Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, March 31, 2016

Học bổng Sagawa cho lưu học sinh Việt Nam

Trong bài này, Saromalang giới thiệu học bổng Sagawa dành cho lưu học sinh Đông Nam Á. Sagawa là hãng chuyển phát nhanh hàng hóa lớn tại Nhật bên cạnh Kuroneko, Nippon Express (Nittsu), ... và hiện họ đang mở rộng khắp Đông Nam Á. Họ đã vào và đang làm ăn tại Việt Nam hơn 10 năm. Học bổng Sagawa được cấp 16 suất mỗi năm, số tiền cấp hàng tháng là 100,000 yen/tháng, trong vòng 2 năm (trị giá 100,000 x 12 x 2 = 2,400,000 yen, tức là khoảng 480 triệu đồng).

Trong tiếng Nhật, học bổng (scholarship) được gọi là 奨学金 shougakukin [tưởng học kim].

Lễ trao học bổng Sagawa 2015. Ảnh: SGH Foundation.


THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC BỔNG SAGAWA

TÊN HỌC BỔNG
HỌC BỔNG SAGAWA
Tổ chức cấp học bổng
Quỹ học bổng lưu học sinh Sagawa
Cách đăng ký
Đăng ký qua trường (được trường tiến cử)
Đối tượng
Du học sinh là sinh viên đại học (năm 3), thạc sỹ (năm 1), tiến sỹ (năm 2)
Quốc tịch
Đông Nam Á (Indonesia, Cambodia, Singapore, Thailand, Philippines, Brunei, Vietnam, Malaysia, Myanmar)
Giới hạn tuổi
Đại học: không quá 27 tuổi, cao học: không quá 35 tuổi
Giới hạn
Không được nhận học bổng khác
Số tiền học bổng
100,000 yen/tháng (10 man)
Thời gian cấp
2 năm (tháng 4 ~ 3)
Số người trao hàng năm
16 người
Tỉ lệ chọi tham khảo
16/93
Thời gian đăng ký
Ngày 1/2 ~ 17/4

Học bổng cấp cho lưu học sinh Đông Nam Á đang học đại học hay cao học (thạc sỹ, tiến sỹ). Để đăng ký học bổng, bạn phải đăng ký qua trường đại học mà bạn theo học (danh sách trường tham khảo xem bên dưới), trường đại học sẽ tiến cử bạn tới quỹ học bổng và quỹ sẽ xét tuyển. Mỗi trường được tiến cử không quá 1 sinh viên đại học và 1 sinh viên cao học. Thông thường thì học bổng sẽ được chia đều cho các trường.

Bạn còn phải cạnh tranh ở trường để được trường tiến cử nữa. Vì thế, thành tích phải tốt hơn học sinh khác. Sau khi được trường tiến cử, bạn còn phải qua vòng xét tuyển của quỹ học bổng.

Học bổng Sagawa cũng quy định bạn không được nhận thêm học bổng khác (đa số các học bổng đều quy định như vậy, tức là một thời điểm chỉ nhận một học bổng).

Hội giao lưu học bổng Sagawa. Ảnh: SGH Foundation.


ƯU ĐIỂM CỦA NHẬN HỌC BỔNG

Tiền bạc là một chuyện. Bạn còn tham gia hoạt động của quỹ học bổng và giao lưu được rất nhiều bạn học các trường khác. Network của bạn sẽ mở rộng theo hướng tích cực, đa dạng, phong phú. Đa số các quỹ học bổng đều rất hay tổ chức hoạt động chung và cảm giác là bạn sẽ có câu lạc bộ học bổng riêng. Trong cuộc sống thì:

GIÁ TRỊ CỦA BẠN = SỐ CÂU LẠC BỘ BẠN THAM GIA.
YOU = ♣

Trang web học bổng Sagawa (đăng ký tại Nhật): http://www.sgh-foundation.or.jp/

HỌC BỔNG SAGAWA ĐÃ TRAO NĂM 2015

Wednesday, March 30, 2016

30 ĐẠI HỌC NHẬT BẢN NHIỀU LƯU HỌC SINH NHẤT

Đây là danh sách theo điều tra của JASSO năm 2013. Bạn nên tham khảo danh sách này để chọn trường đại học (và cao học) để học lên cao. Lý do chọn theo danh sách này là vì:
Trường đông du học sinh thì có nghĩa là du học sinh dễ vào

