Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, January 10, 2018

Con cá, cần câu, động lực câu cá, vì sao vẫn không đủ?

Có điều gì sai lầm khi giúp người nghèo đói, người ăn xin vv thoát nghèo bằng cách cho họ con cá, cho họ cần câu, truyền dạy họ cách câu cá, truyền động lực cho họ câu cá??

Cách nào giúp người ăn xin thoát khỏi kiếp ăn xin? Bạn cho họ, nói cách khác là BỐ THÍ. Nếu được, hãy cho họ cả tài sản của bạn luôn. Nhưng rốt cuộc, họ vẫn trở lại vòng đói nghèo và đi ăn xin. Vì ai chẳng biết họ chẳng có cách nào kiếm tiền và sẽ chỉ tiêu tiền.

Nếu bạn cho người ăn xin con cá, hôm sau họ lại tới xin cá.
Nếu bạn cho họ cần câu, họ sẽ đi câu một thời gian mà chẳng được cá và bán cần câu để sống. Hoặc họ bị bệnh, hoặc cha mẹ họ bị bệnh, hoặc kẹt tiền, mắc nợ vv, họ sẽ sớm bán cần câu thôi.
Nếu bạn dạy họ cách câu cá thì đằng nào họ cũng sẽ chẳng câu được, tốn thời gian hơn và lại còn hận bạn làm họ ... đói thêm.
Nếu bạn truyền động lực câu cá cho họ ... không có gì VÔ NHÂN ĐẠO bằng giảng đạo nghĩa cho một người đang đói. Cái họ cần chỉ là ĐỒ ĂN thôi. Họ có thể nghe bạn chém gió, nếu bạn trả thù lao cho họ bằng tiền hoặc đồ ăn.

Tất nhiên, cuối cùng người ăn xin vẫn đi ăn xin, vì tâm thức của họ là ăn xin và họ chẳng biết làm gì khác. Dù bạn có cho họ cả gia tài, sớm muộn họ cũng tiêu hết và lại đi ăn xin.

Thay đổi số phận người ăn xin gần như là không thể, dường như đó là số phận của họ.

Tóm lại, điều sai lầm là gì?

Tất nhiên, chính là cố gắng thay đổi số phận của họ. Hành động bố thí là sai lầm, chỉ thỏa mãn cái tôi của người bố thí, chứ không thay đổi được bất kỳ phận nghèo nào. Nếu bố thí là đúng đắn, người ta nên bố thí hết mọi thứ mình có. Nếu cho đi rồi sẽ nhận lại, tốt nhất là nên dâng cả tài sản cho người khác. Chẳng ai làm thế! Vì dù người ta ra rả "cho đi là làm phúc cho con cháu" thì ai cũng hiểu là cho đi rồi rất khó kiếm lại, nên họ chỉ cho đi một phần nhỏ không ảnh hưởng tới gia kế thôi.

Trong tiềm thức người ăn xin

Mọi người không thực sự hiểu người ăn xin. Họ không phải người xấu mà chỉ là người đang "hành nghề" thôi. Nếu không có họ, người ta không thể bố thí. Ai ăn xin chẳng biết là nhìn thê thảm chút là sẽ có một đống người "tự giác" cho tiền. Nếu tôi đi ăn xin, tôi thừa sức kiếm cả đống tiền, bằng cách để người khác "tự giác". Vì đơn giản là chỉ cần đánh vào lòng thương cảm và nỗi sợ hãi trong tiềm thức của người khác thôi.

Nếu tôi ăn xin, tôi thừa biết người khác sợ có ngày cũng như tôi mà chẳng có miếng ăn. Ai cũng sợ chết và thực sự sống trong nỗi sợ hãi này. Điều này khiến họ phải "tự giác" quyên góp.

Người ăn xin cũng có DANH DỰ CỦA NGƯỜI ĂN XIN, dù họ không có ý chí tự lập. Danh dự đó làm giúp người khác có cảm giác là người tốt và yên tâm là tương lai nếu có sa ngã phải đi ăn xin thì vẫn sống được. Vì thế, ăn xin là GIÚP những người bố thí yên tâm về mặt tinh thần, để có thể tiếp tục sống ... trong sợ hãi.

