Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, June 24, 2017

Vì sao con người nên đồng cảm với người khác?

"Đồng cảm để sống hạnh phúc, có xã hội tốt đẹp là TƯ DUY NGƯỢC.
Tư duy đúng là đồng cảm để học tập từ bài học của người khác, từ đó sống tốt hơn.
Đồng cảm nằm ở khả năng NHẬN THỨC và TƯ DUY.
Người không thể tư duy thì không thể đồng cảm."
- Mark -


Vì sao người nho giáo không thể đồng cảm với người khác?

Đạo đức cơ bản của người nho giáo là:
1. Cha mẹ tuyệt đối đúng
2. Thầy cô tuyệt đối đúng
3. Lãnh đạo tuyệt đối đúng

Con người được xếp theo trật tự trên dưới, không có tự do tư tưởng mà người trên thì luôn đúng và người dưới phải phục tùng, phục vụ. Do đó dẫn tới sự suy thoái đạo đức và việc người này bóc lột người khác. Cha mẹ nho giáo sẽ cả đời thao túng con cái, con cái không được sống tự do mà bị gò trong khuôn khổ nho giáo, cha mẹ bảo sao phải làm vậy. Lỡ vượt ra ngoài khuôn khổ thì cả xã hội sẽ đấu tố, "ném đá" và tạo ra cảm giác tội lỗi để sống không thanh thản. Vì đây là xã hội bầy đàn.

Vì con người không hạnh phúc, nên họ không thể biết ơn hay đồng cảm với người khác được. Sự đồng cảm chỉ tới khi con người sống hạnh phúc đã.

Ngược lại, người nho giáo luôn hằn học. Nếu bạn sống tự do, hay hạnh phúc hơn thì họ sẽ ghen tị với bạn. Nếu bạn đi rất nhiều nước thì bạn sẽ thấy người nho giáo là hằn học nhất.

Họ chen ngang hàng chứ không chờ đợi. Họ không thể xếp hàng vì chỉ muốn vượt lên do họ đã bị đè nén và bóc lột quá nhiều.

Họ không ngại làm hại nhau để sống. Vì giá trị quan về đạo đức bị lệch lạc. Với họ thì cha mẹ họ là đạo đức nhất. Với ai thì cha mẹ mình cũng là đạo đức nhất. Do đó, không có một tiêu chuẩn đạo đức chung trong xã hội. Suy cho cùng, ai cũng là nhất cả.

Vì sao con người cần và nên "đồng cảm"?

Đồng cảm trong tiếng Nhật là 思いやり (omoiyari, noun) hay 思いやる (omoiyaru, verb). Không đồng cảm cũng được đâu có sao. Người nho giáo là kiểu người không đồng cảm, chỉ hằn học, họ vẫn sống ... không tốt. Cả đời họ thường chỉ bon chen, tư lợi, và khi gặp biến cố thì khóc rất to, rất lớn. Đám ma rất rình rang:

"Ông này lúc mẹ sinh ra
Lọt lòng ông khóc oa oa
Mỗi ngày ông một nhớn tướng
Dần dần ông trở về già
Nay ông đã hóa ra ma"

Sở dĩ người nho giáo không thể đồng cảm được vì họ không thể tư duy logic (tư duy phi logic). Sự SÙNG BÁI CÁ NHÂN (cha mẹ, thầy cô, lãnh đạo, lãnh tụ ...) khiến họ bị bóp méo về đạo đức quan, giá trị quan, nhân sinh quan và nhân cách.

Tôi gặp đầy trường hợp khốn khổ. Có trường hợp tôi đồng cảm và có trường hợp không. Gặp người già bán vé số, ăn xin, ... thì tôi không hề đồng cảm. Tôi chỉ nghĩ "Sống hay thế, sống thế mà cũng được sao?".

Vì tôi nhìn thấy cuộc đời của họ thôi. Cả đời họ có học tập và làm gì có trách nhiệm đâu. Từ nhỏ họ đã hoc thói sống tư lợi từ cha mẹ và ăn vào trong nhân cách mất rồi.

Những người tư lợi dạy cho bạn bài học gì về cuộc đời? Hầu như không gì cả, vì họ có làm điều gì tốt hay đúng đắn đâu!

Người ta đồng cảm là để học hỏi từ người khác: Bạn phải học tập từ thất bại của người khác để tránh đi vào vết xe đổ của họ.

Tức là, để đồng cảm thì không hề dễ, phải có khả năng hiểu biết, nhận thức, đặc biệt là tư duy logic. Tư duy phi logic kiểu Người nghèo = Người tốt thì khả năng nhận thức rất thấp, do đó, khả năng đồng cảm rất thấp. Xã hội ca ngợi cái nghèo (nho giáo, phật giáo, ...) là dạng xã hội này.

