Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, June 28, 2020

Có thực mới vực được đạo

Trong cuộc sống ăn uống là việc quan trọng nhất, vì "có thực mới vực được đạo" (xem thành ngữ tiếng Nhật). Trong bài này tôi sẽ chuyết về việc ăn uống từ kinh nghiệm của bản thân, hi vọng mọi người sẽ luôn có thể ăn uống tốt và có sức khỏe tốt để vui chơi.

Tôi bắt đầu tiết kiệm ăn uống từ cuối năm ngoái, giảm được khoảng 30% số tiền ăn uống, và mục tiêu tiết kiệm thành công (giảm được 25% số tiền chi ra). Tuy nhiên, sức khỏe lại yếu đi! Tất nhiên là không bệnh tật gì nhưng không đủ năng lượng để hoạt động trí não, trí tuệ sa sút, hay quên và bị giảm chú ý. Bởi vì tôi không còn đi ăn hàng quán nữa nên rõ ràng là dinh dưỡng có vấn đề, không còn được đa dạng do chỉ dựa vào nấu ăn ở nhà.

Vấn đề của đi ăn ngoài là để đa dạng hóa dinh dưỡng, có sức khỏe tốt hơn, nhưng nếu muốn tiết kiệm thì phải hạn chế đi ăn ngoài mà nên tự nấu ăn (自炊 jisui).

Vấn đề của ăn ngoài (外食): Số lượng bạn ăn được chỉ tầm 1/3 giá cả, vì tốn mặt bằng, nhân công, lợi nhuận của tiệm vv.
Vấn đề nấu ăn (自炊 jisui): Vất vả, có thể mất cân bằng về dinh dưỡng.

Do đó, chúng ta nên chọn một con đường trung dung thì sẽ tốt hơn nhiều.

Các món Nhật đơn giản thường dễ làm dễ ăn!

Tự nấu các món nhà hàng và món Nhật

Saturday, June 20, 2020

Cái chết của bọn chuyết giả

Chuyết giả (拙者) là để chỉ chung bọn chuyết gia (拙家), chuyết nhân (拙人) và chuyết phu (拙夫). Chuyết gia là những người tự cho mình là có tư tưởng để chuyết, chuyết nhân là những người đi theo chuyết gia để học về chuyết, còn chuyết phu là bọn học theo chuyết gia mà chuyết, nhưng vì khiêm tốn hoặc trình độ có hạn, tự nhận mình là chuyết phu, chứ thực ra trình độ có khi còn hơn cả bọn chuyết gia. Ngoài ra, chuyết giả còn gồm một bộ phận diễn giả (演者) và nhà tôn giáo, gọi là tôn hành giả (宗行者).

Chuyết giả là bọn thế nào?

Nếu bạn muốn sống hạnh phúc, hãy làm ngược lời của bọn chuyết giả.

Chuyết giả là bọn có tư tưởng cực đoan, vì thế, không áp dụng được với đại chúng sinh. Đại chúng sinh chỉ nên đi con đường trung dung, gọi là trung đạo, từ đó tìm được sự yên ổn, và có thể là hạnh phúc nữa.

Bên ngoài ma trận chỉ là cõi hư vô!

Tức là, đại chúng sinh muốn hạnh phúc thì không được cực đoan, mà phải đi con đường trung đạo, cân bằng mọi thứ. Ăn không quá đói, quá no, tiền bạc, tình cảm cũng vừa phải, biết đủ là được. Không cố gắng để trở nên xuất sắc mà chỉ cần làm một công việc đủ tốt là được rồi. Không cố gắng diệt dục mà cũng không sa đà vào dục vọng. Nói chung, chỉ cần đi theo chính đạo và trung đạo, là sẽ được yên ổn. Hi vọng thế.

Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì là thế này. Tốt nghiệp ra trường xin được công việc tương đối tốt, rồi cố gắng nỗ lực để theo thời gian lên được chức vụ quản lý cấp trung, hưởng một mức lương trung lưu, lập gia đình, mua nhà trả góp, mua xe trả góp đưa con cái đi học, đưa vợ con đi du học. Sống cuộc sống trung dung của người trung lương, không quá nổi bật nhưng tương đối an toàn, tương đối hạnh phúc. Gia đình có thể không phải tình yêu cuồng nhiệt, hay tình yêu đích thực, nhưng êm ấm hòa thuận là được. Như thế sẽ thành gia đình căn bản, vợ chồng hăng say đi làm, chăm lo cho con cái và cùng nhau giáo dục con cái. Ở nơi làm việc thì là những người nghiêm túc, được lãnh đạo đánh giá cao. Nói thẳng ra, là sống tốt đời đẹp đạo, đi theo con đường trung đạo, đúng như các tôn hành giả vẫn chuyết. Hạnh phúc nằm ở thái độ sống nghiêm túc và sự thực hành những giáo lý tốt đẹp, để tránh bản thân bị sa ngã vào dục vọng, cờ bạc vv.

Bởi lẽ, sa ngã vào tửu sắc, cờ bạc, nghiện ngập vv là con đường cực đoan mà nếu đại chúng sinh muốn sống hạnh phúc thì phải tuyệt đối tránh. Phải nhớ kỹ những điều răn, không được tà đạo, tà dục, hay có hành vi xấu. Tức là mỗi ngày phải tụng lại các điều răn, để răn dạy bản thân, tránh xa dục vọng và các con đường sa ngã.

Như thế, tạm coi là một con người căn bản, và có thể sống trong niềm hạnh phúc căn bản. Nếu thế giới này toàn người như thế, thì chắc chắn là đại chúng sinh sẽ được vui hưởng thái bình.

Tóm lại thì "biết đủ là hạnh phúc", không mưu cầu điều gì quá năng lực bản thân, hay quá mức so với những người khác. Ngoài ra, nếu cảm thấy dư dả (và mất động lực phấn đấu), thì hãy bố thí, cứu độ chúng sinh.

Sau đó nếu không được hạnh phúc nữa, là do sinh ra tà tâm, ham muốn nhiều hơn mức độ đủ mà thôi. Ví dụ muốn có nhiều tiền hơn, nhiều tình hơn, vv. Đấy lại là con đường cực đoan, làm con người không hạnh phúc như trước nữa.

Kết cục của bọn chuyết giả

Sunday, June 14, 2020

Nhìn lại quá khứ để vui sống

Vì sao con người không hạnh phúc dù đã trở nên giàu có?

Người nghèo dễ hạnh phúc hơn người giàu, theo ý nghĩa nào đó là như thế. Bởi vì người nghèo có thể hạnh phúc bằng cách kiếm nhiều tiền hơn và tiêu nhiều tiền hơn vào các sản phẩm, dịch vụ xa xỉ, còn người giàu thì không thể hay cảm nhận được hạnh phúc rất ít khi giàu lên. Khi vượt quá mức tài sản an toàn, việc tăng tài sản lên nữa không làm hạnh phúc tăng lên, trừ khi đó là công việc có niềm vui và ý nghĩa (tức là "yarigai").

Vì thế, người giàu có một cảm giác có gì đó thiêu thiếu (tiếng Nhật gọi là 物足りなさ monotarinasa), không hiểu là thứ gì, và cảm giác là mọi người hạnh phúc hơn họ. Hãy tưởng tượng là bạn giàu có, làm công việc tốt, không vất vả, đủ tiền đi ăn nhà hàng, có gia đình tốt, thích mua gì thì mua đấy, đi du lịch nước ngoài như đi chợ, nhưng bạn vẫn cảm thấy có gì đó không đầy đủ, không như những người nghèo đang ngồi nhậu với bia bọt, mồi nhậu rẻ tiền ngoài kia.