Vì thế, người ăn xin chẳng cần biết ơn ai cả. Họ còn chẳng cần bận tâm tới mặt người bố thí. Đây chỉ là FAIR TRADE. Thậm chí, có người đi ăn xin vì họ còn sống vui vẻ và có ý nghĩa. Lúc ăn xin nhìn thảm chút thôi, về nhà lại tha hồ ăn cua biển, hải sản.

Họ không có cấp trên, không có đồng nghiệp, không có giờ giấc có mặt vv. Vì sao phải khổ sở đi làm công ty, trong khi những người đi làm công ty đều "tự giác" góp tiền cho mình?

Người ta đi ăn xin, bán vé số vv là vì người ta không chịu nổi sự đạo đức giả trong tập thể, hoặc không hòa nhập nổi môi trường thiếu lành mạnh như thế. Rõ ràng, đây là số phận của họ, không thể thay đổi. Cho dù có cho họ con cá, cần câu, ý chí, động lực câu cá vv thậm chí cả một gia tài khổng lồ, thì họ vẫn thích lết đi ăn xin hơn là thực sự làm gì đó.

Sai lầm chính là cố gắng thay đổi số phận của người ăn xin, bằng một loạt giả định lầm lạc. Ai quan tâm tới con cá hay cần câu của bạn?

Họ chỉ quan tâm tới con cá của rất nhiều người mà họ biết chắc: Cứ thê thảm là sẽ có cá ăn thôi.

Điều sai lầm lớn nhất là ...

SỰ MIỄN PHÍ.

Bạn cho người ta con cá cũng được, cần câu cũng được, cách câu cá cũng tốt, ý chí, động lực câu cá cũng không sao, miễn là chưa đói lắm thì nghe bạn chém gió chút cũng được, vì khi bạn hài lòng rồi thế nào bạn chẳng cho tiền!

Người thành công thích nói, thích chém gió, thích kể chuyện quá khứ nghèo khổ hoặc hào hùng ... Họ trả tiền để nói. Ngược lại, diễn giả thì nói điều người nghe muốn nghe để thu tiền của họ.

Tính tốt của người ăn xin là họ ... KHÔNG MUỐN NGHE, họ chỉ muốn nhận tiền. Nhưng nếu chém gió với người ăn xin thì cuối buổi bạn cho họ kha khá nhỉ, không thì vô nhân đạo và nhẫn tâm quá!?

Vấn đề lớn nhất không phải là cho đi, mà chính là SỰ MIỄN PHÍ. Bạn cho họ miễn phí nghĩa là họ chẳng có cam kết hay trách nhiệm gì. Họ thậm chí còn chưa chắc có DANH DỰ nữa.

Bạn càng cho đi, càng lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn, mà không thay đổi được điều gì. Như nói ở trên, có ai mong muốn (trong tiềm thức) thay đổi đâu?

Không ai đi dạy một kẻ đần bí quyết kinh doanh. Không ai dạy kỹ năng cho một kẻ không có đam mê. Chẳng ai chỉ dạy một kẻ không có ý chí, lòng quyết tâm và sự kiên trì.

Vì có dạy họ kỹ năng câu cá, mà họ không đam mê, hoặc không kiên trì, thì bạn mất đi lòng nhiệt huyết, thời gian ... đổi lại chẳng có gì.

Vì bạn cho đi - dù là vật chất, kiến thức, hay tinh thần - một cách miễn phí mà sai đối tượng thì mãi mãi sẽ chỉ là sự lãng phí mà thôi.

Bạn biết vấn đề của người ăn xin, người nghèo khổ vĩnh cửu là gì không? SỰ MIỄN PHÍ.

Họ chỉ muốn nhận một cách MIỄN PHÍ. Đó không phải là người có danh dự hay lòng tự trọng. Vì nếu có danh dự, lòng tự trọng, họ sẽ TỰ CAM KẾT sẽ sống tốt hơn.

