Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, July 18, 2018

Bữa ăn gia đình "cơm nóng canh ngọt"

Con người sau một ngày làm việc mệt nhọc, về tới nhà là quây quần cả gia đình bên mâm cơm, ăn một bữa "cơm nóng canh ngọt" dường như là một nét văn hóa truyền thống. Văn hóa này sẽ giúp bạn lạc hậu và nên bỏ đi là vừa.

Người VN sống thật là phong lưu và xa xỉ. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa và toàn cầu hóa này mà vẫn duy trì được bữa cơm gia đình, cơm nóng canh ngọt.

Ở các nước tiên tiến, điều này là ... xa xỉ. Chứng tỏ người VN hạnh phúc nhất trái đất cũng có thể là sự thật.

Ở nước ngoài, nhất là châu Âu, siêu thị đóng cửa sớm, không mở cuối tuần. Mọi người ăn đồ hộp là chính. Nhật Bản thì siêu thị mở cả năm, do dân Nhật rất chăm chỉ và cần lao, nhưng cũng ít người có thời gian nấu ăn hàng ngày.

Vậy mọi người làm thế nào?
- Ăn hàng quán rồi và tùy hôm làm ly bia rồi về nhà
- Mua đồ ăn chế biến sẵn, về nhà đặt cơm rồi ăn
- Mua cơm hộp về nhà ăn
- Đồ hộp

Nói chung, ăn uống khá giản tiện, thường là "bữa ăn dã chiến". Không ai có "cơm nóng canh ngọt" hay ngồi quây quần để ăn cả. Việc ăn uống thì cứ tự túc và tiến hành một mình thôi.

Ăn để sống hay sống để ăn? Đáp án đúng là: Ăn để sống.

Khồng! Nhất định không phải sống để ăn. Ai mà có thể XA XỈ như thế cơ chứ!

Ai chả mong "cơm nóng canh ngọt"!

Bữa ăn dã chiến và cuộc sống chiến tranh

Từ 2017, tôi đã chuẩn bị sẵn cho chiến tranh nên đã và đang thực hiện lối sống dã chiến.

Để tiết kiệm thời gian, nhằm theo kịp chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa và chuẩn bị sẵn cho chiến tranh, tôi hạn chế dùng lửa để nấu ăn (mặc dù tôi tự nấu ăn rất tốt).

Vì sao lại làm vậy?

Vì nếu bạn dùng lửa, bạn sẽ tốn nhiều công:
- Chuẩn bị đồ ăn
- Nấu ăn
- Dọn dẹp rửa chén

Mỗi ngày bạn sẽ mất hết thời gian vào việc ăn uống nên không còn thời gian học tập hay theo đuổi ước mơ nữa.

Vì thế, tôi thường chỉ nấu cơm bằng nồi cơm điện, còn lại đều mua đồ ăn sẵn về nhà. Ngoài ra, tôi cũng tận dụng tối đa các loại đồ hộp (gồm cả trái cây). Nhà lúc nào cũng có sẵn đồ hộp.

Còn khi nào đổi gió, "chán cơm thèm phở" thì tôi đi ăn ngoài, nhất là buổi tối. Mà dạo này, tôi cũng tránh đi nhà hàng sang trọng, vì một nửa tiền là trả cho mặt bằng, bất động sản. Tôi chỉ đi quán bình dân ngon, bổ, rẻ, thường là đi nhiều quán trong một "course" ^^

Một thứ quan trọng nữa là SNACK và đồ ăn vặt. Vì bữa ăn chính không thể đủ dinh dưỡng nên luôn phải có nhiều loại snack và đồ ăn vặt như trái cây nữa.

Còn nấu ăn thì cơ bản chỉ luộc rau để sẵn trong tủ lạnh ăn dần, hoặc luộc sẵn trứng để ăn dần.

Tôi không dùng lửa ở nhà và không dùng dầu mỡ chiên xào.

Như vậy, tôi có thêm nhiều thời gian làm việc khác hiệu quả kinh tế cao hơn là nấu ăn.

Sống thế thì có gì hay? Chẳng phải cơm nóng canh ngọt bên gia đình vẫn tốt hơn sao?

Không, tôi chỉ thích lối sống tự lập và tự kỷ thôi. Tôi không thích lối sống gia đình quây quần hay "chủ nghĩa bầy đàn". Không hợp với thể chất của tôi.

Bữa ăn gia đình "cơm nóng canh ngọt" và nguy cơ tụt hậu

Bữa ăn gia đình gây hậu quả:
- Tốn quá nhiều thời gian nấu ăn, chờ cơm
- Gây gánh nặng cho người nội trợ, làm họ mất cơ hội sự nghiệp
- Gây hiện tượng "chán cơm thèm phở"
- Mọi người sống phụ thuộc, khả năng tự lập thấp
- Có nguy cơ thiếu chất

Từ đó, rất dễ lạc hậu trong chủ nghĩa tư bản và thời đại toàn cầu hóa. Vì không có thời gian học tập, tư duy để cạnh tranh với nhân lực toàn cầu. Hơn nữa, chỉ ăn cơm nhà thường sẽ sống kiểu "chủ nghĩa gia đình", thiếu snack và đồ ăn vặt (vì nếu một người mua thì họ cũng chưa chắc đã kịp ăn) nên thường bị lệch về dinh dưỡng, dẫn tới thiếu chất.

Trong thời đại này, ai cũng phải làm việc kiếm sống và đầu tư cho sự nghiệp. Có sự nghiệp thì mới có thể an nhàn mà hạnh phúc lâu dài được.

Còn cơm nóng canh ngọt thì làm thế nào? Bạn ra nhà hàng cũng được mà. Tôi triệt để đi nhà hàng, chứ không bao giờ bắt ai nấu ăn cho mình, vì có nấu, tôi cũng ... không ăn. Tôi chỉ thích ăn uống đơn giản, có phần đạm bạc và ăn vặt vào ban ngày. Còn ban đêm thì nhịn đói là chính, vì như thế sẽ không bị tích mỡ hay tăng cân.

Tôi dự định sẽ vẫn tiếp tục lối sống như thế này trong 10 năm nữa.
Mark

No comments:

Post a Comment