Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, January 28, 2020

Nghề đầu tư chứng khoán

Chuyện về tây già chứng khoán

Có một danh chuyết thế này: Tây già thì không nghèo, tây nghèo thì không già.

Các bạn nữ, hãy nhiệt tình với tây già! Về kinh tế học, chẳng ai tốt hơn tây già. Hơn đứt cục vàng nho giáo (lành, nhậu, hút và hiếu thảo mẹ và vợ) chứ.

Đầu tư chứng khoán là một nghề, chỉ cần bạn học về phân tích kỹ thuật, phân tích thị trường, hay tâm lý vv là bạn có thế kiếm được tương đối, dựa trên quy luật nhất định. Tôi ví dụ, ở Mỹ hay Nhật thì có thể kiếm 2000 - 3000 USD/tháng. Giả sử bèo bèo làm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, kiếm được 1500 - 2000 USD/tháng đi, thì vẫn có thể sống tằn tiện ở Mỹ hay Nhật. Thường thì ở Mỹ dễ kiếm hơn, nên 2000 - 3000 USD, còn Nhật khó hơn, thì 1000 - 2000 USD, đây chỉ là mức nghèo ở các nước này.

Bởi lẽ giàu nghèo không chỉ phụ thuộc vào số tiền bạn kiếm được, mà còn phụ thuộc số tiền người khác kiếm được. Nếu kiếm được 1000 USD ở VN thì cũng khá giàu (?!) mà. Chỉ cần bạn thạo ngoại ngữ thì 1000 USD chắc là kiếm được thôi.

"Tư bản gọi LỢI NHUẬN là BÁU VẬT,
và cả hai rơi xuống ngọn lửa sục sôi của cách mạng vô sản."
- Sách tối ký -

Bây giờ, hãy nghĩ thế này: Chuyện gì nếu tây già hay Nhật già qua VN sống?

Họ sẽ sống sung túc, ngày ăn hải sản, tối đi mát xa. Thỉnh thoảng dẫn các em trẻ, các em trung tuổi đi ăn uống sang chảnh, shopping.

Thực sự là có nhiều tây già làm thế, họ đầu tư chứng khoán ở Mỹ, và sống ở VN, dưới danh nghĩa và thị thực người dạy tiếng Anh (để làm quen ghệ VN). Cuộc sống cứ như là trong CNXH khoa học cà pháo vậy!

Sai rồi, không phải là "cứ như" nữa, mà chính là CNXH khoa học cà pháo đấy. Tôi cực kỳ hâm mộ tây già, nếu kiếp sau mà sinh ra lần nữa, tôi quyết thành tây già. (^o^)

Sở dĩ làm thế vì lợi nhuận sinh ra từ thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tương ứng với mức sống bên Mỹ, thành ra cao so với VN.

Còn nếu là nhà đầu tư ở thị trường VN thì chưa chắc, vì lợi nhuận lại là sự cạnh tranh của các nhà đầu tư ở VN, và không phải ai cũng sẵn sàng đầu tư để kiếm 1000 - 2000 USD một tháng cả đâu. Họ bán lúa non, hoặc cắt lỗ sớm, khiến kế hoạch của bạn phá sản.

Không phải ai cũng sống sung túc như tây già chứng khoán.

Nhưng đừng nghĩ tây già cái gì cũng có. Cái gì cũng có giá của nó. Thị trường chứng khoán Mỹ ngược với VN nên tây già phải thức đêm để kiếm tiền, thời gian ban ngày ngủ bù, nên cũng tương đối hạn chế thời gian ra ngoài đi chơi. Vẫn phải có kỷ luật, nếu không sẽ không có thu nhập. Mà tây già thì làm sao có cha mẹ giàu gửi tiền sang theo chuyết ngôn:

"Các cô gái cứ mạnh dạn yêu tây nghèo. Vì tây nghèo chỉ nghèo tới khi bố gửi tiền viện trợ sang."
- Chuyết ngôn -

Nhưng rõ ràng, so với cuộc sống đắt đỏ ở hang ổ tư bản là bến Uôn, thì cuộc sống ở các nước thứ ba dễ chịu hơn nhiều.

Như thế này gọi là nghề đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Bạn chán ghét làm công ăn lương thì "phi làn" (freelancer), chán "phi làn" và chán con người thì đầu tư chứng khoán vv. Có vô vàn lý do để con người thành người đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thị trường chứng khoán giống như là TỤ NGHĨA ĐƯỜNG trong Lương Sơn Bạc vậy.

Nhưng không nên kỳ vọng quá nhiều. Khi thị trường đi xuống, hoặc tệ nhất là lình xình, thì có thể đầu tư chứng khoán cũng sẽ méo mặt. Vì thế, vẫn phải có thật nhiều tiền tiết kiệm và để riêng ra, đủ sống một năm.

Còn nếu bạn vẫn có nghề chuyên môn, nghề tay trái, hay một vài nguồn thu nhập khác, và đầu tư bằng tiền dư ra, thì chẳng lo gì cả. Chứng khoán cũng sẽ chỉ là một nghề tay trái của bạn, giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận.

Nói chung thì trừ khi bạn có kiến thức và vốn lớn, tôi nghĩ vẫn nên đi theo con đường chuyên môn và/hoặc kinh doanh trước, lấy đấy làm nền tảng đầu tư, tạo ra lợi nhuận kép để đi lên CNXH khoa học cà pháo trong tương lai.

Tôi ví dụ thế này, bạn đi làm đâu 10 năm, có khoảng 1.5 tỉ ~ 2 tỉ, và chán công việc tận cổ rồi. Thì làm thế nào?

Lấy 1 tỉ gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu, sinh lời 8%/năm, được 7 triệu/tháng để sinh hoạt. Còn lại đầu tư cổ phiếu, sinh lời đâu 15-20%/năm, thêm được 7-10 triệu/tháng nữa, là cũng tá túc qua ngày. Với lại cổ phiếu tốt thì không lo bị lạm phát mất giá (lạm phát thì giá tăng tương ứng), còn được thêm là tăng giá do công ty tăng trưởng vv.

