Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, July 31, 2018

Soi điểm EJU của bạn

Nội dung: Hướng dẫn cách tính điểm EJU của bạn ra điểm chuẩn % và từ đó chọn trường có hensachi (độ khó) thích hợp để nộp hồ sơ.
Content: Valuate your EJU score.

Để vào được đại học ở Nhật thì bước đầu tiên là thi EJU (đối với các bạn lưu học sinh). Dù điểm thi của bạn thế nào, dù bạn có hối tiếc hay không, thì cũng không thay đổi gì được nữa. Bước tiếp theo quan trọng không kém là chọn trường phù hợp để nộp hồ sơ (và thi kỳ thi của trường). Cần lưu ý là trường học không phản ánh con người hay phẩm giá của bạn, cũng không liên quan mấy tới tương lai hay hậu vận của bạn. Trong cuộc sống, những người tốt nghiệp đại học hạng 3 thì lại thường trở thành nhà kinh doanh giỏi, còn người tốt nghiệp đại học hàng đầu lại đi làm thuê là chuyện thường xảy ra. Vì thế, vào được đại học, đi tu (đi tù?) ở đó 4 năm là được.

Du học sinh thì lại càng không quá quan trọng việc phải vào được đại học danh tiếng. Vì bản thân việc du học đã là lợi ích kép:
- Tiếng Nhật (academic và business) => toàn cầu hóa
- Kiến thức, bằng cấp, trải nghiệm đa văn hóa vv

Cần nhớ là "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", thi thố còn phụ thuộc cả quá trình lâu dài của bạn trước đó chứ không phải là vì chuyện nỗ lực hay không nỗ lực. Do ý trời cả thôi.

Nhưng nếu bạn không lập được chiến lược chọn trường nộp hồ sơ hợp lý, không chịu tìm hiểu thông tin thì đó không phải do ý trời nữa.

Giả sử điểm số EJU thế này (để thi ngành kinh tế):
Môn tiếng Nhật:
- Nghe đọc hiểu 103/200
- Nghe hiểu 153/200
- Tổng 256/400
- Viết 40/50

Môn tổng hợp (Japan and the world) 174/200
Toán course 1 140/200

Ở đây tôi đưa ra hai giả định:

(1) Mức độ cạnh tranh của du học sinh vào một trường đại học ngang với mức độ cạnh tranh của học sinh Nhật với nhau (tức tỷ lệ đậu/rớt ngang nhau)
(2) Các du học sinh cũng có chí nguyện tương tự học sinh Nhật Bản

Tức là, một trường danh tiếng thì sẽ khó vào và nhiều hồ sơ nộp vào, giống nhau giữa học sinh Nhật Bản và du học sinh. Bởi lẽ, các du học sinh ở Nhật Bản một thời gian cũng hiểu được "giá trị" của các đại học và sẽ có nguyện vọng giống như học sinh Nhật.

Ví dụ ảo mộng Tô-đai thì người Nhật ai cũng muốn vào và du học sinh cũng vậy, nhưng không phải ai cũng đủ điểm số để nộp hay đủ can đảm để đăng ký. Tôi giả định là tâm lý học hành động là như nhau giữa học sinh Nhật và du học sinh.

Nói cách khác, du học sinh có thể tham khảo độ khó, tỉ lệ chọi của học sinh Nhật gọi là hensachi. Nhưng vì giả thiết sẽ luôn có độ sai lệch, nên tôi gọi nó là α (alpha), tôi không có dữ liệu để tính α nên bạn hãy tham khảo dữ liệu của trường Nhật ngữ mà bạn đang học nhé. Tất nhiên, bạn phải tự tính α vì tôi e là thấy cô tiến học ở trường cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm chứ không lập công thức tính.

Để tính xem bạn đứng thứ hạng bao nhiêu thôi dựa vào dữ liệu người thi gọi là EJU Outline of Results của JASSO.

Trong đó cung cấp các thông tin thống kê về kỳ thi ví dụ tháng 6/2018:
Số người thi ở Nhật Bản: 23,776
Số người thi ngoài Nhật Bản: 6,003
(Hà Nội: 109, Sài Gòn: 248)

Bảng điểm trung bình, cao nhất, thấp nhất:


Phân bố điểm, ví dụ môn tiếng Nhật:


Ngoài ra còn có biểu đồ đường xếp thứ hạng của bạn cho từng môn (gọi là Cumulative Distribution of Scaled Score):


Cơ bản là khá đầy đủ. Vậy bây giờ tôi sẽ tính ra điểm thứ hạng (%) của điểm số phần đầu bài viết nhé. Điểm số % tức là với điểm như thế bạn đứng trên bao nhiêu % số người thi.

Ví dụ, giả sử điểm bạn là 60%, tức là bạn hơn điểm của 60% các bạn thi khác (tính cho các môn bạn thi). Như vậy bạn chỉ nên nộp vào trường có hensachi khoảng 51 ~ 52 mà thôi (tương ứng TOP 40% là đậu). Tức là, để an toàn, chọn trường có hensachi tầm 50 trở xuống mà nộp cho an toàn. (Ở đây là tôi giả định hensachi của học sinh Nhật và du học sinh là như nhau như ở trên).

In ra rồi kẻ vạch để tính cho chính xác (toán là in ở mặt sau)

Từ biểu đồ, tôi tính ra điểm % như sau:

Môn tiếng Nhật:
- Nghe đọc hiểu 103/200
- Nghe hiểu 153/200
- Tổng 256/400 => 65%
- Viết 40/50 => 83%

Môn tổng hợp (Japan and the world) 174/200 => 91%
Toán course 1 140/200 => 96%

Bây giờ tôi sẽ lập công thức tính điểm trung bình theo trọng số là điểm tối đa của mỗi môn.

Với trường đại học không xét điểm viết tiếng Nhật:

65% × (400/800) + 91% × (200/800) + 96% × (200/800) = 79.25%

Như vậy, bạn được điểm cao hơn khoảng 80% các bạn khác. Như vậy, có thể nộp vào trường có hensachi 58 trở xuống, vì hensachi 58 = 21.1% (hensachi 59 = 18.4%).

Vậy nộp vào trường xét cả điểm viết hay không xét điểm viết lợi hơn?

Tôi lại tính cho trường hợp xét điểm thi viết tiếng Nhật:

65% × (400/850) + 83% × (40/850) + 91% × (200/850) + 96% × (200/850) = 78.5%

Thoạt nhìn thì điểm thi viết là 83% cao hơn trung bình nên tưởng tính vào lợi hơn, nhưng không phải, vì điểm tổng hợp và điểm toán bị điểm viết kéo xuống (do vấn đề về trọng số thay đổi). Do đó, nộp vào trường KHÔNG xét điểm thi viết thì có lợi hơn, cụ thể là lợi hơn được .. 0.75% ^^

Xin hãy xem bảng hensachi, sẽ thấy có khả năng thi đậu trường có hensachi tầm 58 trở xuống.

Đề xuất cách tính α

Vì du học sinh thì có thể là thi dễ hơn, hay khó hơn, nên ta điều chỉnh bằng α:

Điểm chuẩn của bạn = (79.25 + α) %

Từ đó tính ra hensachi của trường mà bạn nộp vào có khả năng đậu. Bạn có thể xin dữ liệu của trường Nhật ngữ mà bạn theo học rồi tính thử xem. Dù sao, đây là công việc cũng khó, cần phải có sense về toán học tốt, và cần nhiều dữ liệu. Mà kết quả cũng chưa chắc đã đúng ^^

Tôi không có dữ liệu kiểm chứng, cũng không có chuyên môn nên sẽ không thử tính ở đấy, tránh sai lầm và ra những kết quả kỳ lạ.
Mark

Vì sao con người sống lâu?

Con người thật ra không cần trường thọ. Họ chỉ cần sinh con đẻ cái nuôi dạy tới khi trưởng thành, lúc đó là xong nghĩa vụ và ra đi lúc nào cũng được. Đôi khi, ra đi sớm sẽ tiện hơn. Tuy biết thế, nhưng ai cũng muốn sống mãi, sống hoài dù chỉ để ngồi trước ti vi xem phim "cô dâu 8 ngàn tuổi" ngày này qua ngày khác.

Nhiều người cũng rất có ý thức để "chết sớm", bằng thuốc lá, rượu chè, tửu sắc vv. Vì họ biết, có sống thêm cũng chẳng vui thêm, chi bằng vui ngay hôm nay, mai chết thì có người khác lo. Còn hơn là sống dài, sống dai, sống mãi mà chẳng có niềm vui gì. Quả thật, có những người chết rất sớm do hút sách, rượu chè quá độ.

Nhưng mà, không ai dễ mà chết sớm. Ngành công nghiệp trường thọ luôn luôn làm ăn phát đạt trong mọi quốc gia, mọi thời đại. Thử xem ai kiếm nhiều tiền hơn họ nào? Có lẽ chỉ có ... bảo hiểm nhân thọ.

Thời trẻ ai cũng nghĩa mình sẽ chết một cách nhẹ nhàng bên gia đình, nhưng khi thần chết viếng thăm thì ai cũng sợ hãi tột độ, bởi lẽ mình chưa hề thật sự sống trên đời, chưa biết gì về mùi vị cuộc đời thì đã phải ra đi ... quá sớm. Thế nên, ngành công nghiệp trường thọ lúc nào cũng thừa khách hàng, quan trọng là khả năng chi trả của khách hàng, hay đúng hơn là của con cái họ tới mức nào mà thôi. Họ vẫn sẽ tiếp tục sống để tiếp tục trả các khoản phí y tế khổng lồ nhằm kéo dài tuổi thọ - dù không còn động lực nữa, trừ việc chờ tới khi các cháu lập gia đình.

Suy cho cùng, thế cũng là hợp lý. Không có gì phải băn khoăn. Nhờ việc "ham sống sợ chết" một cách tự nhiên mà các nhà tư bản (của ngành công nghiệp trường thọ) kiếm bộn tiền và hơn nữa duy trì được việc "người nghèo tiếp tục nghèo":
- Người nghèo sẽ mất mọi tài nguyên để trả phí chữa bệnh, y tế cho cha mẹ
- Người nghèo trả phí y tế cao, sống lâu trong bệnh tật nên chất lượng sống thấp, dễ bệnh tật
- Hiếm có ai có lối sống tốt không bệnh tật (lối sống của bác sỹ Shin)

Bạn có thể sống trường thọ mà không cần tới những thứ đắt đỏ như
"đông trùng hạ thảo"

Vì sao con người trường thọ?

Tôi sẽ trường thọ. Tất nhiên là trừ khi có biến cố rất lớn trong cuộc đời, mà e là, không có. Lý do tôi tự tin là vì ... tự tin thì cần gì căn cứ. Tôi đề ra lý tưởng 99 (sống tới 99 tuổi) để các bạn dù không thực hiện được 10 phần cũng được 7, 8 phần, như thế là khá thọ rồi. Mà ở đây, là sống khỏe mạnh, chứ không phải là sống lê sống lết ngày ngày bệnh tật, trầm cảm.

Tất nhiên là để thực hiện lý tưởng thì phải có kỷ luật và sự khôn ngoan về sức khỏe, dinh dưỡng. Tôi không gặp vấn đề về sức khỏe và ngày càng khỏe hơn, chứ không như mọi người ngày càng yếu đi. Vì càng ngày tôi càng khôn ngoan hơn. Cũng như bác sỹ Shin, tôi không đi bệnh viện và không uống thuốc. Thay vào đó, hãy để tiền bạc để có lối sống lành mạnh.

Con người trường thọ là vì lý do tiến hóa. Mặc dù, ngành công nghiệp trường thọ chỉ là để phục vụ mục đích "ích kỷ" của con người, nhưng nó cũng tập trụng được vốn tư bản khổng lồ để nghiên cứu về sức khỏe và tuổi thọ, cũng như về khoa học y tế. Ngày nay, chúng ta đều được tận hưởng các dịch vụ này để sống rất lâu dài - tất nhiên là với giá cắt cổ, có thể là cái giá tương lai sung túc của con cái.

Lý do tiến hóa ở đây là con người thường đạt đỉnh cao trí tuệ vào năm 50, 60 tuổi (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Cho dù làm nghề gì thì năm 60 mới là năm đỉnh cao trong cuộc đời của bạn. Vì thế, muốn lập được đại nghiệp, để lại danh tiếng ngàn năm thì tới năm 60 bạn vẫn phải cường tráng.

Cũng như Trang thái tổ Đỗ Nam Trung nhà Đại Trang lên ngôi vào năm 70 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, vẫn đi đánh golf với thủ tướng Nhật Bản bình thường.

Ngẫm lại thời tam quốc, sở dĩ đại nghiệp của Thục Hán không thành một phần vì Gia Cát Lượng chết sớm hơn Tư Mã Ý: Gia Cát Lượng sinh năm 181 chết năm 234, thọ 53 tuổi, Tư Mã Ý sinh năm 179 chết năm 251, thọ 72 tuổi.

Nếu Gia Cát Lượng không chết sớm, mà ngược lại, Tư Mã Ý chết sớm, thì cục diện có thể thay đổi. Tuy nhiên, đây cũng là số phận lịch sử vì vấn đề Tư Mã Ý là nhà giàu, còn Gia Cát Lượng lại là nhà nghèo: Nhà Tư Mã Ý đã nhiều đời làm quan còn Gia Cát Lượng chỉ là học trò nghèo trên núi.

Vì thế, tuổi thọ là một yếu tố quyết định thành công trong cuộc đời.

