Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, May 6, 2017

Tư duy phi logic: Người nghèo = Người tốt, Ăn mày = Người tốt, Bố thí = Việc tốt??

Vì sao trong một số xã hội lại hình thành quan niệm: Người nghèo = Người tốt và Ăn mày = Người tốt?

Và cả xã hội ca ngợi chuyện ăn xin và bố thí? Đây là một dạng tư duy phi logic và cần phải chỉ ra nó phi logic ở chỗ nào.

Câu chuyện của người Thế

Thế là một nước phật giáo, vì thế quan niệm ở đây là con cái nghe lời cha mẹ, người nghèo, ăn mày là người tốt. Việc bố thí là việc cao cả nhất mà một con người có thể làm. Người Thế thích làm video clip dạy về luật nhân quả, về việc đừng nhìn bề ngoài mà xét đoán con người. Sở dĩ họ phải làm như vậy vì xã hội của họ đầy bất công, luật pháp chỉ bảo vệ người giàu mà thôi. Vì bị phức cảm tự ti nên họ phải làm video clip về lòng tốt - dù là bịa đặt - để "thức tỉnh" con người.

Gần đây có video về người ăn mày và chủ cửa hàng. Người ăn mày cứ nằm lì trước cửa hàng và chủ cửa hàng rất tức giận lúc thì đuổi đánh lúc thì tạt nước. Các cửa hàng xung quanh nhìn lắc đầu ngao ngán, lên án chủ cửa hàng nọ. Bỗng một hôm không thấy người ăn xin nữa. Chủ cửa hàng nhẹ cả người nhưng thắc mắc, liền xem lại camera an ninh. Hóa ra người ăn xin là người tốt, luôn dọn dẹp phía trước cửa hàng, và hôm biến mất là do ngăn cản bọn trộm định ăn trộm cửa hàng, nên bị chúng giết chết.

Đây là TƯ DUY PHI LOGIC. Vì chuyện này bịa ra một cách khá thô thiển. Hãy tự hỏi các câu sau đây:

Nếu người ăn xin là người tốt thì vì sao lại không lao động?
Nếu người ăn xin là người tốt thì vì sao lại không có lòng tự trọng mà cứ làm phiền người khác?
Nếu bà chủ tiệm kế bên là người tốt, thông cảm với người ăn xin, ghét chủ cửa hàng nọ thì vì sao không ngủ ở tiệm kế bên cho lành?
Vì sao người ăn xin biết dọn phía trước cửa hàng cho sạch, mà lại không bỏ sức đi lao động?
Vì sao có người ăn xin mà bọn trộm lại tới ăn trộm, phải chăng trộm ở Thế quá ngu?
Vì sao có trộm mà người ăn xin lại không sợ hay hô lên mà lại ngăn cản rồi mất mạng?
Vì sao có án mạng trước cửa nhà mà không thấy cảnh sát xuống điều tra?

Nhưng khó hiểu nhất là, một người tốt như thế, vì sao lại KHÔNG LAO ĐỘNG mà lại đi ăn xin. Một người có thể nghèo, kém may mắn, nhưng nếu muốn hoàn toàn có thể lao động, làm việc có ích. Vì thiếu gì việc công ích mà bạn có thể làm!

Câu chuyện cụ già ăn xin

Những nước tư duy phi logic thì đánh đồng Ăn xin = Người tốt. Đặc biệt, họ còn có phương trình Người già = Người tốt. Đã là người già mà còn đi ăn xin thì thật là đáng quý, đúng là bậc đại đức trong thiên hạ.

Nhưng câu chuyện thật là đi ăn xin nhàn hơn đi làm nhiều, và kiếm hơn người đi làm công ăn lương. Người đi làm công ăn lương cho tiền người ăn xin thật ra là dạng người nghèo cho người giàu, rất trái đạo lý. Vì thế mà họ khổ dài dài.

Ăn xin là một NGHỀ ở xứ nghèo. Không có cấp trên, thời gian tự do, không cực nhọc, chẳng suy nghĩ, và kiếm rất khá.

Nhưng cũng có người đúng là sa cơ lỡ vận mà đi ăn xin thật. Vì sao người già đi ăn xin?

Nếu cả đời họ làm việc nghiêm túc thì họ không cần đi ăn xin.
Nếu họ là người tốt thì bạn bè sẽ giúp đỡ, không cần đi ăn xin.
Nếu họ biết suy nghĩ thì họ sẽ có trách nhiệm với cuộc đời, khó mà có thể đi ăn xin.
Nếu họ tử tế với con cái thì con cái có thể lo cho họ, khỏi cần đi ăn xin.

