Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, December 30, 2015

Năm mới của người Nhật

Người Nhật làm gì dịp cuối năm và đầu năm?

Tất nhiên là như mọi nước khác, người Nhật "ăn Tết". Nhưng người Nhật chỉ ăn tết dương lịch mà thôi, họ không ăn tết âm lịch nữa. Dịp cuối năm, đầu năm tức là tết của người Nhật là dịp để mọi người trong gia đình ngồi lại bên nhau, bạn bè, hàng xóm tới thăm nhà ăn uống tiệc tùng vui vẻ và chúc nhau năm mới tốt lành. Khá ấm cúng đấy! (vì tháng 12 ở Nhật rất lạnh và nhà nào cũng có điều hòa hay máy sưởi.)

Năm mới của người Nhật gọi là 正月 shougatsu [chính nguyệt] và thường gọi lịch sự là お正月 oshougatsu ("o" là lịch sự hóa danh từ). Chú ý là đây là năm mới theo tây lịch vì từ thời Minh Trị duy tân thì Nhật Bản đã cải cách hoàn toàn theo phương tây và họ không quan tâm tới tết âm lịch nữa. "Tết âm lịch" trong tiếng Nhật được gọi là 旧正月 kyuushougatsu [cựu chính nguyệt].

Ngày mồng 1 tết trong tiếng Nhật gọi là 元日 ganjitsu [nguyên nhật] hay 元旦 gantan [nguyên đán].

Người Nhật nghỉ tết bao lâu?

Mọi người ở Nhật thường nghỉ tết khoảng 6 - 7 ngày, ví dụ:

Nghỉ tết Nhật Bản: 29/12 tới 5/1 (dương lịch)

Đây chỉ là ví dụ, các công ty, trường học, ... có thể nghỉ khác nhau. Sinh viên đại học thì thường nghỉ khoảng 2 tuần nên khá thoải mái ^^ Và chú ý là có những tiệm, quán tại Nhật làm việc xuyên năm, đặc biệt là làm vào dịp tết nên có khá nhiều học sinh Nhật và cả du học sinh đi làm dịp này kiếm thêm thu nhập. Thứ nhất vì thiếu người làm nên có thể làm "tràn lan" ngày đêm, thứ nữa là vì là ngày lễ nên tiền lương theo giờ tăng lên (vì pháp luật quy định và vì thiếu người). Thường thì có thể kiếm thêm 25% - 35%, khá ngon đối với các bạn du học sinh nên theo tôi dịp tết nên đi làm tới bến, vừa kiếm được tiền vừa mang lại niềm vui cho mọi người.


Bảng trên là một số việc người Nhật thường làm. Cuối năm thì phải dọn nhà khang trang để ngày tết vui vẻ thoải mái (và theo tâm linh thì để đón thần 神様 kamisama và may mắn vào nhà), gọi là 大掃除 oosouji [đại tảo trừ]. Đồng thời, mọi người viết thiệp mừng năm mới 年賀状 nengajou cho nhau, không viết thì thành thất lễ, còn viết nhiều khi sáo rỗng nhưng người Nhật trọng lễ nghi mà. Nhất định phải viết thôi.

Ngoài ra, cuối năm là dịp 忘年会 bounenkai (tiệc cuối năm) để chia tay năm cũ cùng gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, .... mỗi hội lại có một bounenkai riêng nên nhiều khi phải chạy sô ^^ Sang năm mới thì đi viếng cùa đầu năm 初もうで hatsumoude, bốc thăm lá số tử vi cho năm mới おみくじ omikuji, v.v...

Không thể thiếu nồi lẩu Onabe

Không thể thiếu nồi lẩu Nhật Bản, gọi là お鍋 onabe trong ngày tết của người Nhật. Vì nước Nhật lạnh và cuối tháng 12 là gần như giữa mùa đông lạnh cóng rồi. Ngồi quây quần bên nổi lẩu nóng hổi với đồ ăn tươi sống ngon lành thì còn gì bằng. Nồi lẩu ở Nhật thường là nồi sành, giữ độ nóng lâu chứ không dùng nồi inox hay nồi nhôm, và khác nồi lẩu Việt Nam hay Trung Hoa ở chỗ, người Nhật cho nước lầu, đồ ăn tươi sống (thịt cá rau củ quả) vào rồi mới đun lên.

Nồi lẩu Nhật Bản thì chủng loại rất đa dạng, nhưng tôi thích món nồi lẩu miso hàu カキの土手鍋 kaki no dotenabe. Việc đầu tiên bạn cần làm là trét tương miso quanh thành nồi lẩu!

Lẩu miso hàu với tương miso trét quanh thành nồi

Ghi nhớ: Việc đầu tiên bạn cần làm không phải là đun nước sôi sùng sục, mà bỏ đồ ăn gồm rau củ thịt cá xếp gọn gàng ngăn nắp vào trong nồi. Như thế này:

Xắp xếp đồ ăn tươi sống vào nồi lẩu Nhật onabe rồi mới đun

Ăn ngày Tết là để thưởng thức, chứ không phải để tồn tại qua ngày! Tin vui cho các bạn du học sinh là nước súp nồi lẩu onabe bán đầy ở siêu thị, giá tầm 200 - 300 yen (số tiền ... quá lớn nếu bạn mới tới Nhật nhưng từ từ rồi sẽ thấy rẻ đi thôi). Xem hình bên dưới.

Tôi thì yêu FUGU NABE (lẩu cá nóc), phải được cấp bằng quốc gia mới được làm thịt và bán loại cá này (không ăn trúng độc là ra đi với cá luôn).