Bởi vì chính sách của trường là quốc tế hóa nhận nhiều du học sinh và có nhiều suất vào học hơn. Nhưng nên nhớ là điều này chỉ đúng khi bạn có học lực khá giỏi và biết chiến lược thi cử đúng đắn. Nếu không thì bạn sẽ bị trượt do tỷ lệ cạnh tranh cao. Nếu học lực của bạn không giỏi lắm, hay bạn không muốn ôn thi lắm thì nên thi những trường đại học địa phương. Tất nhiên, trong danh sách này thì một số trường tư lập nhìn chung là khá dễ vào. Trường đại học Châu Á - Thái Bình Dương (APU) còn có tỷ lệ du học sinh lên tới 50% trên tổng số học sinh của trường.

Đại học Tokyo (Todai) đứng thứ 3 trong danh sách. Thi vào Todai thì rất khó nên chỉ bạn nào học lực khá giỏi, giỏi tiếng Nhật (và khá cả tiếng Anh) mới nên thi.

Chú ý thêm là tỷ lệ du học sinh trên tổng số sinh viên trường: Học đại học là khoảng trên dưới 10%, còn học cao học là gần 20%. Điều này có nghĩa là:
Thi vào cao học ở Nhật dễ đậu hơn thi vào đại học nhiều
(Mặc dù hồ sơ nhìn có vẻ phức tạp hơn)

Với các bạn muốn chắc ăn có suất ở đại học, hãy học dự bị đại học (bekka) nhé.

DANH SÁCH 30 ĐẠI HỌC NHẬT BẢN NHIỀU DU HỌC SINH QUỐC TẾ NHẤT

Tuesday, March 29, 2016

ĐẠI HỌC KANSAI (OSAKA): HỌC DỰ BỊ ĐẠI HỌC (BEKKA)

GIỚI THIỆU ĐẠI HỌC KANSAI

ĐẠI HỌC TƯ LẬP TẠI OSAKA

Campus trường đại học Kansai tại Suita City. Ảnh: Trường.

Đại học Kansai nằm tại thành phố Suita, phủ Osaka. Thành phố Suita chỉ cách thành phố Osaka (trung tâm phủ Osaka) 12km. Đây là trường đại học đại học tư lập lớn có lịch sử lâu dài được sáng lập năm 1886 và thành lập đại học năm 1922. Trường có tới hơn 30 ngàn sinh viên theo học (số liệu trường 2015).
>>Trang học bổng và miễn giảm học phí đại học Kansai

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐẠI HỌC KANSAI

Tên trường
ĐẠI HỌC KANSAI
Tên tiếng Nhật
関西大学
Cách đọc
KANSAI DAIGAKU
Tên tiếng Anh
Kansai University
Tên gọi tắt
関大 KANDAI
Loại trường
Đại học tư lập (市立大学)
Năm sáng lập
Năm 1886
Thành lập đại học
Năm 1922
Địa chỉ
3-3-35 Yamate-cho, Suita-city, Osaka 564-8680
Campus: 5
Senriyama (Suita City), Takatsuki, Takatsuki Muse, Sakai, Tenroku (Osaka City)
Website
www.kansai-u.ac.jp
Số lượng học sinh
Khoảng 30,000 (2016)
Số lượng du học sinh
Gần 800 (2016)

ĐIỂM ĐẶC BIỆT: TRƯỜNG CÓ KHOA LƯU HỌC SINH (BEKKA)

Các bạn có thể học dự bị đại học tại khoa lưu học sinh 1 năm và học lên cao (đại học, cao học tại trường). Khoa du học sinh của trường được thành lập vào năm 2012 và nội dung học của khoa là chương trình dự bị học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản để học lên cao tại đại học. Học phí của khoa bekka là như dưới đây.


Khoa lưu học sinh (bekka) đại học Kansai. Ảnh: Trường.