Đây cũng là cách THOÁT NGỤC CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. Đâu phải cứ đi làm công ăn lương cúc cung tận tụy vì tư bản thì sẽ trưởng thành nên người, và được tư bản tưởng thưởng xứng đáng đâu nhỉ? (^o^)
-mark-

Đại nghĩa và tiểu nghĩa trong đầu tư

Tiểu nghĩa: % lợi nhuận (bơ thừa sữa cặn tư bản).
Đại nghĩa: Đánh tư bản, phá tư hữu.

Đại nghĩa và tiểu nghĩa quyết định thành bại: Tiểu nghĩa quyết định thành công trong ngắn hạn, nay được mai mất. Đại nghĩa quyết định thành công trong dài hạn, được ăn cả, ngã về không.

Cho dù có đại nghĩa, mà bạn "chống tư bản quá mức", bạn sẽ thất bại. Vẫn phải là con đường trung dung, không thiên lệch, như đi trên một bờ tường, chỉ cần lệch một bên là ngã lộn cổ. Nếu bạn dùng tiền để chống tư bản - người giàu hơn bạn 1000 lần, bạn thua chắc, không chỉ lý tưởng tan vỡ mà còn thiệt thân.

Chúng ta không chống tư bản tới mức đấy. Mục tiêu của chúng ta là bắt chước tư bản cơ mà? Ngay từ đầu mà bạn đã bung sức ra chống tư bản, trong khi thực lực còn yếu, tài nguyên không có, thì thất bại là nhãn tiền.

Đấy không phải là tinh thần vô sản. Tinh thần vô sản là kiếm thật nhiều tiền, tối đa có thể, từ thị trường, để phụng sự cách mạng về sau. Nên cơ bản vẫn là TIỀN.

Chuyết về đầu tư

Trong năm nay tôi sẽ chỉ tập trung chuyết về đầu tư, tâm lý học trong đầu tư. Lưu ý là tôi chỉ chuyết trong năm nay, năm sau chưa chắc tôi đã chuyết tiếp. Vì lúc đấy tôi đã thoái hóa, biến chất (thành bọn tư bản, tư hữu không biết chừng) rồi. Vì một thứ mà chúng ta gọi là BÁU VẬT. Đó là tiền.

Với lại bạn chỉ chuyết khi bạn đang học, nếu bạn đã thành công hay thất bại rồi, thì nó thành QUÁ KHỨ, nên cũng chẳng có gì để chuyết nữa. Trừ khi định bán khóa học thành công. Nhưng như thế thì làm người học MẤT TIỀN, trong khi không đảm bảo họ thành công, chỉ là tự lừa dối bản thân rằng họ sẽ thành công hơn. Cũng khá cắn rứt lương tâm đấy.

Cơ bản là nếu bạn tích lũy kinh nghiệm, có phương pháp luận, tức là có MINDSET đúng, bạn sẽ thành công, và không chuyết thêm nữa. Tất nhiên là nếu bạn vẫn có sáng kiến mới thì vẫn có thể chuyết thêm để nâng cao lý luận lên, để thành công hơn, tùy lúc.

Đại nghĩa trong đầu tư

Tiểu nghĩa trong đầu tư thì rất dễ hiểu: TIỀN.

Đại nghĩa là gì? Việc chúng ta đầu tư là NGẪU NHIÊN (偶然) hay TẤT YẾU (必然 [tất nhiên])?

Có thể là ngẫu nhiên, cũng có thể là tất yếu. Như tôi thì là tất yếu vì tôi từ phá sản đi lên, nên phải đảo ngược dòng tiền, vì thế lại sinh lời, khi sinh lời đủ thì nhu cầu kiếm thêm % lợi nhuận bơ thừa sữa cặn của tư bản cao lên, nên phải đi vào con đường đầu tư.

Hơn nữa, vì tôi CÓ NHIỀU THỜI GIAN ^^. Tôi đâu phải nô lệ (súc sinh) của tư bản, ngày đêm sống chết vì tư bản? Tôi là người tự do, là người "phi làn" riêng để đi.

Nếu không đầu tư, cuộc sống ít thú vị đi. Nhưng nếu một người trung lương đi làm công cho tư bản, ngày đêm suy nghĩ cho hạnh phúc và lợi ích của tư bản, hay người đi làm nhà nước ngày đêm chăm lo cho hạnh phúc của lãnh đạo, chăm lo miếng ăn, giấc ngủ cho lãnh đạo của họ, thì ngày ngày đều bận rộn như nô lệ, thời gian đâu mà đầu tư?

Có bao nhiêu chí sỹ không thích môi trường tư bản thượng đội, hạ đạp, cũng không thích môi trường nhà nước toàn thủ đoạn gièm pha, đã dứt áo từ quan về vườn mà đầu tư, sống cuộc sống điền viên.

Hay những người chán ngấy những trò lố nơi công sở, mà bỏ đi đầu tư.

Dù là ngẫu nhiên hay tất yếu, thì chắc chắn, người đầu tư là người THOÁT KHỎI MA TRẬN TƯ BẢN.

Họ đã đi theo con đường riêng, đó là nương theo tư bản mà sống, hay trở thành giống như tư bản.

Nói như thế là để phân biệt những người này với tầng lớp THỨ DÂN chỉ biết chạy theo dục vọng, hay TRUNG LƯƠNG hi sinh cho tư bản bằng mọi giá để được hưởng bơ thừa, sữa cặn.

Tôi dùng từ ngữ hơi mạnh thôi, chứ tôi cũng phổi bò không có ý gì đâu. Nói thế là để mọi người có quyết tâm đầu tư, đánh tư bản, lật tư hữu thôi.

Đây chính là đại nghĩa trong đầu tư: Bạn chán ngấy tư bản, những trò mị dân (của cả tư bản lẫn lãnh đạo tư hữu) và cả bơ thừa sữa cặn của chúng.

Sở dĩ tôi phải chuyết rõ vấn đề này, là để HIỂN THỊ HÓA (VISUALIZE) mọi thứ, mới nhìn thấy con đường đầu tư đúng đắn. Phải dùng ngôn từ mạnh, hào sảng, thì mới có tinh thần tốt để đầu tư.

Những kẻ yếu đuối về tinh thần sẽ mất tiền.

