Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, July 22, 2018

Hensachi (độ khó đại học Nhật Bản) và xếp hạng đại học ở Nhật

Vì sao tin vào Gia Cát Lượng của Thục sẽ dễ thành công khi đi thi đại học ở Nhật?

Đi thi đại học tại Nhật thì nhất định phải biết hensachi (偏差値 = standard score), nói nôm na thì là "điểm đậu vào ngành X đại học Y" ở Nhật.

Ở VN thi 3 môn, ví dụ ngành IT đại học X tuyển 27 điểm, thì 27 điểm là điểm đậu. Ở đây là bạn thi 3 môn, tối đa 30 điểm. Năm ngoái 27 điểm là đậu, nhưng năm nay, 28 điểm lại rớt. Vì thế, mọi người thường căn cứ điểm năm ngoái làm tiêu chí đi thi và nộp hồ sơ, nhưng bị té (rớt hoài).

Vì năm ngoái điểm đậu (điểm chuẩn) thấp nên năm nay ai cũng nghĩ sẽ dễ vào nên nộp hồ sơ hàng loạt, thế là điểm chuẩn lên cao, làm nhiều người trượt oan. Ngược lại, ngành khó thì không ai dám nộp, nên điểm đậu lại thấp, nếu nộp có khi đã đậu rồi.

Để tránh điều này ở Nhật người ta dùng "hensachi" (xem cách tính tại Wikipedia). Vậy, hensachi (standard score) là gì?


Giả sử có rất nhiều học sinh thi vào khoa IT đại học công nghiệp Tokyo (Tokodai) và bạn cũng muốn thi vào đại học này. Vậy phải làm thế nào?

Tóm lại, làm sao để đậu? Làm sao chắc là bạn sẽ đậu?

Nếu bạn thông minh xuất chúng, thi đâu đậu đấy thì không nói làm gì. Bạn ngồi nhà ôn bài một tí, chơi điện tử là chính. Tới hôm thi là đi thi và tới hôm có kết quả thì coi kết quả đậu, rồi vác xác làm thủ tục nhập học. Nhập học xong bạn lại thuê nhà gần trường cho tiện đi lại, rồi lại cắm mặt ở nhà chơi game cho tới ngày tốt nghiệp. Bạn tự kỷ trong 4 năm đại học và bước vào đời thì lại bị trầm cảm. Trường hợp này không tính, vì mấy ai thông minh xuất chúng thi đâu thắng đấy? Còn tùy thuộc chu kỳ mặt trời nữa.

Còn thông thường thì bạn sẽ tới trường luyện thi, ở Nhật gọi là JUKU (塾 thục). Bạn tới "thục" (trường luyện thi, lớp học thêm), ở đó có các Gia Cát Lượng chỉ dạy bí quyết thi cử và luyện giải đề cho bạn. Bạn chỉ đóng tiền đều cho hiệu trưởng Lưu Bị là được (cứ bỏ tiền vào bị mỗi tháng là được).

Tới "thục" thì có gì hay?

Chúng ta quay lại với mục đích ban đầu là muốn thi vào khoa thông tin của Tokodai. Nếu là du học sinh bạn sẽ phải thi kỳ thi EJU (tức là kỳ thi lưu học Nhật Bản) và nộp kết quả thi, nếu là người Nhật thì bạn phải thi kỳ thi Center (là kỳ thi chung để sơ tuyển đại học). Thông thường, khi bạn tới Thục thì Gia Cát Lượng sẽ cho bạn biết là năm trước bao nhiêu điểm là đậu Tokodai.

Bạn phải phấn đấu được từng đấy điểm. Không phải là Tokodai chỉ xét điểm Center mà họ lấy điểm Center để sơ loại, sau đó vào trường thi kỳ thi của trường (học sinh Nhật là thế, còn du học sinh thì tương tự nhưng dùng điểm EJU và kỳ thi riêng của trường cho du học sinh).

Như vậy điểm Center (hay EJU đối với du học sinh) có vẻ không quá quan trọng nhỉ?

Không phải. Vì nếu điểm Center không cao (trừ khi bạn cố tình không làm hết sức) thì điểm vòng sau cũng sẽ không cao, vì đó là học lực của bạn. Nên điểm Center gần như quyết định rồi, và phải đủ cao mới có hi vọng.

Nhưng điểm Center mỗi kỳ mỗi khác, bạn nào đi thi chắc cũng biết. Vì mức độ khó dễ của đề khác nhau. Do đó, bản thân điểm số không quan trọng mà quan trọng là THỨ HẠNG CỦA BẠN trong số những người đi thi. Ví dụ bạn nằm trong TOP 10%, 20% hay 30% vv.

Ví dụ, ngành IT của đại học Tokodai cứ 100 người thi thì có khoảng 6~7 người đậu. Vậy thì bạn phải ở trong TOP 6~7% thì mới đậu đúng không?

Thông thường thì dữ liệu các trường sẽ cho biết là năm ngoái bao nhiêu người thi, bao nhiêu người đậu, nhưng không hề cho số liệu là điểm nào thì đậu, trong TOP bao nhiêu thì đậu.

