mà ở VN thì người ta dùng nhiều mì chính lắm.

Người VN cũng dùng nhiều đường tinh luyện. Trà bán ở VN có rất nhiều đường, phải ngọt lịm người ta mới thích. Đi uống nước trái cây cũng cho vô số đường. Người Nhật thì ngược lại, họ thích đồ uống ít đường hoặc vị ngọt tự nhiên (ví dụ từ trái cây).

Đường kính hay đường tinh luyện là loại sucroza còn đường trong trái cây là fructose.

Nếu bạn không muốn bị mập thì hãy hạn chế đường kính (đường tinh luyện). Nếu bạn nạp quá nhiều đường thì bạn sẽ gặp tình cảnh giống như nạp quá nhiều tinh bột. Tuy nhiên, đường lại là chất mà sản sinh ra năng lượng để làm việc nên không nạp đường cũng cực kỳ tai hại.

Do đó, chỉ nên nạp các loại "đường tốt" tức là đường tự nhiên.
Mark

Cây dù quý

Vậy là bằng cách nào đó bạn có cây dù quý. Phải đối xử thế nào? Thái độ với cây dù có thể sẽ quyết định cuộc đời bạn. Vì thế, chúng ta cần đối xử trân trọng với phương châm: Người hỏng còn lành, dù hỏng là vứt.


Tức là, nếu trời mưa, trời nắng thì vẫn mang dù bình thường. Nhưng nếu bão tố nổi lên thì phải gập dù lại liền và lấy thân mình mà che cho nó. Như thế mới gọi là người biết quý trọng tài sản quý. Giống như bạn mang một đôi dép quý, tới chỗ bùn thì phải tháo ra kẹp nách, lội xong rồi lại lấy dép ra đi. Vì chân bẩn còn rửa được chứ dép bẩn thì chắc gì?

Tấm gương hi sinh anh dũng vì dù quý thì nhiều lắm. Câu chuyện nào cũng làm chúng ta cảm động. Không phải chỉ là cây dù bình thường, vì dù 100 yen thì người China sản xuất hàng loạt rồi, khó có thể gọi là dù quý được. Vì dù thể hiện bản thân con người. Dù quý không đơn giản là dù mà là bao nhiêu tâm huyết của người làm dù ở trong đó. Cây dù có thể chứa đựng cả những triết lý sâu xa, hơn cả bản thân chúng ta. Nên khi có biến, cần phải lấy thân mình ra mà che cho dù.

Để tôi kể cho bạn nghe chuyện về anh Tran sống ở Tokyo. Có lần anh cầm dù bị một tay đi mô tô chạy ẩu tông trúng dù làm rách dù của anh trong một ngày mưa nặng hạt. Anh liền chạy bộ đuổi theo. Bằng cách nào đó anh đuổi kịp và cho tay kia ăn no đòn. Từ đó anh tìm ra lý tưởng sống: Trừng trị những kẻ không biết điều, những kẻ xấu, kẻ ác trong xã hội.

Cây dù của anh đã hỏng nên anh quyết định làm ... tranh treo tường, để ghi nhớ cái ngày anh tìm ra lý tưởng để theo đuổi trong cuộc đời. Chân lý ở đây thật đơn giản: Chỉ có tình yêu đích thực mới giúp bạn có lòng nhiệt huyết để đấu tranh cho lý tưởng ... Mà tình yêu đối với dù quý lại là tình yêu như thế.
Mark

Saturday, June 17, 2017

Cách đi đứng đúng

Để sống trong xã hội văn minh thì bạn nên có cách đi bộ (歩き方 arukikata) đúng. Lý do là vì xã hội sẽ quan sát cách đi của bạn để phán đoán con người bạn. Đây gọi là "Trông mặt mà bắt hình dong" (毛を見て馬を相す ke wo mite uma wo sousu) và thường là đúng.

Cách đi đứng của bạn sẽ thể hiện con người bạn có kỷ luật, có trách nhiệm và được giáo dục tốt hay không. Bạn có thể tìm kiếm với keyword 正しい歩き方 (cách đi bộ đúng).