Những người mà thời trẻ sinh hoạt vô độ, đam mê tửu sắc, hút sách triền miên, sống bê tha bệ rạc, không hiểu biết về sức khỏe và dinh dưỡng sẽ không thể sống lâu. Tới năm 50, 60 là họ đã như quả bóng xì hơi, chỉ còn sống thoi thóp chờ ngày qua đời. Trí tuệ cũng đã trì trệ từ lâu do không dùng tới, chỉ biết nhại đi nhại lại các giáo điều mà "người lớn", "quan lớn" nhồi vào đầu. Như thế thì không những không thành công mà phải sống cuộc sống không khỏe mạnh, chất lượng thấp.

Do đó, ngay từ thời trẻ bạn nên chú ý rèn luyện sức khỏe, thân thể, rèn luyện nhân cách, học vấn, học tập để trở thành người có năng lực và duy trì việc học tập lâu dài. Nên tránh xa thuốc lá, rượu chè, cờ bạc, tửu sắc, tứ đổ tường.

Vậy thì có gì vui? Ha ha. Lại câu hỏi hay. Bạn vẫn vui chơi chứ, vì đời còn là gì nếu không vui chơi? Nhưng trong phạm vi sức khỏe cho phép mà thôi. Hơn nữa, vui chơi là việc cả đời, đâu phải là chỉ tuổi trẻ? Học tập mới chính là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời.
Mark

Làm sao để tối giản điện thoại?

Điện thoại thông minh ngày nay không chỉ là điện thoại mà còn là máy ảnh, máy ghi âm, làm đủ thứ. Đặc biệt là có quá nhiều ảnh và video trong máy, chủ yếu là rác. Làm sao xử lý được các hình này? Xóa thì cũng không đành, giữ thì rác máy mà lúc cần tìm hình thì lại ... không tìm thấy. Thật khó mà tìm thấy một tầm hình trong hàng ngàn tầm hình. Điện thoại tôi thì dung lượng lớn, nhưng tôi muốn xử lý ảnh cho gọn và đỡ rác điện thoại. Vì thế, tôi đề ra các nguyên tắc để tối giản hóa điện thoại.

Bạn muốn đơn giản hóa cuộc sống, tối giản hóa cuộc đời thì phải xử lý cả điện thoại nữa. Quy tắc:
- Xử lý từng chút một hàng ngày
- Không xử lý quá nhiều trong một ngày
- Ngày hôm nay gọn (ít ảnh) hơn hôm qua, và ngày mai ít hơn hôm nay
- Sao lưu những tấm hình quan trọng


Làm sao xử lý hàng nghìn hình chụp trong điện thoại?

Phân loại, xử lý và dọn dẹp chúng, ví dụ:
- Hình ảnh của bạn và gia đình, cụ thể là tôi và chó (chủ yếu là hình chó)
- Hình ảnh phong cảnh, đồ vật thân quen với bạn
- Hình ảnh mà bạn thấy hay thì chụp, đẹp, thú vị thì chụp ví dụ khi đi du lịch
- Hình ảnh để lấy thông tin, ghi nhật ký
- Hình ảnh rác, với vẩn
- Hình ảnh trùng lặp: Một cảnh mà chụp cả 10 kiểu

Hình ảnh quan trọng: Sao lưu lên Cloud, hoặc Flickr nhưng ở chế độ private (ẩn với public)
Hình ảnh đồ vật, phong cảnh quan trọng với bạn: Tải lên Flickr ghi rõ miêu tả và/hoặc gắn tag để tìm kiếm về sau
Hình ảnh đẹp, thú vị: Cho lên Flickr
Hình ảnh du lịch: Cho lên album riêng trên Flickr cho mỗi chuyến du lịch => Sao lưu ra PC / ổ cứng di động & Xóa trên điện thoại

Hình ảnh để lấy thông tin, ghi nhật ký, tạo lối sống: Cho lên album trên Facebook Page của bạn, theo từng chủ đề => Xóa trên điện thoại

Hình ảnh rác, hình ảnh vớ vẩn (không rõ chủ đề), hình ảnh trùng lặp: Xóa thẳng tay

Sao lưu hình ảnh quan trọng

Hình ảnh quan trọng như của bản thân (thật ra thì không quan trọng lắm trừ khi bạn có nhan sắc), gia đình, các chuyến du lịch vv thì nên sao lưu ra cả máy tính, ổ cứng ngoài và nếu có Cloud thì cho lên Cloud.

Những hình ảnh không quan trọng thì cũng có thể sao lưu rồi xử lý sau. Nhưng nếu bạn lưu lên Flickr hay Facebook rồi thì cứ xóa thôi.

Nguyên tắc 3 ảnh: Chỉ giữ lại tối đa 3 ảnh cho một chủ đề

Hãy chọn tối đa 3 ảnh đẹp nhất, còn đâu xóa hết.

Xóa các hình mà bạn có thể chụp lại được

Hình ảnh đồ vật bạn có thì lúc nào cũng chụp lại được, nên cứ thẳng tay.

Khác nhau giữa album Facebook Page và Flickr

Facebook hay Page: Size ảnh bị down xuống còn khoảng 1/10
Flickr: Lưu size gốc của bạn

Do đó, hình quan trọng thì nên lưu lên Flickr.

Nhân tiện, Facebook Page nên làm thành trang nhật ký cá nhân, không phải trang giao tiếp với mọi người. Dù sao tôi cũng có khá nhiều bạn trên Page, cũng vui. Page cá nhân chỉ để ghi nhật ký là chính.

Chỉ chụp 3 hình/ngày và Chụp - Tải lên - Xóa

Không nên chụp vô tội vạ mà chỉ nên chụp 3 hình/ngày, sau đó tải lên nơi thích hợp và xóa ngay trong điện thoại.

Xóa bớt hình mỗi ngày

Quan trọng là bạn dành thời gian xóa bớt hình mỗi ngày theo nguyên tắc: Hôm nay ít hình hơn hôm qua và ngày mai ít hình hơn hôm nay. Hình nào chụp hôm nay xong thì tải lên nơi thích hợp rồi xóa ngay.

Tóm lại, mục đích của chụp hình và xóa hình này là gì?

Cho vui thôi. Thích thì chụp, vì bạn cũng có mất gì đâu. Nhưng coi chừng, có ngày đống hình chụp vô tội vạ này làm bạn loạn óc hoàn toàn và cũng chẳng bao giờ tìm thấy hình cũ. Đống hình này cũng nhưng đồ đạc trong nhà, lớn dần lên theo năm tháng. Tới một ngày, chúng sẽ áp đảo bạn hoàn toàn, bạn sống trong nỗi ám ảnh về chúng. Nhà của bạn là để đồ đạc ở, tâm trí bạn là do hình ảnh trong điện thoại chiếm giữ. Chúng không mất đi mà mỗi ngày một nhiều lên, và bạn không còn khả năng xử lý nữa. BẠN MẤT KIỂM SOÁT.

Cuộc đời không còn là của bạn nữa. Bạn tự hỏi mình là ai? Không ai cả. Chỉ là nô lệ của một đống đồ đạc và một đống ảnh vô dụng. Những gánh nặng này làm vai bạn oằn xuống.

Tại sao không sống vui vẻ và lành mạnh?

Tại sao không tối giản mọi thứ, mỗi khi bạn về nhà, hay bước chân vào văn phòng, mọi thứ thật sáng sủa và đơn giản? Mọi thứ thật dễ hiểu và bạn nhìn thấu được mọi thứ, kiểm soát được tất cả không hề tốn công sức, biết cách dọn dẹp cho thật sạch đẹp. Hơn nữa, dọn dẹp còn là niềm vui trong cuộc đời nữa, miễn là bạn biết cách làm hợp lý.

Tôi không khuyên là bạn đừng chụp hình nữa vì chụp hình vui mà. Hãy tưởng tượng bạn chụp được hình cún trông rất yêu, sau này bạn nhìn lại bạn vẫn thấy vui. Vì cún cũng là một phần cuộc đời và một phần quá khứ của bạn. Ngày nay, nhờ công nghệ tiên tiến mà chúng ta ai cũng thoải mái chụp hình, nhưng để xử lý những tác vụ ... quá tay thì cần phải học tập nhiều đấy.

Muốn vui vẻ mà không chịu hậu quả? Hãy vui chơi đúng cách!

- Không có tương lại sáng nhất, chỉ có tương lai sáng hơn mà thôi - ^o^
Mark

Sunday, July 29, 2018

Jinsei wa surume

人生はスルメ。Jinsei wa surume. = Cuộc đời là con khô mực.

Vì sao lại thế? Biết điều gì là hay trong cuộc đời có lẽ là buồn tẻ của mọi người, hay buồn nhiều hơn vui của mọi người không? Đầu óc mơ mộng, tâm hồn bay bổng, khả năng chém gió. Có lẽ thế. Tôi có khả năng hùng biện, vì khi bói tên đã ghi rõ như thế. Quả là như thế thật. Vì thế mà tôi thành công hay thất bại?


Tôi không thành công mà cũng chẳng thất bại, không giàu cũng chẳng nghèo, không phải cao thủ tình trường cũng chẳng thiếu thốn. Luôn chỉ đứng giữa các ranh giới, để chém gió cho dễ.

Khi bạn có thể chém gió, biết bao nhiêu điều tốt đẹp có thể xảy ra, và bạn thoát khỏi cuộc đời mặc định (default life) đó là thất bại và nhàm chán và sớm muộn gì cũng nếm mùi đau khổ. Những chuyện thất bại, đau khổ của mọi người, thật ra cũng vẫn là thất bại vì không có gì mới, không có sáng tạo, chỉ vì họ thất học, bất tri mà thôi. Chứ nếu đau khổ một cách hoành tráng, thì bạn vẫn được tôn trọng ở mức tối đa, có thể chuyển bại thành thắng trong nháy mắt ngay.

Vậy thì, bạn có thể viết được bao nhiêu bài luận về "Jinsei wa surume"?

Điều đó sẽ nói lên đầu óc và tâm hồn của bạn, về con người chính bạn. Vì cuộc đời là con khô mực á? Chẳng có gì phi lý hơn thế. Ngay cả kẻ ngốc IQ dưới 50 cũng hiểu rằng: Có viết cả ngàn bài luận, không, cả thiên kinh vạn quyển về "Cuộc đời là con khô mực" đi chăng nữa, thì cũng chẳng có gì thay đổi cả. Vì thế, cơ bản là mọi người đều khôn và có trí tuệ.

Vì thế mà họ đau khổ trong cuộc đời. Vì họ chỉ tưởng rằng mình có chủ đích về cuộc đời, trong khi họ chẳng có bất kỳ chủ đích gì cả.

Nhân tiện, tôi tình cờ nghe hay đọc ở đâu đó câu "Jinsei wa surume", chẳng có nguồn gốc hay ngữ nghĩa gì rõ ràng, muốn hiểu sao thì hiểu. Thậm chí, không có tính triết lý gì ở đây. Nhưng chính vì nó không có tính triết lý, hay logic, mà nó cứ ám ảnh mãi, trở thành một nỗi ám ảnh. Vì thế, tôi quyết tâm phải tìm ra chân lý xem, vì sao lại thế, vì sao cuộc đời lại là con khô mực?

Nếu bạn tìm kiếm trên mạng trong dấu ngoặc kép thì có 10 kết quả, trong đó có một kết quả ở trang này. Nhưng thế, câu này quả thật là có tồn tại, không phải tôi chế ra để chém gió cho vui. Vì trên mạng viết thì phải logic, nên kết quả rất ít. Và trong thực tế cũng không ai sử dụng mấy, vì không ai "lĩnh hội" được nội dung, hay hàm ý, hay chủ đích của nó.

Thật ra, đơn giản chỉ vì nó vần: Jin-sê oa sư-rư-mê, vần chữ "sê" và chữ "mê". Đọc lên nghe khá vần. Câu này giống với "Tình yêu là bát bún riêu". Câu chuyện về "Tình yêu là bát bún riêu" là thế này:

"Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Hai đứa đi vào quán bún riêu
Vừa chan vừa húp thế là yêu"

Tình yêu kiểu này nhạt như nước ốc, chẳng có gì là lãng mạn cả. Nhưng chẳng phải, mọi người cũng đều như thế hay sao? Ngoài chuyện ăn chung bàn, ngủ chung giường, giận hờn vu vơ ra, thì tình yêu chẳng còn gì khác. Lý tưởng về tình yêu cuồng nhiệt hay tình yêu đích thực chỉ là ảo mộng với đa số mọi người.

Người ta viết rất nhiều, quá nhiều về tình yêu, về sự lãng mạn, về cảm xúc mà nó mang lại, nhưng có ai được trải nghiệm đâu. Họ chỉ có "tình yêu là bát bún riêu" mà thôi. Vì tình yêu của ai cũng nhạt như nước ốc, nên rốt cuộc, họ chẳng có gì để nói về tình yêu cả.

Họ không có khả năng chém gió, vì họ không có trải nghiệm, cũng chẳng có đầu óc mơ mộng hay tâm hồn bay bổng. Kiếm được người yêu, thoát ế (tạm thời) có khi đã là phúc phận 3 đời rồi.

Vì thế mà, đơn giản "tình yêu là bát bún riêu" là xong, chốt lại là thế, còn lại chỉ là hư cấu trên phim ảnh.

Jinsei wa surume cũng là như thế. Không, chẳng ai còn gì nói về cuộc đời nữa. Giá mà mọi người hiểu được là cuộc đời chính là trò cờ bạc lớn nhất thì tốt biết mấy. Không ai có chủ đích gì về cuộc đời. Vì thế, dù triết học cổ kim đông tây có luận thiên kinh vạn quyển về cuộc đời cũng khác nào nước đổ lá khoai, ném đá ao bèo? Vì có ai có trải nghiệm gì về cuộc đời đâu.

Vì không nói thêm được gì nữa thì phang ra "Jinsei wa surume" vậy thôi.

Về cuộc đời thì tôi có thể kể ra vanh vách, vì cơ bản ai mà chẳng giống nhau. Chỉ có hai trường hợp là "thành công" và "thất bại".