HỌC PHÍ KHOA DU HỌC SINH (ĐƠN VỊ: YEN)
Phí xét tuyển
20,000
Tiền nhập học
80,000
Học phí
650,000
Phí hỗ trợ hoạt động giáo dục
20,000
Tổng học phí bekka
750,000
Tổng tiền đóng cho 1 năm bekka là 750,000 yen + 20,000 yen phí xét tuyển tổng chi phí là 770,000 yen tương đương 154 triệu đồng.

Số lượng tuyển sinh: 100 du học sinh mỗi năm. Tuyển sinh hai kỳ là kỳ tháng 4 và kỳ tháng 9. Yêu cầu: Đã tốt nghiệp lớp 12, đã học tiếng Nhật trên 300 giờ (hoặc bằng cấp trình độ tương đương N4 trở lên).

Thời gian học bekka: 1 năm. Một số trường hợp có thể gia hạn.

Lớp học khoa bekka đại học Kansai. Ảnh: Tài liệu trường.

Học bổng dành cho du học sinh của đại học Kansai
Học bổng của trường 180,000 yen (36 triệu đồng, tỷ giá 3/2016) cho 5 học sinh mỗi kỳ (tổng 10 người/năm).
Họcbổng JASSO 48,000 yen/tháng trong vòng 1 năm: Một vài suất.

NGÀNH HỌC ĐẠI HỌC VÀ HỌC PHÍ ĐẠI HỌC KANSAI (JPY)

Sunday, March 27, 2016

Các loại bệnh tật không được du học Nhật Bản

... và các loại bệnh có thể du học Nhật Bản.

Người mắc một số loại bệnh truyền nhiễm sẽ không được du học Nhật.

Lưu ý về điều kiện sức khỏe để du học tự túc tại Nhật Bản

Không có quy định riêng về điều kiện sức khỏe để đi du học tại Nhật Bản. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo bạn đủ sức khỏe để theo học (và một số bạn còn đi làm thêm trang trải một phần chi phí nữa). Mỗi trường Nhật ngữ sẽ có một số tiêu chuẩn riêng về sức khỏe nên cần phải xác nhận với trường. Có trường yêu cầu khám sức khỏe theo mẫu của trường (form trường) và có nhiều trường không yêu cầu khám sức khỏe mà sang Nhật mới khám.

Vì nhiều trường (đa số?) không yêu cầu khám sức khỏe nên các bạn thường du học mà không khám sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề sức khỏe (như viêm gan B chẳng hạn), bạn cần chữa trị dứt điểm trước khi du học vì chính lợi ích của bạn. Vì sang Nhật mà bị bệnh thì rất tốn kém (dù đã có bảo hiểm quốc dân Nhật Bản chi trả một phần) và không đủ sức khỏe để theo học hay đi làm thêm trang trải chi phí.

Nhật Bản, cũng như các nước khác, có quy định một số bệnh không được nhập cảnh vào Nhật, đó là các bệnh truyền nhiễm (có thể gây dịch bệnh). Nếu bạn nhập cảnh và bị phát hiện (ví dụ máy đo thân nhiệt) hay khai báo tờ khai bệnh tật lúc nhập cảnh thì bạn sẽ bị cách ly. Bạn sẽ chỉ được vào Nhật sau khi xác nhận bạn không hay đã hết bệnh truyền nhiễm.

Nếu bạn đi lao động tại Nhật Bản (ví dụ thực tập sinh) thì tùy yêu cầu của nghiệp đoàn hay nơi thuê mướn bạn và tùy yêu cầu công việc bạn sẽ làm, ví dụ viêm gan B sẽ không được đi xuất khẩu lao động, hay điều kiện thị lực mắt không đeo kính phải đạt 6 hay 7 trên 10 trở lên chẳng hạn. Đi lao động thì khắc nghiệt hơn đi du học nhiều vì yêu cầu bạn phải đủ sức khỏe để lao động liên tục trong suốt 3 năm và phải đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề cụ thể.

Ví dụ các bệnh không được du học Nhật Bản: Cúm gia cầm H5N1 và H7N9.

Về các mục khám sức khỏe thì các bạn có thể tham khảo tại Khám sức khỏe du học Nhật Bản.
Miễn trách nhiệm: Thông tin tại đây chỉ để tham khảo theo kiến thức mà Saromalang tìm hiểu và nghiên cứu. Bạn cần xác nhận cụ thể với trường Nhật ngữ bạn định du học.


