Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, January 28, 2016

Vấn đề du học sinh Việt Nam bị bắt và trục xuất

Ngay đầu năm 2016 này đã có một số tin tức nổi bật đã được dịch và đăng tại Yurica Blog:
Vậy thì các bạn Việt Nam đã, đang và sẽ du học Nhật Bản cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức pháp luật như thế nào?

Hôm nay Mark @ Saromalang sẽ tư vấn cho các bạn một chút về pháp luật du học và tị nạn tại Nhật Bản.

Một số keyword

Về nguyên tắc, khi bạn muốn ở Nhật thì phải có "tư cách lưu trú" thích hợp. "Tư cách lưu trú" là Certificate of Eligibility hay gọi tắt là COE, tiếng Nhật: 在留資格 zairyuu shikaku [tại lưu tư cách]. Khi bạn đi du học Nhật Bản, tư cách lưu trú của bạn là 留学 ryuugaku [lưu học], vì thế thường gọi là 留学ビザ tức là "visa du học".

Khi bạn đi làm tại Nhật thì thường gọi là 就労ビザ shuurou biza [tựu lao visa] nhưng đây chỉ cách gọi nôm na, gọi đúng phải là 技術・人文知識・国際業務 [Kỹ thuật - Kiến thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế]. Và đây chỉ là một trong các dạng visa mà thôi. Vì còn visa Nghệ thuật, Nghiên cứu, Kỹ năng, v.v... nữa.

Ví dụ nếu bạn học và làm về IT thì visa của bạn là 技術 GIJUTSU [kỹ thuật]. Bạn làm thông dịch thì visa là 国際業務 KOKUSAI GYOUMU [quốc tế nghiệp vụ].

VISA DU HỌC VÀ SỐ GIỜ ĐƯỢC PHÉP LÀM THÊM

Đúng ra, bạn không được phép đi làm thêm khi đang đi du học tại Nhật. Vì tư cách lưu trú của bạn là "du học" và đây mới là hoạt động đúng của bạn. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho du học sinh tư phí, chính phủ Nhật cho phép du học sinh đi làm thêm tối đa 28 giờ/tuần (và 40 giờ/tuần nếu có chứng nhận trong kỳ nghỉ của trường) với điều kiện:
  • Bạn phải xin "Giấy phép hoạt động ngoài tư cách" tức là hoạt động làm thêm ngoài tư cách chính là du học
Tiếng Nhật gọi là 資格外活動許可書 shikakugai katsudo kyokasho [tư cách ngoại hoạt động hứa khả thư]. Bạn phải xin tại Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản ở nơi bạn sinh sống, tức là cục Nyukan gần chỗ bạn. Tuy nhiên, để thuận tiện thì cục Nyukan cho phép du học sinh xin ngay tại sân bay trong lần đầu tới Nhật, chỉ cần nộp giấy đăng ký hoạt động ngoài tư cách hay nôm na gọi là "giấy phép xin được làm thêm" khi làm thủ tục nhập cảnh Nhật Bản tại sân bay là đươc.
>> Xem mẫu giấy xin làm thêm

Như vậy, kể cả khi có giấy phép làm thêm mà bạn đi làm quá 28 giờ/tuần là bạn đang vi phạm pháp luật. Dù bạn có làm 2 hay 3 công việc và không công việc nào quá số giờ vì số giờ là tính tổng mọi công việc làm thêm mà bạn làm. Nếu không quá số giờ cho mỗi công việc thì quy định là vô nghĩa, đúng không nhỉ?

NHƯNG ĐA SỐ DU HỌC SINH LÀM THÊM QUÁ GIỜ?


Thực tế, có nhiều du học sinh làm thêm quá giờ và chính phủ Nhật (có lẽ) biết điều này. Du học sinh Việt Nam có lẽ 90% là làm quá giờ (chỉ là số liệu không chính thức và tôi không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin). Mức độ nghiêm trọng khác nhau và nếu bạn trốn thuế thì đó là vấn đề nghiêm trọng.

Tôi khuyên bạn không nên làm quá giờ để cho an toàn. Hãy làm đúng pháp luật (28 giờ/tuần) và chi tiêu sao cho hợp lý. Nếu được, hãy cố gắng thi vào đại học quốc lập Nhật Bản vì học phí đại học quốc lập là rẻ nhất.

Nhiều du học sinh làm nhiều nơi, không nơi nào quá 28 tiếng nhưng tổng lại có khi lên tới 40 - 50 tiếng/tuần (tức là xấp xỉ 8 tiếng/ngày, bằng người đi làm). Làm 2, 3 công việc, trả tiền vào 2, 3 tài khoản (tại các ngân hàng khác nhau), tới lúc hết hạn visa và xin gia hạn visa (trong vòng 90 ngày trước ngày hết hạn) thì chỉ lấy một tài khoản đi xin visa để giả như mình không làm quá giờ ^^ Tuy nhiên, bạn vẫn làm quá giờ và đang phạm luật chứ không phải là hợp lệ.

Bằng một số cách, các bạn vẫn gia hạn được visa và khi học lên cao (đại học, cao đẳng, trường nghề semmon gakkou, ...) thì việc gia hạn visa có vẻ dễ hơn khi bạn đang học Nhật ngữ.

AI SẼ BỊ BẮT?

Các bạn đọc kỹ 2 bài viết trên thì sẽ tìm ra lý do thôi. Ngoài ra còn có bài 24 du học sinh tại Fukuoka bị trục xuất trên Yurica Blog.

Theo tôi quan sát thì người bị bắt là người Nhật (giám đốc công ty hay trường học) cho phép học sinh làm quá giờ. Có thể bị đối thủ cạnh tranh tố cáo và cảnh sát điều tra. Khi bắt những người này, cảnh sát sẽ xử lý cả những du học sinh liên quan để răn đe (nếu không du học sinh chẳng còn sợ và thả sức đi làm quá giờ mà quên mục đích du học).

Điều đó không có nghĩa là bạn làm thêm quá giờ là an toàn vì bạn đang phạm luật. Tôi nhắc lại lần nữa: HÃY TUÂN THỦ MỌI LUẬT PHÁP CỦA NHẬT BẢN.

Hi vọng các bạn sẽ sống an toàn vui vẻ và đạt được mục đích du học của mình!

(C) Saromalang

Đọc thêm:
Yurica Blog - Làm thêm quá giờ coi chừng không gia hạn được visa
Vì sao tư cách lưu trú (COE) chỉ có 1 năm 3 tháng?
Các dạng visa ở Nhật và chiến lược định cư Nhật Bản
Nộp xin giấy phép làm thêm tại sân bay
Thiết lập mục tiêu du học
Giấy tờ nộp tại sân bay Nhật Bản
Con dấu cá nhân khi sống ở Nhật

No comments:

Post a Comment