Phải có bằng chứng nhận mới được làm thịt và bán lẩu cá nóc ở Nhật!

Tôi giờ cũng không ăn tết âm nữa mà ăn tết dương lịch. Nhắc mới nhớ, phải dọn dẹp nhà cửa thôi ^^

Mark

Tuesday, December 29, 2015

JLPT Can Do

MỌI ĐIỀU BẠN MUỐN BIẾT VỀ KỲ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ JLPT

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT CỦA HỌC SINH THI JLPT

#TRÌNH ĐỘ TIẾNG NHẬT (1: KHÓ NHẤT, 20: DỄ NHẤT)N1N2N3N4N5
1Có thể hiểu những điểm chính khi xem bản tin thời sự trên ti vi nói về các chủ đề như chính trị, kinh tế … ~25%~25%~25%~25%~25%
2Có thể nghe hiểu được nội dung chính trong đoạn hội thoại nói về những chủ đề gần đây các phương tiện truyền thông đang đề cập đến. ~25%~25%~25%~25%~25%
3Có thể hiểu được nội dung đại khái khi nghe các bài phát biểu tại nhưng nơi trang trọng (ví dụ: buổi đón tiếp…) ~50%~25%~25%~25%~25%
4Có thể hiểu được đại khái nội dung khi nghe thông báo về những sự việc bất ngờ xảy ra ( ví dụ: tai nạn…) ~50%~25%~25%~25%~25%
5Có thể hiểu được nội dung khi nghe các cuộc trao đổi liên quan đến công việc, chuyên môn … ~50%~25%~25%~25%~25%
6Có thể hiểu được nội dung đại khái của các buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mình quan tâm. ~50%~25%~25%~25%~25%
7Có thể hiểu được mạch nội dung của các cuộc họp tại trường học, nơi làm việc. ~75%~50%~25%~25%~25%
8Có thể hiểu được nội dung đại khái của các buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mình quan tâm. ~75%~50%~25%~25%~25%
9Xem và hiểu được nội dung chính của các chương trình ti vi với những nội dung gần gũi với cuộc sống (ví dụ: nấu ăn, du lịch…) ~75%~50%~25%~25%~25%
10Nghe hiểu được mạch câu chuyện trong hội thoại nói về các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường nhật (ví dụ: kế hoạch đi du lịch, chuẩn bị tiệc...) ~75%~50%~25%~25%~25%
11Có thể hiểu đại khái khi xem những bộ phim điện ảnh hay phim truyền hình trên ti vi có cách nói chuẩn. ~75%~50%~25%~25%~25%
12Nghe các nội dung giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng, và nắm được những thông tin mà mình muốn biết (ví dụ: đặc trưng của sản phẩm…) ~75%~50%~25%~25%~25%
13Nghe hiểu nội dung chính của các phát thanh trong nhà ga hay cửa hàng bách hóa. ~75%~50%~25%~25%~25%
14Có thể hiểu được nội dung chính của các cuộc nói chuyện phiếm hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh. 75%~~75%~50%~50%~25%
15Có thể nghe hiểu được nội dung giới thiệu về cách đi đường, cách đổi tàu/xe đơn giản v.v...75%~~75%~50%~50%~50%
16Có thể hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại nói về các chủ đề gần gũi với cuộc sống (ví dụ: sở thích, đồ ăn, dự định cuối tuần…) 75%~~75%~50%~50%~50%
17Nghe những chỉ thị đơn giản và hiểu được mình cần làm gì. 75%~~75%~75%~50%~50%
18Nghe thông báo từ giáo viên và nắm bắt được những thông tin chính như là giờ tập trung, địa điểm… 75%~75%~~75%~75%~75%
19Có thể nghe và hiểu được các cách nói thường dùng tại những nơi như là cửa hàng, bưu đ iện, nhà ga v.v.,, (Ví dụ: “xin mời vào”, “giá ~ yên”, “ Xin mời đi lối này”…) 75%~75%~~75%~75%~75%
20Có thể nghe và hiểu nội dung phần giới thiệu bản thân đơn giản của giáo viên, các bạn cùng lớp tại lớp học.75%~75%~75%~~75%~75%


CHỈ DẪN MÀU SẮC
MàuTỷ lệ trả lời "Có thể làm được"
~25%Dưới 25%
~50%Từ 25% đến 50%
~75%Từ 50% đến 75%
75%~Trên 75%

Nguồn: JLPT (jlpt.jp). Xem chi tiết tại trang web JLPT hoặc Saroma Slideshare.

Monday, December 28, 2015

Trường dạy nghề Nihon Kogakuin (Kamata và Hachioji, TOKYO)

Các bạn đã tham khảo học phí trường đại học quốc lập và đại học tư lập tại Saroma Sea rồi. Hôm nay, các bạn sẽ biết thêm thông tin về học phí trường dạy nghề (tiếng Nhật: 専門学校 Semmon Gakkō) tại đây.

Trường dạy nghề tại Nhật khác hẳn trường dạy nghề tại Việt Nam!

Trước hết phải khẳng định điều này. Học nghề ở Nhật rất tuyệt vời vì có đầy đủ mọi ngành để theo học. Chỉ cần bạn YÊU THÍCH và ĐAM MÊ là sẽ có thể theo đuổi ước mơ học nghề của mình. Tất nhiên là, để có kỹ năng nghề thì bạn cần làm liên tục trong 5 năm, để thành thợ lành nghề thì cần làm liên tục 10 năm. Khi bạn làm một nghề liên tục thì bạn sẽ thành chuyên gia trong nghề đó. Bạn có thể sống với nghề và dạy nghề cho người khác.

