Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, January 31, 2018

Vì sao con người có thể thay đổi cuộc đời?

Con người về cơ bản là sợ thay đổi và sợ là đúng thôi. Nhưng con người có thể thay đổi ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Dù bạn là ai, thất bại cỡ nào, từ khi bạn mong muốn thay đổi là bạn đã thay đổi rồi. Làm sao để con người có thể thay đổi? Tôi chế ra sơ đồ này, không đảm bảo đúng và cũng không chịu trách nhiệm.


Để đề phòng bạn muốn thay đổi thôi. Tôi thay đổi cuộc đời khá nhiều lần, đa phần đều xấu đi nhưng cũng vui mà.

Thực sự, ai cũng có thể thay đổi. Làm sao tìm ra cách ít phải trả giá nhất là được.

Để thay đổi thì cần có DANH DỰ. Từ đó có khả năng chịu đựng nghịch cảnh và nỗi đau khôn xiết. Không thể hơi chút thất bại là quay về nhà tìm sự an ủi được. Nếu không có tính tự lập mà dựa dẫm vào người khác thì khó có thể thay đổi được gì nhiều. Vì vẫn là HOÀN CẢNH cũ, sẽ kéo bạn lại cuộc đời cũ rất nhanh.

Muốn thay đổi cuộc đời phải thay đổi hoàn cảnh. Bạn phải thay đổi cả các mối quan hệ. Không ai muốn bạn thay đổi cả, vì họ sợ mất bạn trong thế giới của họ. Vì:
- Họ quý bạn thật lòng
- Họ sợ mất mát công sức đã đầu tư cho mối quan hệ với bạn
- Lý do khác

Họ sẽ kéo bạn lại cuộc sống cũ, bằng một mớ bòng bong. Nhưng bạn MUỐN THAY ĐỔI mà đúng không nhỉ.

Quy tắc cũ rích: Chơi với người không hạnh phúc sẽ không hạnh phúc, chơi với người đau khổ sẽ đau khổ.

Đại đa số mọi người thất bại trong việc thay đổi vì họ vẫn muốn các mối quan hệ phải như cũ. Vì họ cô đơn, vì họ không chịu được cô độc vv.

Ghi nhớ thế này: Nếu bạn thay đổi, bạn là con người mới. Bạn không thể giữ mối quan hệ cũ như "những ngày xưa thân ái" được.

Tốt nhất là đừng thay đổi nếu không giác ngộ được điều này. Vì nếu bạn thay đổi và thất bại, rồi quay lại thế giới cũ (trong vòng tay cha mẹ vv), không ai còn tôn trọng bạn được nữa. Bạn không thể ngẩng cao đầu mà sống được.

Đừng bao giờ cố tắm hai lần trên cùng một dòng sông! Dở hơi và tốn thời gian thôi.

Vì thế điều quan trọng là DANH DỰ và:

Khả năng chịu nỗi đau khôn xiết

Mỗi buổi sáng thức dậy hãy tự hỏi bản thân xem hôm nay đã sẵn sàng chịu nỗi đau khôn xiết chưa. Nếu chưa hãy luyện tập để đạt được nó.

"Việc quái gì tôi phải chịu khổ? Chẳng phải sống là để hưởng thụ hay sao?"

Tôi chẳng hiểu sao sống lại là để hưởng thụ trong khi tôi hoàn toàn KHÔNG XỨNG ĐÁNG? Có thể là bạn xứng đáng. Mỗi người có một số phận, và quan trọng là VUI VẺ CHẤP NHẬN thôi.

Ở đây tôi chỉ muốn nói tới SỰ THAY ĐỔI và làm thế nào thể thay đổi một cách chắc ăn.

Khả năng chịu đựng nỗi đau là để có thể SỐNG TỰ DO, từ đó có thể lựa chọn cuộc đời mà bạn mong muốn.

Có nỗi đau nào lớn hơn cái chết lãng xẹt đâu. Nhưng TÔI CHỊU ĐƯỢC.
Mark

Monday, January 29, 2018

Phức cảm tự ti dân tộc

Mặc cảm tự ti dân tộc hay phức cảm tự ti dân tộc (national inferiority complex) (gọi tắt là PCTTDT) thường là do sự cảm nhận dân tộc mình thua kém dân tộc khác, rất thường gặp ở du học sinh hay người đi lao động ở nước ngoài.

PCTTDT thường sẽ thể hiện ra thành "lòng tự hào dân tộc" (LTHDT): Để xoa dịu PCTTDT thì phải chịu khó tìm thứ tốt để tự hào về dân tộc mình.

Thường thì PCTTDT và LTHDT chỉ là một: Người không bị PCTTDT thì cũng không cần LTHDT làm gì. Vì thật ra thì bản chất con người là như nhau thôi, không cần phân biệt dân tộc, trừ việc cùng ngôn ngữ thì giao tiếp dễ hơn.

Du học sinh rất dễ bị PCTTDT

"Nước người ta thì ..., nước mình thì ..., dân người ta thì ... dân mình thì ...."