Tóm lại, họ đã KHÔNG LAO ĐỘNG, KHÔNG SUY NGHĨ, hoặc KHÔNG TỬ TẾ.
Vì kể cả sa cơ lỡ vận mà họ tử tế thì sẽ có bạn bè hoặc ai đó giúp rồi.

Có lẽ, họ đơn giản là dành cả đời chỉ TƯ LỢI, nên tới khi về già chẳng còn ai chơi với họ thật lòng nữa.

Câu chuyện người bán vé số

Ngồi trong tiệm bán thì chẳng phiền ai và chẳng ai kêu gì. Bán vé số không phải là nghề đáng khinh miệt gì. Tuy nhiên, kiểu lê la khắp nơi làm phiền lúc người ta ăn uống thì đúng là bọn "trời đánh". Trời đánh còn tránh miếng ăn, người bán vé số thì không.

Đây cũng là kiểu không tử tế. Chỉ cố làm phiền người khác, hoặc đánh vào lòng thương hại.

Nếu họ tử tế thì cả đời đã học tập và lao động rồi.
Nếu họ cư xử tử tế, thái độ tốt thì đã có người giúp họ rồi.

Họ đơn giản là không thích, hay không thể lao động (do không có kỷ luật do không được cha mẹ dạy dỗ đàng hoàng), cư xử không tử tế với người khác.

Ở trên đời, kiểu người nghèo kể công kể khổ, hay đánh vào lòng thương hại thì tương đối nhiều. Đặc điểm chung của họ là không có danh dự, không được giáo dục đầy đủ. Họ không muốn VAY và TRẢ mà chỉ thích xin xỏ, được miễn phí.

Vì sao người nghèo, ăn mày, bán vé số dạo lại là người tốt trong một số xã hội?

Vì đó là xã hội KHÔNG THÍCH LAO ĐỘNG. Đặc điểm của xã hội ca ngợi người nghèo, ăn mày, người già (không lao động), ca ngợi ĂN XIN và BỐ THÍ là con người không thích học tập và lao động.

Việc học tập và lao động với họ chỉ là khổ sở, miễn cưỡng, buộc phải làm mà thôi. Họ đi làm chỉ là để kiếm tiền. Cả cuộc đời họ chỉ làm việc là vì lợi lộc, nếu không được lợi thì họ không làm. Nhưng kể cả có được tiền thì họ cũng chỉ miễn cưỡng làm, khó có thể nó họ đam mê công việc hay cống hiến cho xã hội được.

Từ nhỏ họ đã được cha mẹ dạy thói tư lợi là phải trục lợi bạn bè, người ngoài đường, xã hội để mang về cho gia đình, phải xả rác bên ngoài đường không được mang rác về nhà mới được gọi là "khôn". Vì thế, cả đời họ dùng cho việc tư lợi và khôn lỏi, chứ không thích học tập và lao động.

Nhưng vì người tư lợi khó hạnh phúc được, vì càng ngày càng phải tư lợi nhiều hơn, mà ai cũng tư lợi thành ra xã hội đầy rác và lọc lừa, nên họ bị phức cảm tự ti. Kiểu "vì sao bản thân mình tốt đẹp thế này mà xã hội lại như thế, mình XỨNG ĐÁNG một xã hội tốt hơn, một cuộc sống tốt hơn". Kỳ thực trong xã hội tư lợi ai cũng nghĩ như thế, nhưng ai cũng xả rác và vượt đèn đỏ cả.

Vì bị phức cảm tự ti là mình tốt mà xung quanh toàn xấu nên họ sẽ cố gắng đi tìm lòng tốt. Đây là cách họ làm giảm phức cảm tự ti:

Làm video clip về lòng tốt - dù là bịa đặt - và luật nhân quả.
Bố thí cho người nghèo, người ăn xin.

Tóm lại thì việc BỐ THÍ và BỊA CHUYỆN VỀ LÒNG TỐT, LUẬT NHÂN QUẢ chỉ đơn giả là xuất phát từ phức cảm tự ti do sự tư lợi gây ra.

Phức cảm tự ti do sự tư lợi này là do không muốn HỌC TẬP và LAO ĐỘNG mà chỉ muốn tư lợi. Mà việc tư lợi này lại do cha mẹ huấn luyện trong gia đình từ nhỏ.

Do đó, tồi tệ nhất trong cuộc đời là sinh ra bởi kiểu cha mẹ tư lợi. Chẳng phải sẽ sớm nếm mùi đau khổ và phải học cách "buông bỏ" hay sao? Khi mọi niềm vui bỗng hóa thành tro trong miệng.
Mark

No comments:

Post a Comment