Đi đứng thẳng hai mũi chân với nhau

Tốt nhất là bạn nên đi giày và nên đi sao cho các bước chân thành một đường thẳng như các cô người mẫu vẫn đi. Đây là hình minh họa:


Ở các gia đình quý tộc phương tây thì cách ăn uống thanh lịch, cách đi đứng thanh lịch được dạy từ nhỏ. Nhưng thật ra, điều cần dạy không phải là làm một cách máy móc, mà là LUÂN LÝ. Luân lý ở đây là vì sao bạn làm vậy. Người hiểu là người có luân lý, và sống vui vẻ trong kỷ luật. Người không hiểu thì không có luân lý và sẽ không thể áp dụng lâu dài, vì việc gì phải làm thế.

Cũng như luân lý về việc vượt đèn đỏ thôi. Người ta vượt đèn đỏ vì không hiểu luân lý, nên nếu tuyên truyền, xử phạt chỉ được một thời gian ngắn thôi. Vấn đề ở đây là GIÁO DỤC.

Sở dĩ bạn đi đứng thanh lịch là vì đó là điều đúng đắn: Khi bạn ra ngoài đường thì đó là nơi công cộng, bạn cần tôn trọng xã hội và mọi người. Đây là lý do chúng ta ra đường phải ăn mặc lịch sự, không tới mức khiến người khác thích ngắm nhìn nhưng không gây khó chịu, phản cảm cho người khác. Không thể mặc áo ngủ lôi thôi, nhếch nhác ra đường được.

Việc tuân thủ luật giao thông cũng tương tự: Khi ra ngoài đường bạn phải thể hiện sự TÔN TRỌNG, từ đó mà sẽ được tôn trọng. Những người vượt đèn đỏ là những người không hề có sự tôn trọng, vì thế họ phá luật, sống bê tha, bệ rạc và không được tôn trọng.

Vì khi bạn ra nơi công cộng (PUBLIC PLACE) thì để có những nơi như thế là công sức của rất nhiều người trong xã hội. Bạn đang hưởng lợi từ xã hội thì phải thể hiện sự tôn trọng. Giữ vệ sinh nơi công cộng là về vấn đề LUÂN LÝ nhiều hơn là LỢI ÍCH CÁ NHÂN. Những gia đình không hiểu điều này thì khuyến khích con cái xả rác ngoài đường không được mang về nhà. Họ sẽ gặp rắc rối với con cái họ và với chính bản thân họ, vì điều họ dạy là trái luân lý.

Đây là hình minh họa cách đi đúng và sai:



Khi đứng cũng nên thẳng mũi chân

Hình minh họa:



Khi đứng ở nơi công cộng, hay trước công chúng, bạn cũng không thể "xõa" mà vẫn phải Ý THỨC để đứng sao cho thanh lịch. Hãy nhìn cậu bé trong hình trên.

Ở các gia đình quý tộc phương tây thì giáo dục gia đình là rất nghiêm khắc trong đi đứng, ăn mặc, nói năng, cư xử, ăn uống vv. Nhưng bài học đầu tiên bao giờ cũng là LUÂN LÝ.

Do đó, trẻ em được giáo dục tốt làm ĐIỀU ĐÚNG chứ không làm ĐIỀU TƯ LỢI. Điều này dẫn tới cuộc đời hoàn toàn khác so với trẻ em thông thường.

Nếu bạn đi dép lê

Tốt nhất thì đi giày nhưng nếu đi dép lê thì KHÔNG ĐI LOẸT QUẸT. Hãy đi thẳng mũi chân như trên và nhấc hẳn chân lên khỏi mặt đất. Vì gây tiếng động, tiếng loẹt quẹt không phải là thanh lịch hay lịch sự.

Điều quan trọng khi đi, kể cả đi chân đất, là phải SẢI BƯỚC (STRIDE):


Sải bước chứng tỏ bạn là người tự tin vào bản thân và vì thế mọi người sẽ tôn trọng bạn hơn. Nếu bạn muốn thành công thì hãy sải bước trong cuộc đời. Đó là những bước dài, tự tin, người thẳng, nhìn thẳng về phía trước.