Mặc định là thất bại. Sinh ra thường thường bậc trung, học hành thường thường bậc trung, ra đời xin được công việc thường thường bậc trung, vì thế mà thất bại. Kiếm người yêu thường thường bậc trung, chia tay khoảng 5 lần/năm trong 3 ~ 5 năm rồi cưới. Muốn thoát khỏi cảnh gò bó và nghèo túng thì khởi sự kinh doanh như ai, sập tiệm sau 5 năm, quay về cầu xin cha mẹ tha thứ cho tội bất hiếu không nghe lời cha mẹ. Từ đó về sau ca bài ca "không ai thương ta hơn cha mẹ, tỉnh lại đi mày", và "gia đình ta là nhất, những thứ khác không quan trọng" tới cuối đời, tuyệt đối không dám làm gì mạo hiểm nữa. Và chuyên tâm phấn đấu trong một công ty với mơ ước về căn nhà riêng, xe hơi đi làm. Sinh con đẻ cái xong thì cần mẫn cày cuốc để trả học phí, nhồi nhét vào đầu con cái "không ai hi sinh cho con hơn cha mẹ" để dễ thao túng về sau (vì thế nào cũng thất bại về kinh tế). Sống những ngày đi làm đằng đẵng mơ về một ngày về hưu vui vẻ điền viên bên đàn gà, khu vườn riêng và những chuyến nghỉ dưỡng tuyệt vời bên gia đình. Đến khi về hưu, vỡ mộng hoàn toàn. Thân tàn ma dại, sức tàn lực kiệt, đàn gà, khu vườn, các chuyến du lịch hóa ra chỉ là ảo mộng. Vì thế, thành người trông trẻ miễn phí, tính cách bỗng biến thành một đứa trẻ lên ba.

Tôi có kể thiếu đoạn nào không nhỉ? Chắc là hôn nhân và gia đình, cũng truân chuyên lắm đấy! ^^ Biết bao nhiêu lời thô lỗ tuôn ra như suối, bao nhiêu bạo hành, những cơn nóng giận vô cớ, nhưng thôi, lời nói cũng chả làm chết ai. Chỉ là, trong gia đình chẳng ai còn tôn trọng ai nữa thôi.

Thế còn "thành công" thì sao?

Vâng, con ngoan trò giỏi, một người nghiêm túc chính hiệu làm chúng ta vô cùng kính phục. Từ khi còn trên ghế nhà trường đã khởi sự kinh doanh, tuy không thành công nhưng tạo được danh tiếng. Ra đời đi làm chọn toàn công ty to vật vã, lương khủng bố thiên hạ. Thêm ngoại ngữ tiếng Anh tuôn ra như gió cấp một, lý lịch du học hoành bánh tráng khiến nhà tuyển dụng thấy mà vãi cả mồ hôi hột. Mua nhà, mua xe, sắm luôn cả cô vợ nghiêng nước nghiêng thành (để trông nhà và đi xe) chỉ là chuyện dễ như lấy đồ trong túi. Lại là người con có hiếu với cha mẹ, tấm gương sáng về tài năng và đạo đức trong cả dòng tộc. Con cái thông minh sáng láng thi đâu đậu đấy. Không còn gì để mà phàn nàn về cuộc đời nữa. Dường như, anh quá may mắn.

Liệu tôi có thấy tủi thân và ghen tị không? Không, chẳng hề. Thế mà dám gọi là cuộc đời à?

Chẳng có chủ đích gì cả. Tất cả những việc anh làm trong một ngày đều không có gì gọi là vui hay ý vị.

Tôi sẽ trầm cảm nếu sống 3 ngày như thế. Chẳng có tí gió nào cả. Vì trong ý niệm về cuộc đời của tôi, phần hay nhất là sa ngã và thất bại. Quyền thất bại mới là tối cao trong cuộc đời. Cuộc đời toàn "thành công" như thế, chỉ là sống giả và không có gì vui cả.

Tới một ngày, anh sẽ tìm thấy được chủ đích thật sự của cuộc đời từ một chất bột màu trắng hay trên chiếu bạc. Mà như thế mới là chuẩn. Vì ít ra, nó cũng hủy hoại anh, nhưng anh vẫn còn vui được một ít. Chứ không như "cuộc đời" của anh, bất kỳ việc gì anh làm cũng chẳng làm anh vui tẹo nào. Anh chỉ có ảo giác là anh vui, vì mọi người vui với việc anh làm, chứ không phải thật sự anh vui.

Suy cho cùng, anh chỉ là "con ngoan trò giỏi".

Dù "thành công" hay "thất bại" thì cuộc đời cũng đều rỗng tuếch, vì thế mà "jinsei wa surume". Chẳng ý nghĩa gì cả, chẳng phải cứ trôi nổi vô định (và vô danh) nhưng một con mực hay sao?
Mark

Friday, July 27, 2018

Đồ ăn vặt (snack) và hiệu suất lao động

Đồ ăn vặt (snack) và hiệu suất làm việc có liên quan gì tới nhau? Vì sao người thông minh/làm việc năng suất thường ăn vặt?

Bạn nào từng đi Nhật hay Mỹ thì thấy khi vào siêu thị ở đó tràn ngập đồ ăn vặt. Và hiệu suất lao động những nơi này thường cao. Đồ ăn vặt (= snack) ngày nay đã đạt được vị trí quan trọng ngang với bữa ăn chính trong ngày. Thậm chí, về mặt dinh dưỡng còn quan trọng hơn.

Con người ăn vặt để giải trí, gọi là chủ nghĩa ăn vặt, mà các chị em, cô dì ở VN chắc là trùm ăn vặt.

Nhưng thật ra, người Nhật ăn vặt rất nhiều, còn hơn đại đa số người VN, hơn nữa, cách ăn vặt của họ cũng khác hẳn. Trong bài này, tôi muốn nói về snack và cách sử dụng snack để tăng hiệu quả làm việc và sức khỏe.

人生はスルメ Jinsei wa surume (cuộc đời là con khô mực) cũng có thể là đúng,
chí ít là trong công việc.

Snack giúp tăng sức khỏe và hiệu suất công việc

Bởi vì công việc cần tập trung đầu óc tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất (con người chủ yếu tốn năng lượng cho não). Vì thế, bữa ăn chính vừa không đủ năng lượng vừa không đủ dưỡng chất, nhất là ở VN nơi mọi người ăn rất ít. (Chỉ tầm 400 - 600 kCal/bữa trong khi ở Nhật là 800 - 1200 kCal - ước lượng)

Nếu bạn ăn quá no vào bữa chính sẽ dẫn tới bất lợi:
- Hệ tiêu hóa làm việc quá sức dẫn tới mệt mỏi, buồn ngủ và trì trệ, làm giảm khả năng làm việc
- Ăn no và ngồi nhiều sẽ tích mỡ, gây hại sức khỏe
- Hụt hơi vào cuối buổi làm việc do thiếu ... dinh dưỡng

Bởi vì, bữa chính lớn thường có nhiều năng lượng nhưng lại không đa dạng về dinh dưỡng, khoáng chất, nên vẫn bị thiếu dinh dưỡng cho não. Việc này dẫn tới cuối buổi làm việc (5 giờ chiều) cơ thể bắt đầu rã rời, đầu óc lơ mơ, hiệu quả công việc sút giảm rõ rệt, thậm chí ảnh hưởng tới cả chất lượng cuộc sống sau khi về nhà.

Ngoài ra, bữa ăn trưa lớn thường phải tìm quán, rồi ngồi ăn tốn thời gian, nên không có thời gian nghỉ ngơi tiêu hóa, cũng làm cơ thể mệt mỏi hơn.

Như thế, bạn chỉ nên ăn bữa chính nhỏ gọn. Và để bù thêm vào, bạn ăn snack (đồ ăn vặt).

Snack là một thứ tuyệt vời để bù năng lượng và dinh dưỡng. Vì snack thường đa dạng, bảo quản được lâu, lại ngon và nhẹ nhàng.

Bạn có thể ăn snack nhiều lần vào các đợt giải lao ngắn. Như thế, năng lượng, dưỡng chất được bổ sung thường xuyên khiến bạn làm việc hiệu quả không mệt mỏi mà thân thể lại khỏe mạnh, không bị béo phì. Kể cả sau giờ làm bạn vẫn minh mẫn và nhiều năng lượng.

Nguyên tắc để tránh béo phì hay tệ hơn là mập bụng là ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Dù ngồi nhiều mà bạn chỉ ăn bữa nhỏ thì vẫn khó mập. Còn dù ăn ít nhưng chỉ ăn các bữa chính cũng rất dễ mập, nhất là mập bụng (là dạng mập tệ nhất).

Cách ăn snack của người Nhật và người Mỹ

Monday, July 23, 2018

Người đại nghĩa

Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Xem ra, ngày nay người ta chỉ mong làm sao báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, hiếu thảo với vợ con, đội người yêu và vợ lên đầu mà quên mất đi đại nghĩa của bậc đại trượng phu.

Chẳng ý nghĩa gì cả. Vẫn chỉ là tiểu nghĩa mà thôi. Chằng phải là sẽ trăm năm cô đơn hay sao?

Vì cuộc sống đích thực vẫn là đấu tranh vì đại nghĩa mà thôi. Sự khác nhau căn bản giữa con người là có hay không có đại nghĩa, từ đó, được hay không được tôn trọng.

Tôn trọng ở đây không phải là theo ý nghĩa trục lợi được hay không của kẻ tư lợi, mà là sự kính trọng từ những người còn chẳng biết bạn, lập được công danh sự nghiệp, báo quốc an dân, lưu danh sử sách.

Trong cuộc đời chúng ta gặp người có hùng tâm tráng trí, một lòng một dạ diệt gian trừ tặc, có tấm lòng trung can nghĩa đảm muốn cứu quốc an dân. Chỉ tiếc là lại đoản mệnh. Thương thay, tiếc thay!

Chẳng phải những người như thế mới đáng kính trọng và mới đúng là bậc đại nghĩa hay sao?

Người tiểu nghĩa thì không mấy quan tâm tới việc diệt gian trừ tặc, cứu quốc an dân hay tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ mà chỉ quan tâm làm sao kiếm được nhiều lợi ích và danh vọng nhất. Tốn mất cả đời để cảm thấy cô đơn, trống rỗng trong lòng.

Hậu quả là không thể dạy con cái thành kẻ thông minh xuất chúng, thành kẻ cai trị được. Chưa chắc đã dạy con nên người. Trong gia đình không thật sự được kính trọng, sớm muộn cũng sẽ bị vợ con coi thường đạp lên đầu lên cổ, hoặc bị cha mẹ, vợ con thao túng, thuần hóa. Các mối quan hệ sẽ thoái hóa theo thời gian, những ngôn từ được rót vào tai sẽ chát chúa và độc hại dần.

Trăm năm cô đơn!

Tu thân, tề gia còn không xong, nói gì tới trị quốc, bình thiên hạ? Mở miệng ra chỉ nói những chuyện nhỏ bé như lợi ích, tiền bạc, bất động sản, chỉ như mật ngọt hút được đám thất phu ruồi muỗi mà thôi.

Vấn đề là không có đại nghĩa thì sẽ trống rỗng và chẳng đi tới đâu cả. Cả đời chỉ biết ôm khư khư những giáo điều cũ rích, chỉ biết an phận thủ thường bên cha mẹ, vợ con. Chắc gì mọi chuyện sẽ tốt đẹp mãi. Chẳng phải là sẽ như hồng lâu mộng hết sao??

Khi giấc mộng hoàng lương tan biến sẽ chỉ còn lại thân bại danh liệt. Muốn làm lại, muốn thay đổi cũng khó, vì có tu thân được đâu mà đòi thay đổi.

Cho dù có sống an toàn, sung túc tới cuối đời thì vẫn tự hỏi, cuộc đời này có ý nghĩa gì vậy. Lúc chết rồi để lại những lời trăng trối nhảm nhí thì có tác dụng gì?

Đúng là không có chí khí.

Người đại nghĩa (大義の人 taiginohito)

Sunday, July 22, 2018

Nỗi đau hình xăm

Tai nạn thường từ trên trời rơi xuống. Tôi thấm thía câu nói này. Con người có thật sự làm chủ được vận mệnh không? Tôi vẫn nghĩ là được cho tới một sự kiện gần đây, mà tôi sẽ nhớ mãi như là một trong những sự việc ngu ngốc nhất trong cuộc đời. Tôi ân hận tới mất ăn, mất ngủ, cắn rứt không bút nào tả xiết: Tôi đã xăm hình.

Xăm hình (tattoo) thì không có gì là xấu, trừ những xã hội khắc nghiệt như Nhật Bản nhưng chẳng phải tôi đang ở VN hay sao?

Tôi đã nghĩ được một câu rất hay, với kiểu chữ cách điệu và dự định sẽ xăm hình xăm đầu tiên trong đời. Ngày ấy cuối cùng cũng tới, tôi hồi hộp không sao tả xiết, gần như mất ngủ cả đêm hôm trước. Vào hôm đi xăm, lại có sinh nhật của bạn vào buổi tối nên sau khi cho chó đi công viên chơi tôi đi sinh nhật bạn, hơi ngà ngà say ghé tiệm xăm như đã hẹn trước. Tôi đã gửi mẫu cho thợ xăm trước đó.

- Em xăm câu như file đính kèm nhé.
- Dùng font nào ạ?
- Cứ như file đính kèm là được, làm thế nào tùy em.

Trước đó tôi đã gửi email với nội dung "Em xam cho anh dong nay nhe: Nhu file dinh kem" và hình mà tôi muốn xăm.

Do mệt quá, hôm trước lại mất ngủ vì hồi hộp, tôi ngủ thiếp đi ở tiệm xăm.