Có sự so sánh nên thấy ngay được sự thua kém. Người hay đi du lịch nước ngoài, người đi lao động ở nước ngoài cũng dễ bị PCTTDT vì lý do này.

Hậu quả là thay vì học tập thì mải kiếm ưu điểm của dân tộc để tự hào dân tộc nhằm xoa dịu PCTTDT. Việc này rất mất thời gian. Vì quả thực kiếm ưu điểm là tương đối khó. Mở báo ra là toàn chuyện trộm cắp, tư lợi, đánh người, vv. Người tốt việc tốt là tương đối hiếm, cùng lắm là nhặt được trả lại của rơi, mà nói chuyện này ở nước ngoài thì lại thành trò cười vì ở nước ngoài chỉ là chuyện bình thường thôi.

Người giàu càng dễ PCTTDT

Vì họ ra nước ngoài hay tiếp xúc người nước ngoài văn minh nhiều hơn. Hơn nữa, họ thường bị PHỨC CẢM TỰ TÔN NGƯỜI GIÀU, tức ảo giác thái quá về tài năng của bản thân.

Vì sao họ "tài giỏi" ngời ngời như thế mà dân tộc họ lại kém vậy? Vì thế họ bị PCTTDT.

Đặc điểm của PCTTDT

Mất nhiều thời gian để tìm điểm tự hào để thể hiện LTHDT. Vì mất thời gian nên tốn công sức và thường là THẤT VỌNG VỀ DÂN TỘC, lại giúp gia tăng PCTTDT. Vì dân tộc họ vẫn thế: Vẫn ra nước ngoài trộm cắp và hành xử văn hóa thấp. Không có thì thay đổi cả.

Ngoài ra, bị PCTTDT thì thường kém hạnh phúc hơn. Không hiểu vì sao bản thân "tốt đẹp" thế này mà dân tộc lại như thế kia.

Cảm giác PCTTDT là không dễ chịu. Do đó, để xoa dịu cảm giác này thì phải dựa vào LTHDT: Tìm bất cứ thứ gì để tự hào. Thường sẽ dẫn tới hiện tượng LÊN ĐỒNG TẬP THỂ.

Đây chỉ là chữa phần ngọn: PCTTDT sẽ quay trở lại. Vì dân tộc vẫn thua kém, và không có cách nào thay đổi được.

Tóm lại, càng THDT thì nhiều khả năng là bị PCTTDT.

Không cần thiết phải PCTTDT

Hãy hoàn thiện nhân cách để trở thành con người đích thực. Nếu bạn là CON NGƯỜI ĐÍCH THỰC thì không cần bị PCTTDT, hay các loại phức cảm tự ti nói chung.

Cách thực hành:
- Không sống kiểu tư lợi
- Coi trọng danh dự, biết xấu hổ, có lòng tự trọng
- Tôn trọng sự thật

Kiểu người tư lợi chỉ biết lợi ích của bản thân, hay kiểu người không tôn trọng sự thật (coi bản thân luôn đúng, người khác luôn sai) thì xác suất cao là sẽ bị PCTTDT và nhiều loại PCTT khác nữa.

PCTTDT thường dẫn tới nhiều đau khổ khác nữa vì khả năng nhận thức hạn chế.
PCTTDT thường dẫn tới tự hào vì những thứ vớ vẩn mà người khác (dân tộc khác) đã làm được từ lâu hoặc không cần làm vẫn đạt được (ví dụ giành độc lập nhờ sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân và các đế quốc choảng nhau chí tử.)

Để tránh PCTTDT thì phải học lịch sử một cách đúng đắn và tôn trọng sự thật.
Mark

Thursday, January 25, 2018

Vì sao con người sợ thay đổi?

Có cả tên khoa học cho hội chứng sợ thay đổi gọi là "Fear of Change Phobia – Metathesiophobia". Con người về cơ bản là sợ thay đổi. Mặc dù có thể là họ MUỐN thay đổi.

Ở VN có rất nhiều người béo phì hay ốm yếu nhưng lại rất lười thể dục. Ai cũng biết thể dục thể thao tốt cho sức khỏe nhưng chẳng ai kiên trì tập luyện cả.

Mọi người sợ thay đổi là đúng. Vì THAY ĐỔI đồng nghĩa với ĐAU ĐỚN. Ngoài ra còn cần ý chí và sự kiên trì nữa. Muốn thay đổi thì phải chấp nhận trả giá, thậm chí là nỗi đau đớn khôn xiết.

Tôi lấy ví dụ việc chạy 2018. Chạy 2 tiếng mỗi tuần sẽ giúp sống lâu hơn và thân thể khỏe mạnh hơn, chất lượng sống tốt hơn, nhưng số người duy trì được rất ít. Việc chạy thật ra là việc đơn giản nhưng nhiều người (buộc phải) bỏ cuộc sau một thời gian. Trước hết là vì họ chạy không đúng kỹ thuật nên cơ thể bị suy kiệt và/hoặc bị chấn thương chân. Sau đó là vì việc chạy mỗi ngày thật sự là đau đớn.