Tư bản là chủ nhân của tiền?
Hay tiền là chủ nhân của tư bản?
Sùng bái tư bản là bệnh dịch của CNTB.

Vì sao kiếm được tiền từ đầu tư chứng khoán?

Đầu tư chứng khoán theo phương pháp vô sản

Sau khi tiết kiệm thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải đầu tư, để tăng lợi nhuận lên. Trong vấn đề tài chính, chỉ có số % lợi nhuận là có ý nghĩa. Vì thế, sớm muộn bạn cũng sẽ phải tham gia thị trường chứng khoán. Hoặc là bạn tham gia thị trường bất động sản với bài toán mua nhà dùng tiền của người khác (vay ngân hàng) để trục lợi từ đô thị hóa (giá nhà tăng 4 lần trong 10 năm).

Có hai tiêu chí để bạn đánh giá việc đầu tư chứng khoán:
- Lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng 8%/năm
- Lợi nhuận cao hơn huyền thoại mua nhà 15%/năm

Tức là, mục tiêu khi tham gia thị trường chứng khoán, trong giai đoạn "học tập" là 10~15%/năm, trong giai đoạn đầu tư có phương pháp là 20~25%/năm.

Làm thế nào để thành công khi đầu tư chứng khoán?

Vấn đề lớn nhất chính là chúng ta không hề có kiến thức gì, so với những người đã trong thị trường 5 - 10 năm đã đọc thiên kinh vạn quyển và vô số sách thánh hiền về chứng khoán, kiến thức và kinh nghiệm của chúng ta bằng không. Chúng ta nhảy vào mua cổ phiếu "theo khuyến nghị của chuyên gia" và sớm chịu nỗi đau mất mát. Tệ hơn cả là cứ mua cổ phiếu nào thì nó chỉ một chiều rớt giá.

Thực tế thì 80% người tham gia thị trường thua lỗ và 90% đau khổ. Mọi người không có kiến thức mà chỉ có lòng nhiệt huyết, hoặc đơn giản là chỉ có động lực về tiền bạc, hoặc thời gian cực kỳ eo hẹp không thể nghiên cứu sách vở, báo cáo tài chính vv, nên trở thành kẻ hi sinh trên thị trường. Sau một thời gian sẽ nản chí mà rời bỏ thị trường, đến lúc đấy thị trường lại lên trở lại. Cho dù có căm hận thị trường thế nào đi chăng nữa, bạn cũng không thể trục lợi từ nó. Từ đó không chỉ mất tiền, mất cơ hội kiếm tiền (từ thị trường đi lên), bạn còn mất luôn niềm tin ít ỏi vào bản thân. Có lẽ nên sống an phận thủ thường, và thử sức với bất động sản thử xem? Chịu đau khổ 10 năm và nhà đất có thể tăng giá 4 lần mà? Không dễ như thế. Sự mắc kẹt trong thị trường bất động sản là có thật, và có thể bạn sẽ mất mát còn hơn trong chứng khoán, nếu chọn sai bất động sản để mua.

Đây gọi là sự khắc nghiệt bình thường của thị trường, vì đây mới là trường đời. Đôi khi bạn cũng cần may mắn để vào thị trường đúng lúc đáy, có động lực và tự tin ban đầu thì sẽ dễ đi xa hơn. Nhưng về lâu dài, bạn thành công khi XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ PHÙ HỢP THỂ CHẤT BẢN THÂN.

Xuyên suốt trong các bài viết, tôi luôn đề cập tới THỂ CHẤT. Bởi vì hủ nho sẽ sùng bái người thành công, sùng bài một phương pháp nào đó (để đi lên CNXH), nhưng sự sùng bái là kẻ thù của lối sống thư thái và thành công. Càng sùng bái càng dễ mắc sai lầm ở thời điểm quyết định.

Bạn muốn thành công thì bạn phải đọc vị được các nhà đầu tư khác, cũng như đọc vị được bản thân, và xây dựng được phương pháp đầu tư PHÙ HỢP THỂ CHẤT BẢN THÂN.

Trên thị trường chứng khoán có cả ngàn nhà đầu tư và có cả ngàn phương pháp khác nhau. Không có ĐÚNG và SAI trên thị trường, chỉ có sinh lời và không sinh lời, và mặt sau đấy là hạnh phúc hay không hạnh phúc (với việc đầu tư) mà thôi. Đừng nghĩ là các nhà đầu tư là một lũ ngốc, và bạn vào thị trường với tư cách người thông minh để lấy được tiền từ lũ ngốc này. Nếu nghĩ như thế, có thể bạn mới là kẻ ngốc nhất, và bạn sẽ mất tiền.

Bất kỳ ai cũng có thể thành công trên thị trường, cho dù là người nông dân chân chính, hay người không lao động chân chính, hay cặn bã xã hội, miễn là xây dựng được một phương pháp đầu tư phù hợp với thể chất, lối sống của bản thân.

Định luật: Tất cả mọi người đều bình đẳng trong thị trường chứng khoán.

Phương pháp vô sản trong đầu tư cổ phiếu

Saturday, January 25, 2020

Sức mạnh MATOMEGAI

Trong bài trước (Rewind) tôi đã đề cập đến TỐI THIỂU HÓA HOẠT ĐỘNG (ACTIVITY MINIMALISM), một trong những cách hữu hiệu là bắt trước "matomegai" của người Nhật. Matomegai (まとめ買い) là cách mua hàng một lần cho nhiều ngày, tức là mua gộp một lần cho tiết kiệm công sức. Thực ra thì người Mỹ hay phương tây làm điều này lâu rồi, vì họ bận (xã hội công nghiệp), nhà lại xa siêu thị, nên họ mua đồ cho cả mấy tuần về trữ tủ lạnh. Người Nhật thì muốn ăn đồ tươi nên có xu hướng đi chợ mỗi ngày, không như người Mỹ có thể ăn đồ đông lạnh. Người VN lại càng muốn ăn đồ tươi và "cơm nóng canh ngọt", nên tốn khá nhiều thời gian đi chợ và nấu ăn.