Cái mà họ thiếu là DANH DỰ. Danh dự là thứ giúp người ta chịu được đau đớn khôn xiết để vượt qua nghịch cảnh, có ý chí vươn lên, và không từ bỏ.

Cho dù họ nhận miễn phí thì họ coi đó là MÓN NỢ và họ sẽ phải trả, bằng cách THAY ĐỔI.

Vì thế, chỉ có thể giúp người có danh dự và lòng tự trọng thôi. Nhưng giúp những người như thế lại không dễ. Vì họ có thể TỪ CHỐI sự giúp đỡ. Vì thế, bạn có thể cho họ vay, một ngày họ trả lại. Hoặc bạn giúp đỡ họ theo "ý chúa" và họ trả lại bằng cách giúp đỡ người khác.

Như thế, con cá, cần câu, động lực câu cá vv thứ gì cũng có thể là đủ hoặc mãi mãi không đủ. Bạn giúp một người có danh dự con cá để họ qua cơn sa cơ lỡ vận thì thế nào họ cũng đứng dậy được. Còn bạn giúp một người không có danh dự rất nhiều cá và cả cần câu, sớm muộn gì họ cũng lại quay lại con đường cũ.

Làm sao để người ăn xin thay đổi số phận của mình?

Không ai có thể thay đổi số phận người ăn xin. Giả sử người ăn xin chết đói tới nơi gặp được ân nhân giúp qua cơn hoạn nạn đi. Họ có thể làm gì?

Họ chẳng thể làm gì cả. Vì họ không có học vấn, không có kỹ năng, không có khả năng học tập. Dù làm gì, họ cũng sẽ thất bại. Thậm chí đi rửa chén cũng vẫn thất bại. Vì họ không thích ứng với cuộc sống xã hội và quan hệ lợi ích được. Đi làm không phải là việc dễ dàng, vì bạn buộc phải giao tiếp và xã giao với người khác.

Hơn nữa, họ đâu có khả năng tập trung. Họ sẽ lơ đãng trong công việc rửa chén nhàm chán và làm không được việc.

Dù có cố gắng hết sức thì cuối cùng họ cũng chuốc lấy thất bại và thêm tự ti mà thôi. Nỗi đau mặc cảm tự ti lại thành vết thương lòng mới của họ.

Trong cuộc sống, hẳn là chúng ta thỉnh thoảng gặp những người làm gì cũng thất bại, hay gần như chẳng đi tới đâu, ôm mặc cảm tự ti trong lòng và sống dằn vặt. Dù họ đã cố gắng, nhưng cũng chẳng ai đánh giá cao họ, hoặc yêu quý họ.

Những người như thế làm sao để thay đổi số phận? Khi cố gắng hết sức, cố gắng sống vì người khác, nhưng vẫn chỉ nhận được thái độ nhạt nhẽo, sự hắt hủi? Họ đã hoàn toàn bị lãng quên, như cái bóng vô hình trong cuộc đời.

Giá mà họ có thể "thường thường bậc trung" như đại đa số mọi người (lưu ý là ai cũng đang đau khổ vì sự "thường thường bậc trung" này) thì số phận của họ đã đỡ đi biết mấy. Còn hơn lúc nào cũng bị cho ra rìa, bị lãng quên, bị coi như vô hình.

"Người ăn xin" chỉ là một phép ẩn dụ những người bị sống vô hình như thế mà thôi. Có thể chính tôi cũng là "người ăn xin", hay chính bạn cũng là "người ăn xin".

Chắc chắn không ai muốn trở nên như thế nhỉ?

Thật ra, vấn đề của họ không nằm ở BẢN THÂN họ, vì con người ai cũng như nhau cả thôi. Đại thánh nhân hay đại ác nhân cũng chỉ là con người, không có khác biệt gì giữa tôi và bạn cả.