Hỏi: Tôi bị cận thị và phải đeo kính 3 độ thì có đi du học được không?

Danh sách bệnh viện khám sức khỏe du học Nhật Bản

Danh sách các bệnh viện để khám sức khỏe đi du học, khám sức khỏe đi làm việc, đi thực tập (tu nghiệp sinh, thực tập sinh), xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Chú ý:
1. Một số bệnh viện dưới đây không có trang web hay trang web không hoạt động (sẽ trỏ trang này).
2. Các bạn ở Sài Gòn sẽ có hướng dẫn riêng một số nơi có uy tín. Khi làm hồ sơ du học, trường Nhật ngữ (hoặc trường đại học) sẽ yêu cầu khám sức khỏe theo form của trường (thường song ngữ Nhật Anh) và các bạn cần mang form nay tới bệnh viện để họ khám và điền theo form. Trường nào không yêu cầu thì thôi (thường là sang Nhật sẽ khám ở phòng khám).

Miễn trách nhiệm: Các bạn cần xác định lại địa chỉ bệnh viện, giờ khám bệnh, ... trước khi tới bệnh viện qua trang web của bệnh viện, địa phương, tổng đài 1080, ... Thông tin ở đây chỉ để tham khảo.


DANH SÁCH BỆNH VIỆN KHÁM SỨC KHỎE DU HỌC

Thursday, March 24, 2016

CHI PHÍ HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN 2016 - BẠN CÓ ĐƯỢC GIẢM?

TUYỂN SINH DU HỌC TỰ TÚC NHẬT BẢN 2016 - 2017 VÀ MỨC PHÍ HỒ SƠ ƯU ĐÃI
Để các bạn có học vấn cao và học lực giỏi có được chi phí hồ sơ du học Nhật Bản tốt nhất trên thị trường (tối đa lên tới 100% tức là miễn phí hoàn toàn hồ sơ du học gồm cả chi phí dịch thuật).


Giá cơ sở chi phí hồ sơ du học tự túc Nhật Bản: Trọn gói 12 triệu đồng, trong đó đã bao gồm:

Giá hồ sơ cơ sở
Đã bao gồm:
12,000,000 đồng
*Giá cơ sở, kiểm tra mức ưu đãi của bạn hay bạn có được miễn phí 100% hồ sơ không ở bên dưới
Chi phí sắp xếp, luyện phỏng vấn trường Nhật ngữ
Phí dịch thuật và sửa chữa hồ sơ du học
Chứng minh tài chính, hướng dẫn sổ ngân hàng, chứng minh thu nhập
Tiền gửi chuyển phát nhanh EMS hồ sơ sang Nhật
Hỗ trợ sắp xếp việc làm thêm khi sang Nhật: 0 đồng
Phí xin visa du học Nhật Bản
Sắp xếp mua vé máy bay (tiền vé: bạn trả theo thực phí)
Làm hồ sơ du học với chất lượng Saromalang. Thực phí hồ sơ: Dưới 5,000,000 đồng.


⇉ ĐĂNG KÝ TẠI FORM ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

MỨC GIÁ ƯU ĐÃI CHI PHÍ HỒ SƠ DU HỌC TỰ TÚC NHẬT BẢN

*Áp dụng cho kỳ du học 10/2016 và 01/2017.
**Chỉ dành cho các bạn du học tại trường Nhật ngữ. Các bạn học dự bị đại học (bekka) xin xem phần bên dưới.

Giảm giá nếu bạn đăng ký sớm, nhiệt tình làm hồ sơ, ký hợp đồng sớm
Miễn giảm nếu gia đình bạn có điều kiện tài chính
Giảm giá hồ sơ nếu bạn có bằng JLPT N4 hoặc JTEST E
Mức giảm giá cho JLPT N3 hoặc JTEST D:  Gấp đôi N4 (JTEST E)
Mức discount cho JLPT N2 / JTEST C: Gấp ba N4 (JTEST E)
Mức discount cho JLPT N1 / JTEST B hoặc A: Gấp bốn N4 (JTEST E)
Đăng ký hồ sơ theo nhóm 2 người, 3 người: Chỉ trả phí hồ sơ 01 người
Học lực lớp 12 loại giỏi hoặc xuất sắc: Điểm càng cao chi phí càng giảm
Có giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế: Giải càng cao càng ưu đãi
Có bằng tiếng Anh TOEIC trên 800 (hoặc TOEFL trên 100 hoặc IELTS trên 7.5)