Để sống thư thái và có thời gian đầu tư, bắt buộc phải giảm thời gian đi chợ nấu ăn xuống. Việc đi chợ và nấu ăn thường xuyên có thể giúp giảm đáng kể tiền ăn, nhưng lại không giúp ích cho việc kiếm tiền. Do đó, để nâng cao hiệu suất cày tiền và đầu tư thì phải tối thiểu các hoạt động cần thiết nhưng ít sinh lời.

Matomegai giúp chúng ta điều đó. Nếu không tốn thời gian đi chợ, hay đi ăn hàng (thường mất công đi và chờ lâu), chúng ta sẽ mua gộp một lần cho cả tuần, rồi nấu ăn đơn giản ở nhà. Khi nào thật rảnh rỗi thì sẽ đi ăn nhà hàng sang chảnh sau (cũng tốn khá nhiều thời gian nên phải thật thư thái và có ý nghĩa).

Để học cách chi tiết thì bạn chỉ cần lên mạng tra "mẹo matomegai" (まとめ買いのコツ) thì chắc chắn là đầy.

Có khả năng "arenji" (アレンジ = arrange)

Khi bạn matomegai thực phẩm vv, nhiều khả năng là tới những ngày cuối sẽ thiếu cái này, thừa cái kia. Nếu bạn lại tốn thời gian đi chợ thì cũng dở hơi, vứt đồ ăn đi thì càng dở hơi (tuyệt đối không làm), nên tốt nhất là phải có khả năng tận dụng nguyên liệu đang có chế lại thành món mới, gọi là "arenji".

Như thế, não (trái) bạn sẽ hoạt động khá nhiều và bạn sẽ có khả năng sáng tạo. Tuy rằng sống như thế thì không phải là "vô não" (brainless) và hơi "khổ não" nhưng từ từ khi bạn có kinh nghiệm mua kiểu matomegai, và có khả năng sáng tạo để "arenji" thì bạn sẽ vẫn đạt tới cảnh giới vô não.

Cũng như khi bạn bắt đầu ghi sổ chi tiêu (家計簿 kakeibo), có thể rất khó khăn, và nhìn có vẻ vô ích. Nhưng làm việc "vô ích" này một năm bạn sẽ thấy được sự lãng phí của mình, từ đó tiết kiệm được tới 20~ 40% là chuyện thường. Tôi tiết kiệm được 25% chi phí hàng tháng, trong khi tiền nhà vẫn khá cao. Từ năm nay tôi chuyển sang chỗ rẻ hơn để giảm bớt tiền nhà xuống (giảm cả diện tích để đỡ phải dọn nhiều ← do đã giảm bớt đồ đạc đi rồi).

Mục tiêu là tiết kiệm được 40% so với khi chưa ghi kakeibo.

Mục tiêu matomegai

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả maromegai là gì?
1. Số lần đi chợ giảm được
2. Số tiền đi chợ không tăng lên (có thể giảm đi?)
3. Thời gian sinh ra thêm để làm việc khác

Chỉ tiêu số 3 là thời gian sinh ra thêm để làm việc khác thì có thể lấy chỉ tiêu 1 (số lần đi chợ giảm đi được) nhân với thời gian trung bình một lần đi chợ, nên cần phải có đồng hồ đo.

Sau khi tối ưu hóa matomegai, chúng ta sẽ tối ưu hóa thời gian nấu nướng, rửa chén bát. Dù sao thì tôi toàn nấu món đơn giản không quá 15 phút (tôi tránh hầm thịt lâu), nên thời gian nấu nướng cũng không nhiều lắm. Nhưng đã TỐI GIẢN HÓA HOẠT ĐỘNG thì vẫn nên hiển thị hóa nó lên, để thấy được DÒNG THỜI GIAN, từ đó sẽ tối ưu hóa tổng thể để đạt được mức độ thư thái cao nhất.

Làm gì cũng "matome" để có lợi ích kép

Ví dụ mua thứ không thiết yếu thì "tiện đường" mới đi mua, còn không thì thôi. Như thế đỡ tốn công. Các thứ không thiết yếu thì chỉ lên danh sách vào note trong điện thoại, khi nào đủ hoặc tiện thì mua. Các hoạt động khác cũng nên "matome" lại và đảm bảo phải có lợi ích kép (một mũi tên trúng hai con chim, một viên đá trúng hai quả khế) thì hãy làm.

Tôi ví dụ tháng trước ngày nào tôi cũng đạp xe đi dạo, nhưng như thế không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn tốn sức, về nhà không làm được gì thêm (tuy ngủ ngon), do đó, tôi không đạp xe chỉ đi dạo, mà kết hợp việc khác như mua đồ vv. Hoặc là giảm số lần xuống, để tiết kiệm thời gian. Nếu matome việc đạp xe thì có khi tuần đạp xe 2 lần đi nơi xa xa một chút có thể hợp lý hơn.
-mark-

Friday, January 24, 2020

Tác hại của việc dậy quá sớm

Dậy sớm, hít thở bầu không khí trong lành, chạy bộ vài vòng nâng cao sức khỏe, tinh thần minh mẫn, nhiều thời gian. Và THÀNH CÔNG? Không phải thế đâu, chỉ là ẢO GIÁC thôi.

Cổ nhân loại cố gắng kết nối DẬY SỚM và THÀNH CÔNG với nhau. Không phải là sai, với những người không tự giác, rõ ràng họ không thành công, dậy sớm là rèn thói quen kỷ luật, mà lẽ ra mọi người phải tự giác từ thời trẻ và nhận ra nó thật vô bổ.

DẬY QUÁ SỚM không đơn giản chỉ là vô ích mà còn làm GIẢM TUỔI THỌ.

Dậy sớm nghĩa là đói sớm, phải ăn sớm, vì thế sẽ thành ra ăn 3 bữa 1 ngày. Ăn 3 bữa 1 ngày là quá nhiều, khiến nội tạng sử dụng rất nhiều thời gian và máu để hoạt động, nên não không còn nhiều máu để hoạt động nữa. Vì ăn nhiều nên trao đổi chất nhiều, dẫn tới lão hóa tế bào, già sớm và chết sớm.