Tối kị: Chân đi chữ bát

Ở VN nói riêng và nước nho giáo nói chung thì người ta hay đi chân chữ bát. Vì ở nhà không được dạy cách đi đúng và bản thân cũng không Ý THỨC về cách đi đứng, ăn uống, ăn mặc vv.

Chân đi chữ bát thường chỉ chứng tỏ là người dễ dãi, không có kỷ luật, thậm chí là bê tha, bệ rạc. Nếu bạn bước chân chữ bát vào đời thì bạn sẽ có thể gặp nhiều rắc rối hoặc khó mà thành công. Vì người thông minh sẽ quan sát đánh giá rất kỹ qua thái độ, ứng xử và chẳng mấy ai tin người bước chân chữ bát cả.

Có câu "chân đi chữ bát, dứt khoát là trai" nhưng dạo này nhiều phụ nữ ở VN cũng đi chữ bát lắm.

Bạn nên ra ngoài quan sát sẽ thấy, người càng xuất hiện với học vấn thấp thì tỉ lệ đi chân chữ bát càng cao. Đúng ra thì việc đi chữ bát liên quan tới giáo dục gia đình hơn là học vấn trường học: Nhà càng đông con càng ít dạy con hoặc không dạy con thì con thường đi chân chữ bát.

Sở dĩ gọi là chân đi chữ "bát" vì xòe bai bàn chân ra như hình chữ BÁT 八 trong tiếng hán.

Ở Nhật, nếu mà bạn quan sát thì thấy các thiếu nữ lại thường đi theo dạng "chữ bát ngược" có lẽ để cho điệu đà:

Đi kiểu "chữ bát ngược"

Dù đi kiểu chữ bát ngược không xấu xí như đi kiểu chữ bát, nhưng nhìn là thấy mệt và khổ sở. Do đó, theo tôi, đi chân thẳng vẫn là ấn tượng tốt và thanh thoát nhất.

Các bạn đi du học thì nên quan sát xem người Nhật đi đứng, giày dép thế nào, phán đoán tính cách, cuộc sống của họ. Đấy cũng là niềm vui. Ở VN thì đại đa số đi chân chữ bát vì nhiều người dễ dãi, và cũng không tôn trọng công chúng mấy, nhưng quan sát cũng khá vui. Nếu bạn định lập thân thì nên lấy người đi đứng thẳng, vì họ đáng tin cậy và nhìn chung là hấp dẫn hơn.

Và quan trọng là bạn phải trở thành người hấp dẫn đã đúng không? Cả ở cách đi đứng và tính kỷ luật.
Mark

Hình ảnh:
少しのコツで集中力アップ!子どもの正しい姿勢&歩き方
http://www.meiko-community.jp/report/column/posture.html

Monday, June 12, 2017

Du học trực tiếp trường dạy nghề senmon gakkou với bằng tiếng Nhật N3, N2

Với bằng tiếng Nhật JLPT N3, N2 hoặc bằng EJU với điểm số tương đương trở lên bạn có thể du học trực tiếp tại trường nghề chuyên môn (専門学校 senmon gakkou) tại Nhật để học ngành nghề mà bạn yêu thích.

Ưu điểm của hình thức du học trực tiếp trường nghề chuyên môn (senmon gakkou) này là bạn không tốn 1 - 2 năm học tiếng Nhật mà có thể học thẳng ngành nghề mong muốn, trong lúc đó cũng vừa tăng khả năng tiếng Nhật chuyên ngành lên.

 ☑  TIẾT KIỆM 1 - 2 NĂM THỜI GIAN VÀ HỌC PHÍ TIẾNG NHẬT

Saromalang Overseas khuyến khích các bạn học khá tiếng Nhật trong nước du học theo hình thức này. Để đăng ký du học hình thức này tại Saromalang Overseas hãy đọc Những điều cần ghi nhớ trước khi đăng ký tư vấn và điền form đăng ký.