Hôm thì mắt cá đau, hôm thì đau gót chân, hôm thì đau xương. Có cả tỉ lý do để bỏ cuộc. Thực sự tôi trải qua tất cả nhưng vẫn không bỏ cuộc. Vì muốn thay đổi thì phải chịu đau đớn khôn xiết mới có thể thay đổi được.

"Sách vở không phải là tri thức, chỉ có trải nghiệm mới là tri thức"

Khi bạn bắt đầu chạy mỗi ngày, sẽ rất nhiều vấn đề xảy ra. Sự thay đổi là rất khó khăn. Nhất là khi bạn quyết định chạy từ nay tới ... cuối đời. Chân bạn phản đối, thời gian lịch trình của bạn phản đối. Chỉ có ý chí để duy trì việc chạy mỗi ngày mà thôi.

Không phải đọc sách về cách chạy đúng là mọi chuyện sẽ dễ dàng. Vì sách vở không phải là kiến thức mà KINH NGHIỆM mới là kiến thức. Bằng việc thực hành, bạn mới tìm ra chân lý để chạy mà không mệt, không chấn thương, có thể chạy mỗi ngày một cách vui vẻ lâu dài.

Hãy tưởng tượng bạn phải hành quân tầm 40 - 60 km/ngày khi có chiến tranh, bạn sẽ không thể kiệt sức hay chấn thương. Nếu không xác suất mất mạng sẽ khá cao. Bạn phải chạy như thể bạn đang hành quân thì mới có thể duy trì lâu dài được.

THAY ĐỔI sẽ dẫn tới việc phải TRẢ GIÁ cho sự thay đổi đó. Không ai muốn trả giá, không ai muốn đau đớn, vì thế không ai muốn thay đổi.

Từ lúc quyết định chạy, tôi đau đớn về chân.
Từ lúc thay đổi cách gõ tiếng Việt, tốc độ gõ chậm hẳn và đau cả đầu.
Từ lúc thay đổi lịch trình làm việc mỗi ngày (đúng ra là đặt ra mới), ngày nào tôi cũng mệt mỏi.

Vậy vì sao phải thay đổi?

Chả có lý do gì cả. Nhưng tôi không muốn bị mắc kẹt trong ma trận cũ hay thời gian cũ. Đến lúc phải thay đổi thì nên tự giác thay đổi thôi. Nếu không tương lai có thể gặp rắc rối và cuộc sống sẽ không phấn khích nữa.

Ngoài ra, không thể sống trong sợ hãi. Nỗi sợ đau đớn cũng là sự sợ hãi kéo cuộc đời xuống bùn đen.

Tất nhiên là đừng có đột nhiên thay đổi lớn. Vì thay đổi lớn sẽ dẫn tới đau đớn lớn, có thể phá hoại con người và cuộc sống.

Phương châm để thay đổi là: NGHĨ LỚN LÀM NHỎ SỐNG LI TI CHẾT KHÔNG ĐỂ LẠI GÌ.

Nỗi sợ khi sắp du học

Chắc nhiều bạn trải qua nỗi sợ này. Vì đây rõ ràng là sự thay đổi quá lớn lao. Có tỉ thứ khiến bạn sợ hãi tới nỗi muốn bỏ luôn việc du học. Cho dù có an ủi thế nào thì cũng vậy thôi. Lời động viên còn thường không đúng sự thật. Cách tốt nhất để chống lại nỗi sợ là đối mặt với nó, tức là đi du học.

Đây cũng là trải nghiệm: Đối mặt và bước thẳng vào trong nỗi sợ hãi. Người DẤN THÂN TRẢI NGHIỆM mới là người có TRI THỨC, chứ không phải người ngồi nhà đọc sách thánh hiền rồi chỉ suy nghĩ và tưởng tượng.

Thật ra thì, bên ngoài chẳng có nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ bên trong chính con người bạn.

Nhân tiện, ai chẳng sợ thay đổi. Điều quan trọng lại là Ý CHÍ và SỰ TỰ GIÁC.
Mark

Tuesday, January 23, 2018

Lớp luyện thi đại học tại trường Arc Academy

Lớp đặc biệt luyện thi đại học tại ARC ACADEMY (TOKYO)
Lớp đặc biệt luyện thi đại học là lớp có mục đích nhắm tới việc học lên các trường đại học khó và nổi tiếng như đại học quốc lập, công lập, Waseda, Keio, Sophia, nhóm GMARCH (Gakushuin, Meiji, Aoyama Gakuin, Rikyo, Chuo, Hosei). Lớp bồi dưỡng năng lực tiếng Nhật cần thiết cho việc đi thi thông qua “Luyện thi EJU”, “Luyện đề thi đại học các năm trước đây”, “Luyện thi phỏng vấn” vv.Ngoài ra, thông qua “Hội thoại campus”, “Viết báo cáo”, “Cách nghe giảng đại học”, lớp bồi dưỡng kỹ năng và năng lực tư duy cần thiết để theo học đại học.
>>Thông tin và học phí Arc Academy (Tokyo, Osaka, Kyoto)