Con người khỏe mạnh không nên ăn 3 bữa một ngày, chỉ nên ăn nhẹ buổi sáng mà thôi. Đừng nghĩ là NÔNG DÂN ăn ba bữa một ngày. Nếu phải dậy sớm nấu cơm ăn uống thịnh soạn thì thời gian đâu ra đồng. Họ thực chất chỉ ăn 2 bữa một ngày, và CÓ NGỦ TRƯA.

Quan trọng chính là có ngủ trưa, vì chẳng ai ra đồng vào trời nắng giữa trưa cả. Vì thế dù dậy sớm họ không hề thiếu ngủ.

Khi dân văn phòng dậy từ tờ mờ sớm và chạy bộ,
họ như bước từ đêm đen ra ánh sáng chói lòa!

Khi dân văn phòng học đòi dậy quá sớm

Sunday, January 12, 2020

Cuộn lại từ đầu (REWIND)

Làm sao vượt qua khủng hoảng giữa đời (midlife crisis)? Thế nào là cuộc sống VÔ NÃO?

Cuộc sống có thể nói là ĐÊM DÀI LẮM MỘNG, đến một lúc nào đó bạn sẽ khủng hoảng giữa đời:
- Phân vân do dự
- Mất khả năng tập trung, lơ đãng
- Hay quên, đãng trí
- IQ thấp, thiếu sáng tạo

Người ta có thể gọi là "khủng hoảng tuổi trung niên" nhưng rõ ràng bất kỳ ai cũng có thể khủng hoảng, dù bạn là người mới ra trường đi làm được 6-8 năm, và còn chưa quá 30 tuổi. Dù bạn là người thất bại hoàn toàn, hay là người thành công (có sự nghiệp, tài sản, gia đình vv đầy đủ), bạn vẫn có thể bị khủng hoảng giữa đời.

Bạn mất đi khả năng sáng tạo, tập trung, và chỉ SỐNG MÒN trong một lối sống mà bạn đã quen, với biết bao nhiêu uẩn ức bủa vây. Đã đến lúc bạn cần thay đổi nhưng không còn đủ sức để thay đổi, vì thay đổi cần một ý chí và sức lực rất lớn.

Cứ thử đi làm miệt mài 7-8 năm là sẽ biết ngay.

Bạn mất hết ý chí, động lực và cảm giác không thể tiếp tục con đường mà mình đang đi nữa.

Tiền bạc và thành công không thể giúp bạn thoát khỏi khủng hoảng, mà ngược lại làm bạn cảm thấy trống rỗng. Ví dụ một nam giới thành công, có tiền bạc, sự nghiệp và gia đình đầy đủ (tức là vợ đẹp con khôn vv), lẽ ra phải tuyệt đỉnh hạnh phúc, thì lại cảm thấy trống rỗng, thấy khác so với mình tưởng tượng. Có gì đó không đúng! Sau bao nhiêu nỗ lực, anh đã thành công, đã có mọi thứ mà người khác mong muốn, mỗi tội, anh không hạnh phúc như lẽ ra phải thế, và như người khác nghĩ anh phải thế.

Hay một phụ nữ đảm đang tháo vát, giúp chồng chăm con chu toàn, đến khi con cái lớn và dần tự lập, những năm tháng vất vả đi qua, lẽ ra phải cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc, thì lại cảm thấy như mình bị cô lập, bị bỏ lại, không còn ai quan tâm tới mình nữa. Thế là bị khủng hoảng giữa đời, rơi vào vùng tối của cuộc đời.

Đúng là, mọi niềm vui biến thành tro trong miệng. Những việc mà trước đây bạn từng vui thì bạn không thấy vui nữa. Ngay cả danh vọng cũng chẳng cứu được ai cả, ngược lại, còn là gánh nặng.

Đấy là nếu bạn thành công, một xác suất tương đối nhỏ. Nếu bạn không thành công thì sao? Tha hồ chìm đắm trong phức cảm tự ti của người không thành công. Bóng tối sẽ bao trùm giống như trầm cảm vậy.

Vì thế, trong cuộc đời thì đừng vội mỉm cười chiến thắng, cảm thấy mình ưu việt hơn người, mà quan trọng là hãy tự hỏi bản thân: Đã sẵn sàng chịu nỗi đau khôn xiết chưa? Đã sẵn sàng SÁM HỐI chưa?

Nhưng có cách nào HACK không?

Bạn thành công và đạt được mọi thứ, mất đi mục tiêu và động lực: Bạn bị cảm thấy trống rỗng và trầm cảm.

Sunday, January 5, 2020

Người giàu cũng khóc

"Càng trở nên giàu có, bạn càng khó hạnh phúc."
- Ngạn ngữ cổ nhân loại. Sách tối ký, công nguyên 2020 -

Mọi người đều nghĩ người giàu chắc sướng lắm, có thể đi du lịch khắp thế giới, ăn những món ăn thượng hạng, ngủ khách sạn 5 tới 10 sao, kết thân kết giao với những người đẳng cấp, đi tới "ảo mộng sau cuối" (final fantasy) với người mẫu, ca sỹ, diễn viên vv. Đây là sự thực: Khi bạn giàu lên, cuộc sống đi từ xấu tới tồi tệ (Sách tối ký của cổ nhân loại, viết vào công nguyên 2020).

Bạn nghĩ vậy vì bị phức cảm tự ti của người không thành công (hay đúng ra, người sinh ra từ gia đình không thành công về tiền bạc), và vì thế, thiếu khả năng SIMULATION. Bạn không mô phỏng được cuộc sống giàu có, cũng như người giàu không mô phỏng được cuộc sống nghèo khổ. Sao người "nghèo" có thể không hạnh phúc được? Ít ra, họ chưa bán được linh hồn cho quỷ (tiền). Nên họ vẫn còn vui lắm.

Biết vì sao cún luôn sống vui vẻ không? Vì cún không quan tâm tới tiền. Bí quyết sống vui vẻ, là không bận tâm tới tiền bạc nữa. Bọn công tử, thiếu gia ăn hại sống tương đối hạnh phúc cho tới khi tiếp quản công ty cha mẹ mình, hay "trưởng thành và cảm thấy có trách nhiệm", trong khi trách nhiệm của bọn nó chỉ là hưởng thụ và phá hoại.