Đặc biệt là, HỌC BỔNG HỌC NGÀNH CHĂM SÓC THÚ CƯNG TẠI TOKYO.
(Xem bên dưới)


Cơ hội du học trực tiếp Nhật Bản với bằng JLPT N3 hoặc tương đương trở lên

Các bạn có thể du học các ngành không đòi hỏi nhiều tiếng Nhật như:
(1) Khóa học Quản trị kinh doanh (1 - 2 năm)
(2) Khóa học Thông dịch, phiên dịch (1 - 2 năm)
(3) Khóa học Ngôn ngữ / Anh ngữ (1 - 2 năm)

Cơ hội du học trực tiếp Nhật Bản với bằng JLPT N2 hoặc tương đương trở lên

Các bạn có thể tham gia nhiều khóa học chuyên môn khác nhau tại các trường dạy nghề nếu có bằng tiếng Nhật N2 hoặc điểm số EJU tương đương trở lên, cùng với đó là cơ hội học bổng dạng miễn giảm học phí. Ví dụ ngành nghề du học:

  • Lập trình, IT
  • Sửa chữa xe hơi
  • Kinh doanh nông nghiệp
  • Chế tác đá quý, trang sức
  • Kinh doanh đám cưới, cô dâu
  • Kinh doanh khách sạn
  • Thiết kế thời trang
  • Nấu ăn, làm bánh ngọt, làm bánh kẹo
  • Kế toán
  • Ngành nghề kiến trúc, xây dựng, kỹ thuật vv

Đặc biệt là nhiều trường có học bổng rất ưu đãi cho du học sinh. Để tìm hiểu cơ hội học bổng bạn phải chọn ngành nghề, viết Lý do du học vì sao chọn ngành nghề đó và gửi cho Saromalang Overseas. Saromalang sẽ chỉ tư vấn cho các bạn có khát khao và ý chí du học để lập nghiệp, khởi nghiệp tại Việt Nam.

Xin xem thêm giới thiệu ngành nghề tại trang SEMMON (Học nghề chuyên môn ở Nhật).
Bạn cũng nên check trang Tư vấn du học.

Học bổng học ngành chăm sóc thú cưng (nghề PET) tại Nhật Bản

Saromalang tư vấn học bổng ngành chăm sóc thú cưng (chăm sóc pet) tại Tokyo, Nhật Bản với học phí vô cùng ưu đãi mà các bạn du học sinh Việt Nam có thể chi trả. Chỉ tư vấn cho các bạn có đam mê ngành chăm sóc thú cưng và quyết tâm du học Nhật Bản để học ngành này và trong tương lai sẽ KHỞI NGHIỆP tại Việt Nam ngành thú cưng.

Saromalang đã giới thiệu ngành này trong bài viết DU HỌC KHỞI NGHIỆP × PET × JAPAN bạn có thể tham khảo. Nội dung ngành học thú cưng:
☑ Cắt tỉa, làm đẹp, thời trang thú cưng
☑ Vệ sinh, chăm sóc sức khỏe thú cưng
☑ Thiết kế cuộc đời (lifestyle) cho thú cưng
☑ Tâm lý học thú cưng và người nuôi thú cưng
☑ Chăm sóc y tế cho thú cưng
☑ Huấn luyện chó (dog training)
☑ Bán hàng hóa, thời trang liên quan tới thú cưng vv

Bạn sẽ học rất đa dạng về nghề chăm sóc thú cưng, đặc biệt là KINH DOANH NGÀNH THÚ CƯNG. Nếu được học trực tiếp việc kinh doanh tại Nhật Bản thì xác suất khởi nghiệp thành công khi về nước sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, bạn được hỗ trợ mô hình kinh doanh Nhật Bản nên có thể triển khai bài bản ngay từ đầu.

Nếu bạn đam mê ngành Pet hãy đăng ký du học với Saromalang Overseas.
(C) Saromalang Overseas

Sunday, June 4, 2017

Dậy sớm, dậy muộn, hạnh phúc: Vì sao người thông minh hay thành "cú đêm"

Chúng ta cứ nghe nói mãi là người dậy sớm thì hạnh phúc, thành công hơn là dậy muộn. Có thật vậy không?