Khi "hồi tỉnh", tôi nhận được kết quả bàng hoàng này. (Lưu ý: Không dành cho các bạn yếu tim, hay dễ xúc cảm. Xem với tinh thần tự chịu trách nhiệm.)

+Xem hình

Hình xăm ngu ngốc nhất trên đời của thợ xăm ngu ngốc nhất trên đời!
Với hình xăm ngu như thế này, tôi còn mặt mũi nào mà ra đường? Chẳng lẽ mùa không nóng vẫn mặc áo khoác, trời không mưa vẫn khoác áo mưa, hơn nữa còn làm thế ... toàn thời gian?

Ghét thợ xăm! Hận thợ xăm!

Thợ xăm ơi là thợ xăm, lẽ ra phải hỏi lại chứ. Ai lại xăm như thế bao giờ.

Sau khi trấn tĩnh, tôi cho rằng lỗi chưa chắc đã do thợ xăm, mà là do ý trời mà thôi. Ai bảo hôm đấy tôi xỉn rồi ngủ thiếp đi, ai bảo thợ xăm không hỏi lại cho rõ, và quan trọng nhất là, ai bảo tôi tự dưng lại ... đi xăm?

Ôi, hình xăm của tôi, nỗi đau của tôi. Nỗi đau này có lẽ sẽ còn kéo dài. Đúng là nỗi đau khôn xiết đầu đời.

Đây là kinh nghiệm tôi rút ra:
- Không nên say xỉn khi đi xăm, nhất là hình xăm đầu tiên trong đời
- Không nên ngủ thiếp đi khi đang xăm, nhất là hình xăm đầu tiên trong đời
- Không nên chọn thợ xăm IQ thấp, không nên để thợ xăm rót mật vào tai, không nên bị thợ xăm dụ dỗ

Tôi nhận ra là, điều này chưa hẳn đã là tệ. Bạn vẫn có thể biến một hình xăm ngu ngốc thành một lợi thế, bằng cách xăm thật nhiều hình xăm cũng ... ngu ngốc không kém. Giữa một rừng các hình xăm ngu ngốc, người ta sẽ không còn quá để ý nữa.

Hoặc bạn có thể làm hẳn một bài tứ tuyệt và xăm thêm 3 câu vào cánh tay. Có khi, hình xăm (ngu ngốc nhất trên đời) của bạn lại thành nổi tiếng cũng nên.

Tôi đang vắt óc nghĩ thêm các hình xăm ngu ngốc kiểu như:
- Xăm "Tay của tôi" vào cánh tay
- Xăm "Chân của tôi" vào bắp chân
- Xăm "Tay của tôi"  vào bắp chân rồi mặc quần lửng vv

Cảnh báo: Hình xăm không gây ấn tượng tốt và gây bất lợi trong công việc ở Nhật. Xem bài Chú ý và cảnh báo khi du học Nhật Bản.
Mark

Hensachi (độ khó đại học Nhật Bản) và xếp hạng đại học ở Nhật

Vì sao tin vào Gia Cát Lượng của Thục sẽ dễ thành công khi đi thi đại học ở Nhật?

Đi thi đại học tại Nhật thì nhất định phải biết hensachi (偏差値 = standard score), nói nôm na thì là "điểm đậu vào ngành X đại học Y" ở Nhật.

Ở VN thi 3 môn, ví dụ ngành IT đại học X tuyển 27 điểm, thì 27 điểm là điểm đậu. Ở đây là bạn thi 3 môn, tối đa 30 điểm. Năm ngoái 27 điểm là đậu, nhưng năm nay, 28 điểm lại rớt. Vì thế, mọi người thường căn cứ điểm năm ngoái làm tiêu chí đi thi và nộp hồ sơ, nhưng bị té (rớt hoài).

Vì năm ngoái điểm đậu (điểm chuẩn) thấp nên năm nay ai cũng nghĩ sẽ dễ vào nên nộp hồ sơ hàng loạt, thế là điểm chuẩn lên cao, làm nhiều người trượt oan. Ngược lại, ngành khó thì không ai dám nộp, nên điểm đậu lại thấp, nếu nộp có khi đã đậu rồi.

Để tránh điều này ở Nhật người ta dùng "hensachi" (xem cách tính tại Wikipedia). Vậy, hensachi (standard score) là gì?


Giả sử có rất nhiều học sinh thi vào khoa IT đại học công nghiệp Tokyo (Tokodai) và bạn cũng muốn thi vào đại học này. Vậy phải làm thế nào?

Tóm lại, làm sao để đậu? Làm sao chắc là bạn sẽ đậu?

Nếu bạn thông minh xuất chúng, thi đâu đậu đấy thì không nói làm gì. Bạn ngồi nhà ôn bài một tí, chơi điện tử là chính. Tới hôm thi là đi thi và tới hôm có kết quả thì coi kết quả đậu, rồi vác xác làm thủ tục nhập học. Nhập học xong bạn lại thuê nhà gần trường cho tiện đi lại, rồi lại cắm mặt ở nhà chơi game cho tới ngày tốt nghiệp. Bạn tự kỷ trong 4 năm đại học và bước vào đời thì lại bị trầm cảm. Trường hợp này không tính, vì mấy ai thông minh xuất chúng thi đâu thắng đấy? Còn tùy thuộc chu kỳ mặt trời nữa.

Còn thông thường thì bạn sẽ tới trường luyện thi, ở Nhật gọi là JUKU (塾 thục). Bạn tới "thục" (trường luyện thi, lớp học thêm), ở đó có các Gia Cát Lượng chỉ dạy bí quyết thi cử và luyện giải đề cho bạn. Bạn chỉ đóng tiền đều cho hiệu trưởng Lưu Bị là được (cứ bỏ tiền vào bị mỗi tháng là được).

Tới "thục" thì có gì hay?

Chúng ta quay lại với mục đích ban đầu là muốn thi vào khoa thông tin của Tokodai. Nếu là du học sinh bạn sẽ phải thi kỳ thi EJU (tức là kỳ thi lưu học Nhật Bản) và nộp kết quả thi, nếu là người Nhật thì bạn phải thi kỳ thi Center (là kỳ thi chung để sơ tuyển đại học). Thông thường, khi bạn tới Thục thì Gia Cát Lượng sẽ cho bạn biết là năm trước bao nhiêu điểm là đậu Tokodai.

Bạn phải phấn đấu được từng đấy điểm. Không phải là Tokodai chỉ xét điểm Center mà họ lấy điểm Center để sơ loại, sau đó vào trường thi kỳ thi của trường (học sinh Nhật là thế, còn du học sinh thì tương tự nhưng dùng điểm EJU và kỳ thi riêng của trường cho du học sinh).

Như vậy điểm Center (hay EJU đối với du học sinh) có vẻ không quá quan trọng nhỉ?

Không phải. Vì nếu điểm Center không cao (trừ khi bạn cố tình không làm hết sức) thì điểm vòng sau cũng sẽ không cao, vì đó là học lực của bạn. Nên điểm Center gần như quyết định rồi, và phải đủ cao mới có hi vọng.

Nhưng điểm Center mỗi kỳ mỗi khác, bạn nào đi thi chắc cũng biết. Vì mức độ khó dễ của đề khác nhau. Do đó, bản thân điểm số không quan trọng mà quan trọng là THỨ HẠNG CỦA BẠN trong số những người đi thi. Ví dụ bạn nằm trong TOP 10%, 20% hay 30% vv.

Ví dụ, ngành IT của đại học Tokodai cứ 100 người thi thì có khoảng 6~7 người đậu. Vậy thì bạn phải ở trong TOP 6~7% thì mới đậu đúng không?

Thông thường thì dữ liệu các trường sẽ cho biết là năm ngoái bao nhiêu người thi, bao nhiêu người đậu, nhưng không hề cho số liệu là điểm nào thì đậu, trong TOP bao nhiêu thì đậu.

Nhưng ngành IT của đại học Tokodai được cho là có hensachi 65, tức là TOP 6.7%. Nếu bạn nằm trong TOP này thì có khả năng sẽ đậu vào trường. Nghĩa là đơn giản điểm bạn phải cao hơn 93.3% tổng số học sinh! (Đây là trường hợp học sinh Nhật thôi còn du học sinh thi EJU và kỳ thi đầu vào riêng cho du học sinh)

Làm sao biết hensachi ngành IT của Tokodai là 65?

Hoàn toàn là do Gia Cát Lượng ở Thục tính ra từ dữ liệu học sinh của họ. Cách Gia Cát Lượng tính như thế nào?

Trước hết, đại học chắc chắn không công bố chi tiết tuyển sinh, cũng không tính hensachi, nên không hề có con số chính thức.

Học sinh của Thục đi thi cũng không biết điểm vì không nhớ đề hay đã chọn câu nào, nên không thể từ kết quả đi thi Tokodai mà tính ra. Hơn nữa, dù học sinh có nhớ đề và câu đã làm, việc tính ra là vô nghĩa. Vì sao? Vì quá ít học sinh đi thi cùng một trường (là Tokodai).

Vậy thì tính hensachi thế nào?

Đơn giản là, cho tất cả học sinh ngành "công" (tức khối A hay khối kỹ thuật ở VN) làm đề thi thử đại học (mô phỏng kỳ thi Center), từ đó tính ra điểm % của mỗi học sinh. Ví bạn X có điểm nằm ở vị trí 94% (hơn 94% các bạn khác).

Sau đó, các bạn này đi thi thật đại học. Ví dụ bạn X đậu Tokodai, từ đó biết được là nếu hơn 94% học sinh khác thì có khả năng đậu. Trong tất cả các bạn đậu ngành IT của Tokodai, tìm người thấp điểm nhất khi thi thử mà vẫn đậu, giả sử là 93.3%. Như vậy, chúng ta (hay đúng hơn là Gia Cát Lượng) suy đoán là nếu điểm từ 93.3% trở lên thì sẽ đậu, mà điểm này tương ứng với hensachi 65.

Hensachi 70 = TOP 2.3%
Hensachi 65 = TOP 6.7%
Hensachi 60 = TOP 16%
Hensachi 55 = TOP 31%
Hensachi 50 = TOP 50% (vì 50 là điểm trung bình được chuẩn hóa)

Đây là bảng chuyển đổi giữa HENSACHI - TOP BAO NHIÊU % - TỈ LỆ CHỌI:


Như vậy, hensachi là do Gia Cát Lượng ước tính ra từ kết quả thi thử tổ chức ở Thục, vì thế, mỗi "thục" sẽ tính ra hensachi khác nhau (tùy chất lượng học sinh đầu vào và chất lượng đề thi thử có giống thi thật hay không) và để tham khảo là chính.

Thật ra người ta tới Thục luyện thi chưa chắc đã để luyện thi mà là để biết được họ đứng ở vị trí nào so với các học sinh khác, để chọn trường cho đúng.

Ví dụ, bạn ở trong TỐP 10% mà lại cố sống cố chết đăng ký trường có hensachi 65 thì trượt, chứ không phải bạn kém. Bạn giỏi nhưng không đủ giỏi mà thôi. Do đó, biết lượng sức mình là bí quyết trăm trận trăm thắng.

Các bạn du học sinh! Trường nào không quan trọng, quan trọng là biết lượng sức mình và có chiến lược thi hợp lý mà thôi.

Bạn là du học sinh, cái mà bạn cần là ngôn ngữ, kiến thức, trải nghiệm, không phải là lý lịch để lập thân ở Nhật. Bạn chỉ cần toàn cầu hóa (kỹ năng, ngôn ngữ, văn hóa) là được. Bản thân việc du học và học đại học bằng ngoại ngữ đã hơn đứt học sinh Nhật rồi.

Ví dụ về cách tra hensachi

Ví dụ tôi muốn học IT ở trường nào dễ dễ, tôi thấy đại học Senshu có ngành IT. Vì thế, tôi sẽ tra trên Google 専修大学 IT学科 偏差値。

Kết quả là 47.5%, tất nhiên là đối với học sinh Nhật nhưng bạn cũng có thể tham khảo. Như vậy, nếu bạn thi điểm trên trung bình của tất cả mọi học sinh, nhiều khả năng bạn sẽ đậu.

Nhân tiện, tôi có tra về 偏差値47.5 và lại thấy trên mạng có khá nhiều ranking (xếp hạng) các trường đại học. Tất nhiên chỉ là tham khảo vì có vô số các "bảng xếp hạng" khác nhau. Nhưng nếu bạn muốn ước lượng đại học nào dễ, đại học nào khó (thường là xếp theo hensachi) thì dùng các bảng này cũng tiện.

Các trường thường được xếp hạng từ A tới F, trong đó F là đại học mà nộp đơn là vào (cực dễ). Đại học quốc lập - công lập và đại học tư lập phương thức khác hẳn nhau nên thường không được xếp chung.