Bạn cũng có thể làm thế nhờ sống bám cha mẹ. Tôi luôn sống bám từ khi còn là một đứa trẻ. Tới khi chuyển sang thể chất đầu tư, tôi chẳng còn cảm xúc gì mỗi ngày. Đúng là cuộc sống đi từ xấu đến tồi tệ.

Đuổi theo sự giàu có hay hạnh phúc cũng như đuổi theo một em cún trên cánh đồng

Con đường giàu lên và hủy hoại tinh thần

Tôi mới chuyết về con đường giàu lên từ đầu tư mua nhà dành cho trung lương, và ai cũng có thể giàu lên cả. Hãy lấy một cô vợ/anh chồng ngoan hiền như cún, cùng nhau đầu tư mua nhà, sống êm ấm trong 10 năm với một mục tiêu trả hết nợ, sau đó kiếm được một đống tiền, lỡ chia tay thì mỗi người có 3 tỉ, đầu tư sinh lời 8~10%/năm, rồi nghỉ hưu bằng tiền lãi suất, có thể làm những thứ mình đam mê, lấy tiền đấy mà học đầu tư hay du lịch thế giới (bằng hàng không giá rẻ hay du lịch bụi).

Bạn tin được à? Sau 10 năm con người trở nên nhút nhát và "an cư lạc nghiệp" đến thảm thương. Chẳng dám bán nhà và hưởng thụ đâu. Một khi bạn đã vất vả kiếm tiền, bạn sẽ không dám làm gì với nó cả. Nhất là một khi đã quen trong một gia đình êm ấm, con cái đuề huề rồi, thì con người trở nên sợ hãi phải bước ra ngoài. Lúc đấy cũng già trước tuổi rồi.

Người giàu đều trở thành nô lệ của đồng tiền, đấy là cách mà cuộc sống hoạt động. Lãng phí chỉ dành cho người nghèo.

Nếu bạn lấy được cô vợ ngoan hiền, căn bản, nói thẳng ra là NAM TÍNH, không trưng diện, hẳn bạn sẽ trở nên giàu có.

Ngược lại, nếu lấy một cô vợ nữ tính thì sao, chắc chắn bạn sẽ phá sản và rồi cũng sẽ tan vỡ, vì tiền hết thì tình tan.

Thoạt nhìn thì có vẻ lấy vợ nam tính, nhan sắc dưới trung bình, tốt hơn nhiều, ít ra, là cuộc sống bớt thăng trầm hơn.

Nhưng vấn đề là, bạn không bao giờ sống trong một ẢO MỘNG ÁI TÌNH thật sự. Cái gì cũng sẽ có giá của nó. Bạn nên nhớ là mọi thứ xảy ra với bạn, là do Ý CHÍ CỦA THƯỢNG ĐẾ, bạn không thể thay đổi được. Những người không chí thú làm giàu đều dễ dàng sống trong một ảo mộng ái tình. Nếu không, chỉ e là sẽ TRĂM NĂM CÔ ĐƠN mất.

Vì nhiều tiền hủy hoại bạn hoàn toàn. Bạn chẳng biết mọi người tìm tới bạn vì bạn hay vì tiền nữa. Bạn chỉ đẹp trong mắt người yêu, và khi bạn VÔ SẢN.

Trước khi bạn quyết định LÀM GIÀU (và làm màu), hãy nhớ kỹ những nguyên tắc này. Một khi đã bán linh hồn cho quỷ (con quỷ tiền bạc khát máu), chẳng có cách nào chuộc lại cả.

Sớm muộn rồi cũng sẽ phải CHUỘC TỘI, nếu không chỉ là con đường một chiều dẫn thẳng xuống địa ngục.

Đấy là CỔ NHÂN LOẠI. Còn TÂN NHÂN LOẠI không phải chịu hình phạt về tiền bạc. Vì tân nhân loại không quan tâm tới tiền bạc. Về cơ bản, tân nhân loại không lao động và làm giàu. Cổ nhân loại đã làm thay cho họ điều đó rồi (để dẫn tới kết cục là sự diệt vong của cổ nhân loại).

Tất cả đều được viết rõ ràng trong SÁCH TỐI KÝ, viết bởi tác giả nặc danh vào Công nguyên 2020.

Cô vợ duyên dáng, đỏng đảnh và phá hoại

Bài toán vay tiền mua nhà (đầu tư) trong 10 năm

Vì sao tiền tích lũy càng ít, càng dễ mua nhà sinh lời??
(xem trong bài)

Giả định: Giá nhà tăng 4 lần trong 10 năm (chỉ với nhà, đất đô thị nơi đang đô thị hóa).
Nguyên nhân:
- Trượt giá do lạm phát => giá tăng theo bù lại
- Kinh tế tăng trưởng => giá nhà tăng theo (mọi người giàu lên)
- Đô thị hóa, tăng dân số cơ giới

Giá nhà tăng 3 ~ 5 lần là chuyện bình thường, 3 lần nếu nơi đó không phát triển mạnh, không đô thị hóa mức độ cao hơn, còn 5 lần nếu có thay đổi quy hoạch lớn, trung bình là 4 lần (tức là 15%/năm). Tối thiểu là 3 lần (11.6%/năm). Thực tế thì giá nhà đã tăng tầm 4 lần trong 10 năm qua, nên thực sự có khá nhiều huyền thoại mua nhà.

Tôi ví dụ thế này:
Gia đình bạn có ban đầu (bòn rút từ cha mẹ vv) 1 tỉ đồng.
Tổng thu nhập khoảng 35 triệu/tháng => có thể góp tầm 10 ~15 triệu/tháng.
Vay 800 triệu trong 10 năm lãi suất 10% => trả 13.3 triệu ~ 6.7 triệu/tháng (giảm dần).
Bạn lấy 1.8 tỉ đi mua nhà 1.8 tỉ.

Bạn có thể sử dụng công cụ tính tiền phải trả của TCB. Tổng phải trả là 1.2 tỉ trong 10 năm.

Sau 10 năm giá nhà là:
- Nếu tăng 2 lần: 3.6 tỉ
- Nếu tăng 3 lần (11.6%/năm): 5.4 tỉ
- Nếu tăng 4 lần (15%/năm): 7.2 tỉ

Nếu bạn gửi tiết kiệm 1 tỉ ban đầu trong 10 năm, lãi suất 8%, và 1.2 tỉ (thay vì trả ngân hàng thì gửi tiết kiệm) trong trung bình 5 năm, thì bạn kiếm bao nhiêu?