Bước đầu tiên khi bạn ở Nhật là: Bước chân vào trường dạy nghề semmon. Vì là trường semmon nên nhìn chung xét tuyển dễ hơn thi đại học (đặc biệt đại học quốc lập hay đại học danh tiếng) khá nhiều. Thường sẽ chỉ xét hồ sơ và điểm thành tích học trước đây của bạn.

Thi semmon dễ hơn thi đại học nhiều!

ẤN TƯỢNG VỀ NIHON KOGAKUIN

Tóm lại thì ấn tượng về Nihon Kogakuin từ đâu mà ra? ^^ Thú thực là ngày xưa tôi có đi qua cổng trường ở Kamata một lần và ấn tượng là cổng trường rất nghệ thuật, giờ hình như campus Kamata cải tạo rồi nên không còn cánh cổng đấy nữa. Kamata là một khu khá nhộn nhịp và thú vị ở Tokyo (thậm chí là khu vui chơi giải trí nổi tiếng). Tôi hay đi shopping ở đây. Có một thời gian tôi cũng hay ghé thăm bạn sống ở khu này và còn đi làm qua đây nữa. Nếu có dịp, bạn nên sống ở Kamata. Nhà ga chính ở đây là ga Kamata JR (tuyến JR) và ga Kamata tuyến Ikegami (có bạn nào còn nhớ bài hát Ikegamisen trên Saromalang?).


Tìm hiểu thông tin học nghề và du học Nhật Bản?

Hình ảnh trường:
Campus Kamata


Ảnh: Trường.

Đặc biệt, campus Hachioji có phối cảnh rất hoành tráng:

Ảnh: Trường.

THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

Tên trườngTRƯỜNG NGHỀ NIHON KŌGAKUIN
Tên tiếng AnhNEEC (Nippon Engineering College)
Tên tiếng Nhật日本工学院専門学校 Nihon Kōgakuin Semmon Gakkō
Tên gọi tắtNEEC
Loại trườngTrường nghề (semmon gakkō), tư lập
Địa chỉ (Japanese)〒144-8655 東京都大田区西蒲田5-23-22
Địa chỉ (English)Kamata, Oota-ku, Tokyo
Campus(1) KAMATA (2) HACHIOJI (3) HOKKAIDO
Số học sinh nhập học mới2,392 người
Websitehttp://www.neec.ac.jp/



CÁC NGÀNH HỌC VÀ THÔNG TIN HỌC PHÍ TRƯỜNG NGHỀ NIHON KŌGAKUIN ↓↓↓

NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG VÀ HỌC PHÍ NĂM ĐẦU

Phí tuyển sinh là 25,000 yen.

Sunday, December 27, 2015

Đồ uống Nhật Bản tại Việt Nam

VÌ MỘT TƯƠNG LAI NGON LÀNH VÀ KHÔNG TÙ TỘI
HÃY UỐNG ĐỒ UỐNG NHẬT BẢN!

Hiện nay, đồ uống Nhật Bản đã có mặt tại thị trường Việt Nam (cả hàng nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước). Hai nhãn hiệu lớn của Nhật có mặt tại Việt Nam là Kirin (sản xuất tại nội địa) và Pokka (nhập khẩu từ Singapore).

Nhưng quan trọng là, giá cả thì thế nào? ^^

Đây là giá cả của Kirin (sản xuất trong nước):
  • Mặt hàng: Trà sữa, trà xanh vị nho, hồng trà, giá tầm 8.5k/chai 250 ml.

Giá cả của đồ uống Pokka (nhập khẩu từ Singapore):
  • Trà xanh Green Tea Pokka (có đường), chai 1.5 lít: 32.6k
  • Trà đào Pokka Ice Peach Tea, chai 1.5 lít: 42.8k
  • Trà Ô Long Pokka (không đường), chai 1.5 lít: 32.6k
  • Trà hoa cúc, trà đào, chai 500ml: 19k
  • Trà xanh không đường, chai 500ml: 14.2k
  • Trà ô long không đường, chai 500ml: 14k
Ngoài ra còn có trà ô long Tea+ Plus của hàng Suntory (giờ bán cho PepsiCo thành Suntory PepsiCo) nhưng trà này có đường vì người Việt nhìn chung thích uống đường (còn ở Nhật thì uống rất ít đường và trà ô long bán ở Nhật là loại không đường).

SO SÁNH GIÁ VỚI ĐỒ UỐNG TRONG NƯỚC

Trong nước thì thường bán chai 350ml với giá tầm 9 - 10k. Do đó giá 1 lít trà do hãng trong nước sản xuất là: 9.5k x 1000/350 = 25k/lít.

Còn nếu mua chai 1.5 lít của Pokka, ví dụ trà ô long thì giá là 32.6k/1.5 = 22k/kít.

Giá đồ uống trong nước: 25k/lít.
Giá đồ uống Nhật Bản nhập khẩu: 22k/lít.

Như vậy, bạn mua đồ uống nhập khẩu có lợi hơn nhiều, và đặc biệt, ngon hơn đồ uống trong nước nhiều. Bạn cần đầu tư thêm bình đựng nước nữa mỗi ngày mang bình nước đi uống là có đồ uống ngon lành và lại an toàn cho sức khỏe, hơn nữa, còn AN TOÀN VỀ LUẬT PHÁP. Uống đồ Nhật thì không phát hiện dị vật, nên xác suất đi tù vì phát hiện dị vật thấp. Ngoài ra, các hãng Nhật thường ĐẠO ĐỨC KINH DOANH cao, nên không có chuyện họ kiện cáo người tiêu dùng. Thậm chí, nếu họ kiện người tiêu dùng ở nước ngoài, thì người tiêu dùng trong nước Nhật sẽ tẩy chay họ ngay. Người có lòng tự trọng cao không sử dụng sản phẩm các hãng gài bẫy, bỏ tù, kiện cáo người tiêu dùng.