Đây là sự khủng hoảng tâm lý của người giàu. Không phải vì họ không đủ giàu, mà đơn giản là không còn mục tiêu cụ thể nào để phấn đấu. Chúng ta hay nghe những người thu nhập cả trăm triệu một tháng mà vẫn thấy bế tắc là như vậy. Và những người nêu ra ý kiến thường là những người nghèo và tò mò làm sao để kiếm được một trăm triệu một tháng như họ.

Phải chăng, VN cũng đang đi lại vào con đường của Nhật Bản, đó là giàu lên nhưng tâm hồn lại nghèo nàn đi, cuối cùng đổ vỡ trong tâm hồn, con cái được giáo dục theo hướng quan trọng hóa đồng tiền, học toàn trường quốc tế ngoại ngữ nói như gió, nhưng cuối cùng, lại không hạnh phúc, luôn cảm thấy cuộc đời của mình bất hạnh hơn người khác.

Khi sống trong một biệt thự và có người phục vụ tận răng, bạn có rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Càng nghĩ càng bế tắc và cảm thấy cuộc đời thật là bi kịch, bất hạnh.

Chắc gì bạn sống trong biệt thự sang trọng lại hạnh phúc hơn một người về hưu chỉ sống nhờ tiền lương hưu còm cõi? Phải chăng người nghèo luôn hạnh phúc hơn người giàu?

Ha ha. Người nghèo không nghĩ như thế. Người nghèo thì phải sống trong điều kiện tù túng, môi trường tư lợi, tranh đoạt, và nếu bị bệnh thì sẽ cảm thấy đau khổ. Họ nghĩ, nếu có nhiều tiền hơn thì họ sẽ hạnh phúc hơn. Giá mà họ có nhiều tiền hơn ...

"Tôi thà giàu mà bất hạnh, còn hơn nghèo mà không hạnh phúc".

Đây là câu mà đa số mọi người đều nói và nghĩ, dù là giàu hay nghèo, và điều này đúng. Vì ít ra có tiền, bạn không quá lo về bệnh tật, hay đói kém. Nhưng nếu chọn giữa giàu mà bất hạnh, và nghèo mà hạnh phúc thì sao nhỉ?

Trong tiềm thức, câu trả lời là rõ ràng: Nghèo mà hạnh phúc. Tất nhiên là người nghèo và không hạnh phúc thì chọn "giàu mà bất hạnh", đấy là vì họ chưa biết, chưa giác ngộ, giàu mà bất hạnh thì đau khổ tới mức nào đâu. Vì cái bất hạnh của người nghèo, và của người giàu, lại thường khác nhau về bản chất.

Bất hạnh của người nghèo có thể là tạm thời: Nếu họ hết nghèo, họ hết bất hạnh. Họ có thể đi ăn món ngon, du lịch nơi đẹp, cung phụng gia đình hai bên, trở thành người hùng giải cứu gia tộc. Trong thoáng chốc, họ hạnh phúc. "Thoáng chốc" mà thôi nhé. Khi chúng ta thỏa mãn dục vọng thì hạnh phúc sẽ tới rất nhanh, rất tuyệt vời. Để lại sau đó là cảm giác trống rỗng.

Tôi ví dụ một người đói ăn luôn ao ước có ngày được ăn ngon. Và rồi, thượng đế chiều ý anh ta, cho anh ta được trúng số. Từ đó, ngày nào anh ta cũng dẫn bầu đoàn thê tử đi ăn cao lương mỹ vị. Rồi một ngày anh ta nặng cả trăm ký, và ăn không còn thấy ngon nữa. Dục vọng được thỏa mãn quá dư thừa mang lại cảm giác trống rỗng, và sợ là cảm giác này có thể là vĩnh cửu.

Như vậy, quan trọng là bạn phải nuôi dưỡng tâm hồn để có thể sống hạnh phúc, chứ không phải giàu nghèo gì cả.

