Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, July 21, 2018

Tiểu nghĩa

Người tiểu nghĩa chưa chắc đã là người xấu, nếu không muốn nói là người tốt. Họ có công ăn việc làm ổn định, chăm lo cho gia đình, không làm hại ai. Nhiều người còn thành công hơn người nhờ có năng lực vượt trội. Nhưng họ vẫn thấy thiếu thứ gì đó. Đó chính là một xã hội tốt.

Một xã hội toàn những người tiểu nghĩa không phải là một xã hội tốt, mà thường là xã hội tư lợi. Ai cũng chỉ chăm lo lợi ích của bản thân, gia đình, chứ không đấu tranh vì một xã hội tốt với đầy đủ nhân quyền và tự do. Đây gọi là xã hội tiểu nghĩa.

Hệ thống xã hội đơn giản là không tốt. Có những người đứng trên, đứng ngoài cả pháp luật. Xét xử thì không công bằng, không dùng tiền lệ, án lệ mà tùy theo đối tượng.

Một xã hội không tốt thì không ai được an toàn và thật sự hạnh phúc, vui vẻ, dù là người có năng lực cao và thành công đi chăng nữa.

Dù có kinh doanh thành công thì vẫn có thể bị chèn ép và cướp trắng doanh nghiệp, thành quả, cái này thì nhiều người nếm trải.

Và khi cả xã hội ngập lụt thì ai cũng ngập lụt. Xã hội đầy trộm cướp thì ai cũng có thể bị cướp. Đơn giản là không an toàn và cũng không có cảm giác an toàn hay có cảm giác được bảo vệ. Vì nếu bạn bị cướp thì có thể đó là "lỗi của bạn không cẩn thận" chứ ai mà thèm quan tâm hoặc làm việc lấy lệ.

Ai cũng nghĩa là nếu mình giàu và cố thủ trong nhà thì sẽ an toàn, điều này là sai lầm. Tai họa thật sự có thể từ trên trời rơi xuống. Và con người là sinh vật xã hội, ai cũng phải ra ngoài giao tiếp nên xã hội mà tệ hại thì chất lượng cuộc sống của bạn cũng tệ hại, dù bạn có thành công và giàu có đi nữa.

Dù bạn thành công về kinh tế, nếu bạn không có người chống lưng, người ta có thể đánh bạn mà bạn không thể kêu ai. Nếu bạn làm chính trị gia đi chăng nữa mà bị thanh trừng bởi chính những tội mà người thanh trừng bạn cũng làm thì bạn cũng không thể lên tiếng. Dù thế là ngang trái và phi đạo lý.

Người nghèo thì khỏi cần nói. Sau một đêm nhà họ có thể là nhà của người khác rồi. Và tiền chảy vào túi một người khác nữa, trường hợp này nói thêm làm gì?

Con cái đi học thì rất dễ bị xâm hại, còn con cái người nghèo thì đã bị xâm hại và bạo hành nhưng có lẽ chỉ mong là không phải thế.

Vì sao người tiểu nghĩa khó hạnh phúc


Con người hi vọng khi giàu lên thì sẽ hạnh phúc. Đó chỉ dừng lại ở hi vọng. Dù có giàu lên mà sống trong xã hội tệ hại và bất công, thì cũng sẽ không hạnh phúc. Họ không hạnh phúc vì họ không hề đấu tranh vì ai cả, mà cụ thể là đấu tranh vì lợi ích của nhân dân. Nhưng nếu đấu tranh vì lợi ích của bản thân thì ai cũng rất hăng hái.

Người tiểu nghĩa khó hạnh phúc là về mặt luân lý. Họ là kẻ mang nợ xã hội. Tài sản của họ, dù kiếm được dưới hình thức nào, chính đáng hay không chính đáng, tiền mồ hôi nước mắt hay tiền đầu cơ có được, thì cũng đều không thật sự là sở hữu của họ mà là sở hữu của xã hội và đó là khoản nợ của họ với xã hội.

Vì không ai tự tạo ra tiền cho mình mà kiếm từ xã hội. Người sống trên đảo hoang thì tiền bạc là vô nghĩa, vì không có xã hội, dù có cả núi vàng cũng chẳng giá trị gì.

