Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, July 8, 2018

Hướng dẫn trả lời phỏng vấn về tiền và thu nhập bảo lãnh du học

Liên quan:
>>Hướng dẫn làm sổ ngân hàng để chứng minh tài chính
>>Hướng dẫn trả lời phỏng vấn du học Nhật Bản cho người bảo lãnh du học 2019

Thông thường, để bảo lãnh du học phải có hai điều kiện:
(1) Người bảo lãnh có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng trở lên
(2) Người bảo lãnh có thu nhập năm gần nhất là 30 triệu đồng một tháng trở lên (sau thuế)

Mục đích là sẽ dùng tiền trong sổ tiết kiệm để đóng học phí cho học sinh. Còn thu nhập là để chu cấp sinh hoạt phí cho du học sinh khoảng 600 ~ 900 USD/tháng (thường là 700 ~ 800 USD).

Ví dụ ghi nội dung bảo lãnh thực tế (ghi rõ lý do quá trình bảo lãnh và phương pháp chu cấp học phí và chu cấp sinh hoạt phí):


Trong tờ "Cam kết chu cấp" (tiếng Nhật thường là 経費支弁書 Keihi shibensho,, tiếng Anh thường là Letter of Financial Support) thì thường viết rõ là sẽ chu cấp học phí 1 năm ví dụ 800,000 JPY và chu cấp sinh hoạt phí hàng tháng ví dụ 80,000 JPY (khoảng 800 USD). Tuy vậy, một số bekka (khoa dự bị cho du học sinh) lại chỉ là tờ cam kết chu cấp mà không ghi rõ là chu cấp bao nhiêu, nhưng các bạn phải nhớ nội dung này.

Trong giấy này thường phải viết rõ phương pháp chi trả, xin hãy xem hướng dẫn tại Hướng dẫn viết giấy cam kết chu cấp (người bảo lãnh viết). Ví dụ:
Tiền học phí tôi sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng mà trường chỉ định. Sinh hoạt phí thì tôi sẽ gửi cho con tôi 3 tháng một lần vào tài khoản ngân hàng của cháu tại Nhật.

Như vậy, để chu cấp sinh hoạt phí cho người du học ví dụ 800 USD/tháng, thì thu nhập của người bảo lãnh tối thiểu phải là:

Thu nhập một tháng = Số tiền chu cấp 1 tháng + Tiền sinh hoạt phí của bản thân 1 tháng

Ví dụ, chu cấp 800 USD = 18 triệu, sinh hoạt phí 1 tháng (trường hợp độc thân chưa có gia đình hoặc gia đình có thu nhập riêng) 12 triệu thì thu nhập phải là 30 triệu 1 tháng trở lên.

Tóm lại:
(1) Sổ tiết kiệm để lấy ra trả học phí cho trường (khi có kết quả đậu) ví dụ 800,000 JPY/năm đầu (cả tiền nhập học, phí xét tuyển vv)
(2) Chu cấp hàng tháng ví dụ 80,000 JPY/tháng

Gia hạn visa khi đang du học ở Nhật

Khi đậu tư cách lưu trú, thường bạn sẽ được cấp thời gian trú (visa lưu trú kể từ khi nhập cảnh Nhật Bản) là 1 năm 3 tháng. (Trừ một số trường là 2 năm 3 tháng)

Lý do 1 năm 3 tháng là trong 3 tháng cuối, trước khi hết hạn visa bạn phải đi gia hạn visa tại Cục xuất nhập cảnh (gọi tắt là Nyukan) địa phương tại Nhật Bản (ví dụ ở khu vực Tokyo là Nyukan ở Shinagawa).

Để gia hạn visa bạn sẽ phải cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ, thường là:
  1. Đơn xin gia hạn visa (form của bộ tư pháp Nhật Bản, tải từ trang chủ)
  2. Chứng nhận đang đi học ở trường
  3. Thành tích học tập kỳ trước hay năm gần nhất (để Cục kiểm tra tỷ lệ đi học)
  4. Chứng nhận đủ tài chính để tiếp tục theo học ở Nhật vv

Thành tích học tập mà dưới 80% thì rất nguy hiểm ,tốt nhất là trên 90%, còn an toàn là 95% trở lên.

Về tài chính, bạn phải chứng nhận đủ tài chính để theo học, thường là nộp bản sao sổ ngân hàng (có thể ra ATM để tự động ghi tiền ra vào tài khoản vào sổ), trong đó ví dụ có tiền gia đình gửi từ VN sang, tiền thu nhập từ làm thêm vv (riêng làm thêm thì có quy định hạn chế số giờ nên cần chú ý không được nộp sổ làm quá số giờ này).

Tóm lại là bằng cách nào đó có một số tiền gửi từ gia đình sang, cộng thêm tiền đi làm thêm, để đủ đóng học phí là sẽ được. Bạn cũng có thể không có tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng mà nhờ bạn bè cầm một cục tiền mặt từ VN sang, trường hợp này có thể Cục Nyukan yêu cầu nộp bổ sung bản sao hộ chiếu và visa của người bạn đó. Trường hợp không có mà có một cục tiền để bạn tự tới ngân hàng nộp và có ghi trong lịch sử vào ra tiền trong sổ ngân hàng thì có thể cũng được.

Bạn phải giải thích được hợp lý với Cục là bạn đủ tài chính để tiếp tục theo học tại Nhật (mà không được đi làm quá số giờ làm thêm cho phép) nhé.

Về cách thức cụ thể thì iSea sẽ tư vấn cho các bạn đăng ký.

No comments:

Post a Comment