Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, January 25, 2020

Sức mạnh MATOMEGAI

Trong bài trước (Rewind) tôi đã đề cập đến TỐI THIỂU HÓA HOẠT ĐỘNG (ACTIVITY MINIMALISM), một trong những cách hữu hiệu là bắt trước "matomegai" của người Nhật. Matomegai (まとめ買い) là cách mua hàng một lần cho nhiều ngày, tức là mua gộp một lần cho tiết kiệm công sức. Thực ra thì người Mỹ hay phương tây làm điều này lâu rồi, vì họ bận (xã hội công nghiệp), nhà lại xa siêu thị, nên họ mua đồ cho cả mấy tuần về trữ tủ lạnh. Người Nhật thì muốn ăn đồ tươi nên có xu hướng đi chợ mỗi ngày, không như người Mỹ có thể ăn đồ đông lạnh. Người VN lại càng muốn ăn đồ tươi và "cơm nóng canh ngọt", nên tốn khá nhiều thời gian đi chợ và nấu ăn.

Để sống thư thái và có thời gian đầu tư, bắt buộc phải giảm thời gian đi chợ nấu ăn xuống. Việc đi chợ và nấu ăn thường xuyên có thể giúp giảm đáng kể tiền ăn, nhưng lại không giúp ích cho việc kiếm tiền. Do đó, để nâng cao hiệu suất cày tiền và đầu tư thì phải tối thiểu các hoạt động cần thiết nhưng ít sinh lời.

Matomegai giúp chúng ta điều đó. Nếu không tốn thời gian đi chợ, hay đi ăn hàng (thường mất công đi và chờ lâu), chúng ta sẽ mua gộp một lần cho cả tuần, rồi nấu ăn đơn giản ở nhà. Khi nào thật rảnh rỗi thì sẽ đi ăn nhà hàng sang chảnh sau (cũng tốn khá nhiều thời gian nên phải thật thư thái và có ý nghĩa).

Để học cách chi tiết thì bạn chỉ cần lên mạng tra "mẹo matomegai" (まとめ買いのコツ) thì chắc chắn là đầy.

Có khả năng "arenji" (アレンジ = arrange)

Khi bạn matomegai thực phẩm vv, nhiều khả năng là tới những ngày cuối sẽ thiếu cái này, thừa cái kia. Nếu bạn lại tốn thời gian đi chợ thì cũng dở hơi, vứt đồ ăn đi thì càng dở hơi (tuyệt đối không làm), nên tốt nhất là phải có khả năng tận dụng nguyên liệu đang có chế lại thành món mới, gọi là "arenji".

Như thế, não (trái) bạn sẽ hoạt động khá nhiều và bạn sẽ có khả năng sáng tạo. Tuy rằng sống như thế thì không phải là "vô não" (brainless) và hơi "khổ não" nhưng từ từ khi bạn có kinh nghiệm mua kiểu matomegai, và có khả năng sáng tạo để "arenji" thì bạn sẽ vẫn đạt tới cảnh giới vô não.

Cũng như khi bạn bắt đầu ghi sổ chi tiêu (家計簿 kakeibo), có thể rất khó khăn, và nhìn có vẻ vô ích. Nhưng làm việc "vô ích" này một năm bạn sẽ thấy được sự lãng phí của mình, từ đó tiết kiệm được tới 20~ 40% là chuyện thường. Tôi tiết kiệm được 25% chi phí hàng tháng, trong khi tiền nhà vẫn khá cao. Từ năm nay tôi chuyển sang chỗ rẻ hơn để giảm bớt tiền nhà xuống (giảm cả diện tích để đỡ phải dọn nhiều ← do đã giảm bớt đồ đạc đi rồi).

Mục tiêu là tiết kiệm được 40% so với khi chưa ghi kakeibo.

Mục tiêu matomegai

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả maromegai là gì?
1. Số lần đi chợ giảm được
2. Số tiền đi chợ không tăng lên (có thể giảm đi?)
3. Thời gian sinh ra thêm để làm việc khác

Chỉ tiêu số 3 là thời gian sinh ra thêm để làm việc khác thì có thể lấy chỉ tiêu 1 (số lần đi chợ giảm đi được) nhân với thời gian trung bình một lần đi chợ, nên cần phải có đồng hồ đo.

Sau khi tối ưu hóa matomegai, chúng ta sẽ tối ưu hóa thời gian nấu nướng, rửa chén bát. Dù sao thì tôi toàn nấu món đơn giản không quá 15 phút (tôi tránh hầm thịt lâu), nên thời gian nấu nướng cũng không nhiều lắm. Nhưng đã TỐI GIẢN HÓA HOẠT ĐỘNG thì vẫn nên hiển thị hóa nó lên, để thấy được DÒNG THỜI GIAN, từ đó sẽ tối ưu hóa tổng thể để đạt được mức độ thư thái cao nhất.

Làm gì cũng "matome" để có lợi ích kép

Ví dụ mua thứ không thiết yếu thì "tiện đường" mới đi mua, còn không thì thôi. Như thế đỡ tốn công. Các thứ không thiết yếu thì chỉ lên danh sách vào note trong điện thoại, khi nào đủ hoặc tiện thì mua. Các hoạt động khác cũng nên "matome" lại và đảm bảo phải có lợi ích kép (một mũi tên trúng hai con chim, một viên đá trúng hai quả khế) thì hãy làm.

Tôi ví dụ tháng trước ngày nào tôi cũng đạp xe đi dạo, nhưng như thế không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn tốn sức, về nhà không làm được gì thêm (tuy ngủ ngon), do đó, tôi không đạp xe chỉ đi dạo, mà kết hợp việc khác như mua đồ vv. Hoặc là giảm số lần xuống, để tiết kiệm thời gian. Nếu matome việc đạp xe thì có khi tuần đạp xe 2 lần đi nơi xa xa một chút có thể hợp lý hơn.
-mark-

No comments:

Post a Comment