Vì thế, càng là người thành công, giàu có thì càng nợ xã hội nhiều. Người nghèo rớt mồng tơi thì không nợ xã hội. Càng thành công, giàu có, càng có nghĩa vụ đấu tranh vì xã hội tốt hơn. Vì không ai có thể yêu cầu người nghèo và đau khổ đấu tranh được: Họ còn chưa bao giờ sống cho họ hay thật sự hạnh phúc thì đấu tranh thế nào được.

Người càng thành công cũng thường thành đối tượng để tước đoạt, không chỉ thiệt hại vật chất mà còn gây ức chế tinh thần nữa.

Phức cảm tự ti dân tộc

Khi gặp người nước ngoài văn minh hơn hay đi ra các nước văn minh sẽ tự nhiên so sánh và bị phức cảm tự ti dân tộc vì sao dân tộc mình thua kém dân tộc khác.

Càng là người giàu thì phức cảm tự ti dân tộc càng lớn vì họ có cơ hội ra nước ngoài nhiều hơn. Với họ cũng bị phức cảm tự tôn của người thành công nữa.

Vì họ nghĩ họ tài giỏi hơn người, mà dân tộc họ kém quá. Nên họ bị phức cảm tại sao mình tài giỏi như thế này mà dân tộc mình lại kém được. Không thể hiểu nổi.

Cũng như con nhà giàu được tạo điều kiện tối đa cho học tập mà vẫn học kém con nhà nghèo vậy. (Dù xác suất cao là cả hai đều trở thành người tiểu nghĩa và lãng phí cuộc đời.)

Sự thật là họ chẳng giỏi giang gì, chẳng qua là do hoàn cảnh thôi. Ai cũng có thể làm được như họ.

Còn dân tộc họ yếu kém là do toàn người tiểu nghĩa, không có người đại nghĩa. Mà họ chính là điển hình chứ ai? ^^

Họ chỉ vun vén cho bản thân, gia đình giỏi mà thôi, còn đấu tranh cho nhân dân là bằng không.

Mà trách nhiệm của mọi công dân không phải là làm giàu, mà là tận trung báo quốc.

Quên đi điều này thì chỉ là tiểu nghĩa, và sống trong xã hội tệ hại, bất công và cai trị kém cỏi.

Vì sao lại tiểu nghĩa?

Người tiểu nghĩa không có cảm giác về chính nghĩa và ý thức về danh dự. Vì từ nhỏ đã được giáo dục thành người tư lợi:
- Làm lợi cho bản thân và gia đình là điều tốt
- Làm lợi cho người ngoài hay xã hội là điều xấu

Tóm lại, xả rác ngoài được là "việc tốt", mang rác về nhà là "việc xấu", trong khi về mặt luân lý thì ngược lại: Xả rác ngoài được là việc xấu, mang rác về nhà là việc tốt.

Từ nhỏ đã bị giáo dục tư lợi thì sẽ mất đi cảm giác về chính nghĩa, ý thức danh dự và giá trị quan đúng đắn.

Lớn lên, sẽ chỉ làm sao có lợi cho gia đình và bản thân mới vui, còn xã hội ra sao thì mặc.

Nhưng như thế, sẽ rất dễ gặp tai ương và sẽ chẳng có ai giúp được. Ai mà có thể sống vui vẻ trong một xã hội tệ hại chứ.

Làm sao để thay đổi những điều này? Do lòng nhiệt huyết đấu tranh của các bạn trẻ. Phải bước chân ra ngoài phiêu lưu, học hỏi những điều đúng đắn, mở rộng thế giới quan, học được nhân sinh quan đúng đắn (mà quan trọng nhất là con người là bình đẳng, không thể sùng bái cá nhân và con cái không phải là nô lệ hay vật sở hữu của cha mẹ), sửa lại giá trị quan cho đúng đắn.

Khi nào bạn học hành thành tài, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, lại hiểu rõ sâu sắc về con người và xã hội, và nuôi dưỡng được lòng nhiệt huyết và ý chí đấu tranh thì mới có thể đấu tranh được.

Nên cuộc đấu tranh phải bắt đầu từ ngày hôm nay, chứ không phải là khi nào có điều kiện mới tính. Mà quan trọng nhất khi còn trẻ là LÒNG NHIỆT HUYẾT.
Mark

No comments:

Post a Comment