Theo tôi dậy sớm hay dậy muộn chẳng liên quan gì tới thành công và hạnh phúc. Quan trọng là bạn ngủ có đủ hay không mà thôi. Nếu mỗi ngày bạn có thể ngủ tới 10 tiếng thì sẽ hạnh phúc thôi.

Hoa "bìm biếc" 朝顔 ASAGAO gương mặt buổi sáng

Vì sao con người cứ nhất định phải dậy sớm?

Vì họ có nhiều thời gian hơn, vì mát hơn, vì được hứa hẹn "thành công hơn" hay "hạnh phúc hơn". Hoặc đơn giản là đỡ tốn tiền điện vào buổi tối. Hơn nữa, vì trường học, công ty hoạt động vào lúc sáng sớm nên họ phải dậy chuẩn bị ăn sáng và đi học, đi làm.

Nhưng đa số họ đều ngủ không đủ! Đây là lý do mà nhiều người không hạnh phúc, đặc biệt là người dậy sớm. Vì họ thức dậy không phải là do tự nhiên vì đã ngủ đủ mà vì đồng hồ báo thức là chính. Mà đồng hồ báo thức là kẻ thù số một của hạnh phúc ^^

Người dân các vùng hạnh phúc đều không dậy sớm mà ngủ nướng thậm chí tới tận trưa. Họ không làm việc trước 10 giờ sáng bao giờ. Đó là dân đảo sống vui vẻ và không bị áp lực thời gian, họ cũng thường sống thọ và khỏe mạnh nhất thế giới.

Tóm lại thì, người ta dậy sớm là vì quy định xã hội như thế.

Đồng hồ báo thức, kẻ thù số một của hạnh phúc

Làm việc vào sáng sớm không hiệu quả

Làm việc vào sáng sớm hiệu quả rất thấp, nhất là công việc trí óc. Các nhân viên buổi sáng tới công ty chỉ để cà phê, hội họp và khởi động, sau đấy chờ tới giờ ăn trưa. Họ chỉ thực sự làm việc vào vài tiếng đầu buổi chiều. Nhất là nghề cần dùng đầu óc, ví dụ nghề IT chẳng hạn. Ai chẳng biết lập trình viên tới buổi sáng chỉ để lướt web.

Đặc biệt, các nước nông nghiệp là dậy sớm nhất và nghèo nhất. Việt Nam là một nước như thế. Trường học, công sở có thể bắt đầu vào 7 giờ sáng. Trong khi ở Nhật và phương Tây thường phải 8:30 hoặc 9:00 sáng, mà thường là lúc 9 giờ sáng.

Sở dĩ Việt Nam dậy sớm là vì Việt Nam là nước nông nghiệp, dậy sớm ra đồng cho mát. Hơn nữa, Việt Nam còn là nước lạc hậu, nên đi ngủ rất sớm.

Nhưng một lý do quan trọng là người Việt ít làm công việc dùng đầu óc mà chỉ làm việc chân tay, nên họ ngủ sớm và dậy rất sớm.

Đúng ra, trường học và công sở nên bắt đầu vào lúc 9:00 thì có thể người Việt sẽ khá hơn nhiều.

Vì sao người thông minh thường hay thành "cú đêm"

Vì làm việc vào buổi sáng không hề hiệu quả do lúc đó não chưa khởi động xong. Càng thông minh thì càng cần khởi động lâu hơn, nên buổi sáng chỉ nên làm việc chân tay và vui chơi thôi.

Càng về cuối ngày thì người thông minh lại càng thông minh hơn, nên họ có xu hướng thức khuya làm việc.

Ngoài ra, vì họ có xu hướng làm xong việc rồi mới đi ngủ, hay đơn giản là phải tư duy ra bằng được cách làm rồi mới đi ngủ. Đây là điều khác biệt căn bản nhất giữa "cú đêm" và người ngủ sớm.

Người ngủ sớm thì không cần giải quyết xong vấn đề mà vẫn đi ngủ. Vì họ nghĩ họ có rất nhiều thời gian vào hôm sau!

Người thông minh không chỉ ngủ muộn mà còn thường hay ăn muộn. Lý do lớn nhất vẫn là: Phải làm cho xong việc rồi mới ăn và ngủ.