Điều khác biệt chính là HOÀN CẢNH. Hoàn cảnh tạo ra con người, không phải ý chí của họ. Người ăn xin không thể tập trung học tập vì bị cha mẹ la mắng bạo hành quá nhiều, họ không thể vươn lên bậc khá vì phải chu cấp cho cha mẹ vv. Hoàn cảnh không cho phép họ có khả năng học tập, hay tập trung vào việc gì, vì cha mẹ họ sẽ làm phiền và xen vào. Ngay từ nhỏ cha mẹ họ chỉ chuyên tâm nhồi sọ về lòng hiếu thảo và họ bị thao túng không thể làm gì ra hồn.

Ngay cả lúc này, họ cũng vẫn bị sùng bái cha mẹ, sùng bái sinh mệnh (của bản thân). Càng khốn khổ, càng phải biết ơn cha mẹ, vì nếu đã khốn khổ không được ai quan tâm, mà còn không có cha mẹ quan tâm như đã từng có, còn khổ nhường nào?

Phàm đã đau khổ thì càng sùng bái, biết ơn cha mẹ. Ở chiều ngược lại, người hạnh phúc lại chả mấy khi biết ơn cha mẹ, nhưng họ NHẬN THỨC ĐƯỢC HOÀN CẢNH của họ, đó là họ được giáo dục tương đối tốt và rõ ràng họ có lợi thế hơn trong cuộc đời.

Người ăn xin không thể thay đổi số phận nếu không NHẬN THỨC ĐƯỢC HOÀN CẢNH CỦA MÌNH. Đúng ra, không ai thay đổi được số phận mà không nhận thức được hoàn cảnh.

Mà để nhận thức được hoàn cảnh, người ấy lại phải xóa bỏ các giáo điều sai lạc, sửa lại tư duy từ đầu, đập bỏ toàn bộ kiến thức nhồi sọ.... Không bộ não nào chịu nổi sự thay đổi như thế, người đó sẽ phát điên hoặc loạn trí.

Dù bạn nhận thức số phận của bạn là do cha mẹ bạn tạo ra, nhưng bạn phủ nhận toàn bộ, thì về lý thuyết không hẳn là không đúng, nhưng bạn đẩy mình vào rủi ro bị suy sụp về tinh thần.

Vì thế, bạn chỉ có thể thực hiện thay đổi nhỏ mà thôi. Theo tiêu chí "NGHĨ LỚN, LÀM NHỎ, SỐNG LI TI, CHẾT KHÔNG ĐỂ LẠI GÌ".

Đại đa số những người đã bị giáo điều ăn sâu bám rễ đều không thể thay đổi, vì nếu xóa bỏ thì họ sẽ bị loạn trí, không còn tin vào điều gì và vào ai được nữa, mất khả năng hòa nhập xã hội. Những người sùng bái cá nhân là dạng như thế, từ nhỏ đã được nhồi sọ phải tôn sùng bậc "thánh nhân", sau này lớn lên không sửa lại được nữa. Cho dù bạn cố tẩy não họ, thì công hiệu cũng rất hạn chế, vì cả nền tảng tư duy, nhân sinh quan vv đều đã xoay quanh giáo điều như thế rồi, bất kỳ sự can thiệp sâu sắc nào cũng có thể khiến người ta phát điên.

Những người như thế đều KHÔNG NHẬN THỨC ĐƯỢC HOÀN CẢNH của bản thân nhỉ? Họ đau khổ nhưng không biết vì sao. Họ không hiểu bản thân ở mức độ tiềm thức, không biết mình thật sự muốn gì. Họ yêu đương, lập gia đình, mua nhà, mua xe, sinh con, mua lụa là, trang sức vv. Thực sự, họ làm không thiếu thứ gì cả. Nhưng không thật sự hạnh phúc, không thấy được sự THANH THẢN THẬT SỰ.

Ai chả biết nếu cha mẹ của họ chết đi, một phần tâm hồn họ chết theo. Vì không còn tình yêu đích thực nào nữa. Họ cảm thấy ngạt thở trong nỗi sợ hãi sinh li tử biệt. Sợ rằng, một ngày niềm vui sẽ biến thành tro trong miệng.