POINT 1 HỌC CÀNG GIỎI CÀNG ĐƯỢC MIỄN GIẢM (TỐI ĐA 100%)
POINT 2 GIA ĐÌNH CÀNG KHÁ GIẢ CÀNG ĐƯỢC ƯU ĐÃI
POINT 3 HỒ SƠ ĐẸP MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN (100%) PHÍ HỒ SƠ
POINT 4 ĐI NHÓM CHỈ TÍNH PHÍ 1 NGƯỜI


Bạn được áp dụng đồng thời các khoản ưu đãi trên tùy theo hồ sơ của bạn. Bước đầu tiên là gửi hồ sơ để Saromalang thẩm định xem bạn có được miễn giảm không.

Chỉ cần nộp hồ sơ, Saromalang sẽ tự động tính giá hồ sơ du học ưu đãi cho bạn!


CHẾ ĐỘ MIỄN PHÍ HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN 100% (CẦN ĐĂNG KÝ)

Sunday, March 20, 2016

Immigration Japan

TRÌNH TỰ LÀM THỦ TỤC NHẬP CẢNH TẠI SÂN BAY NHẬT BẢN
Sân bay Narita, terminal 1
>>Cách điền tờ khai nhập cảnh Nhật Bản ED CARD (mới)
>>Hướng dẫn khai tờ khai hải quan khi nhập cảnh Nhật Bản
>>Hướng dẫn viết và nộp xin giấy phép làm thêm tại sân bay
>>Hàng hóa được và không được mang vào Nhật Bản
>>Hướng dẫn chung về thủ tục xuất nhập cảnh (Yurika)
Bước 1: Kiểm dịch (Quarantine)
  kiểm dịch sân bay narita
Nếu bạn được phát bảng điều tra (questionaire) từ Cục kiểm dịch (tại sân bay) thì hãy nộp lại kết quả. Nếu bạn bị tiêu chảy, sốt, cảm thấy không khỏe, hãy thông báo cho cán bộ Cục kiểm dịch hoặc phòng tư vấn sức khỏe.
Pamphlet và phiếu điền (form) thông tin kiểm dịch có sẵn gần bàn kiểm dịch. Hãy dùng nếu có yêu cầu.
Bước 2: Thủ tục nhập cảnh (Immigration)
  nhập cảnh sân bay narita
Đưa hộ chiếu và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nhập cảnh. Với du học sinh hãy xem bài Các giấy tờ du học sinh cần nộp tại sân bay.
Vì đây là nhập cảnh lần đầu, bạn sẽ được chụp ảnh (bằng camera tự động) cũng như lấy dấu vân tay bằng máy đọc tự động.
Bước 3: Lấy hành lý ký gửi (Baggage Claim)
  lấy hành lý sân bay narita
Kiểm tra hãng hàng không và số hiệu chuyến bay của bạn trên bảng điện tử và tới băng chuyền hành lý tương ứng. Bạn cần kiểm tra tờ biên nhận hành lý (thường dán trên cuống boarding pass) để không lấy nhầm hành lý.
Nên lấy xe đẩy trước khi vào lấy hành lý.
Bước 4: Kiểm dịch động thực vật
  kiểm dịch động thực vật sân bay narita
Nếu bạn mang thực vật (gồm cả trái cây, rau, hạt giống) hay động vật (gồm cả thịt xông khói, xúc xích, sản phẩm thịt khác) vào Nhật thì bắt buộc phải được kiểm tra tại quầy kiểm dịch động thực vật.
Bước 5: Kiểm tra hải quan
  clip_image005
Tất cả hành khách đều phải nộp tờ khai hải quan (Customs Declaration form). Điền đầy đủ thông tin quà tặng, hàng hóa mà bạn mang vào Nhật. Hành khách với hành lý không đi kèm phải khai 2 tờ khai hải quan.
Tại bước này, nhân viên hải quan có thể sẽ hỏi bạn mang gì, quét hành lý và có thể yêu cầu mở hành lý để kiểm tra. 
Bước 6: Ra sảnh đến (Arrival Lobby)
  sảnh đến arrival lobby narita
Trường Nhật ngữ đợi sẵn bạn ở đây, thường với bảng tên trường (có thể là tên trường và các học sinh). Nếu bạn không ở ký túc xá, trường sẽ không đi đón mà người cho bạn ở cùng sẽ đi đón.
Chú ý: Đa phần sân bay quốc tế ở Nhật có mạng wifi miễn phí nên bạn có thể liên lạc với gia đình.
Nếu có hành lý cồng kềnh không mang được về ký túc: Bạn có thể làm thủ tục chuyển phát về địa chỉ tại quầy bưu điện tại sân bay (chi phí tầm 1000 ~ 2000 yen/kiện).