Ngay cả khi bạn mua chai trà ô long hay trà đào chai nhỏ (500ml) thì giá cũng chỉ ngang trong nước.

GIÁ CẢ KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

Quan trọng là chất lượng. Với sản phẩm đồ uống thì công thức là thế này:

(1) Giá trị đồ uống = Chất lượng đồ uống × Số lượng × Giá cả × Chất lượng dịch vụ

Nhưng ở nơi mà đồ uống không an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh kém hoặc không có thì phải thêm độ an toàn vào:

(2) Giá trị đồ uống = Chất lượng đồ uống × Số lượng × Giá cả × Chất lượng dịch vụ × Độ an toàn

Ở những nơi mà người tiêu dùng có thể bị gài bẫy và đi tù thì bổ sung thêm một tiêu chí nữa:

(3) Giá trị đồ uống = Chất lượng đồ uống × Số lượng × Giá cả × Chất lượng dịch vụ × Độ an toàn × Độ an toàn về mặt luật pháp (tức xác suất bị đi tù thấp)

Uống nước thôi mà, sao phải nghiêm trọng thế? Vấn đề là, với những doanh nghiệp đạo đức kinh doanh thấp, hay đúng hơn là hoàn toàn vô đạo đức, thì phát hiện dị vật và đòi bồi thường thì ...

HÃY CÙNG TẨY CHAY ĐỒ UỐNG "TÙ TỘI"

Với những doanh nghiệp sẵn sàng đẩy người tiêu dùng vào tù, thì theo tiếng nói của lương tâm, chúng ta hãy không dùng sản phẩm của họ nữa.

Điều kỳ lạ là, ngay từ đầu tôi đã không dùng sản phẩm của họ. Vì tôi là người tốt. Người tốt thì dùng sản phẩm tốt ngay từ đầu. Vì thế, ngay từ đầu tôi dùng sản phẩm có uy tín, có thương hiệu, độ an toàn cao. Đồ uống Nhật Bản thì uy tín là hàng đầu rồi, bạn nào sang Nhật rồi sẽ biết. Ở Nhật kiểm soát chất lượng (QA) rất gắt gao.

Ở Nhật mà có dị vật trong đồ uống thì tổng giám đốc cúi gập đầu xin lỗi và bồi thường lớn cho người phát hiện (vì tòa án sẽ xử như vậy chứ không phải là họ muốn bồi thường gì đâu ^^).

Vì là người tốt và dùng sản phẩm tốt, nên tôi tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
  1. Vì đồ uống nhập khẩu an toàn hơn.
  2. Giá đồ uống nhập rẻ hơn.
  3. Đồ uống nhập ngon hơn nên không gây tác hại sức khỏe về lâu dài => Tiết kiệm tiền thuốc thang.
Bạn phải tính GIÁ TRỊ ĐỒ UỐNG theo công thức (1), (2), (3) ở trên chứ đừng chăm chăm vào giá cả. Nếu bạn chăm chăm vào giá cả thì đây là cách rẻ nhất: Đun sôi nước lên, bỏ đường vào khuấy lên uống. Đừng vắt chanh, chanh dạo này mắc lắm ha ha.

KHÔNG CẦN LO CHO NGƯỜI CÔNG NHÂN

Dạo này có một số người lên nói là đừng tẩy chay, sợ ... công nhân thất nghiệp. Đây chỉ là ngụy biện. Người công nhân làm cho doanh nghiệp vô đạo đức thì có nghĩa là họ đang bị bóc lột thậm tệ. Hoặc họ chỉ đi làm vì tiền. Bạn càng mua sản phẩm, họ càng bị bóc lột hơn thôi.

Hơn nữa, nếu có lòng tự trọng (và có năng lực), họ sẽ kiếm công ty tốt hơn để làm. Nếu chỉ làm công nhân thì có nhiều chỗ tuyển, vào hãng nước ngoài làm chăm chỉ và đàng hoàng thì lương tốt hơn nhiều. Còn nếu chỉ muốn làm ở một nơi lương thấp, trách nhiệm thấp, làm kiểu vô trách nhiệm với sản phẩm và sự an toàn của khách hàng thì theo tôi họ là người có LÒNG TỰ TRỌNG THẤP, bạn quan tâm tới họ làm gì? Nhiều người đi làm chỉ để nhận tiền mà thôi, họ không quan tâm tới việc bạn uống phải dị vật hay uống mất vệ sinh đâu.

Hãy bảo vệ sức khỏe và danh dự của chính bạn. Làm như thế mới chính là làm VIỆC THIỆN, làm điều tốt cho xã hội.

Tôi sẽ tiếp tục làm điều tốt, bằng cách uống đồ uống tốt, cụ thể là đồ uống Nhật Bản!




(C) Saroma Sea

Wednesday, December 23, 2015

TÀI LIỆU LUYỆN THI JLPT N5 VÀ JTEST CẤP ĐỘ F

Đây là những thứ bạn cần học để luyện thi trình độ N5 kỳ thi JLPT (năng lực tiếng Nhật) và JTEST cấp độ F (tiếng Nhật thực dụng).

