Quả thật là "cờ bạc ăn nhau về cuối" thật. Dù bạn đánh bài nào, như poker, hay bài tiến lên miền nam, hay phỏm vv thì người ra về thắng lợi là người thắng ở giai đoạn cuối, không phải người thắng lớn ban đầu. Vì sao lại thế? Chẳng phải là hiển nhiên hay sao?
Poker, một trọng những loại bài hay nhất mọi thời đại
Lý do lớn nhất là về cuối mọi người đều đã kiệt sức và mất tỉnh táo
Đánh bài còn mệt hơn là làm CEO, và còn vui hơn cả set. Điều này thì khỏi cần bàn. Đánh bài tốn rất nhiều năng lượng và rất tốn não. Và thường là kéo dài vì không ai chịu rời chiếu bạc trước khi ... cháy túi. Nên về giai đoạn cuối, tức là đã quá nửa đêm, hay gần sáng, ai cũng mệt phờ phạc và mất tỉnh táo.Người nào còn tỉnh táo và bung sức vào giai đoạn này rất dễ thắng. Tức là giai đoạn đầu đánh chơi chơi thôi, không suy nghĩ gì mấy. Khi mọi người mệt mới bung sức ra, thì sẽ thắng. Vì thế, cờ bạc cũng phải có chiến lược khôn ngoan mới thắng lợi chung cuộc được.
Vì sao người thắng lớn ban đầu lại cháy túi khi hạ màn?
Vì thường lúc mới chơi, mọi người chưa biết cách đánh của nhau, nên ai liều hơn thì thường thắng lớn. Thắng lớn là do dám chơi liều, chứ không phải là chơi giỏi. Nhưng càng đánh, càng bị "lộ bài" nên dễ bị bắt bài, hơn nữa, mọi người cũng đã hiểu rõ cách chơi của nhau nên họ thường sẽ phá lối chơi. Vì thế, người thắng ban đầu về sau thường thua.Một lý do nữa là, vì thắng quá lớn nên trở thành "kẻ thù" của mọi người. Ngay cả khi người đó đã lỗ vốn rồi thì mọi người vẫn bị cảm giác là người này vẫn đang lời, nên vẫn tập trung đánh người này.
Vì thế, bạn thắng lớn từ đầu, chưa chắc là đối sách hay, ngược lại, rất dễ bị đánh hội đồng và thua thảm về sau.
Đây cũng là lý do mà kẻ giấu kín thân phận sẽ thắng. Vì không ai nghĩ người đó đang thắng nên không bị tập trung phá lối đánh.
Giấu kín và thay đổi cách đánh
Nghệ thuật ở đây là che giấu. Tốt nhất là không nên để mọi người biết bạn chơi theo chiến thuật nào. Ban đầu bạn chơi kiểu "phổi bò", nhưng về cuối khi mọi người mệt thì bạn mới dùng chiến thuật riêng. Lúc này, mọi người muốn phát hiện hay phá lối chơi của bạn cũng khó, vì họ mệt rồi. Bạn phải là dạng "đa nhân cách" tức là thay thế được nhân cách bên trong bạn để thay đổi hoàn toàn lối chơi. Việc này tất nhiên là khó nhưng có thể luyện tập được. Quan trọng là có đáng để luyện tập hay không thôi.Lý tưởng nhất là ban đầu chơi không suy nghĩ gì mấy, càng về sau mức độ tư duy lại tăng lên, và tăng lên cao nhất vào giai đoạn sau cùng.
Cuộc đời ăn nhau về cuối
Cờ bạc chính là cuộc đời và thật ra cuộc đời cũng chỉ là một ván bài mà thôi. Cuộc đời cũng ăn nhau về cuối. Những người "thành công sớm" thì không nhất định sẽ thành công về sau này. Tất nhiên, nếu từ thời trẻ mà không thành công gì thì cũng không hi vọng gì mấy về cuối đời.Nhưng những người thành công sớm, thường lại hụt hơi về sau và khi đạt đỉnh cao sẽ thoái trào. Khi họ đạt tới giới hạn, họ không đi lên nữa, nếu không đi ngang được thì sẽ xuống dốc. Người ta gọi đó là "hết thời". Quả là rất nhiều người hết thời, không bao giờ trở lại thời kỳ đỉnh cao được nữa.
Ngược lại, những người thời trẻ không quá máu me, thường sẽ lại tiến xa và không bị hết thời hay mất động lực.
Giống như một người chạy marathon (đường dài) và chạy nước rút vậy. Cuộc đời là chạy marathon, không phải chạy nước rút.
Những người cố gắng mua nhà bằng mọi giá vào thời trẻ thường là người chạy nước rút, sẽ sớm hụt hơi về sau. Mà cụ thể nhất, là họ sẽ chán công việc tới mức không chịu nổi nữa. Lúc đó, họ bị rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Vì sau nhiều năm làm công việc không hề có đam mê, họ đã mất hết động lực và cũng không còn bắt đầu lại được nữa. Mà làm tiếp thì cũng không thể phát triển hơn. Nên thời trẻ thì thu nhập cao, nhưng càng về sau càng đuối và thấy mình không thể tiếp tục con đường đã chọn.
Nếu không thì còn ai đau khổ trong cuộc đời này.
Bạn cũng có thể đọc bài Giàu sớm vs. Giàu muộn để hiểu thêm một ít về triết lý.
Nhân tiện, lý tưởng của tôi không phải là thành công và giàu có. Lý tưởng thật ra là: Làm gì có thành công nhất, chỉ có thành công hơn mà thôi.
Tức là, không bao giờ mất đi động lực và ngày càng có năng lực cao hơn dựa trên sự khôn ngoan. Vì thế, không bao giờ thoái trào hay hết thời. Quan trọng là cuối đời sống thư thái thôi. Nên cuộc đời quả thật cũng ăn nhau về cuối. Nhưng thật ra, thành công hay tiền bạc đều không quan trọng. Quan trọng chính là đầu óc mơ mộng và tâm hồn bay bổng mà thôi. Và cả về tâm hồn thì quả thật là cuộc đời ăn nhau về cuối thật. Vì lúc sắp chết, người ta thật sự mới sống. Hay thật!
Ngạn ngữ nhân loại mới: Người chưa từng chết sẽ không thật sự sống.
Mark
No comments:
Post a Comment