Đây là một ví dụ về xếp hạng đại học tư lập:

◼︎早慶上智:(早稲田大学、慶應義塾大学、上智大学)
■MARCH:(明治大学、青山学院大学、立教大学、中央大学、法政大学
■関関同立:(関西学院大学、関西大学、同志社大学、立命館大学)
■成成明学獨國武(成蹊大学、成城大学、明治学院大学、獨協大学、國學院大学、武蔵大学)
■日東駒専:(日本大学、東洋大学、駒澤大学、専修大学)
■文東立松:(文教大学、東京経済大学、立正大学、二松学舎大学)
■大東亜帝国:(大東文化、東海大学、亜細亜大学、帝京大学、国士舘大学)
■Fラン大学:(白鴎大・城西大・帝京平成大・淑徳大・文京学院大・和光大・神奈川工科大学・山梨学院大・常葉大・名古屋学院大・大同大・大谷大・京都文教大・大阪産業大・四天王寺大・大阪商業大・大阪電気通信大・阪南大・岡山理科大・広島国際大・広島工業大・九州産業大・福岡工業大・熊本学園大・沖縄国際大・北海道科学大・北海商科大・盛岡大・東北工業大・上武大・明海大・埼玉工業大・尚美学園大・駿河台大・西武文理大・聖学院大・日本工業大・千葉商科大・千葉経済大・中央学院大・嘉悦大・多摩大・高千穂大,東京情報大・帝京科学大・日本文化大・目白大・湘南工科大・桐蔭横浜大・横浜商科大・福井工業大・静岡産業大・同朋大・名古屋商科大学・花園大・大阪経済法科大・関西国際大・帝塚山大・流通科学大・広島経済大・広島文化学園大・徳島文理大・久留米工業大・崇城大・沖縄大・札幌大・札幌学院大・高崎商科大・秀明大・常盤大・城西国際大・浦和大・ものつくり大・共栄大・江戸川大・敬愛大・千葉科学大・清和大・東京成徳大・東洋学園大・長野大・中部学院大・愛知産業大・岐阜経済大・京都学園大・大阪学院大・大阪国際大・大阪成蹊大・芦屋大・帝塚山学院大・吉備国際大・岡山学院大・福山大・四国学院大・九州共立大・九州国際大・福岡国際大・日本文理大・別府大・札幌国際大・道都大・青森大・富士大・ノースアジア大・作新学院大・関東学園大・愛国学園大・武蔵野学院大・東京富士大・松蔭大・新潟産業大・愛知文教大・東海学院大・名古屋経済大・名古屋産業大・甲子園大・姫路獨協大・奈良学園大・岡山商科大・広島国際学院大・高松大・日本経済大 )

Đây là bảng xếp hạng của Thục "Toshin":
(Tại http://www.toshin.com/curriculum/images/kouza_en.pdf)

Các trường quốc lập - công lập
レベル11
東京大(理Ⅲ)、京都大(医)

レベル10
東京大、京都大、国公立大医学部

レベル9
一橋大、東京工業大

レベル8
北海道大、東北大、名古屋大、大阪大、神戸大、九州大

レベル7
筑波大、東京外国語大、お茶の水女子大

レベル6
千葉大、首都大学東京、横浜国立大、電気通信大、東京農工大、新潟大、金沢大、広島大、岡山大、熊本大、長崎大、名古屋工業大、
名古屋市立大、京都工繊大、奈良女子大、大阪市立大、大阪府立大、神戸市外国語大 など

レベル5
小樽商科大、弘前大、群馬大、埼玉大、東京学芸大、信州大、静岡大、三重大、
滋賀大、兵庫県立大、和歌山大、香川大、山口大、鹿児島大 など

レベル4
その他国公立大

Các trường đại học tư lập
レベル10
慶応義塾(医)

レベル8
早稲田大(政経・法・文・各理工など)、 慶應義塾大(経済・法・理工など)、私大医学部

レベル7
早稲田大(人間科学・社会科学・国際教養など)、 慶應義塾大(SFCなど)、上智大

レベル6
東京理科大、中央大(法)、関西学院大、 同志社大、

レベル5
明治大、青山学院大、立教大、法政大、中央大、立命館大、
関西大、学習院大、津田塾大、南山大、私大薬学部 など

レベル4
日本大、東洋大、駒沢大、専修大、京都産業大、 近畿大、甲南大、龍谷大、成蹊大、成城大、明治学院大、
國学院大、武蔵大、東京農業大、東京電機大、芝浦工業大、神奈川大、愛知大、名城大、福岡大、
西南学院大、東京女子大、日本女子大、学習院女子大、同志社女子大、京都女子大 など

レベル3
亜細亜大、東海大、拓殖大、国士舘大、大東文化大、桃山学院大、神戸学院大 など

Hi vọng các bạn sẽ có định hướng để đi thi. Hãy tích cực hỏi thầy cô phụ trách "tiến học" của trường bạn đang học ngay từ khi nhập học nhé.
Mark

Saturday, July 21, 2018

Kinh nghiệm mua máy tính Mỹ từ Việt Nam

Đây là thời đại toàn cầu, bạn hoàn toàn có thể mua hàng hóa từ toàn cầu thì sẽ rẻ hơn và có hàng tốt hơn. Việc gì mà cứ phải chìa cổ ra cho người ta chém?

Tôi mua hàng từ Mỹ qua trang weshop.com.vn nên giá khá rẻ. Bạn nào chịu khó window shopping trên mạng thì thấy hàng hóa bên Mỹ khá rẻ và phong phú nữa. Tất nhiên, khác với cửa hàng là bạn không thể xem được hàng, nên cũng cần phải liều một chút. ^^
>>Tư vấn mua máy tính cho người mua máy tính lần đầu (đi du học vv)

Máy tính mua từ Mỹ (Amazon)

Mua máy tính từ Amazon có tốt không?

Cũng hên xui thôi, còn tùy uy tín người bán. Trang weshop thì họ mua hộ và thông quan cho bạn, trả thuế, phí và lấy tiền công, nên không liên quan gì tới sản phẩm. Máy tính mà tôi mua thì cơ bản là đúng nhưng mô tả nhưng có một số chỗ: Cạnh bị xước một số chỗ, một góc hơi bị móp, chắc do va đập. Mặt trên và mặt dưới thì không sao. Cấu hình thì như người bán mô tả. Người bán có chụp hình nhưng nhìn không rõ, hoặc họ nghĩ nó không quan trọng. Họ không đưa phần ngoại quan này vào mô tả. Vì người Mỹ thì thật ra cũng ... hơi gian, nhưng vẫn chấp nhận được. Nếu là người Nhật hay là tôi thì sẽ mô tả khá kỹ, vì cơ bản là trung thực thôi. Nhưng với tư cách người mua thì tôi lại dễ tính, miễn là xài được thôi, còn ngoai quan thì sớm muộn gì tôi chả ... phá ^^ Điện thoại tôi cũng có đầy vết vì cũng ăn sàn mấy lần (và tôi còn không bao giờ dùng vỏ bảo vệ vì chỉ là điện thoại thôi mà).

Nói chung là tôi thấy ổn, dù cũng khó nói là người bán trung thực hoàn toàn. Một lần nữa phải nói là vì họ là người Mỹ, tính phiên phiến chứ không phải người Nhật. Một số dấu vết cũng có thể coi là "cá tính" của máy. Với lại, bạn mua máy tính giá tương đối rẻ so với cấu hình thì cũng không nên phàn nàn. Nếu bỏ ra số tiền gấp đôi sẽ có máy lung linh ngay.

Nhưng tôi chỉ muốn mua rẻ và thực dụng. Vì mua rẻ là yêu nước. Người mua hàng từ Mỹ là người yêu nước. Như thế mới tiết kiệm được tiền, giúp sống tốt hơn trong thời thóc cao gạo kém đánh thuế toàn dân bằng lạm phát cao và giá xăng độc quyền này, chuẩn bị tốt hơn nhỡ chiến tranh xảy ra.

Hành trình mua hàng từ Amazon, Mỹ

Tiểu nghĩa

Người tiểu nghĩa chưa chắc đã là người xấu, nếu không muốn nói là người tốt. Họ có công ăn việc làm ổn định, chăm lo cho gia đình, không làm hại ai. Nhiều người còn thành công hơn người nhờ có năng lực vượt trội. Nhưng họ vẫn thấy thiếu thứ gì đó. Đó chính là một xã hội tốt.

Một xã hội toàn những người tiểu nghĩa không phải là một xã hội tốt, mà thường là xã hội tư lợi. Ai cũng chỉ chăm lo lợi ích của bản thân, gia đình, chứ không đấu tranh vì một xã hội tốt với đầy đủ nhân quyền và tự do. Đây gọi là xã hội tiểu nghĩa.

Hệ thống xã hội đơn giản là không tốt. Có những người đứng trên, đứng ngoài cả pháp luật. Xét xử thì không công bằng, không dùng tiền lệ, án lệ mà tùy theo đối tượng.

Một xã hội không tốt thì không ai được an toàn và thật sự hạnh phúc, vui vẻ, dù là người có năng lực cao và thành công đi chăng nữa.

Dù có kinh doanh thành công thì vẫn có thể bị chèn ép và cướp trắng doanh nghiệp, thành quả, cái này thì nhiều người nếm trải.

Và khi cả xã hội ngập lụt thì ai cũng ngập lụt. Xã hội đầy trộm cướp thì ai cũng có thể bị cướp. Đơn giản là không an toàn và cũng không có cảm giác an toàn hay có cảm giác được bảo vệ. Vì nếu bạn bị cướp thì có thể đó là "lỗi của bạn không cẩn thận" chứ ai mà thèm quan tâm hoặc làm việc lấy lệ.

Ai cũng nghĩa là nếu mình giàu và cố thủ trong nhà thì sẽ an toàn, điều này là sai lầm. Tai họa thật sự có thể từ trên trời rơi xuống. Và con người là sinh vật xã hội, ai cũng phải ra ngoài giao tiếp nên xã hội mà tệ hại thì chất lượng cuộc sống của bạn cũng tệ hại, dù bạn có thành công và giàu có đi nữa.

Dù bạn thành công về kinh tế, nếu bạn không có người chống lưng, người ta có thể đánh bạn mà bạn không thể kêu ai. Nếu bạn làm chính trị gia đi chăng nữa mà bị thanh trừng bởi chính những tội mà người thanh trừng bạn cũng làm thì bạn cũng không thể lên tiếng. Dù thế là ngang trái và phi đạo lý.

Người nghèo thì khỏi cần nói. Sau một đêm nhà họ có thể là nhà của người khác rồi. Và tiền chảy vào túi một người khác nữa, trường hợp này nói thêm làm gì?

Con cái đi học thì rất dễ bị xâm hại, còn con cái người nghèo thì đã bị xâm hại và bạo hành nhưng có lẽ chỉ mong là không phải thế.

Vì sao người tiểu nghĩa khó hạnh phúc


Friday, July 20, 2018

Cách xem lá số omikuji

Omikuji không phải là lá số tử vi (coi theo ngày tháng năm sinh) mà lá số bốc ngẫu nhiên ở chùa.

Hôm nay tôi hướng dẫn cách xem lá số omikuji của Nhật Bản mà tôi thấy là ... rất đúng. Thứ tự tốt đẹp thường có hai mẫu như sau:

Mẫu 1: 大吉 Đại cát > 吉 Cát > 中吉 Trung cát > 小吉 Tiểu cát > 末吉 Mạt cát > 凶 Hung > 大凶 Đại hung
Mẫu 2: 大吉 Đại cát > 中吉 Trung cát > 小吉 Tiểu cát > 吉 Cát > 末吉 Mạt cát > 凶 Hung > 大凶 Đại hung

Đại cát là tốt nhất, còn đại hung là xấu nhất. Tiểu cát thì tốt hơn mạt cát, vì tiểu cát thì vẫn là cát, còn mạt cát tức là lúc cuối (đời) mới được cát, nên về cơ bản cuộc đời là hung. Nếu bốc phải vận "hung" thì người ta thường buộc lại ở chùa coi như là cách giải hạn.

Vận số omikuji của tôi là ĐẠI CÁT nên tôi không quan tâm các vận số còn lại cũng như cách giải hạn. Tôi có bí quyết bốc được vận đại cát. Bạn nào đi du học tại iSea mà muốn hỏi bí quyết thì tôi sẽ nói, chứ tôi không chia sẻ rộng rãi cho người không quen biết. Lý do là vì làm như thế thì thiên hạ sẽ đại loạn, từ đại cát sẽ biến thành đại hung, còn hung thì sẽ thành siêu hung. Nên bí quyết này chỉ có thể nói cho một số rất ít người. Hơn nữa, còn tùy cách vận dụng mà có công hiệu hay không, thường chỉ công hiệu với người có tư chất LÀM CHỦ VẬN MỆNH, nếu không cũng dễ tẩu hỏa nhập ma.

Phần hướng dẫn xem lá số omikuji sẽ có bên dưới.

Để tiết kiệm thời gian bạn hãy đọc từ Wikipedia O-mikuji:
O-mikuji (御御籤, 御神籤, hay おみくじ o-mikuji) vận mệnh tương lai được ngẫu nhiên viết lên những mảnh giấy tại đền Shinto và một số chùa chùa ở Nhật Bản.O-mikuji được cuộn tròn hoặc gấp lại,và được trải ra để thấy được mảnh giấy có tương lai được ghi trên đó. Những điều chúc của mảnh giấy có thể bao gồm một trong số sau:
  • Hạnh phúc to lớn (dai-kichi, 大吉)
  • Hạnh phúc vừa phải (chū-kichi, 中吉)
  • Hạnh phúc nhỏ(shō-kichi, 小吉)
  • Hạnh phúc (kichi, 吉)
  • Hạnh phúc một nửa (han-kichi, 半吉)
  • Tương lai hạnh phúc (sue-kichi, 末吉)
  • Tương lai hạnh phúc nhỏ (sue-shō-kichi, 末小吉)
  • Tai ương (kyō, 凶)
  • Tai ương nhỏ (shō-kyō, 小凶)
  • Tai ương một nửa (han-kyō, 半凶)
  • Tai ương trong tương lai (sue-kyō, 末凶)
  • Đại tai ương (dai-kyō, 大凶)

Hướng dẫn xem lá số omikuji của Mark

Đây là lá số thực tế của tôi:


Lá số ban đầu được gấp lại, như bạn thấy trên đó đề VẬN SỐ (運勢 vận thế) là ĐẠI CÁT (大吉 daikichi). Khi mở lá số omikuji ra thì bắt đầu là một bài thơ. Nhân tiện, "omikuji" dù viết kanji thế nào thì cũng có nghĩa là "lá số":
o- là lịch sự
mi là xem
kuji là lá thăm (vé số bốc thăm may mắn gọi là 宝くじ takara-kuji, trong đó takara là tài sản, kho báu)

Omikuji là "lá thăm để xem (vận số)". Tất nhiên, omikuji của tôi là ĐẠI CÁT vì tôi có bí quyết bốc được đại cát. Ý trời là như thế, không thể tránh được ^^

Trên cùng là một bài thơ, như thế này:

渦を巻く Uzu wo maku
谷の小川の Tani no ogawa no
丸木橋 Marukibashi
わたる夕べの Wataru yuube no
こゝち Kokochi
するかな Surukana

Thursday, July 19, 2018

Hướng dẫn cách xem bói tên kanji

Hôm trước tôi đã có nói về Nguyên tắc đặt tên cho con và quả thật là tên gọi của con cái rất quan trọng cho số mệnh sau này.