Nhưng ngành IT của đại học Tokodai được cho là có hensachi 65, tức là TOP 6.7%. Nếu bạn nằm trong TOP này thì có khả năng sẽ đậu vào trường. Nghĩa là đơn giản điểm bạn phải cao hơn 93.3% tổng số học sinh! (Đây là trường hợp học sinh Nhật thôi còn du học sinh thi EJU và kỳ thi đầu vào riêng cho du học sinh)

Làm sao biết hensachi ngành IT của Tokodai là 65?

Hoàn toàn là do Gia Cát Lượng ở Thục tính ra từ dữ liệu học sinh của họ. Cách Gia Cát Lượng tính như thế nào?

Trước hết, đại học chắc chắn không công bố chi tiết tuyển sinh, cũng không tính hensachi, nên không hề có con số chính thức.

Học sinh của Thục đi thi cũng không biết điểm vì không nhớ đề hay đã chọn câu nào, nên không thể từ kết quả đi thi Tokodai mà tính ra. Hơn nữa, dù học sinh có nhớ đề và câu đã làm, việc tính ra là vô nghĩa. Vì sao? Vì quá ít học sinh đi thi cùng một trường (là Tokodai).

Vậy thì tính hensachi thế nào?

Đơn giản là, cho tất cả học sinh ngành "công" (tức khối A hay khối kỹ thuật ở VN) làm đề thi thử đại học (mô phỏng kỳ thi Center), từ đó tính ra điểm % của mỗi học sinh. Ví bạn X có điểm nằm ở vị trí 94% (hơn 94% các bạn khác).

Sau đó, các bạn này đi thi thật đại học. Ví dụ bạn X đậu Tokodai, từ đó biết được là nếu hơn 94% học sinh khác thì có khả năng đậu. Trong tất cả các bạn đậu ngành IT của Tokodai, tìm người thấp điểm nhất khi thi thử mà vẫn đậu, giả sử là 93.3%. Như vậy, chúng ta (hay đúng hơn là Gia Cát Lượng) suy đoán là nếu điểm từ 93.3% trở lên thì sẽ đậu, mà điểm này tương ứng với hensachi 65.

Hensachi 70 = TOP 2.3%
Hensachi 65 = TOP 6.7%
Hensachi 60 = TOP 16%
Hensachi 55 = TOP 31%
Hensachi 50 = TOP 50% (vì 50 là điểm trung bình được chuẩn hóa)

Đây là bảng chuyển đổi giữa HENSACHI - TOP BAO NHIÊU % - TỈ LỆ CHỌI:


Như vậy, hensachi là do Gia Cát Lượng ước tính ra từ kết quả thi thử tổ chức ở Thục, vì thế, mỗi "thục" sẽ tính ra hensachi khác nhau (tùy chất lượng học sinh đầu vào và chất lượng đề thi thử có giống thi thật hay không) và để tham khảo là chính.

Thật ra người ta tới Thục luyện thi chưa chắc đã để luyện thi mà là để biết được họ đứng ở vị trí nào so với các học sinh khác, để chọn trường cho đúng.

Ví dụ, bạn ở trong TỐP 10% mà lại cố sống cố chết đăng ký trường có hensachi 65 thì trượt, chứ không phải bạn kém. Bạn giỏi nhưng không đủ giỏi mà thôi. Do đó, biết lượng sức mình là bí quyết trăm trận trăm thắng.

Các bạn du học sinh! Trường nào không quan trọng, quan trọng là biết lượng sức mình và có chiến lược thi hợp lý mà thôi.

Bạn là du học sinh, cái mà bạn cần là ngôn ngữ, kiến thức, trải nghiệm, không phải là lý lịch để lập thân ở Nhật. Bạn chỉ cần toàn cầu hóa (kỹ năng, ngôn ngữ, văn hóa) là được. Bản thân việc du học và học đại học bằng ngoại ngữ đã hơn đứt học sinh Nhật rồi.

Ví dụ về cách tra hensachi

Ví dụ tôi muốn học IT ở trường nào dễ dễ, tôi thấy đại học Senshu có ngành IT. Vì thế, tôi sẽ tra trên Google 専修大学 IT学科 偏差値。

Kết quả là 47.5%, tất nhiên là đối với học sinh Nhật nhưng bạn cũng có thể tham khảo. Như vậy, nếu bạn thi điểm trên trung bình của tất cả mọi học sinh, nhiều khả năng bạn sẽ đậu.

Nhân tiện, tôi có tra về 偏差値47.5 và lại thấy trên mạng có khá nhiều ranking (xếp hạng) các trường đại học. Tất nhiên chỉ là tham khảo vì có vô số các "bảng xếp hạng" khác nhau. Nhưng nếu bạn muốn ước lượng đại học nào dễ, đại học nào khó (thường là xếp theo hensachi) thì dùng các bảng này cũng tiện.

Các trường thường được xếp hạng từ A tới F, trong đó F là đại học mà nộp đơn là vào (cực dễ). Đại học quốc lập - công lập và đại học tư lập phương thức khác hẳn nhau nên thường không được xếp chung.