Ngày đó sẽ tới. Họ sẽ theo tôn giáo, mê tín dị đoan, tin vào tâm linh, thế giới bên kia vv. Nếu thích, tôi có thể viết hẳn một cuốn sách 500 trang kể chi tiết những gì họ làm, nhưng chắc thôi ^^

Câu hỏi là: BẠN CÓ NHẬN THỨC ĐƯỢC HOÀN CẢNH CỦA MÌNH KHÔNG?

Trong cuộc đời tôi gặp vô số những kẻ "lằng nhằng". Họ suốt ngày sùng bái tỉ phú, người thành công, người quyền lực vv. Hoàn cảnh của họ rất tệ: Họ không nhận thức được hoàn cảnh.

Chúng ta thường xuyên gặp câu hỏi: Tại sao họ giàu thế nhỉ?

Haha. Có hàng tỉ lý do để họ giàu. Cha mẹ họ giàu. Họ kinh doanh. Họ buôn lậu. Họ bảo kê. Họ buôn ma túy. Họ ăn cắp.

Đây là một dạng câu hỏi vô hiệu (INVALID QUESTION), hơn nữa là vô nghĩa. Bạn muốn hỏi một người tại sao giàu, ví dụ ông Gin Bết, hay ông Bua-rờn Úp-phết, chẳng hạn, thì bạn cần hỏi HOÀN CẢNH của họ chứ.

Nói về ông Gin Bết, ông ấy không phát minh ra máy tính, hay Internet, hay gì cả. Hoàn cảnh bắt nguồn từ thế chiến 2, không phải tại Mỹ. Người ta phát triển công cụ thông tin để hủy diệt nhau, mà tiêu biểu là Đức quốc xã.

Người ta sùng bái, hâm mộ thái quá ... mà không nhìn được HOÀN CẢNH mọi thứ xuất phát từ đầu. Mọi thứ mà chúng ta có ngày nay đều xuất phát từ NHÂN LOẠI với nhu cầu chiến tranh để hủy diệt nhau.

Vì thế, câu hỏi không phải là "tại sao họ giàu thế nhỉ" mà là "hoàn cảnh để họ như thế là gì". Chúng ta lần lại gia thế, cách giáo dục.

Đại đa số người giàu đều có gia thế kiểu "hồng lâu mộng", được hoàng đế sủng ái hưởng đặc quyền đặc lợi và đều trở thành doanh nhân, doanh gia thành đạt. Họ giấu rất kỹ! Nhà họ có cả tấn vàng kiếm bằng cách nào đó và giấu nhẹm nhỉ? Sau này mở cửa tha hồ mua đất biến đất công thành đất tư cái vèo bán lại cho chính những người như bạn mà đường đường chính chính công thành danh toại chứ sao?

Tóm lại, người đời chỉ thấy cây mà không thấy rừng, nên từ sáng tới tối bận mặc cảm tự ti về bản thân. Việc đó lại giúp họ nghèo hơn vì họ toàn cảm xúc tiêu cực. Vì hoàn cảnh của họ là hoàn cảnh nghèo di truyền (do cha mẹ họ cũng không nhận thức được hoàn cảnh).

Nếu nói vì sao tôi không giàu thì lý do dễ hiểu nhất là cha mẹ tôi không giàu. Hơn nữa, tôi chả thấy có vấn đề gì về việc đó. Vì bản chất vẫn là SỐNG CÓ DANH DỰ thôi chứ?

Sở dĩ người IQ cao sống hiếm khi thật sự khổ sở vì họ thường nhận thức được hoàn cảnh. Không phải là bạn không đau khổ, mà vì bạn có đau khổ thì bạn cũng biết nguyên nhân hay tìm được nguyên nhân. Nên bạn không cần phải sống trong lo sợ nữa.

Rốt cuộc thì, nếu bạn giúp người khác MIỄN PHÍ kiểu cho họ con cá, cần câu, động lực câu cá vv có lẽ bạn không phải là người hiểu được hoàn cảnh. Như thế bạn sẽ tự gây rắc rối cho bản thân thôi.

Muốn giúp người khác? Đừng bao giờ giúp miễn phí cho tới khi họ có danh dự.
Mark

No comments:

Post a Comment