Sơ đồ nhập cảnh sân bay Narita, terminal 1 ↓↓↓

Lưu ý trong ngày xin hoặc lấy visa du học Nhật Bản

Dành cho các bạn sắp đi du học Nhật Bản (đã có tư cách lưu trú (COE) dạng du học)

Bạn phải làm đủ bộ hồ sơ để xin visa du học Nhật Bản. Để xem danh sách giấy tờ cần mang và bạn sẽ xin visa tại đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, hay xin visa tại lãnh sự quán Nhật Bản tại Sài Gòn thì xin hãy xem bài viết: Hướng dẫn xin visa du học Nhật Bản

Ngoài ra, xin visa Nhật Bản bạn chỉ nộp hồ sơ và lãnh sự quán chỉ xét hồ sơ chứ không phỏng vấn (trừ một số trường hợp học bổng MEXT hay đặc biệt).
Hãy xem bài viết: Chú ý về đóng học phí và xin visa du học Nhật


DƯỚI DÂY LÀ CÁC LƯU Ý TRONG NGÀY ĐI XIN HÃY LẤY VISA

MANG CHỨNG MINH THƯ
Hãy mang đầy đủ giấy tờ như được yêu cầu (xem bài Hướng dẫn) và nhất định phải mang chứng minh thư theo. Không có chứng minh thư để đăng ký ở bốt an ninh sẽ không vào được lãnh sự quán.

Xếp hàng đăng ký thông tin nhân thân ở bốt an ninh
trước khi vào xin hay lấy visa

KIỂM TRA NGÀY NGHỈ NHẬT BẢN
Lãnh sự quán (và đại sứ quán) sẽ nghỉ theo ngày nghỉ Nhật Bản. Ví dụ ngày mai thứ 2 ngày 21/03/2016, nước Nhật sẽ nghỉ bù ngày xuân phân. Vì thế, lãnh sự quán không làm việc. Bạn nào tới xin visa hay lấy visa sẽ chỉ mất công. Các bạn xin visa hãy tới vào thứ 3 ngày 22/03/2016. Chú ý là lịch nghỉ xuân phân thì mỗi năm sẽ có thể khác nhau chút ít. Với các bạn đã xin visa trong tuần từ 14/3 đến 18/3 năm 2016 thì do ngày nghỉ nên thời gian lấy visa sẽ tăng thêm một ngày. Ví dụ thứ 6 ngày 18/3 xin visa thì 28/3 mới lấy visa (chứ không phải thứ 6 ngày 25/3) do ngày 25/3 chưa tới hạn lấy và tiếp theo là thứ 7, chủ nhật nghỉ nên phải sang thứ 2 ngày 28/3 mới lấy được.

Các bạn đi xin hay đi lấy visa hãy xác nhận Lịch nghỉ lễ Nhật Bản (ví dụ lịch nghỉ năm 2016) trên trang Yurika nhé.

LẤY VISA CŨNG PHẢI XẾP HÀNG
Bạn tới lấy visa cũng vẫn phải xếp hàng và cung cấp thông tin nhân thân (chứng minh thư) tại bốt an ninh mới được vào lãnh sự quán. Tóm lại là tới xin hay tới lấy visa đều xếp hàng như nhau. Xếp hàng đơn không đứng ngang hàng túm tụm nói chuyện với nhau tránh nhân viên phải nhắc nhở bạn.