Ghi nhớ: Điều kiện để đi du học tự túc tại Nhật Bản là (1) có tối thiểu 150 giờ học tiếng Nhật có chứng nhận và (2) thi đậu bằng N5 hoặc JTEST cấp độ F trở lên.
Điều kiện du học Nhật Bản
Các kỳ thi tiếng Nhật 2016

TÀI LIỆU ÔN THI TRÌNH ĐỘ N5 (JLPT) VÀ TRÌNH ĐỘ F (J.TEST)

Hạng mụcNội dungXem tại
Danh sách ngữ pháp N560 mẫu ngữ phápSaromalang
Bảng tra nhanh ngữ pháp N5List 60 mẫu ngữ phápSaromalang
Toàn bộ từ vựng N5 NEW!! 669 cụm từ. Tải PDF về học.Saromalang
Bảng động từ N5Kèm cách chia Vます và Vて(で)Saromalang
Bảng danh động từ N5Danh từ chỉ hành động đi với する thành động từSaromalang
Bảng tính từ N5Tính từ い và tính từ なSaromalang
Trạng từ/trạng ngữ N5Trạng từ nguyên gốc và trạng ngữ chỉ thời gianSaromalang
Từ vựng loại khác N5Liên từ, số, số đếm, ...Saromalang
103 kanji N5103 chữ kanji trình độ N5Saromalang
Bảng tự kiểm tra kanji N5Tự kiểm tra xem bạn có nhớ mặt chữSaromaSea
120 chữ kanji sơ cấpGồm phần lớn chữ kanji N5Saromalang
Katakana N559 từ katakana N5 (phiên âm tiếng nước ngoài).Saromalang
Tiếng Nhật tối sơ cấpNgữ pháp căn bản nhất (dưới cấp độ N5)SaromaSea

Luyện thi JLPT N4 và JTEST E? Xem tại đây

(C) Saroma Sea

Thursday, December 17, 2015

Tiếng Nhật du học: "Xin lỗi để bạn phải chờ!"

Nói thế này:
お待たせしました!
Omatase shimashita!
"Xin lỗi để bạn phải chờ"

Ngữ pháp ở đây bắt nguồn từ hành động chờ, là 待つ matsu [đãi] với nghĩa "chờ, đợi, to wait" và do đó, DẠNG SAI KHIẾN là:

待たせる MATASERU = (1) bắt phải chờ, to make someone wait (2) cho phép chờ, to allow someone to wait

Nhưng để cho lịch sự, chúng ta biến động từ MATASERU thành danh từ MATASE, rồi thêm O vào cho lịch sự (O/GO trong tiếng Nhật là lịch sự). Nên thành ra là OMATASE nghĩa là "sự bắt phải chờ" ở dạng lịch sự (của danh từ).

Cuối cùng bạn bắt người khác phải chờ thì dùng する là động từ đặc biệt và chia ở dạng lịch sự (polite form), thì quá khứ đơn giản thành しました。

Nhưng có nhiều phiên bản:
Với người yêu, bạn bè: お待たせ! OMATASE! = Em/anh/bạn chờ lâu chưa?
Dạng trung lập, lịch sự: お待たせしました! Omatase shimasita!
Với khách hàng: お待たせいたしました! Omatase itashimashita! Xin lỗi đã bắt quý khách/quý vị chờ đợi!

CÂU HỎI BÀI TẬP
Nếu nói là: "Xin (quý vị) hãy đợi một lát" thì tiếng Nhật nói sao?

Wednesday, December 16, 2015

Học Nhật ngữ tại Niigata

Thành phố Niigata là thành phố lớn trên bờ biển Nhật Bản, do đó, mùa đông tuyết rơi nhiều. Đây là thành phố cảng biển nên chắc chắn sẽ có nhiều hải sản tươi sống và phong cảnh biển (có thể xem ảnh dưới đây).

Nếu học tại Niigata, bạn nên học tại:
  • Trường cao đẳng hàng không du lịch ngoại ngữ quốc tế (AIR) - Khoa tiếng Nhật
  • Trường cao đẳng anime và manga Nhật Bản (JAM) - Khoa tiếng Nhật
  • Trường cao đẳng làm bánh - nấu ăn quốc tế (FOOD) - Khoa tiếng Nhật
Các trường này đều thuộc tập đoàn NSG Group (xem danh sách trường bên dưới).

Tiếp theo là lịch chốt đăng ký. Trường tuyển sinh khá muộn (do lịch nộp lên cục Nyukan).
Kỳ tháng 4/2016: Hạn nộp hồ sơ 30/12/2015
Kỳ tháng 7/2017: Làm hồ sơ vào tháng 2, 3 năm 2016

Bạn nào nhanh tay thì vẫn đi du học kịp vào tháng 4/2016!