Hôm nay tôi hướng dẫn xem bói bằng tên tiếng Nhật, mà đối với người Việt là tên kanji. Tôi xem cho khá nhiều người gồm cả bản thân, thấy rất ứng nghiệm. Hi vọng sẽ ứng nghiệm với cả bạn nữa.

Trang tôi xem là https://www.plumoi.jp/fc/onamaeuranai/
Yêu cầu: Đọc được tiếng Nhật

Trang này còn xem nhiều thể loại bói toán (tiếng Nhật gọi là 占い uranai) khác nhau nhưng tôi chỉ tập trung vào bói tên thôi. Số là tôi cũng được nhờ tư vấn đặt tên cho trẻ vì tôi khá rành về kanji.

Giao diện trang:


姓 [tính] Họ, ví dụ LÊ => 黎
名 [danh] Tên, ví dụ THỊ MỸ TÂM => 氏美心
女性/男性: Nữ/Nam => Không ảnh hưởng
占う [chiêm, uranau] => Nút để xem bói

Với tên các bạn nam có đệm là VĂN thì dùng 文 = Văn.
Các bạn nữ có tên đệm THỊ thì dùng 氏 = Thị.
Tên các bạn có thể tra tại từ điển tra tên Yurica để tham khảo.

Nếu bạn xem trang trên mà không đăng ký user thì chỉ xem được TỔNG CÁCH, còn muốn xem NHÂN CÁCH, ĐỊA CÁCH, NGOẠI CÁCH thì phải đăng ký và đăng nhập.

Ví dụ tra cho tên LÊ THỊ MỸ TÂM 黎 氏美心
黎: 15 nét, 氏: 4 nét, 美: 9 nét, 心: 4 nét

Quan trọng ở đây là số nét, không phải là bản thân chữ kanji. Người Nhật quả thật rất coi trọng số nét tên mình.

Tính toán ra:
総格 (tổng cách):32 外格 (ngoại cách):14 天格 (thiên cách):16 人格 (nhân cách):19 地格 (địa cách):17

Tổng cách là tổng số nét của họ và tên, thiên cách là tổng số nét của họ, địa cách là tổng số nét của tên. Cách tính tổng cách, ngoại cách, thiên cách, nhân cách, địa cách (gọi là ngũ cách) thì xem tại 堺 虹元の姓名判断.

Dưới đây là phần xem bói tên của tôi (Mark), không phải của tên trên. Đúng phết!

TỔNG CÁCH = Vận số tổng hợp, trường hợp trên:
本人の運よりも、他人の運の影響を受けやすいようです。ネガティブ指向で不運な人のそばにいると、その運に同調して災いを呼び、ポジティブ指向で強運な人のそばにいれば、幸いを分けてもらえるといった具合。本人も才能ある人物ではあるのですが、どんな場に身を置くかで、せっかくの力を生かせたり生かせなかったりします。とばっちりを受けやすい運を持っているので、政情不安な外国などには出かけないようにするのが無難でしょう。
NHÂN CÁCH = Tính cách, tài năng, ý nghĩ, giá trị quan
雄弁さと説得力、疲れを知らないパワフルなエネルギーをもたらす名前です。財布に1円も入っていない状況から起業して、いずれは大実業家になるような器量があります。人生の終わりには褒章をもらえるほどの才能と、努力する忍耐力を兼ね備えています。また、金銭感覚も優れているので、どんなお金を扱っても、ちゃんと最後には利益を生むでしょう。初期投資が少なくても、上手にお金を流通させて、富を生み出す才覚にも恵まれています。
ĐỊA CÁCH = Tố chất, thể chất, khuynh hướng luyến ái
直情的で、一本気な性格です。人当たりはソフトですが、心の内にはマグマのごとく情熱がたぎっているでしょう。自分の信念に向かって、真っ直ぐに進んでいきます。若いうちは、気に入らない相手とケンカしたり、反抗的な態度をとったりすることもあります。しかし、大人になるにつれて、そのエネルギーを内に秘めるようになるでしょう。恋愛においては、自分の好きな人以外、興味なし。本命があらわれたら一途に愛し、想いを遂げようとするでしょう。
NGOẠI CÁCH = Tính hòa nhập với môi trường xã hội như gia đình, nơi làm việc vv
行く先々で良いことが起きる、すばらしい運を持っています。興味のある場所へ何の気なしに出かけたら、うれしいハプニングが起きる……といったことも、頻繁に起きるでしょう。また、人間関係にも恵まれ、家族や親兄弟、一族、友人たち、仕事の仲間など、多くの人々から愛されます。たとえ誰も知っている人がいない国へ行ったとしても、その国での家族と呼べる人たちとの出会いがあるでしょう。大きな家や建物がある場所へ行くと、良運を強めることができます。
Xem bói tên cũng là cách bạn đọc tốt tiếng Nhật, hơn nữa còn vui vẻ nữa. Sau này đặt tên thì sẽ ra được tên đẹp.
Mark

Wednesday, July 18, 2018

Tư vấn mua máy tính cho người mua máy tính lần đầu (đi du học vv)

Một số bạn khi đi du học sẽ cần mua hay muốn mua máy tính phục vụ cho việc học tập. Vì các bạn cũng không biết nhiều về máy tính xách tay (laptop, notebook) nên iSea tư vấn chung tại đây. Với các bạn đăng ký du học tại iSea Saromalang thì iSea sẽ tư vấn riêng cụ thể (việc tư vấn luôn luôn miễn phí và vì niềm vui là chính).

Về cách mua máy tính rẻ thì xem bên dưới. Người mua hàng từ Mỹ là người yêu nước. Vì mua hàng từ Mỹ sẽ được hàng rẻ và tốt, giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền, sống sót qua được thời thóc cao gạo kém (lạm phát cao này), mà bạn chính là đất nước, bạn sống tốt thì quốc lực tăng lên, nên thật sự là yêu nước. ^^

Quy tắc cần nhớ đầu tiên khi mua máy tính lần đầu

Máy tính dù là dòng cao cấp hay bình dân thì cũng là một số tiền lớn, hơn nữa là thứ bạn sử dụng hầu như hàng ngày. Do đó, bạn nên được một người am hiểu, có kinh nghiệm lâu năm tư vấn. Bạn nên đưa ra 3 lựa chọn để người có chuyên môn đánh giá cho bạn.

Việc mua mà không có kiến thức sẽ có thể dẫn tới:
- Mua máy quá mắc so với thực tế
- Mua máy khó sử dụng cho bản thân, tính tương thích với bản thân yếu
- Mua máy tính năng thấp nên không hữu ích hoặc quá cao nên lãng phí tiền bạc
- Thường bị người bán hàng dụ mua máy mắc tiền (tính năng hoàn toàn vô ích với nhu cầu sử dụng)

Vì thế, nhất định nên được tư vấn cụ thể. Về máy tính thì tôi cũng là chuyên gia mua máy vì tôi cũng mua máy cho bản thân sử dụng, hơn nữa, còn mua máy để làm việc nên phải lựa chọn rất cẩn thận.

Dưới đây là các tiêu chí mua máy tính xách tay cho người mới mua lần đầu hoặc không biết gì về máy tính.

Tiêu chí 1: Chọn giá cả và chọn hãng sản xuất, dòng cao cấp hay bình dân

Bạn nên xác định giá tối đa bạn sẽ trả trước. Sau đó, chọn hãng sản xuất. Nếu tiêu chí là bền lâu thì tốt nhất dòng Macbook Air của Apple. Tuy nhiên, tôi thì quen dùng Windows, hơn nữa công việc yêu cầu dùng Windows nên tôi dùng hãng Dell.

Hãng HP cũng tốt và trước đây tôi mua máy HP khá nhiều nhưng có thể do dòng Spectre mỏng manh mà:
- Bị hỏng cơ khí (bản lề màn hình)
- Hỏng pin
- Đen màn hình
- Cháy vỏ lúc ban đầu mới mua-
- Khi bảo hành thì lắp vào không như ban đầu, bị hở nhưng lại nói là tháo ra sẽ bị như thế là bình thường và không thông báo từ đầu
- Webcam có lúc không hoạt động vv

Quá nhiều vấn đề dù máy cũng khá mắc. Nên tôi không dùng lại HP nữa. Ngoài ra, Asus cũng được, bảo hành tốt, nhưng là dòng trung cấp nên không quá bền bỉ.

Trong hàng Dell thì lại có dòng cao cấp và dòng bình dân (Vostro, Lattitude vv). Tôi mua dòng cao cấp là XPS cho bền bỉ để làm việc trong 10 năm tới.

Nếu mua Asus thì dòng ZenBook cũng là dòng high-consumer nên cũng ổn.

Dell XPS 13

Tiêu chí 2: Chọn cấu hình máy

Gồm có các cấu hình chính:
- Bộ vi xử lý (CPU): Ví dụ chip Intel Core i7, Core i5, Core i3
- Bộ nhớ đệm (RAM): 4GB hay 8GB hay 16GB vv
- Card đồ họa: Riêng hay tích hợp (onboard) => Nếu bạn không thiết kế hay chơi game thì không cần quá quan tâm
- Ổ cứng: HDD hay SSD (Solid State Disc)
- Ngoại hình máy và độ dễ sử dụng (bàn phím vv): Rất quan trọng

Nhìn có vẻ hoa cả mắt nhỉ ^^ Chịu thôi! Nhưng tôi sẽ giải thích thật dễ hiểu nhé.

Bộ vi xử lý (CPU hay chip)

Bữa ăn gia đình "cơm nóng canh ngọt"

Con người sau một ngày làm việc mệt nhọc, về tới nhà là quây quần cả gia đình bên mâm cơm, ăn một bữa "cơm nóng canh ngọt" dường như là một nét văn hóa truyền thống. Văn hóa này sẽ giúp bạn lạc hậu và nên bỏ đi là vừa.

Người VN sống thật là phong lưu và xa xỉ. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa và toàn cầu hóa này mà vẫn duy trì được bữa cơm gia đình, cơm nóng canh ngọt.

Ở các nước tiên tiến, điều này là ... xa xỉ. Chứng tỏ người VN hạnh phúc nhất trái đất cũng có thể là sự thật.

Ở nước ngoài, nhất là châu Âu, siêu thị đóng cửa sớm, không mở cuối tuần. Mọi người ăn đồ hộp là chính. Nhật Bản thì siêu thị mở cả năm, do dân Nhật rất chăm chỉ và cần lao, nhưng cũng ít người có thời gian nấu ăn hàng ngày.

Vậy mọi người làm thế nào?
- Ăn hàng quán rồi và tùy hôm làm ly bia rồi về nhà
- Mua đồ ăn chế biến sẵn, về nhà đặt cơm rồi ăn
- Mua cơm hộp về nhà ăn
- Đồ hộp

Nói chung, ăn uống khá giản tiện, thường là "bữa ăn dã chiến". Không ai có "cơm nóng canh ngọt" hay ngồi quây quần để ăn cả. Việc ăn uống thì cứ tự túc và tiến hành một mình thôi.

Ăn để sống hay sống để ăn? Đáp án đúng là: Ăn để sống.

Khồng! Nhất định không phải sống để ăn. Ai mà có thể XA XỈ như thế cơ chứ!

Ai chả mong "cơm nóng canh ngọt"!

Bữa ăn dã chiến và cuộc sống chiến tranh

Tuesday, July 17, 2018

Lý tưởng hôn nhân: Con số cụ thể

Trong một ngày trời mưa ở nhà, tôi chợt lóe ra một ít ý tưởng. Đúng là nếu bạn luôn suy nghĩ về một vấn đề, sẽ có ngày bạn nghĩ ra giải pháp.

Lần này là vấn đề hôn nhân. Bạn nên kết hôn với ai, với người như thế nào?

Thường thì mọi người có quá nhiều tiêu chí. Vì thế mà họ ế toàn tập. Sau đó họ thường sẽ chấp nhận một người nào đó dạng "rổ rá cạp lại", nhưng vẫn khó mà vui vẻ vì đâu có sự lựa chọn.

Theo tôi, tiêu chí quan trọng của hôn nhân là KHÔNG MỆT MỎI. Bạn lập gia đình, có con cái (= nghĩa vụ với nhân loại) thì đừng bao giờ để việc đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống hay sự thư thái của mình. Vì nếu bạn bận chăm lo gia đình, con cái, thì không thể theo đuổi ước mơ và sống trong một ảo mộng được (hơn nữa, ảo mộng cũng có thể trở thành hiện thực).

Số là tôi có ghi chép chi tiêu, dùng phần mềm kakeibo. Nhờ việc ghi chép chi tiêu này, tôi tiết kiệm được khá nhiều tiền.

Từ đó tôi nhận thấy là, một tháng nếu chi tiêu không sang chảnh nhưng khá thoải mái thì trường hợp độc thân tốn khoảng 20 triệu (khoảng 800 USD) còn tiết kiệm hơn thì là tầm 15 triệu.

Nếu một gia đình có hai vợ chồng và một đứa con sống ở VN thì một tháng sẽ tiêu khoảng 40 triệu (20 triệu cho trụ cột gia đình, 10 triệu cho người còn lại, 10 triệu cho con cái).