Ngủ sớm hay ngủ muộn không liên quan tới hạnh phúc mấy

Điều quan trọng là IQ không phải là ngủ sớm hay ngủ muộn. Mà muốn có IQ cao thì phải ngủ đủ giấc, tốt nhất là 8 - 10 giờ/ngày. Lưu ý là bạn có thể đau khổ nếu ngủ muộn mà cứ phải làm việc, hẹn khách hàng vào buổi sáng. Do đó, tránh hẹn hò vào buổi sáng và buổi sáng chỉ nên làm việc chân tay.

Sự đau khổ này là do quy ước xã hội tạo ra, và nếu bạn thông minh thì bạn sẽ có cách vượt qua thôi.

Đừng thử dậy sớm để hạnh phúc. Vì chẳng thành công đâu. Bản chất là bạn không phải người thích dậy sớm. Nếu muốn dậy sớm thì bạn phải suy nghĩ rất ít, tốt nhất là không suy nghĩ. Còn nếu bạn dùng não rất nhiều, bạn sẽ phải ngủ đủ và đừng để ý tới thời gian nữa.

Ngoài ra, dậy muộn còn tiết kiệm tiền ăn sáng nữa. Vì ăn sáng chỉ tốn tiền. Đằng nào cũng có làm gì ra hồn trong buổi sáng đâu. Chú ý là nếu bạn lao động chân tay thì bắt buộc phải ăn sáng thôi.

Tóm lại: Không cần dậy sớm và cũng chẳng việc gì phải ăn sáng.
Mark

Thursday, June 1, 2017

Bài học luân lý: Taxi đâm kẻ cướp có đúng không?

Đối với những người không có luân lý thì taxi đâm kẻ cướp để cướp lại đồ cho người bị hại nhìn rất cao đẹp, "anh hùng".

Nhưng với người có luân lý thì đó là việc sai trái. Vì sao sai trái?

Trước hết, việc đó là phạm pháp. Vì anh (taxi) gây tai nạn cho người khác (kẻ cướp). Thậm chí, anh có thể làm thương tật hay giết chết họ. Họ có thể kiện anh trong một vụ kiện riêng rẽ. Nếu ở Nhật thì người ta sẽ kiện anh đòi bồi thường.

Ngoài ra, việc anh tự mình trừng phạt kẻ cướp sẽ tạo ra tiền đề: Một cá nhân bất kỳ có thể trừng phạt cá nhân khác dựa trên phán xét của bản thân.

Đây là điều sai trái và ngu ngốc. Nếu con người làm thế, pháp luật, tòa án, trình tự tố tụng sẽ bị giảm hiệu lực và xã hội sẽ loạn. Ai cũng tự cho mình quyền trừng phạt nên các vụ trả thù diễn ra liên tục với mức độ tàn bạo hơn. Vì trả thù thường bao giờ cũng QUÁ TAY nên bên kia lại có cớ để trả thù lại. Cuối cùng giống kiểu quân tử Tàu (China) trả thù cho tới khi cả hai kiệt quệ.

Làm sao mà phán xét của anh được coi là đúng? Vậy nếu người khác phán xét anh thì anh có chịu không?

Ví dụ anh rọi đèn pha người ta ném đá vỡ cửa kính hay đập vỡ đèn anh, thì anh có chịu không?

Phải chăng anh taxi là hiện thân của công lý?

Tuyệt đối làm gì có chuyện đó. Không có cá nhân nào vừa là quan tòa, vừa là công tố viên, vừa là bồi thẩm đoàn và vừa là đao phủ cả. Nhưng khi anh nhìn và trừng phạt người khác, anh là như thế.

Một xã hội ẤU TRĨ như thế thì trong xã hội sẽ toàn quan tòa kiêm công tố viên kiêm bồi thẩm đoàn kiêm đao phủ cả. Và vì thế mọi người đánh nhau, chém nhau, giết nhau hàng ngày. Đây là phong cách XÃ HỘI CƯỚP, GIẾT, HIẾP. Pháp luật bị nhiều người chà đạp.

Khi người dân làm việc thay cảnh sát, pháp luật