THỜI GIAN XIN/LẤY VISA VÀ CHÚ Ý TỚI SỚM
Việc xin visa, lấy visa thường phải xếp hàng khá dài (nếu bạn đi kỳ du học tháng 4 là kỳ đông nhất) và khi vào trong lãnh sự quán rồi vẫn phải ngồi đợi. Từ khi xếp hàng tới khi ra ngoài có thể mất 3 - 4 giờ đồng hồ (trung bình 3 tiếng rưỡi). Do đó, bạn nên tới sớm (ví dụ xin visa buổi sáng thì tới lúc 7:00, lấy visa buổi chiều thì tới xếp hàng lúc 12:30). Nên mang theo book, tablet đi giết thời gian.

TRÌNH TỰ TRONG LÃNH SỰ QUÁN
Việc đầu tiên khi vào trong lãnh sự quán là lấy số thứ tự. Có máy phát hành số và bạn xin hay lấy visa thì ấn vào nút chạm đầu tiên trên màn hình là "1. Visa - Thị thực". Sau đấy chờ tới lượt. Trong lãnh sự quán có 05 quầy, bên trên đó có hiện số thứ tự, tới lượt thì bạn lên nộp hồ sơ, giấy tờ. Ghi nhớ là chỉ có khoảng 2 quầy xử lý thủ tục visa thôi  còn lại là xử lý các vấn đề khác.

Nếu bạn xin visa du học

Friday, March 18, 2016

Thủ tục xuất cảnh Việt Nam tại sân bay để đi du học Nhật Bản

Ghi nhớ: Phải có mặt ở sân bay để làm thủ tục trước giờ bay ít nhất 2 tiếng (có mặt chứ không phải xuất phát từ nhà). Nếu có khả năng tắc đường, kẹt xe do tai nạn giao thông, bạn cần phải xuất phát sớm hơn nữa để đề phòng.

Bước 0: Giấy tờ cần thiết


Giấy tờ cần để bay:
  1. Hộ chiếu còn hiệu lực*
  2. Vé máy bay (hoặc lịch trình bay Initiery)
  3. Visa (đóng trong hộ chiếu, với các nước có yêu cầu)
*Nhiều nước yêu cầu hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng mới được nhập cảnh.
**Du học sinh Việt Nam để nhập cảnh dạng du học vào Nhật còn cần (1) Tư cách lưu trú (COE), (2) Giấy nhập học ⇒Giấy tờ cần nộp tại sân bay Nhật
Bước 1: Cầm hộ chiếu, hành lý vào sân bay


Người nhà sẽ không được vào sân bay cùng mà phải chờ bên ngoài hoặc các quán cà phê khu vực bên ngoài hoặc trên lầu.
Bước 2: Tới quầy thủ tục hàng không làm thủ tục check in




Tới quầy hãng hàng không mà bạn đi máy bay để làm thủ tục (tìm tới quầy hãng hàng không mà bạn mua vé, trên bảng chỉ dẫn là địa điểm mà bạn tới ví dụ Tokyo, hoặc xem bảng điện tử xem chuyến bay của bạn là các quầy nào). Bạn đưa hộ chiếu và lịch trình bay ra (hiện nay dùng hệ thống IT tra được bằng số hộ chiếu nên không đưa lịch trình bay hay vé cũng không sao).
  1. Làm thủ tục ký gửi hành lý: Cân hành lý và ký gửi (1)
  2. Lấy vé lên máy bay (boarding pass) (2)
  3. Chờ khoảng 5 – 10 phút ở phòng kiểm tra hành lý gần đó xem có bị yêu cầu bỏ hành lý gì ra không (ví dụ đồ tươi sống, hành lý gây mùi như nước mắm, sầu riêng, v.v…) (3)
(1) Bạn sẽ nhận được phiếu gửi dán trên boarding pass, chú ý kiểm tra điểm hành lý tới là nơi bạn tới (nhất là bạn đi chuyển tiếp transit thì phải chuyển tới đích đến).
(2) Nếu bạn đi chuyển tiếp (transit) thì có thể nhận được nhiều boarding pass cho các chặng luôn.
(3) Phòng kiểm tra ở ngay gần quầy bạn làm thủ tục (có nhiều phòng kiểm tra)
Kiểm tra: Đã nhận lại hộ chiếu.
(4) Có thể nhân viên quầy sẽ hỏi bạn muốn ngồi ghế gần cửa sổ (window seat) hay ghế gần lối đi (aisle seat) để bạn chọn. Ghế ngồi giữa 2 ghế trên là “middle seat”.
(Ra ngoài chào người thân)