ĐẶC TRƯNG CỦA LỚP ĐẶC BIỆT THI ĐẠI HỌC ARC ACADEMY
Đặc trưng 1
Chương trình học độc đáo hướng tới thi đậu đại học khó của Nhật Bản
Đặc trưng 2
Đào tạo kỹ năng cần thiết để theo học đại học
Đặc trưng 3
Hỗ trợ học hán tự N1 tại giờ học tập tự chủ
Đặc trưng 4
Thời gian học tập cá nhân thì thực hiện luyện thi đại học tương ứng mục tiêu và tình hình mỗi người
Đặc trưng 5
Hỗ trợ học lên cao bằng tư vấn riêng biệt
Đặc trưng 6
Môi trường học tập các bạn cùng lớp có cùng mục tiêu cao

Thành tích học lên đại học 2016: Tokyo Metropolitan University, Waseda, Keio, Sophia, Aoyama Gakuin, Rikkyo, Meiji, Hosei, Gakushuin, Nihon University, Toyo University, Komazawa, Kansai University, Doshisha vv
首都大学東京、早稲田大学、慶応義塾大学、上智大学、青山学院大学、立教大学、明治大学、法政大学、学習院大学、日本大学、東海大学、東洋大学、駒澤大学、関西大学、同志社大学 等

Giờ thảo luận. Hình ảnh: Arc Academy.

Thông tin lớp học & tuyển sinh
Hiệu xá: Tokyo
Thời gian nhập học: Tháng 4 (tháng 7 cũng xem xét)
Thời gian học: 1 năm
Thời gian lớp học: Thứ Hai ~ Sáu 9:15~12:30 hoặc 13:00~17:30
Điều kiện đăng ký: EJU môn tiếng Nhật 250 điểm trở lên or có JLPT N2 or trình độ tương đương (bài test đầu vào)
Thi tuyển: Thi viết tiếng Nhật (nếu không có EJU 250 hoặc N2) + Thi viết luận (400 chữ) + Phỏng vấn
Số học sinh tối đa: 20 người

Nội dung và lịch trình học tập (1 năm)
Học kỳ
Nội dung chính
Lịch thi
Kỳ tháng 4
Tháng 4~6
- Luyện thi EJU lần 1
- Bồi dưỡng tiếng Nhật cơ bản để thi đại học
- Tìm kiếm ngành phù hợp bản thân
- Tìm và chọn trường
Tháng 6: Thi EJU lần 1
Open campus bắt đầu (tham quan đại học)
Tháng 7: Thi JLPT lần 1
Tháng 8: Bắt đầu nộp hồ sơ đại học tư lập
Tháng 10: Thi đại học tư lập
Tháng 11: Thi EJU lần 2
Tháng 12: Thi JLPT lần 2
 Bắt đầu nộp hồ sơ đại học quốc lập, công lập
Tháng 2: Thi đại học quốc lập, công lập
Kỳ tháng 7
Tháng 7~9
- Nâng cao năng lực tiếng Nhật cho thi đại học
- Tiểu luận (căn bản)
- Cách viết lý do nộp đơn đại học
Kỳ tháng 10
Tháng 10~12
- Luyện thi EJU lần 2
- Luyện thi JLPT
- Viết lý do nộp đơn và luyện phỏng vấn
Kỳ tháng 1
Tháng 1~3
- Hoàn thiện kỹ năng thi đại học
- Viết lý do nộp đơn và luyện phỏng vấn
- Thực hành trước việc học tại đại học
- Tập viết báo cáo tại đại học

Thời khóa biểu ví dụ
Tiết
Time
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
0
8:459:15
Học tập tự giác: Hán tự N1
1
9:1510:45
Phát âm
2
Tiếng Nhật EJU
Luyện đề thi cũ
Tiếng Nhật EJU
Tư duy logic
Tiếng Nhật EJU
Luyện phỏng vấn
Chiến lược đọc hiểu
3
11:0012:30
Đọc hiểu
(Đọc kỹ)
Đọc hiểu
(Đọc kỹ)
Tìm hiểu xã hội Nhật Bản
(môn tổng hợp cơ bản)
Tiểu luận
4
5
12:3013:15
Học tập riêng biệt

Đăng ký tư vấn du học tại trường Nhật ngữ Arc Academy: Email tới i@saromalang.com hoặc điền form đăng ký tư vấn du học.

Tham khảo: Bộ sách học từ vựng tiếng Nhật của Arc Academy

Lộ trình học
Số từ vựng tiếng Nhật
Hết sách N5
1,000
Hết sách N4
2,500
Hết sách N3
4,500
Hết sách N2
7,000
Hết sách N1
10,000

Monday, January 22, 2018

Tìm ngành học đại học phù hợp với bản thân

Tìm ngành học đại học phù hợp với cá tính, sở thích của bản thân
Để định hướng tốt hơn cho việc du học Nhật Bản và con đường học vấn của bản thân.
Kiểm tra ngành học phù hợp với bản thân:
>>https://www.jpss.jp/vi/academic/ (trang Japan Study Support)
Gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm.