Vì thế, nếu bạn là nam giới và lấy một phụ nữ để làm vợ, thì để không gặp rắc rối về tài chính, người phụ nữ này phải có thu nhập khoảng 20 triệu/tháng, tức là khoảng 250 triệu/năm (giả sử bạn là trụ cột trong gia đình).

Nếu bạn là phụ nữ và lấy một người làm chồng, người đó phải có thu nhập 40 triệu/tháng, tức là khoảng 500 triệu/năm.

Đây là con số cụ thể để cụ thể hóa lý tưởng về HÔN NHÂN AN TOÀN. Đây không chỉ là con số để kiếm đối tác mà cũng là con số để bản thân bạn cố gắng phấn đấu.

Mục tiêu phấn đấu của bản thân vào thời điểm kết hôn:

Phụ nữ: Tổng thu nhập 250 triệu/năm tức trung bình 20 triệu/tháng
Nam giới: Tổng thu nhập 500 triệu/năm, tức trung bình 40 triệu/tháng

Tức là các bạn nữ có thu nhập 1000 USD/tháng trở lên là ổn, còn các bạn nam thu nhập 2000 USD/tháng là ổn. Bạn cũng phải chú ý là đây là trường hợp KHÔNG chu cấp cho gia đình, vì thu nhập cao mà lại phải chu cấp cho gia đình thì có thể sẽ không đủ nữa.

Khi có con số cụ thể, bạn sẽ có cách đạt được. Cứ mạnh dạn xin việc lương cao, sau đó học tập để có thể đáp ứng yêu cầu. Nếu bạn kết hôn sớm khi mà thu nhập chưa đủ chi trả thì bạn sẽ gặp rắc rối về tài chính và cuộc sống. Vì thế, có thể kết hôn muộn để có thu nhập tốt hơn thường sẽ tốt hơn. Riêng việc kết hôn, do còn liên quan tới tuổi tác, bị hạn chế thời gian nên bạn cũng cần đặt mục tiêu năm nào kết hôn, và làm sao để đạt được mức thu nhập trên vào năm đó. Còn nhiều thời gian mà!
Mark

Monday, July 16, 2018

Vì sao theo đuổi ước mơ là vô trách nhiệm

Về cơ bản, theo đuổi ước mơ, lý tưởng là vô trách nhiệm. Một người có trách nhiệm không thể theo đuổi ước mơ hay lý tưởng được. Vì họ còn có trách nhiệm: Trách nhiệm với gia đình, với cha mẹ, với con cái, với cha mẹ vợ/chồng, với anh chị em, với bà con họ hàng vv. Những trách nhiệm này tốn rất nhiều thời gian, nên không còn thời gian sống cho bản thân nữa.

Nếu bạn muốn theo đuổi ước mơ hay lý tưởng, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, có thể là cả cuộc đời. Bạn sẽ sống trong một ảo mộng (living in a fantasy) nhưng bạn sẽ trở nên vô trách nhiệm với mọi người xung quanh, cụ thể là gia đình bạn. Chưa chắc họ đã chấp nhận việc đó. Bạn có thể mất tất cả. Khi theo đuổi ước mơ thì phải chấp nhận mất mọi thứ.

Theo đuổi ước mơ = Cả thể giới sụp đổ

Vì sao lại nói như thế?

Vì bạn là người đi kiếm tiền và đổ rác cho cả gia đình - thường là toàn những người không tự lập, nhất là ở những nơi theo "chủ nghĩa gia đình" (chủ nghĩa bầy đàn). Bạn không kiếm đủ tiền, không giải quyết vấn đề cho mọi người thì sẽ chẳng ai thích bạn cả. Họ sẽ càm ràm, than phiền cả ngày, khiến bạn chán ngấy họ. Vì đơn giản, họ không có lý tưởng hay ước mơ gì.

Người không có ước mơ, lý tưởng = Người càm ràm, kêu ca phàn nàn

Đây là hình ảnh minh họa về ước mơ và lý tưởng:

Ước mơ cần "ăn" rất nhiều thời gian

Ước mơ hay lý tưởng cũng như PACMAN, cần ăn rất nhiều THỜI GIAN mới có thể thành hiện thực được.

Mà trong cuộc đời, khi bạn theo đuổi ước mơ, còn rất dễ gặp ma nữa. Gặp ma là tiêu đời. Tức là không dễ để ước mơ thành hiện thực, mà phải rất KHÉO LÉO, phải tránh được ma quỷ, hơn nữa còn phải nhanh tay, nhanh trí nữa. Chứ trí tuệ, năng lực hạn chế, hành tung chậm chạp thì đại nghiệp không thể thành.

Do đó, muốn ước mơ thành hiện thực thì từ lúc thường ngày đã phải luyện trí não, luyện tay chân cho nhanh nhẹn. Tóm lại vẫn là HỌC TẬP thôi.

Muốn ước mơ thành hiện thực thì phải VÔ TRÁCH NHIỆM

Học tập, năng lực cao chẳng qua chỉ là một yếu tố để thành công. Quan trọng là phải biết "vô trách nhiệm". Vì ước mơ tốn rất nhiều thời gian, hơn nữa, cần sự CHUYÊN TÂM, nên không thể bị phân tâm với vấn đề xung quanh được.

Ở các nước "nho xanh" thì ước mơ khó thành hiện thực, vì con cái phải phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ (kể cả vật chất lẫn tinh thần), đơn giản là không có thời gian cho bản thân hay sống cuộc đời bản thân.

Chưa kể, nếu họ có năng lực cao, họ còn phải chăm lo cho cả anh chị em theo chỉ đạo của cha mẹ nữa.

Như thế, sẽ có nhiều trách nhiệm và không thể theo đuổi ước mơ hay lý tưởng được.

Chỉ có những dân tộc tiên tiến ở phương tây hay Nhật Bản mới có thể theo đuổi ước mơ, làm thành đại nghiệp được, vì họ hoàn toàn "vô trách nhiệm" với cha mẹ (cha mẹ họ có lương hưu + tiền tiết kiệm và/hoặc trợ cấp).

Tóm lại, theo đuổi ước mơ là vô trách nhiệm, và chưa chắc mọi người đã ủng hộ bạn đâu. Nếu bạn vừa cố gắng theo đuổi ước mơ vừa sống "có trách nhiệm" thì cũng như bạn đuổi hai con thỏ cùng một lúc.

Kết quả là: Bạn THẤT BẠI. Bạn là kẻ thất bại trong cuộc đời. Hoặc đơn giản là bạn là KẺ NỬA MÙA, luôn khổ tâm không biết phải làm thể nào mới đúng:
- Sống có trách nhiệm với gia đình hay
- Theo đuổi ước mơ

Dù thế nào, cũng sẽ cắn rứt lương tâm. Nếu sống vô trách nhiệm với gia đình, thì sẽ cảm thấy có lỗi với họ (thật ra là do người xung quanh trong xã hội ảnh hưởng), nếu không theo đuổi ước mơ, sẽ cảm thấy cắn rứt với bản thân. Luôn luôn mắc kẹt giữa hai lựa chọn, nên cả đời là kẻ nửa mùa, về cơ bản là thất bại khi không đạt được mục tiêu nào.

Những người không thể theo đuổi ước mơ

Nếu một người phải có trách nhiệm với gia đình, hay không có thời gian mà cố theo đuổi ước mơ sẽ thất bại. Bạn không nên khuyên họ theo đuổi ước mơ hay lý tưởng. Vì đằng nào họ cũng thất bại mà thôi.

Nói chung, với người bận rộn, nhiều nghĩa vụ hay trách nhiệm thì bạn không nên khuyên gì. Vì đằng nào thì xã hội cũng định hướng cho họ sống vì gia đình, vì ở đây là "chủ nghĩa gia đình".

Vấn đề thường là, những người như thế thường không hài lòng với cuộc sống của bản thân. Nên thường họ sẽ tìm ý kiến của nhiều người. Nếu họ có hỏi bạn, thì bạn nên xác nhận xem họ có đang SỐNG TỰ DO, có nhiều thời gian và không có nghĩa vụ, trách nhiệm với người khác không đã.

Trên đời, muốn có được thứ này (ước mơ thành hiện thực, hoàn thành đại nghiệp) thì phải hi sinh thứ khác (trách nhiệm, nghĩa vụ), không thể có cả hai.

Nếu một người không sống tự do, thì lời khuyên vô ích. Vì họ đâu có quyết định cuộc đời của họ? Cuộc đời của họ là do cha mẹ, gia đình, định kiến xã hội quyết định, thì khuyên họ làm gì nữa. Chỉ tốn THỜI GIAN mà thôi. Nên dành thời gian này để thực hiện ước mơ của bạn.

Câu hỏi đầu tiên là: Bạn có THỜI GIAN không? Bạn có TỰ DO quyết định cuộc đời mình không?

Cuộc đời đúng là PACMAN.
Mark

Wednesday, July 11, 2018

Gakushuin Women’s College

Đại học nữ sinh Gakushuin, thuộc đại học quý tộc dành cho hoàng thân quốc thích và chương trình học bổng cho du học sinh Việt Nam.
Tên tiếng Nhật: 学習院女子大学 [Học Tập Viện nữ tử đại học]
Tên tiếng Anh: Gakushuin Women’s College
Địa điểm: Tokyo, Nhật Bản
Giới thiệu của iSea Saromalang: Trường Gakushuin vốn ban đầu dành cho con em tầng lớp quý tộc Nhật Bản nhưng hiện nay đã hoạt động như một trường đại học tư lập nhận tất cả mọi sinh viên đáp ứng yêu cầu của trường. Bản thân tên “Gakushuin” có nghĩa là “Học Tập Viện” để chỉ nơi học tập, và đã trở thành tên trường. Trường có các chương trình học bổng cho du học sinh và thường xuyên tham gia triển lãm tại các hội thảo du học Nhật Bản tại Việt Nam.
Dưới đây là nội dung từ tài liệu giới thiệu (pamphlet) tiếng Việt của trường.


Ngành học đại học nữ sinh Gakushuin
Bậc đại học
Viện đào tạo sau đại học
Khoa giao lưu văn hóa quốc tế
- Chuyên ngành văn hóa Nhật Bản
- Chuyên ngành giao tiếp quốc tế
- Chuyên ngành giao tiếp tiếng Anh
Khoa nghiên cứu giao lưu văn hóa quốc tế
- Chuyên ngành giao lưu văn hóa quốc tế

Giới thiệu đại học nữ sinh Gakushuin

Monday, July 9, 2018

Tay cờ bạc cự phách

Các bạn thường không có mấy ý niệm về cuộc đời. Vì các bạn quá ngốc nghếch và/hoặc quá nghiêm túc. Có lẽ, các bạn cũng đang đóng vai "người con hiếu thảo" nữa, để còn thừa kế tài sản của cha mẹ. Những việc như thế, tôi đều không làm. Tôi không chăm sóc người già, không làm việc dơ tay.

Không có ý niệm về cuộc đời sẽ chỉ dẫn tới những ảo tưởng lầm lạc. Vì thế, dịch vụ tôn giáo và thờ cúng lúc nào chẳng tấp nập.

Cuộc đời chính là trò cờ bạc lớn nhất. Tất cả mọi người đều đang ngồi trong chiếu bạc mà thôi, nhưng lại không ý thức được việc này, vì thế, mọi thứ trong cuộc đời đều chệch hướng cả. Mọi người đều lạc lối vì nghĩ rằng, mình đang "sống một cuộc đời nghiêm túc".

Đời này thiếu gì một đống kẻ nhân cách cũng chẳng ra sao nhưng rất chăm "phán xét người khác bằng con mắt bề trên" đâu.

Mọi người đều chỉ là con bạc đang ngồi trên chiếu bạc mà thôi. Ván bài của bạn chính là cả cuộc đời.

Muốn sống một cuộc đời nghiêm túc?
Ha ha ha.

Cuộc đời này không có gì nghiêm túc. Ngay từ khi sinh ra đã là đánh bạc rồi. Sinh ra trong gia đình văn hóa thấp thì sẽ có nhân cách thấp, ra đời chẳng làm nên việc gì ra hồn.

Sinh ra mặt mũi khó coi thì dẫu cố gắng vượt bậc cũng chưa chắc được nhìn nhận.

Lớn lên thành người thế nào, lại là do hoàn cảnh sinh trưởng thế nào, toàn những thứ bạn không thể tự quyết định được.

Mà cái hay là càng sinh ra trong gia đình tệ hại thì càng phải báo hiếu cha mẹ, và cha mẹ lại càng chẳng ra sao, nên cuộc đời lại càng thảm hại.

Ngược lại, sinh ra trong gia đình tốt thì lại chẳng có bất kỳ nghĩa vụ gì, thoải mái mà vui chơi trong cuộc đời.

Dù sinh ra thế nào, mọi người đều sẽ chơi một ván quyết định. Ván đó gọi là cuộc đời.

Không mấy ai dám chơi ván này. Mọi người đều không chơi, chỉ thủ thế. Đến tuổi thì lập gia đình, mua nhà, có con, mua xe vv. Rồi phần còn lại là tập trung vào ... con cái, mất hết mọi động lực và niềm vui khác. Con cái chắc gì đã nên người. Nếu viết thuật toán simulation, bạn còn tính được chính xác cả năm nào họ bắt đầu mê tín một cách nghiêm túc nữa. Cuộc đời ai cũng dễ đoán, vì họ là con bạc dở tệ.

Họ đi nước nào, thì ai cũng nhìn thấy. Họ cũng nhìn nhau mà đi. Nếu anh A, cô B học cùng khóa mà đã lập gia đình, thì bản thân như ngồi trên lửa vậy.

Như thế gọi là NGHIÊM TÚC trong cuộc đời. Ha ha.

Vì thế, mới gọi là không có ý niệm gì về cuộc đời cả. Con họ chưa chắc đã thông minh xuất chúng dù học thêm quá nhiều. Vì họ quá nghiêm túc.