Nếu còn thời gian bạn có thể ra ngoài gặp, họp mặt, chào gia đình (vì nếu đã làm thủ tục xuất cảnh thì sẽ không ra ngoài nữa). Bạn và gia đình có thể ngồi uống nước ở quán trên tầng (nhìn được vào trong sân bay) sẽ đỡ phải chen chúc.
Bước 3: Kiểm tra hải quan


Hải quan kiểm tra hộ chiếu, boarding pass và hành lý của bạn. Nếu mang ngoại tệ quá 5,000 USD hoặc tương đương phải khai báo. Các hàng hóa vượt quá mức được mang cũng sẽ phải khai báo. Hải quan có thể yêu cầu mở hành lý kiểm tra.

Hiện kiểm tra hải quan soi chiếu hành lý chung một cửa với kiểm tra an ninh.
Bước 4: Kiểm tra an ninh




Các bước kiểm tra:
  1. Bỏ hết điện thoại, máy tính vào khay để chạy qua máy quét
  2. Bỏ hết đồ trong túi áo túi quần, có thể cả thắt lưng, áo khoác vào khay cho chạy qua máy quét
  3. Bỏ ba lô, túi xách cho chạy qua máy quét
  4. Đi qua cửa an ninh để kiểm tra, nếu cần nhân viên kiểm tra sẽ dùng máy quét tay kiểm tra thêm
Chú ý: Máy tính xách tay, tablet được yêu cầu lấy khỏi túi xách và để vào khay.
Các đồ nguy hiểm có thể sát thương hay tấn công như dao, kéo, bật lửa, … sẽ bị thu. Chất lỏng quá mức quy định cũng sẽ bị tịch thu.
Bước 5: Làm thủ tục xuất cảnh tại quầy xuất cảnh



Có nhiều quầy, hãy chọn một quầy xếp hàng trước vạch quy định chờ tới lượt. Khi tới lượt xuất trình hộ chiếu, boarding pass. Nhân viên làm thủ tục sẽ đóng dấu xuất cảnh lên hộ chiếu của bạn.
Bước 6: Tới khu vực phòng chờ lên máy bay


Mỗi chuyến bay có một cổng ra máy bay riêng (tức là Gate, ví dụ Gate 08). Bạn tới cổng đó và ngồi chờ. Tại đây thường có máy nước lọc miễn phí nên nếu mang chai rỗng thì bạn có thể lấy nước để uống (nếu không mang thì uống trực tiếp từ vòi).
Bước 7: Lên máy bay


Khi cửa mở, bạn xếp hàng lên máy bay. Hãy xuất trình boarding pass, nhận lại cuống vé và đi theo đường ống lên máy bay.
Một số chuyến bay bạn sẽ phải ra xe bus và xe chở bạn tới nơi đậu máy bay.
Trên cuống vé có ghi số chỗ ngồi của bạn, ví dụ 24E thì tới hàng 24 và ghế E (thường máy bay có 2 dãy, một dãy là A-B-C, dạy kia là E-F-G). Phải ngồi đúng số ghế!

Một số quy định về hành lý xách tay:
  • Các vật dụng nguy hiểm bao gồm tất cả các loại dao, gồm cả các loại dùng để săn bắt và các loại dao khác, gươm, kiếm các loại, dùi cui, gậy chơi golf hoặc những vật tương tự, bất kỳ một dụng cụ hoặc vật dụng có thể dùng sát thương, tấn công, … chỉ được phép vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi ngoại trừ những đồ vật mua tại cửa hàng miễn thuế tại sân bay.
  • Mỗi hành khách chỉ được mang không quá 1 lít chất lỏng, mỗi bình đựng chất lỏng dung tích không quá 100ml và phải để trong một túi nhựa trong suốt theo qui định vì chúng có thể bị mở ra kiểm tra hoặc soi chiếu bằng X-quang ở cửa an ninh tại sân bay.

(C) Saromalang Overseas