Danh sách ngành học tại đại học
Nhóm ngành
Ngành học
Ngành khoa học xã hội
- Văn học
- Ngôn ngữ học
- Pháp luật
- Kinh tế, kinh doanh, thương mại
- Xã hội học
- Quan hệ quốc tế
Ngành khoa học tự nhiên
- Điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe
- Ngành y, nha khoa
- Dược
- Khoa học tự nhiên
- Kỹ thuật (công học)
- Nông nghiệp (gồm thủy sản)
Ngành tổng hợp (tự nhiên & xã hội)
- Đào tạo giảng viên, giáo dục
- Khoa học đời sống
- Nghệ thuật
- Khoa học tổng hợp

Các chuyên ngành trong ngành khoa học xã hội
Ngành khoa học xã hội
Chuyên ngành
Văn học
Văn học Nhật Bản
Văn học nước ngoài
Địa lý
Triết học, Lý luận học, Tôn giáo
Tâm lý học
Văn hóa
Lịch sử
Khảo cổ học, Tài sản văn hóa
Ngôn ngữ học
Ngoại ngữ: Ngôn ngữ các nước (trừ tiếng Nhật)
Tiếng Nhật
Ngôn ngữ học
Pháp luật
Pháp luật
Chính trị học
Kinh tế, kinh doanh, thương mại
Kinh tế học (nghiên cứu bản chất kinh tế, tiền tệ)
Kinh doanh, Thương mại (áp dụng những lý luận kinh tế học vào kinh doanh và thương mại)
Thông tin kinh doanh (áp dụng thông tin trong kinh doanh)
Xã hội học
Xã hội học
Phúc lợi xã hội
Du lịch
Truyền thông
Quan hệ quốc tế
Quan hệ quốc tế (quan hệ giữa các quốc gia, văn hóa quốc gia vv)

Các chuyên ngành trong ngành khoa học tự nhiên
Ngành khoa học tự nhiên
Chuyên ngành
Điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe
Y tá, hộ lý
Kỹ thuật y tế
Bảo vệ chăm sóc sức khỏe
Thể dục thể thao, khoa học sức khỏe
Ngành y, nha khoa
Y học
Nha học
Dược
Dược học
Khoa học tự nhiên
Toán học
Vật lý học
Hóa học
Sinh vật học
Khoa học địa cầu
Khoa học thông tin
Khoa học tự nhiên tổng hợp (nghiên cứu sự liên quan của các ngành khoa học tự nhiên)
Khoa học tự nhiên
Kỹ thuật cơ khí
Điện, Điện tử, Công nghệ truyền thông
Công nghệ thông tin
Kiến trúc, Xây dựng, Môi trường
Hóa học ứng dụng
Vật lý ứng dụng
Công nghệ tài nguyên, Năng lượng
Kim loại, Vật liệu
Thương thuyền (kỹ thuật vận tải dường biển)
Công nghệ tàu thuyền, hải dương học
Hàng không vũ trụ
Kỹ thuật ứng dụng trong kinh doanh (công nghệ kinh doanh)
Công nghệ sinh học
Thiết kế công nghiệp
Nông nghiệp (gồm thủy sản)
Nông học
Khoa học lâm nghiệp
Hóa học nông nghiệp
Công nghệ nông nghiệp
Thú y
Kinh tế nông nghiệp
Thủy sản
Chăn nuôi

Các chuyên ngành trong ngành tổng hợp (tự nhiên & xã hội)
Ngành tổng hợp
Chuyên ngành
Đào tạo giảng viên, giáo dục
Hệ đào tạo giảng viên
Ngành giáo dục khác
Giáo dục học
Khoa học đời sống
Khoa học đời sống
Thực phẩm, Dinh dưỡng học
Thời trang
Mầm non
Nhà ở
Nghệ thuật
Mỹ thuật, Thiết kế
Lý luận nghệ thuật
Âm nhạc
Ngành nghệ thuật khác
Khoa học tổng hợp
Khoa học con người
Thông tin tổng hợp
Khoa học tổng hợp

Nguồn tham khảo: Japan Study Support
https://www.jpss.jp/vi/academic/list/#ac9

Friday, January 19, 2018

Lớp luyện thi đại học danh tiếng Nhật Bản tại Học viện giáo dục quốc tế Aoyama

Đây là nội dung lớp luyện thi đại học tại Aoyama International Education Institute - một địa chỉ uy tín để học tiếng Nhật và luyện thi đại học cho các bạn du học sinh Việt Nam tại Tokyo.
>>Thông tin trường tại Nisshinkyo

*Các nội dung tại đây là trích từ homepage của trường.

Mục đích: Đỗ đại học quốc lập, đại học tư lập danh tiếng.

Thời gian học: 1 năm, từ tháng 4 ~ tháng 3
Học phí: 50,000 yen
Số người tối đa: 16 người/lớp
Giờ học: 9:00 ~ 12:30

THẾ MẠNH
Tỷ lệ thi lên đại học hơn 90%, trong đó nhiều học viên đậu vào các trường đại học công lập, các trường đại học dân lập nổi tiếng. Trường cũng tự hào về điểm bình quân các kỳ thi Du học sinh (EJU) trên 300 điểm, số học viên đậu 1kyu, 2kyu (JLPT) trên 70%, và năng lực tiếng Nhật của học viên khá cao.