Bởi một lẽ giản dị: Cuộc đời là trò cờ bạc lớn nhất.

Mà cờ bạc thì chỉ có thắng và thua mà thôi. Bạn thắng lớn hay thua lớn thì cũng đều tạo nên cảm xúc, mà cảm xúc chính là thứ mà cờ bạc mang lại.

Tin thế này nhé, bạn không thể nghiêm túc trong cuộc đời. Muốn thắng lớn, bạn phải là Joker, là tay cờ bạc cự phách. Hãy là một Joker trong cuộc đời, nếu bạn muốn thắng lớn. Cố gắng đừng nghiêm túc trong bất kỳ việc gì, vì chẳng đi tới đâu cả đâu.

Tay cờ bạc cự phách là người coi cuộc đời là một chiếu bạc và sẵn sàng đánh cược cả cuộc đời vào đó, mà không sợ thất bại. Nếu bạn thắng trong cuộc đời thì khi về già, bạn có thể kiếm năm thê bảy thiếp, vui thú điền viên, an hưởng tuổi già, chiêm nghiệm lại tính "không nghiêm túc" của cuộc đời mà lập thành "đạo".

Và quan trọng hơn cả là tai ương thường đổ xuống đầu người "nghiêm túc" vì một lẽ là cuộc đời cũng lại là một "Joker" chính hiệu.

Làm thế nào để bạn đánh bạc trong cuộc đời?

Không, không phải là đem hết tiền đi đánh bài hay cá độ. Muốn đánh bạc trong cuộc đời thì đây là chỉ dẫn ngắn gọn, đơn giản và không còn gì dễ hiểu hơn: Tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm.
Mark

Sunday, July 8, 2018

Hướng dẫn trả lời phỏng vấn về tiền và thu nhập bảo lãnh du học

Liên quan:
>>Hướng dẫn làm sổ ngân hàng để chứng minh tài chính
>>Hướng dẫn trả lời phỏng vấn du học Nhật Bản cho người bảo lãnh du học 2019

Thông thường, để bảo lãnh du học phải có hai điều kiện:
(1) Người bảo lãnh có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng trở lên
(2) Người bảo lãnh có thu nhập năm gần nhất là 30 triệu đồng một tháng trở lên (sau thuế)

Mục đích là sẽ dùng tiền trong sổ tiết kiệm để đóng học phí cho học sinh. Còn thu nhập là để chu cấp sinh hoạt phí cho du học sinh khoảng 600 ~ 900 USD/tháng (thường là 700 ~ 800 USD).

Ví dụ ghi nội dung bảo lãnh thực tế (ghi rõ lý do quá trình bảo lãnh và phương pháp chu cấp học phí và chu cấp sinh hoạt phí):


Trong tờ "Cam kết chu cấp" (tiếng Nhật thường là 経費支弁書 Keihi shibensho,, tiếng Anh thường là Letter of Financial Support) thì thường viết rõ là sẽ chu cấp học phí 1 năm ví dụ 800,000 JPY và chu cấp sinh hoạt phí hàng tháng ví dụ 80,000 JPY (khoảng 800 USD). Tuy vậy, một số bekka (khoa dự bị cho du học sinh) lại chỉ là tờ cam kết chu cấp mà không ghi rõ là chu cấp bao nhiêu, nhưng các bạn phải nhớ nội dung này.

Trong giấy này thường phải viết rõ phương pháp chi trả, xin hãy xem hướng dẫn tại Hướng dẫn viết giấy cam kết chu cấp (người bảo lãnh viết). Ví dụ:
Tiền học phí tôi sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng mà trường chỉ định. Sinh hoạt phí thì tôi sẽ gửi cho con tôi 3 tháng một lần vào tài khoản ngân hàng của cháu tại Nhật.

Như vậy, để chu cấp sinh hoạt phí cho người du học ví dụ 800 USD/tháng, thì thu nhập của người bảo lãnh tối thiểu phải là:

Thu nhập một tháng = Số tiền chu cấp 1 tháng + Tiền sinh hoạt phí của bản thân 1 tháng

Ví dụ, chu cấp 800 USD = 18 triệu, sinh hoạt phí 1 tháng (trường hợp độc thân chưa có gia đình hoặc gia đình có thu nhập riêng) 12 triệu thì thu nhập phải là 30 triệu 1 tháng trở lên.

Tóm lại:
(1) Sổ tiết kiệm để lấy ra trả học phí cho trường (khi có kết quả đậu) ví dụ 800,000 JPY/năm đầu (cả tiền nhập học, phí xét tuyển vv)
(2) Chu cấp hàng tháng ví dụ 80,000 JPY/tháng

Gia hạn visa khi đang du học ở Nhật

Khi đậu tư cách lưu trú, thường bạn sẽ được cấp thời gian trú (visa lưu trú kể từ khi nhập cảnh Nhật Bản) là 1 năm 3 tháng. (Trừ một số trường là 2 năm 3 tháng)

Lý do 1 năm 3 tháng là trong 3 tháng cuối, trước khi hết hạn visa bạn phải đi gia hạn visa tại Cục xuất nhập cảnh (gọi tắt là Nyukan) địa phương tại Nhật Bản (ví dụ ở khu vực Tokyo là Nyukan ở Shinagawa).

Để gia hạn visa bạn sẽ phải cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ, thường là:
  1. Đơn xin gia hạn visa (form của bộ tư pháp Nhật Bản, tải từ trang chủ)
  2. Chứng nhận đang đi học ở trường
  3. Thành tích học tập kỳ trước hay năm gần nhất (để Cục kiểm tra tỷ lệ đi học)
  4. Chứng nhận đủ tài chính để tiếp tục theo học ở Nhật vv

Thành tích học tập mà dưới 80% thì rất nguy hiểm ,tốt nhất là trên 90%, còn an toàn là 95% trở lên.

Về tài chính, bạn phải chứng nhận đủ tài chính để theo học, thường là nộp bản sao sổ ngân hàng (có thể ra ATM để tự động ghi tiền ra vào tài khoản vào sổ), trong đó ví dụ có tiền gia đình gửi từ VN sang, tiền thu nhập từ làm thêm vv (riêng làm thêm thì có quy định hạn chế số giờ nên cần chú ý không được nộp sổ làm quá số giờ này).

Tóm lại là bằng cách nào đó có một số tiền gửi từ gia đình sang, cộng thêm tiền đi làm thêm, để đủ đóng học phí là sẽ được. Bạn cũng có thể không có tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng mà nhờ bạn bè cầm một cục tiền mặt từ VN sang, trường hợp này có thể Cục Nyukan yêu cầu nộp bổ sung bản sao hộ chiếu và visa của người bạn đó. Trường hợp không có mà có một cục tiền để bạn tự tới ngân hàng nộp và có ghi trong lịch sử vào ra tiền trong sổ ngân hàng thì có thể cũng được.

Bạn phải giải thích được hợp lý với Cục là bạn đủ tài chính để tiếp tục theo học tại Nhật (mà không được đi làm quá số giờ làm thêm cho phép) nhé.

Về cách thức cụ thể thì iSea sẽ tư vấn cho các bạn đăng ký.

Vì sao "cờ bạc ăn nhau về cuối"?

"Cờ bạc ăn nhau về cuối" hay "cờ bạc ăn nhau về sáng". Thế giới chia hai loại người: Máu mê cờ bạc (đỏ đen) và không máu mê cờ bạc. Tôi là người không máu mê cờ bạc, nhưng thời sinh viên thì có đành bài ăn tiền cho vui. Thời trẻ ai chẳng tụ tập, mà tụ tập thế nào chẳng đánh bài.

Quả thật là "cờ bạc ăn nhau về cuối" thật. Dù bạn đánh bài nào, như poker, hay bài tiến lên miền nam, hay phỏm vv thì người ra về thắng lợi là người thắng ở giai đoạn cuối, không phải người thắng lớn ban đầu. Vì sao lại thế? Chẳng phải là hiển nhiên hay sao?

Poker, một trọng những loại bài hay nhất mọi thời đại

Lý do lớn nhất là về cuối mọi người đều đã kiệt sức và mất tỉnh táo

Đánh bài còn mệt hơn là làm CEO, và còn vui hơn cả set. Điều này thì khỏi cần bàn. Đánh bài tốn rất nhiều năng lượng và rất tốn não. Và thường là kéo dài vì không ai chịu rời chiếu bạc trước khi ... cháy túi. Nên về giai đoạn cuối, tức là đã quá nửa đêm, hay gần sáng, ai cũng mệt phờ phạc và mất tỉnh táo.

Người nào còn tỉnh táo và bung sức vào giai đoạn này rất dễ thắng. Tức là giai đoạn đầu đánh chơi chơi thôi, không suy nghĩ gì mấy. Khi mọi người mệt mới bung sức ra, thì sẽ thắng. Vì thế, cờ bạc cũng phải có chiến lược khôn ngoan mới thắng lợi chung cuộc được.

Vì sao người thắng lớn ban đầu lại cháy túi khi hạ màn?

Vì thường lúc mới chơi, mọi người chưa biết cách đánh của nhau, nên ai liều hơn thì thường thắng lớn. Thắng lớn là do dám chơi liều, chứ không phải là chơi giỏi. Nhưng càng đánh, càng bị "lộ bài" nên dễ bị bắt bài, hơn nữa, mọi người cũng đã hiểu rõ cách chơi của nhau nên họ thường sẽ phá lối chơi. Vì thế, người thắng ban đầu về sau thường thua.

Một lý do nữa là, vì thắng quá lớn nên trở thành "kẻ thù" của mọi người. Ngay cả khi người đó đã lỗ vốn rồi thì mọi người vẫn bị cảm giác là người này vẫn đang lời, nên vẫn tập trung đánh người này.

Vì thế, bạn thắng lớn từ đầu, chưa chắc là đối sách hay, ngược lại, rất dễ bị đánh hội đồng và thua thảm về sau.

Đây cũng là lý do mà kẻ giấu kín thân phận sẽ thắng. Vì không ai nghĩ người đó đang thắng nên không bị tập trung phá lối đánh.

Giấu kín và thay đổi cách đánh

Nghệ thuật ở đây là che giấu. Tốt nhất là không nên để mọi người biết bạn chơi theo chiến thuật nào. Ban đầu bạn chơi kiểu "phổi bò", nhưng về cuối khi mọi người mệt thì bạn mới dùng chiến thuật riêng. Lúc này, mọi người muốn phát hiện hay phá lối chơi của bạn cũng khó, vì họ mệt rồi. Bạn phải là dạng "đa nhân cách" tức là thay thế được nhân cách bên trong bạn để thay đổi hoàn toàn lối chơi. Việc này tất nhiên là khó nhưng có thể luyện tập được. Quan trọng là có đáng để luyện tập hay không thôi.

Lý tưởng nhất là ban đầu chơi không suy nghĩ gì mấy, càng về sau mức độ tư duy lại tăng lên, và tăng lên cao nhất vào giai đoạn sau cùng.

Cuộc đời ăn nhau về cuối

Cờ bạc chính là cuộc đời và thật ra cuộc đời cũng chỉ là một ván bài mà thôi. Cuộc đời cũng ăn nhau về cuối. Những người "thành công sớm" thì không nhất định sẽ thành công về sau này. Tất nhiên, nếu từ thời trẻ mà không thành công gì thì cũng không hi vọng gì mấy về cuối đời.

Nhưng những người thành công sớm, thường lại hụt hơi về sau và khi đạt đỉnh cao sẽ thoái trào. Khi họ đạt tới giới hạn, họ không đi lên nữa, nếu không đi ngang được thì sẽ xuống dốc. Người ta gọi đó là "hết thời". Quả là rất nhiều người hết thời, không bao giờ trở lại thời kỳ đỉnh cao được nữa.

Ngược lại, những người thời trẻ không quá máu me, thường sẽ lại tiến xa và không bị hết thời hay mất động lực.

Giống như một người chạy marathon (đường dài) và chạy nước rút vậy. Cuộc đời là chạy marathon, không phải chạy nước rút.

Những người cố gắng mua nhà bằng mọi giá vào thời trẻ thường là người chạy nước rút, sẽ sớm hụt hơi về sau. Mà cụ thể nhất, là họ sẽ chán công việc tới mức không chịu nổi nữa. Lúc đó, họ bị rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Vì sau nhiều năm làm công việc không hề có đam mê, họ đã mất hết động lực và cũng không còn bắt đầu lại được nữa. Mà làm tiếp thì cũng không thể phát triển hơn. Nên thời trẻ thì thu nhập cao, nhưng càng về sau càng đuối và thấy mình không thể tiếp tục con đường đã chọn.

Nếu không thì còn ai đau khổ trong cuộc đời này.

Bạn cũng có thể đọc bài Giàu sớm vs. Giàu muộn để hiểu thêm một ít về triết lý.

Nhân tiện, lý tưởng của tôi không phải là thành công và giàu có. Lý tưởng thật ra là: Làm gì có thành công nhất, chỉ có thành công hơn mà thôi.

Tức là, không bao giờ mất đi động lực và ngày càng có năng lực cao hơn dựa trên sự khôn ngoan. Vì thế, không bao giờ thoái trào hay hết thời. Quan trọng là cuối đời sống thư thái thôi. Nên cuộc đời quả thật cũng ăn nhau về cuối. Nhưng thật ra, thành công hay tiền bạc đều không quan trọng. Quan trọng chính là đầu óc mơ mộng và tâm hồn bay bổng mà thôi. Và cả về tâm hồn thì quả thật là cuộc đời ăn nhau về cuối thật. Vì lúc sắp chết, người ta thật sự mới sống. Hay thật!

Ngạn ngữ nhân loại mới: Người chưa từng chết sẽ không thật sự sống.
Mark