Đăng ký tư vấn du học Niigata? Tại đây

Bên ngoài tòa nhà NSG và trường JAM

Xem video giới thiệu về trường: Youtube hoặc từ homepage

THÔNG TIN TRƯỜNG

TÊN TRƯỜNGKHOA NHẬT NGỮ TRƯỜNG AIR (HÀNG KHÔNG DU LỊCH NGOẠI NGỮ)
TIẾNG NHẬTCOLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES, TOURISM AND AIRLINE
ĐỊA ĐIỂM - VÙNGThành phố Niigata (NIIGATA)
ĐỊA CHỈ4F, NSG-Square, 7-935 Furumachi-Dori, Chuo-ku, Niigata City 951-8063 Japan
THÀNH LẬP1990
SỐ HỌC SINH TỐI ĐA300
CHI PHÍ NĂM ĐẦU715,000 JPY
HỌC PHÍ NĂM 2630,000 JPY
KÝ TÚC XÁPhòng 4 người: 16,000 JPY/tháng, điện nước ga: 5,000 JPY/người/tháng
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬTTrường nằm ở trung tâm thành phố Niigata, thành phố lớn bậc nhất tại bờ biển Nhật Bản (phía tây Nhật Bản). Được mệnh danh là "thủ đô nước", Niigata nổi tiếng về cảng, phong cảnh biển và hải sản tươi sống. Do nằm ở phía bắc nên mùa đông lạnh và có nhiều tuyết rơi.
Trường thuộc tập đoàn NSG Group với 1 trường cao học (Sáng Tạo Sự Nghiệp), 1 trường đại học (Y Tế Phúc Lợi) và 27 trường chuyên môn thuộc mọi lĩnh vực giúp bạn thực hiện ước mơ học nghề chuyên môn tại Nhật.
Là học sinh của khoa Nhật ngữ trường hàng không, du lịch, ngoại ngữ quốc tế AIR, bạn sẽ được ưu đãi khi học lên tại tập đoàn NSG Group.
ẢNH TRƯỜNG VÀ LÂN CẬNXem ảnh về trường / @Flickr Album
ĐẠI HỌC DANH TIẾNG NÀO?Đại học Niigata (quốc lập)

Trường AIR và trường JAM ở gần ga Niigata, băng qua con sông!

Trường nằm gần biển và sông và ga Niigata (ga trung tâm):




THAM KHẢO THỜI ĐIỂM VÀ THỜI GIAN DU HỌC

THỜI ĐIỂM DU HỌCTHỜI GIAN HỌC TIẾNG NHẬT
Tháng 42 năm (hoặc 1 năm)
Tháng 101 năm 6 tháng
Tháng 71 năm 9 tháng
Tháng 11 năm 3 tháng (các bạn khá giỏi)

HỌC LÊN CAO Ở CÁC TRƯỜNG NSG GROUP: ƯU ĐÃI HỌC PHÍ!!
Chỉ dành cho các bạn học tại khoa tiếng Nhật của trường!

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG TRONG TẬP ĐOÀN NSG GROUP

Tuesday, December 15, 2015

BEKKA ĐẠI HỌC REITAKU

HỌC DỰ BỊ ĐẠI HỌC VÀ LÊN THẲNG ĐẠI HỌC REITAKU

Tổng chi phí học phí chỉ 640,000 yen/1 năm! tương đương 118 triệu đồng (tỷ giá 12/2015)
Cơ hội học bổng (tại bekka) 100,000 yen/1 năm (10 suất).
Về việc làm thêm: Về nguyên tắc, trường cấm lưu học sinh làm thêm trong học kỳ đầu (4 tháng đầu).


Tìm hiểu thông tin / tìm con đường học vấn phù hợp để du học Nhật?

THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

Tên trườngĐẠI HỌC REITAKU
Tên tiếng AnhReitaku University
Tên tiếng Nhật麗澤大学 Reitaku Daigaku
Tên gọi tắt麗澤大 Reitakudai / RTU
Loại trườngTư lập
Địa chỉ (Japanese)千葉県柏市光ヶ丘2-1-1
Địa chỉ (English)2-1-1 Hikarigaoka, Kashiwa-shi,Chiba-ken, 277-8686 JAPAN
Tổng số học sinh (tháng 3/2015)2,483
Số lưu học sinh (tháng 1/2015)352
Websitehttp://www.reitaku-u.ac.jp/

ẢNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC REITAKU


Ảnh: Trang web trường.


CÁC NGÀNH HỌC VÀ THÔNG TIN HỌC PHÍ, HỌC BỔNG ĐẠI HỌC REITAKU↓

Monday, December 14, 2015

BEKKA (KHOA DỰ BỊ ĐẠI HỌC) LÀ GÌ?

BEKKA là hình thức học tiếng Nhật 1 năm trong một trường đại học tại Nhật Bản và học lên thẳng đại học (hay cao đẳng, cao học, ...) tại trường đại học đó. Đây là hình thức học DỰ BỊ ĐẠI HỌC tại khoa Bekka (khoa riêng cho lưu học sinh). Thời gian học là 1 năm, học phí tương đối rẻ so với trường Nhật ngữ. Lý do là vì trường đại học có sẵn cơ sở vật chất và khi bạn học lên cao tại đó thì ... trường sẽ thu tiền bạn sau. Như vậy cả hai bên đều có lợi.

Tuy nhiên ... làm gì có bữa ăn trưa miễn phí đúng không? Do thời gian học chỉ có 1 năm nên bạn sẽ phải học sáng chiều, ít thời gian đi làm thêm (có trường cấm làm thêm học kỳ đầu), do đó bạn phải có tiếng Nhật khá giỏi và/hoặc TÀI CHÍNH TỐT. (Gia đình bạn phải có tài chính tốt.) Ngoài ra, bạn cũng cần quyết định học lên tại trường đại học đó rồi, nếu không thì sẽ không có thời gian đi thi (vì thời gian học có 1 năm, bạn hãy xem bảng dưới đây để biết lịch đi thi.)

Nếu tài chính không tốt / tiếng Nhật sơ cấp / chưa quyết định học ngành gì / chưa quyết định học đại học nào thì con đường tốt nhất là: Du học tại trường Nhật ngữ (xem ví dụ) rồi đi thi đại học (xem ví dụ).

(Xem list bên dưới)

Muốn có danh sách và tìm hiểu thêm về bekka?