[Quan trọng] Ước lượng thành tích để đậu các đại học danh tiếng Nhật Bản

Thursday, January 18, 2018

Nội dung buổi học làm web


Đầu tiên chế một file index.html ví dụ trong thư mục /dic trên localhost của bạn:
<html lang="ja">
<head>
<meta charset="UTF-8" />
<title>Yurica Dictionary</title>
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="style.css">
</head>
    <body>
        <div class="main">
            <div class="wrapper" style="text-align:center;">
                <img src="img/logo.png" alt="logo"><br /><br />
                <form action="look.php">
                  <input type="text" name="mylook" size="50"><br><br>
                  <input type="submit" value="Look Up">
                </form>
                <br>
                <br><span style="font-family:arial;">Phương Mai Từ Điển</span> 芳梅辞典 ★ ユリカ辞書 Yurica Jisho. Beta Version
            </div>
        </div>
    </body>
</html>

 Nội dung file style.css chỉ để căn chỉnh cho đẹp:
html, body {
    height: 100%;
    font-family: "Arial", Courier, Serif, Meiryo, メイリオ, MS Mincho, MS 明朝;
}
.main {
    height: 100%;
    width: 100%;
    display: table;
}
.wrapper {
    display: table-cell;
    height: 100%;
    vertical-align: middle;
}
.searchbody {
    margin-left: 150px;
}
Hoặc bạn có thể định nghĩa đoạn trên trong thẻ <style></style> ngay trong file HTML.

Lập trình từ điển

Wednesday, January 10, 2018

Con cá, cần câu, động lực câu cá, vì sao vẫn không đủ?

Có điều gì sai lầm khi giúp người nghèo đói, người ăn xin vv thoát nghèo bằng cách cho họ con cá, cho họ cần câu, truyền dạy họ cách câu cá, truyền động lực cho họ câu cá??

Cách nào giúp người ăn xin thoát khỏi kiếp ăn xin? Bạn cho họ, nói cách khác là BỐ THÍ. Nếu được, hãy cho họ cả tài sản của bạn luôn. Nhưng rốt cuộc, họ vẫn trở lại vòng đói nghèo và đi ăn xin. Vì ai chẳng biết họ chẳng có cách nào kiếm tiền và sẽ chỉ tiêu tiền.

Nếu bạn cho người ăn xin con cá, hôm sau họ lại tới xin cá.
Nếu bạn cho họ cần câu, họ sẽ đi câu một thời gian mà chẳng được cá và bán cần câu để sống. Hoặc họ bị bệnh, hoặc cha mẹ họ bị bệnh, hoặc kẹt tiền, mắc nợ vv, họ sẽ sớm bán cần câu thôi.
Nếu bạn dạy họ cách câu cá thì đằng nào họ cũng sẽ chẳng câu được, tốn thời gian hơn và lại còn hận bạn làm họ ... đói thêm.
Nếu bạn truyền động lực câu cá cho họ ... không có gì VÔ NHÂN ĐẠO bằng giảng đạo nghĩa cho một người đang đói. Cái họ cần chỉ là ĐỒ ĂN thôi. Họ có thể nghe bạn chém gió, nếu bạn trả thù lao cho họ bằng tiền hoặc đồ ăn.

Tất nhiên, cuối cùng người ăn xin vẫn đi ăn xin, vì tâm thức của họ là ăn xin và họ chẳng biết làm gì khác. Dù bạn có cho họ cả gia tài, sớm muộn họ cũng tiêu hết và lại đi ăn xin.

Thay đổi số phận người ăn xin gần như là không thể, dường như đó là số phận của họ.

Tóm lại, điều sai lầm là gì?

Tất nhiên, chính là cố gắng thay đổi số phận của họ. Hành động bố thí là sai lầm, chỉ thỏa mãn cái tôi của người bố thí, chứ không thay đổi được bất kỳ phận nghèo nào. Nếu bố thí là đúng đắn, người ta nên bố thí hết mọi thứ mình có. Nếu cho đi rồi sẽ nhận lại, tốt nhất là nên dâng cả tài sản cho người khác. Chẳng ai làm thế! Vì dù người ta ra rả "cho đi là làm phúc cho con cháu" thì ai cũng hiểu là cho đi rồi rất khó kiếm lại, nên họ chỉ cho đi một phần nhỏ không ảnh hưởng tới gia kế thôi.

Trong tiềm thức người ăn xin

Mọi người không thực sự hiểu người ăn xin. Họ không phải người xấu mà chỉ là người đang "hành nghề" thôi. Nếu không có họ, người ta không thể bố thí. Ai ăn xin chẳng biết là nhìn thê thảm chút là sẽ có một đống người "tự giác" cho tiền. Nếu tôi đi ăn xin, tôi thừa sức kiếm cả đống tiền, bằng cách để người khác "tự giác". Vì đơn giản là chỉ cần đánh vào lòng thương cảm và nỗi sợ hãi trong tiềm thức của người khác thôi.