Người Nhật có câu: 情けは人の為ならず Nasake wa hito no tame narazu = Lòng tốt không phải là vì người khác (mà vì chính bản thân mình).

Lòng ham học hỏi và mong muốn điều tốt cho người khác mới dẫn tới sự đồng cảm. Vì bạn muốn sống tốt, sống hạnh phúc, và bạn muốn người khác cũng như thế. Tôi nhớ là từ thời trẻ tôi thường cố gắng giúp đỡ nhiều người, vì tôi muốn họ sống tốt và vui vẻ.

Vì sao tôi muốn mọi người sống tốt và vui vẻ (mà bài này cũng là với mục đích đó)? Có lẽ là vì tôi sống cũng tương đối tốt và vui vẻ. Bạn không thể giúp người khác điều mà bạn không làm được.

Từ việc muốn giúp đỡ mọi người mà bạn đồng cảm được với nỗi đau của họ. Từ đó, bạn lại học được từ vấn đề của họ và bạn sống tốt hơn, cũng như giúp được nhiều người hơn.

Thời còn trẻ thì tôi sửa máy tính cho rất nhiều người, từ đó học được rất nhiều. Vì nếu bạn chỉ sửa máy tính cho bạn thì bạn rất ít vấn đề để giải quyết. Nhưng sửa cho rất nhiều người thì có rất nhiều vấn đề đa dạng khác nhau, do đó, khả năng tư duy giải quyết vấn đề sẽ vượt trội. Chỉ có người mong giúp đỡ người khác mới có thể làm được thế.

Do đó, sự đồng cảm là một đức tính tốt đẹp, gọi là 美徳 (bitoku, mỹ đức).

Làm thế nào để trở thành người có thể "đồng cảm"?

Bạn không thể đồng cảm để sống hạnh phúc. Bạn chỉ có thể sống hạnh phúc để đồng cảm.

Vì thế, đề văn bị TƯ DUY NGƯỢC (tư duy phi logic): Khi con người đồng cảm thì xã hội sẽ hạnh phúc hơn.

Đó là kiểu tư duy ngang trái của người không hạnh phúc và sẽ gặp rắc rối với chính bản thân và cuộc đời. Học sinh phân tích đề văn kiểu này cũng sẽ rơi vào mớ bòng bong của lý luận rối rắm và ngụy biện.

Để trở thành người có thể "đồng cảm" không hề dễ: Bạn phải có khả năng nhận thức, có lòng nhiệt huyết muốn giúp đỡ người khác, muốn sống tốt đẹp hơn.

Tức là giáo dục gia đình về luân lý, danh dự phải tương đối tốt, cộng thêm việc tự lập, tự giác bước chân ra thế giới bên ngoài để học hỏi.

Người nho giáo không thể đồng cảm, dù muốn đồng cảm và được đồng cảm, chính là vì điểm này. Họ được giáo dục kiểu tư lợi, sống chỉ để phục vụ cha mẹ, lãnh đạo, được dạy thành người sùng bái cá nhân, ca ngợi chủ nghĩa gia đình, ca ngợi công lao "trời biển" của cha mẹ, ca ngợi lãnh đạo, ... mà không nhìn đúng bản chất của cuộc sống hay sự việc trong cuộc đời.

Sự "đồng cảm" của người nho giáo là đồng cảm với cái nghèo thông qua bố thí và ăn xin. Họ đồng cảm với những người thích ăn xin, thích dùng chùa, với những người tư lợi như họ. Vì thế, họ không học được bài học gì.

Họ sẽ luôn phải sống trong xã hội bất công, gia đình đổ vỡ hoặc thối nát và con người luôn hằn học với nhau. Bởi lẽ đó là định mệnh của họ khi sử dụng những giáo điều sai trái ngay từ đầu.

Ngược lại, xã hội mang tính nhân văn cao như Nhật Bản thì bạn sẽ thấy sự đồng cảm ở khắp nơi. Vì con người từ trong gia đình đã được giáo dục về trách nhiệm, danh dự. Cha mẹ Nhật tuyệt đối không lợi dụng, sống bám tình cảm hay vật chất vào con cái. Họ tự chịu nỗi đau của mình, một số trường hợp không chịu được sẽ tự giải thoát bằng cái chết. Họ không làm phiền hay đổ trách nhiệm về cuộc đời họ cho bất kỳ ai.

Vì thế, thật ra ở Nhật có rất nhiều người hạnh phúc. Dù sao thì với những người tư lợi sống bầy đàn thì sẽ không thể nhận thức được điều này (vì có nhận thức được hạnh phúc là gì đâu).
Mark

No comments:

Post a Comment