Nhìn lại quá khứ để học các bài học cần thiết

Friday, June 5, 2020

Tất tay

Cuộc đời cũng chỉ là một trò cờ bạc. Nếu bạn xuất thân tốt, có nhà lầu, đi xe bốn ngựa có lọng che, thì gái theo đầy vô điều kiện. Tình yêu đẹp tha hồ nảy nở. Bạn không chỉ đẹp trai hơn thực tế mà còn phóng khoáng và có bản lĩnh. Tóm lại thì không năm thê bảy thiếp cũng vợ đẹp con khôn.

Nếu hoàn cảnh không tốt? Sẽ tương đối dở hơi. Thuyết phục gãy cả lưỡi, sau đó cắm đầu đi làm mua nhà mua xe có lọng che để phục vụ vợ con, cả đời đi làm cu li lao động khổ sai. Và sớm cảm nhận là việc đầu tư lỗ ngay từ đầu, vì sau đó mỗi lần muốn giải cơn khát thì lại rất nhiều chi phí bổ sung. Hóa ra nhà và xe có lọng che chỉ là điều kiện ban đầu để nhập cuộc một trò chơi cờ bạc gọi là "hôn nhân".

Đấy là lý do mà bạn muốn sống kiểu du thủ du thực tới đâu thì tới và chỉ trông chờ vào một ảo mộng ái tình nào đó. Vì chi phí cho ảo mộng ái tình rất thấp, bạn hầu như không cần phải làm gì. Hơn nữa, chẳng phải nhân loại đều khát khao bước chân vào một ảo mộng ái tình hay sao? Cho dù họ sống no đủ, vợ đẹp con khôn, hay chồng giỏi con phá hoại, thì rất có thể vẫn chỉ là đồng sàng dị mộng và mơ tưởng một ngày có thể sánh vai đầy tự tin với người trong mộng.

Cuộc đời đâu dễ thế, chúng ta đã phải đánh đổi (trade off) rất nhiều mới có ngày hôm nay. Cuộc đời có lẽ cứ thế mãi trôi và con người dường như bị bất lực, kẹt cứng trong dòng đời.

Cuộc đời chính là một trò cờ bạc.
Bạn càng tất tay nhiều, bạn càng trưởng thành!

Nhưng sao không làm một quả TẤT TAY, được ăn cả, ngã về không nhỉ.

Tôi luôn bị ám ảnh bởi một ngày phải làm một ván tất tay, đặt tất cả tiền bạc mình có vào một ván, và thay đổi toàn bộ cuộc đời, không biết là theo chiều hướng nào.

Nghe thì có vẻ vô trách nhiệm nhưng chẳng phải, ngay từ khi chúng ta sinh ra đã là vô trách nhiệm rồi hay sao?

Chẳng phải là hoàn cảnh đã định nghĩa số phận của chúng ta, và cuộc đời chẳng chịu trách nhiệm về bất kỳ điều gì, mỗi chuyện chúng ta làm đều chẳng ai chịu trách nhiệm cả. Ngay cả khi chúng ta học dốt, thì thầy cô, trường học có chịu trách nhiệm đâu.

Chơi tất tay thay đổi cuộc đời

Chơi tất tay thường là mất trắng vì xác suất thắng thấp hơn xác suất thua, kể cả là địa ngục forex. Bởi vì cá mập luôn ngửi thấy mùi máu tươi. Khi bạn quăng ra một cục máu quá lớn, mọi cá mập đều ngửi thấy, và bạn thua chắc. Vì thế, chơi tất tay khó hơn chơi cờ bạc nhỏ nhiều. Muốn thắng thì không thể chơi tất tay như vậy, mà phải làm sao để cá mập không ngửi thấy mùi máu, hay ngửi sai. Việc này cần kinh nghiệm mười năm. Hơn nữa, con tim của bạn phải cực kỳ khỏe, mới có thể chơi trò này được.

Tôi đang phải luyện lại tim mạch và hệ thống tuần hoàn, vì dạo này tuần hoàn máu hơi kém. Thần sắc và giấc ngủ không tốt. Vì thế nào ngày phán xét chẳng tới.

Giả sử "tôi" chơi tất tay mà thắng thì sao?