Nếu tôi ăn xin, tôi thừa biết người khác sợ có ngày cũng như tôi mà chẳng có miếng ăn. Ai cũng sợ chết và thực sự sống trong nỗi sợ hãi này. Điều này khiến họ phải "tự giác" quyên góp.

Người ăn xin cũng có DANH DỰ CỦA NGƯỜI ĂN XIN, dù họ không có ý chí tự lập. Danh dự đó làm giúp người khác có cảm giác là người tốt và yên tâm là tương lai nếu có sa ngã phải đi ăn xin thì vẫn sống được. Vì thế, ăn xin là GIÚP những người bố thí yên tâm về mặt tinh thần, để có thể tiếp tục sống ... trong sợ hãi.

Vì thế, người ăn xin chẳng cần biết ơn ai cả. Họ còn chẳng cần bận tâm tới mặt người bố thí. Đây chỉ là FAIR TRADE. Thậm chí, có người đi ăn xin vì họ còn sống vui vẻ và có ý nghĩa. Lúc ăn xin nhìn thảm chút thôi, về nhà lại tha hồ ăn cua biển, hải sản.

Họ không có cấp trên, không có đồng nghiệp, không có giờ giấc có mặt vv. Vì sao phải khổ sở đi làm công ty, trong khi những người đi làm công ty đều "tự giác" góp tiền cho mình?

Người ta đi ăn xin, bán vé số vv là vì người ta không chịu nổi sự đạo đức giả trong tập thể, hoặc không hòa nhập nổi môi trường thiếu lành mạnh như thế. Rõ ràng, đây là số phận của họ, không thể thay đổi. Cho dù có cho họ con cá, cần câu, ý chí, động lực câu cá vv thậm chí cả một gia tài khổng lồ, thì họ vẫn thích lết đi ăn xin hơn là thực sự làm gì đó.

Sai lầm chính là cố gắng thay đổi số phận của người ăn xin, bằng một loạt giả định lầm lạc. Ai quan tâm tới con cá hay cần câu của bạn?

Họ chỉ quan tâm tới con cá của rất nhiều người mà họ biết chắc: Cứ thê thảm là sẽ có cá ăn thôi.

Điều sai lầm lớn nhất là ...

Tuesday, January 9, 2018

Gạo lứt có gì hay?

Gạo lứt trong tiếng Nhật gọi là 玄米 GENMAI (huyền mễ, tức gạo đen). Đây là loại gạo được Dr. Shin khuyến khích trong sách Nhân tố Enzyme:


Theo bác sỹ Shin thì gạo lứt tốt hơn gạo trắng vì gạo lứt là gạo còn sống, gạo trắng là gạo đã chết. Đây là mô tả tại Wikipedia:
Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Trường hợp gạo trắng qua quá trình xay, giã, 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.
Gạo lứt muối mè tuy mạnh về mặt chất khoáng nhưng lại yếu về chất đạm và chất béo. Thiếu 2 chất này thì cơ thể không thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố... Một số người bị dị ứng, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, suy nhược trầm trọng chỉ vì lạm dụng kiểu ăn ròng gạo lứt muối mè mà thiếu thịt cá.
Biết là thế, nhưng cách nấu khá phiền:
Nấu cơm gạo lứt có nhiều cách nấu, thông thường mọi người khuyên bạn nên dùng nồi áp suất để nấu. Nhưng nhiều người lại thắc mắc dùng nồi cơm điện bình thường không có được cơm lứt ngon hay sao?
Bạn hoàn toàn có được cơm gạo lứt ngon như nấu với nồi áp suất nhé! Không chỉ đơn giản mà còn vô cùng nhanh nữa!
Bạn cần:
Gạo lứt + Nước theo tỷ lệ 1:1.5
Muối - 1/4 thìa cà phê (với 1 cup gạo)
Mơ muối, rong biển Kombu, nghệ, các loại đậu đỗ (Nếu muốn)
Nồi cơm điện
#1 Bạn nên ngâm gạo trước khi nấu: Gạo nên được ngâm trước khi nấu khoảng 8 tiếng (có thể ngâm qua đêm) thì gạo dễ chín, dễ tiêu hơn. Khi nấu gạo đã ngâm trước thì bạn giảm lượng nước đi.
#2 Cơm sẽ có hương vị hơn nếu bạn thêm 1 trái mơ muối, 1 tấm rong biển nhỏ, 1 chút ít nghệ hoặc nấu cùng các loại đậu đỗ (đỗ lăng, đỗ gà, đỗ đỏ, đỗ đen), tính axit trong gạo cũng giảm đi. Nếu bạn nấu cùng đậu đỗ thì nên ngâm đậu trước khi nấu và thêm 1 tấm rong biển Kombu nhỏ nấu cùng để đậu dễ chín và mềm hơn. Lượng đậu đỗ nấu cùng là 20-25% lượng gạo.
#3 Nấu bằng nồi cơm điện thế nào?
- Nếu bạn không có thời gian ngâm gạo bạn có thể bỏ qua bước ngâm gạo. Vo nhẹ gạo trước khi nấu để bỏ bụi bẩn cùng trấu lẫn. Cho gạo, muối cùng lượng nước đã đong vào nồi cơm điện. Nấu ở chế độ COOK.
- Khi thấy cơm bắt đầu sôi thì bạn rút nguồn điện (ngưng hoạt động).
- Sau 30 phút - 1giờ bạn cắm lại nguồn điện và tiếp tục nấu ở chế độ COOK. Khi nồi chuyển sang chế độ WARM, bạn giữ ấm thêm 20 -30 phút là cơm đã chín rồi đó!
Gạo lứt Như Châu http://gaolut.vn/nau-an/cach-nau-com-gao-lut-don-gian-bang-noi-com-dien-888.html
Tất nhiên thì tốt nhất là nấu bằng nồi áp suất, nhưng liệu giết gà có nên dùng dao mổ trâu, đập ruồi có cần tới tòa đại hình?