SO SÁNH BEKKA (ĐẠI HỌC) VÀ TRƯỜNG NHẬT NGỮ ― (C) SAROMA SEA

HẠNG MỤC SO SÁNHBEKKA (DỰ BỊ ĐẠI HỌC)TRƯỜNG NHẬT NGỮ
Thời gian học thông thường1 năm2 năm
Thời gian học khác1.5 năm (gia hạn, tùy trường)1 năm, 1.5 năm
Tổng học phí năm đầu (tham khảo)600,000 - 700,000 yen750,000 - 900,000 yen
Học tại đâu?Khoa lưu học sinh tại đại họcTại trường Nhật ngữ
Học lên caoTrường đại học bạn học dự bịTrường (đại học, cao đẳng, ...) bạn thi đậu
Có phải đi thi đại học không?Không. Xét tuyển hồ sơ thi bekka.Có. Phải chọn trường và đi thi.
Thời điểm đi thi đại họcPhỏng vấn và kiểm tra (tiếng Nhật) theo lịch trường bạn học bekka.6 tháng trước thời điểm học lên trường khác.
Yêu cầu thi đại họcTrình độ N1 hoặc trên N2.Thi EJU, thi đậu thi viết và phỏng vấn đại học.
ƯU ĐIỂMTiết kiệm thời gian + Không phải đi thi.Có thời gian học, chọn trường, ôn thi và đi thi.
NHƯỢC ĐIỂMYêu cầu: Tiếng Nhật khá giỏi / Tài chính tốt.Phải ôn thi + đi thi, vất vả. Thời gian học dài.

Chú ý là nếu đi thi đại học thì bạn sẽ phải thi kỳ thi EJU (kỳ thi lưu học sinh, 留学生試験 ryūgakusei shiken [lưu học sinh thí nghiệm], tức "thi ryu") nên bạn cần chú ý lịch thi như dưới đây.
Bạn phải thi EJU trước 1 năm hoặc 6 tháng để lấy kết quả nộp cho đăng ký thi đại học. (Thi EJU sẽ có kết quả sau khoảng 1 tháng.)

CÁC CHÚ Ý KHI THI ĐẠI HỌC TẠI NHẬT BẢN (TRƯỜNG NHẬT NGỮ)

THỜI ĐIỂM DU HỌCTHỜI GIAN HỌC/THỜI ĐIỂM CHUYỂN TRƯỜNG
(HỌC LÊN CAO)
THỜI ĐIỂM ĐI THI ĐẠI HỌCTHỜI ĐIỂM THI EJU
(Kỳ thi lưu học sinh)
Tháng 4 (ví dụ 4/2016)2 năm sau (ví dụ 4/2018)Trước nhập học 6 tháng (tháng 10/2017)Kỳ thi tháng 11/2017 và/hoặc tháng 6/2016.
Tháng 10 (ví dụ tháng 10/2016)1.5 năm sau (ví dụ 4/2018)Như trên.Như trên.
(1 năm thi 2 lần: Tháng 6 và tháng 11, chủ nhật giữa tháng)
Tháng 7 (ví dụ tháng 7/2016)1 năm 9 tháng sau (ví dụ 4/2018)Như trên.Như trên.
(Kết quả có sau 1 tháng)
Tháng 1 (ví dụ tháng 1/2017)1 năm 3 tháng sau (ví dụ 4/2018)Như trên.Như trên.
(Nộp kết quả kỳ thi EJU cao nhất - nếu thi nhiều lần)
Bạn có thể thi nhiều kỳ thi EJU và nộp kết quả cao nhất.

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG CÓ KHOA LƯU HỌC SINH (BEKKA)

Friday, December 11, 2015

Bí quyết chọn trường Nhật ngữ du học

Thật ra thì không bí quyết gì lắm mà chỉ là TƯ DUY LÔ GIC và KHƠI GỢI TIỀM THỨC.
Tiêu chí chính? Hãy dùng một số thông tin cơ bản và TRỰC GIÁC CỦA BẠN.

Nhiều khi, nhìn mặt hiệu trưởng hay giáo viên để chọn trường cũng tốt.

Chú ý là, các trường Nhật ngữ có truyền thống không chênh lệch nhau nhiều và trường Nhật ngữ không phải là toàn bộ cuộc sống của bạn tại Nhật (thường chỉ chiếm 30 - 50% tùy bạn có chăm chỉ đi học hay không).

Tiêu chí chọn trường Nhật ngữ (thứ tự bất kỳ)

No.
Tiêu chíMô tả tiêu chí
1
Cơ sở vật chất(Xem ảnh trường) Tòa nhà riêng hay không, độ lớn, độ mới. Cơ sở vật chất như thư viện, phòng sinh hoạt chung v.v...
2
Học phíĐắt/Trung bình/Rẻ: Không phải cứ rẻ là tốt vì đắt hơn thì thường cơ sở vật chất tốt hơn. Cần tính cả phí ký túc xá nữa. Bí quyết: Chọn mức học phí CHẤP NHẬN ĐƯỢC, không quá rẻ, không quá mắc.
3
Chọn theo vùng, địa phươngTrường nằm ở địa phương nào, thuộc vùng nào, đặc điểm địa lý kinh tế? Dân số và mật độ dân số, cơ hội việc làm thêm. Khoảng cách tới thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya, Fukuoka bao xa.
4
Năm thành lậpTrường có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hay mới thành lập. (Nếu mới thì chú ý là kinh nghiệm ít hơn nhưng cơ sở vật chất thường tốt và thường nhiệt tình hơn.)
5
Đánh giá trang web"Trông mặt mà bắt hình dong" cũng là ý tưởng không hề tệ.
6
Trường có giới thiệu việc làm thêmNhìn chung thì đừng quá trông chờ mà bạn nên tự thân vận động. Tiêu chí này chỉ để tham khảo.
7
Tài liệu, thông điệp giới thiệu trườngTham khảo cùng với trang web.
8
Có bạn bè học tại trườngPhải đảm bảo là bạn đi học vì bạn, chứ không phải với mục đích tụ tập.
9
Tham khảo ý kiến người tư vấnHãy kiếm người tư vấn tốt để tư vấn cho bạn. Ví dụ văn phòng Saromalang (đang tư vấn tại bài viết này đấy thôi ^^).
10
Đánh giá tổng hợp bằng TRỰC GIÁCĐiều quan trọng cuối cùng là dùng TRỰC GIÁC của bạn. Ngay cả khi bạn có sai lầm chút xíu thì vẫn tự làm tự chịu được. Đây là KINH NGHIỆM ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG TƯƠNG LAI.