Gửi tiết kiệm 8% (1 tỉ/10 năm + 1.2 tỉ/5 năm): 3.9 tỉ

Nếu đầu tư chứng khoán, lãi suất 12% và 15% trong 10 năm thì sao:

Chứng khoán 12% (1 tỉ/10 năm, 1.2 tỉ/5 năm): 5.2 tỉ
Chứng khoán 15% (1 tỉ/10 năm, 1.2 tỉ/5 năm): 6.4 tỉ

Như vậy, mua nhà tăng giá 3 lần ngang với đầu tư chứng khoán sinh lời 12%/năm, và mua nhà tăng giá 4 lần (10 năm) tương đương với đầu tư chứng khoán sinh lời tầm 16%/năm.

Nếu bạn không thể đầu tư chứng khoán sinh lời 16% trở lên, có lẽ bạn chỉ nên đầu tư mua nhà - phải là loại nhà hay đất hiện tại hay tương lai là khu đô thị, trở thành hạt nhân của đô thị hóa, tức là nhà mà nhu cầu của những người như bạn (trung lương) luôn cao.

Nếu bạn đang có nhà ở trong đô thị, đừng bán nó, cứ đợi 10 năm sau nó sẽ tăng 4 lần. Nếu cha mẹ có nhà thì đợi tới khi bạn già và họ qua đời.

Kế hoạch là thế này: Đầu tư chứng khoán trong 2 năm 2020-2021, xem tỉ lệ sinh lời là bao nhiêu %, từ đó quyết định đầu tư chứng khoán, hay đầu tư mua nhà.

Nếu chứng khoán mà bạn sinh lời 20% trở lên, quên nhà đi. Chỉ thuê nhà thôi là được.

Chất lượng sống khác nhau: Chứng vs. nhà

Saturday, January 4, 2020

Huyền thoại mua nhà

Mua nhà chỉ với 200 triệu và thu nhập 20 triệu/tháng? Sau 8 năm nhà tăng giá 4 lần lên 3 tỉ?

Câu chuyện về Huyền Thoại Mua Nhà (HTMN) là thế này:
Cách đây 8 năm, hai vợ chồng anh (đã có con) muốn mua nhà để "an cư lạc nghiệp" nhưng chỉ có 200 triệu, được cha mẹ cho thêm 200 triệu, tổng là 400 triệu tiền mặt. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng là tầm 20 triệu/tháng. Nhờ tìm hiểu và người quen giới thiệu, anh chị nhắm được căn nhà 800 triệu, như thế vẫn thiếu 400 triệu nên vay ngân hàng 400 triệu để mua nhà. Sau 8 năm, anh HTMN trả hết nợ ngân hàng, đồng thời, căn nhà đã mua tăng giá lên 4 lần, giá hiện tại là tầm 3.2 tỉ.
Như vậy, có thể nói, anh là WINNER (勝ち組 kachigumi) đúng không nhỉ? Từ 400 triệu tiền mặt ban đầu anh chị đã biến thành căn nhà 3.2 tỉ, có thể coi là thành công, và tuyệt vời hơn là đã sở hữu nhà riêng của mình.

Trong bài này, tôi sẽ tính toán để làm rõ bài toán, để nếu bạn cần mua nhà thì có thể tham khảo. Những việc như trên thực sự là không hiếm, và bạn cũng có thể học HTMN để lập lại thành công này. Còn tùy xem ý chí, mong muốn của bạn thế nào nữa. Nhân tiện, do VN là nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa, tư bản hóa về kinh tế đang diễn ra khốc liệt, nên chắc chắn là giá nhà vẫn sẽ còn tăng theo thời gian, nên nếu định mua thì bạn cần chuẩn bị sẵn 50% tiền nhà, và nên mua sớm. Sau đó thì đi cày trả nợ. Việc này thì chắc ai cũng làm thế rồi, nhưng bài toán là thế nào?

Trường hợp trên HTMN nợ ngân hàng 400 triệu, giả sử 1 tháng trả 5 triệu (15 triệu để chi tiêu cho vợ chồng con cái) thì 8 năm trả 8 x 12 x 5 = 480 triệu, con số này là hợp lý vì ngân hàng lãi tầm 10 ~ 12%/năm.

Tuy thế, thời gian đầu nợ còn nhiều nên phải trả nhiều hơn, càng về sau nợ càng giảm nên số tiền phải trả cũng giảm đi. Tức là thời gian đầu là thời gian trả nợ kinh khủng nhất, sau đó sẽ dễ chịu dần theo thời gian. Sau 8 năm thì phải trả tầm 500 triệu, kết quả sở hữu nhà 3.2 tỉ.

Vì sao HTMN có thể mua nhà với số tiền ban đầu ít và thu nhập không phải là cao?

Trước tiên là ý chí và quyết tâm sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp. Nhưng thu nhập như vậy cũng không phải là thấp, bởi lẽ, cách đây 8 năm và tính trượt giá 6%/năm thì tương đương với tầm 25 triệu trong hiện tại. Đây là thu nhập của 2 người nên hoàn toàn khả quan.

Hiện nay một gia đình (hai người đi làm) thu nhập tổng tầm 25 ~ 30 triệu tương đối phổ biến (nhất là khi tính cả thưởng cuối năm vào). Như vậy, nếu học theo HTMN thì thực ra ai cũng có thể mua nhà, với điều kiện sau:

Cá nhân doanh nghiệp

Vì sao "kim tứ đồ" và tháp nhu cầu chỉ là ảo mộng?