Các nồi cơm điện hiện bán ở Nhật hiện nay thì thường có chế độ nấu gạo lứt 玄米 còn nồi cơm điện hãng Nhật bán ở VN thì chỉ thấy có chế độ MIXED RICE để nấu cơm trộn.

Nếu muốn tra cách nấu cơm gạo lứt của người Nhật thì dùng 玄米を炊飯器で炊く方法 sẽ ra rất nhiều cách.

Tóm lại thì đọc qua loa trên mạng một hồi rồi thực hành thôi. Lưu ý là gạo không phải là thức ăn đầy đủ dưỡng chất mà chỉ là một phần bữa ăn, chỉ nên ăn cho vui thôi và có thêm ít năng lượng vì cơ bản thì gạo là thực phẩm tốt.

Bổ sung: Đây là một số kiến thức nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện thông thường.
Với gạo 20k/ký mua gói đóng sẵn tại siêu thị (màu vàng):
Rửa hai nước và có thể nấu ngay với tỉ lệ nước vừa đủ.
Với gạo 40k/ký mua tại cửa hàng gạo (màu đỏ)
Nên ngâm 3 - 4 giờ là tốt nhất, hoặc vội thì ngâm 1 giờ rồi nấu.
Nói chung là nên cho nhiêu nước hơn bình thường.


CHÚ Ý: ĐỂ TRÁNH THẤT BẠI KHI ĂN GẠO LỨT

Ăn gạo lứt có thể gây ra phản tác dụng. Đó là gây ra suy dinh dưỡng.

Lý do: Ăn gạo lứt lâu dài nhất là món gạo lứt muối mè (tức gạo lức muối vừng) mà ít ăn thịt cá.

Có nhiều người tin vào "công dụng thần kỳ" của gạo lứt như giúp giảm cân, chống tiểu đường, tốt cho tim mạch vv. Gạo lứt hoàn toàn không có những công dụng này, bản chất chỉ là gạo thêm lớp vỏ cám. Chẳng ai ăn gạo chữa bệnh cả!

Gạo lứt không phải thuốc, cũng không phải nguồn dinh dưỡng thay thế cho thịt cá được. Tin tưởng mù quáng vào dinh dưỡng hay công dụng của gạo lứt sẽ tự rước họa.

Vì thất mà có nhiều người thất bại khi ăn gạo lứt. Vì gạo lứt thường cứng hơn nên cần nhai lâu hơn, và người ăn tự giác để nhai lâu hơn, nên dẫn tới tạo cảm giác no (vì ăn chậm nhai kỹ thì bao giờ cũng cảm giác no hơn), ăn sần sật cũng vui nên lại càng có "hứng". Tất nhiên ăn chậm nhai kỹ thì là rất tốt, dù bạn ăn gạo lứt hay không và nên duy trì thói quen này.

Tuy nhiên, không vì "cảm giác no" mà cơ thể đủ chất. Bạn cần ăn cả thịt cá, rau củ quả, trái cây, các loại nước uống nữa.

"Tôi ăn gạo lứt chỉ cho vui (LIFE IS A JOKE)"

Vì tôi ăn nhiều thức ăn khác chứ gạo chỉ là một phần nhỏ. Gạo lứt tốt hơn một chút nên tôi ăn gạo lứt một cách tự giác, với lại cho vui thôi, không phải vì thiếu chất, hay vì tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Thật sự, tôi khỏe và có lối sống tốt. Kể cả khi ăn gạo trắng, tôi cũng ăn chậm nhai kỹ (và tôi đã viết rõ điều này trong năm 2017). Hơn nữa, tôi cũng mua loại gạo trắng xịn giống Nhật trồng ở VN giá tương đối cao và mềm, dẻo nữa.

Sùng bái gạo lứt là điều hoàn toàn sai lầm và sẽ làm hại bản thân, bạn chỉ nên ăn như một thú vui và THAY ĐỔI để tốt hơn thôi. Điều quan trọng vẫn là ăn uống đủ chất với nhiều rau củ quả, trái cây, thịt cá dễ tiêu hóa.