VÍ DỤ CHỌN TRƯỜNG NHẬT NGỮ THEO VÙNG

Trước hết chúng ta phải hiểu cấu tạo vùng miền tại Nhật, mỗi vùng gồm các địa phương nào thông qua bản đồ này:


Thông tin chi tiết sẽ cập nhật tại Yurika Living in Japan.

Đây là bí quyết của Saromalang:

Thursday, December 10, 2015

Đăng ký thi tiếng Nhật cho kỳ du học tháng 07/2016

Bạn nào dự định đi du học vào kỳ tháng 7 năm 2016 thì hãy đăng ký kỳ thi J.TEST lần thứ 124, nên đăng ký cấp độ E-F (cấp độ E tương đương N4, F tương đương N5). Cả hai cấp độ E và F thi chung kỳ thi tùy số điểm mà cấp bằng E hay F.



Gần như bắt buộc bạn phải có bằng tiếng Nhật để đăng ký hồ sơ. Do đó, hãy cố gắng. Bạn nào định du học tại Saromalang thì có thể luyện J.TEST tại văn phòng. (Văn phòng cũng giúp đăng ký hồ sơ J.TEST luôn.)

(C) Saromalang

Wednesday, December 9, 2015

Đại học APU (Châu Á - Thái Bình Dương)

Tại Saromalang Overseas thì chắc các bạn cũng biết kha khá về đại học quốc lập rồi. Các bạn có thể tham khảo một số trường đại học quốc lập cũng như học phí tại trang web này.

Bây giờ, tôi (Mark) sẽ nói về đại học tư lập. Đại học quốc lập thì đặc điểm là học phí rẻ, tầm 5,000 USD/năm, còn đại học tư lập thì học phí mắc hơn, thường là gấp đôi. Nhưng, nếu bạn có học bổng dạng miễn giảm học phí thì vẫn có thể học đại học tư lập được.

Ví dụ, trường đại học APU Ritsumeikan (Đại học Châu Á - Thái Bình Dương) có cấp học bổng như sau: 30%, 50%, 65%, 80%, 100% học phí. Nếu bạn học xuất sắc, bạn có thể lấy học bổng ngay từ khi học đại học, nếu lấy được mức miễn trừ học phí cao thì thậm chí còn rẻ hơn đại học quốc lập. Nói chung là, hãy nhắm mức miễn giảm 65% trở lên (điều kiện là bạn phải xuất sắc).

Nếu bạn từng thi quốc gia, quốc tế, các kỳ thi mang tính quốc tế, ... thì nộp các bằng này, sẽ rất có lợi thế.

Giới thiệu chung về Đại học APU

Đại học APU nằm tại thành phố Beppu là thành phố du lịch và suối nước nóng (温泉 onsen) nổi tiếng. Trường nằm trên núi nên bạn đi giữa đường có thể gặp mây (chào hay không thì tùy ^^). Vì thế, phong cảnh khá hữu tình. Vì ở khu du lịch nên việc làm thêm chủ yếu là trong nhà hàng, khách sạn. Bạn có thể học đại học khoa Du lịch khách sạn tại trường APU. Trường có 2 ngành chính là Ngành Châu Á - Thái Bình Dương và Ngành Kinh doanh.

Nếu bạn khá tiếng Anh và tiếng Nhật, bạn có thể nộp hồ sơ và phỏng vấn tại Sài Gòn hay Hà Nội.

Nếu bạn muốn học ở đại học APU và chưa có tiếng Nhật thì bạn có thể học tiếng Nhật tại Kyushu hay ngay tại Oita.

Tìm hiểu thêm thông tin hoặc tìm con đường học vấn xán lạn tại Nhật Bản?

THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG

Tên trườngĐẠI HỌC APU (Châu Á - Thái Bình Dương)
Tên tiếng AnhRitsumeikan Asia Pacific University
Tên tiếng Nhật立命館アジア太平洋大学 Ritsumeikan Ajia Taiheiyō Daigaku
Tên gọi tắtAPU
Địa chỉ (Japanese)〒874-8577 大分県別府市十文字原1-1
Địa chỉ (English)1-1 Jumonjibaru, Beppu, Oita 874-8577 Japan
Tổng số học sinh (tháng 1/2015)5,959
Số lưu học sinh (tháng 1/2015)2,916
Websitehttp://www.apu.ac.jp/

Thông tin thi cử

Trường Đại học APU thi vào khá dễ, chỉ xét hồ sơ và phỏng vấn. Quan trọng là tiếng Anh lẫn tiếng Nhật đều phải khá. Nếu clear được điểm tiếng Anh và tiếng Nhật giỏi thì bạn sẽ vào được thôi. Nhớ là điểm cao thì mới có cơ lấy học bổng nhé. Nếu có tiến cử của trường Nhật ngữ (thực ra là bảng điểm học tiếng Nhật) thì cơ hội học bổng sẽ cao hơn.


ẢNH TRƯỜNG
Tòa A, tòa B, cổng chính. Ảnh: Wikipedia by JKT-c