Đây là một ví dụ về xếp hạng đại học tư lập:

◼︎早慶上智:(早稲田大学、慶應義塾大学、上智大学)
■MARCH:(明治大学、青山学院大学、立教大学、中央大学、法政大学
■関関同立:(関西学院大学、関西大学、同志社大学、立命館大学)
■成成明学獨國武(成蹊大学、成城大学、明治学院大学、獨協大学、國學院大学、武蔵大学)
■日東駒専:(日本大学、東洋大学、駒澤大学、専修大学)
■文東立松:(文教大学、東京経済大学、立正大学、二松学舎大学)
■大東亜帝国:(大東文化、東海大学、亜細亜大学、帝京大学、国士舘大学)
■Fラン大学:(白鴎大・城西大・帝京平成大・淑徳大・文京学院大・和光大・神奈川工科大学・山梨学院大・常葉大・名古屋学院大・大同大・大谷大・京都文教大・大阪産業大・四天王寺大・大阪商業大・大阪電気通信大・阪南大・岡山理科大・広島国際大・広島工業大・九州産業大・福岡工業大・熊本学園大・沖縄国際大・北海道科学大・北海商科大・盛岡大・東北工業大・上武大・明海大・埼玉工業大・尚美学園大・駿河台大・西武文理大・聖学院大・日本工業大・千葉商科大・千葉経済大・中央学院大・嘉悦大・多摩大・高千穂大,東京情報大・帝京科学大・日本文化大・目白大・湘南工科大・桐蔭横浜大・横浜商科大・福井工業大・静岡産業大・同朋大・名古屋商科大学・花園大・大阪経済法科大・関西国際大・帝塚山大・流通科学大・広島経済大・広島文化学園大・徳島文理大・久留米工業大・崇城大・沖縄大・札幌大・札幌学院大・高崎商科大・秀明大・常盤大・城西国際大・浦和大・ものつくり大・共栄大・江戸川大・敬愛大・千葉科学大・清和大・東京成徳大・東洋学園大・長野大・中部学院大・愛知産業大・岐阜経済大・京都学園大・大阪学院大・大阪国際大・大阪成蹊大・芦屋大・帝塚山学院大・吉備国際大・岡山学院大・福山大・四国学院大・九州共立大・九州国際大・福岡国際大・日本文理大・別府大・札幌国際大・道都大・青森大・富士大・ノースアジア大・作新学院大・関東学園大・愛国学園大・武蔵野学院大・東京富士大・松蔭大・新潟産業大・愛知文教大・東海学院大・名古屋経済大・名古屋産業大・甲子園大・姫路獨協大・奈良学園大・岡山商科大・広島国際学院大・高松大・日本経済大 )

Đây là bảng xếp hạng của Thục "Toshin":
(Tại http://www.toshin.com/curriculum/images/kouza_en.pdf)

Các trường quốc lập - công lập
レベル11
東京大(理Ⅲ)、京都大(医)

レベル10
東京大、京都大、国公立大医学部

レベル9
一橋大、東京工業大

レベル8
北海道大、東北大、名古屋大、大阪大、神戸大、九州大

レベル7
筑波大、東京外国語大、お茶の水女子大

レベル6
千葉大、首都大学東京、横浜国立大、電気通信大、東京農工大、新潟大、金沢大、広島大、岡山大、熊本大、長崎大、名古屋工業大、
名古屋市立大、京都工繊大、奈良女子大、大阪市立大、大阪府立大、神戸市外国語大 など

レベル5
小樽商科大、弘前大、群馬大、埼玉大、東京学芸大、信州大、静岡大、三重大、
滋賀大、兵庫県立大、和歌山大、香川大、山口大、鹿児島大 など

レベル4
その他国公立大

Các trường đại học tư lập
レベル10
慶応義塾(医)

レベル8
早稲田大(政経・法・文・各理工など)、 慶應義塾大(経済・法・理工など)、私大医学部

レベル7
早稲田大(人間科学・社会科学・国際教養など)、 慶應義塾大(SFCなど)、上智大

レベル6
東京理科大、中央大(法)、関西学院大、 同志社大、

レベル5
明治大、青山学院大、立教大、法政大、中央大、立命館大、
関西大、学習院大、津田塾大、南山大、私大薬学部 など

レベル4
日本大、東洋大、駒沢大、専修大、京都産業大、 近畿大、甲南大、龍谷大、成蹊大、成城大、明治学院大、
國学院大、武蔵大、東京農業大、東京電機大、芝浦工業大、神奈川大、愛知大、名城大、福岡大、
西南学院大、東京女子大、日本女子大、学習院女子大、同志社女子大、京都女子大 など

レベル3
亜細亜大、東海大、拓殖大、国士舘大、大東文化大、桃山学院大、神戸学院大 など

Hi vọng các bạn sẽ có định hướng để đi thi. Hãy tích cực hỏi thầy cô phụ trách "tiến học" của trường bạn đang học ngay từ khi nhập học nhé.
Mark

No comments:

Post a Comment