Dạo này có mốt thịnh hành là "kim tứ đồ" (người đề xướng là ông , tức là chia ra làm 4 loại người sau:


Nghe thì hợp lý nhưng tôi cho là giống như tháp nhu cầu Ma Đồ Lâu:


Đây chỉ là LÝ THUYẾT và không hữu dụng mấy trong thực tế. Bởi lẽ một người cũng thường vừa làm công, vừa làm chủ, vừa làm tư và cũng vừa đầu tư. Cũng như nhu cầu của con người là vô hạn, và con người (cựu nhân loại) dành cả đời để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Đây là những sơ đồ mang tính SIÊU HÌNH, dùng cho mục đích giải thích học thuật thì được, còn đem ra áp dụng đại trà thì rất khó, khác gì áp dụng chủ nghĩa cộng đồng để đi đến cuộc sống ấm no: Mãi mãi không tới được cuộc sống sung túc, mà còn quay lại xã hội hà khắc kiểu phong kiến.

Bạn không bao giờ chỉ đi làm công. Chắc chắn bạn đang làm tư và làm chủ doanh nghiệp: Bạn làm chủ doanh nghiệp cá nhân. Ngay cả khi bạn làm chủ một doanh nghiệp thật sự, bạn vẫn đi làm công: Bạn làm công cho khách hàng.

Còn đầu tư thì rõ ràng là đang trục lợi từ tất cả mọi người, và bạn vẫn phải bán thời gian, sức khỏe chứ sao? Ít ra là trong thời gian "học" cách đầu tư, bạn sẽ phải bán tương đối thời gian, sức khỏe đấy.

Đối với tôi thì những thứ này là vô ích, vô dụng.

Tóm lại những thứ này tồn tại là vì LÒNG THAM:

Kim tứ đồ: Lòng tham vật chất.
Tháp nhu cầu: Lòng tham hạnh phúc.

Càng theo đuổi vật chất và hạnh phúc thì càng khó đạt được hơn, vì con người không được thiết kế để thịnh vượng hay hạnh phúc, họ được thiết kế để xây dựng cộng đồng. Chỉ một số ít hạnh phúc nhờ tẩy não được người khác, chúng ta gọi là tư bản. Những sơ đồ kiểu này chỉ là một dạng ảo mộng hứa hẹn với mọi phần tử trong ma trận rằng, cứ miệt mài làm việc, leo từng bước một, thỏa mãn từng nhu cầu một, rồi sẽ có ngày được như những người thành công và hạnh phúc.

Còn lâu nhé!

Ngay cả người đề xướng kim tứ đồ, ông Lã Bạt, cũng giàu lên không phải nhờ bố giàu, mà thực ra là nhờ nền tảng mà bố nghèo (là một trung lương!) tạo dựng cho. Quan trọng hơn, là đất nước mà ông ấy sống nữa. Nhờ có nền tảng tri thức của bố nghèo mà ông ấy mới đề xướng ra "kim tứ đồ" này. Nhưng chẳng phải nó là hiển nhiên hay sao? Thực ra nó chẳng áp dụng được vào đâu cả.

Cá nhân doanh nghiệp

Friday, January 3, 2020

Hành động vì môi trường 2020

Không cần mua sản phẩm môi trường!

Đúng ra, ĐỪNG mua sản phẩm môi trường, vì sản phẩm môi trường không thật sự vì môi trường. Gồm cả túi môi trường, các loại li cốc, ống hút tự nhiên (cỏ, giấy vv) hay vĩnh cửu (inox vv).

Tôi đã bắt đầu hành động từ cuối năm 2019 và chúng ta có thể cùng làm vào năm 2020, bằng cách hạn chế sử dụng túi ni lông, chỉ nên sử dụng túi tự hủy sinh học.

1. Sử dụng lại túi ni lông thay vì túi môi trường

Bước đầu tiên là sử dụng lại túi ni lông khi đi siêu thị, đi chợ. Tôi không dùng túi môi trường mà dùng túi ni lông nhưng dùng đi dùng lại, đi chợ mang theo 2 - 3 túi. Nếu dơ sẽ rửa đi phơi khô và sử dụng lại vào hôm sau. Tôi không nhận túi ni lông từ siêu thị nữa.

Như thế, một túi ni lông có thể sử dụng về lâu dài, cho tới khi nó rách đi. Ngoài ra, ở nhà cũng không phát sinh rác thải ni lông quá nhiều.

2. Dùng túi rác tự hủy sinh học và phân loại rác

Túi rác thì dùng loại túi lớn và loại dùng cho túi rác, tức là dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên.

Phân loại rác như người Nhật:
- Rác hữu cơ => vứt bình thường
- Rác tài nguyên (chai lọ) => để riêng cho bà ve chai
- Rác ni lông => bỏ túi riêng, khi nào đầy thì vứt là tài nguyên
- Giấy như hóa đơn, vỏ hộp giấy => để riêng cho bà ve chai
- Rác nguy hiểm như đinh ghim (hạn chế tối đa), pin thải bỏ => cho vào hộp riêng, khi nào biết chỗ xử lý thì mang tới đó (cơ bản là lưu trữ ở nhà)

Ở nhà thì tôi lưu trữ các loại giấy vào một bao riêng, các loại plastic vào bao riêng, khi nào đầy (vài tháng) thì vứt một lần cho người thu gom ve chai. Đôi khi cũng phải RỬA RÁC một tí, rồi phơi khô cho nó sạch, để phân loại hiệu quả.

Tôi đã áp dụng việc tự mang túi ni lông đi siêu thị và thấy cực kỳ tốt, không còn phát sinh thêm túi nữa. Thậm chí cả túi tự hủy sinh học (loại đựng thực phẩm) tôi cũng mang theo để mua thịt, cá vv.

Trong năm 2020 thì sẽ triệt để phân loại rác hơn nữa (vì thú thật là 2019 tôi vứt đại trà kệ mấy người thu gom rác tự xử lý).

3. Cách vứt dầu ăn

Không nên đổ trực tiếp xuống bồn rửa, vì chẳng mấy chốc sẽ đóng cặn và tắc ống (nhất là xứ lạnh như Nhật là cấm). Hãy học cách vứt dầu ăn của người Nhật:

Lấy giấy báo thấm dầu ăn, rồi bỏ vào hộp sữa rỗng, hay túi ni lông. Vì dầu ăn có thể tự phát hỏa trời nóng nên đổ thêm một ít nước, rồi vứt làm rác cháy.

Bạn ở Nhật thì có thể tra cách vứt dầu ăn 油の捨て方 chẳng hạn.

Tư bản môi trường và sản phẩm môi trường