Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, December 21, 2021

Đầu cơ

Chào các bạn!

Lâu lắm không gặp. Tôi bận chuyển nhà nên bị mất động lực viết bài. Càng nhiều tuổi thì thời gian phục hồi sau chuyển nhà sẽ ngày càng dài hơn. Lý do có lẽ là do thể lực sẽ yếu đi và có nhiều việc cần suy nghĩ hơn. Đặc biệt là sẽ làm gì vào năm sau, trong tình hình kinh tế suy thoái nghiêm trọng này?

Đã có khá nhiều biến động xảy ra trong mấy tháng qua, trong cả cuộc sống lẫn thị trường. Dự đoán nền kinh tế vĩ mô năm sau sẽ như thế nào? Chúng ta có thể dựa vào đó để kiếm lời, hay ít nhất là chống được siêu lạm phát hiện đã và đang diễn ra không?

Siêu lạm phát và suy thoái kinh tế

Tôi cho rằng chúng ta có thể đã bước vào một thời kỳ đình trệ kinh tế, lại kết hợp với lạm phát cao nên gọi là đình lạm. Nhiều người bị giảm thu nhập và thắt chặt chi tiêu, mà tiêu dùng của người này là thu nhập của người khác. Khi ai cũng thắt chặt chi tiêu thì thu nhập của mọi người giảm đi, tức là GDP sẽ giảm đi.

GDP = Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu

Tổng chi tiêu hiện đang giảm đi do ai cũng thắt lưng buộc bụng, nên nếu không làm gì, GDP sẽ giảm đi, thậm chí có thể âm. Trong khi, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là GDP phải tăng tầm 6-7%/năm. Đây là mục tiêu không thể thay đổi.

GDP thấp hay bị âm là vô cùng tai hại. Trước hết là sẽ không có tiền trả nợ nước ngoài, nền kinh tế đình trệ nghĩa là sẽ vỡ nợ trong tương lai, tụt hạng tín dụng, không vay được nợ mới để phát triển kinh tế, kéo theo sự nghèo đói lâu dài. GDP cao không có nghĩa là đời sống nhân dân được cải thiện. Không hẳn như thế! Mà chỉ có nghĩa là đang in thêm tiền để bần cùng hóa dân chúng và tiếp tục khai thác tài nguyên giá rẻ là sức lao động của con người. Điều này chỉ khả thi khi có một đội ngũ kỹ trị tư vấn (bơm tiền bao nhiêu, khi nào, làm sao tránh bị gắn mác thao túng tiền tệ, chính sách bơm tiền thế nào vv) cũng như phải mở cửa nền kinh tế và bám chặt vào con thuyền toàn cầu hóa.

GDP có thể cao nhiều năm, nhưng đời sống lại kém dần đi. Cứ nhìn đời sống của đại đa số dân Trung Địa là biết.

Kinh tế suy thoái và rơi vào trì trệ thì ảo mộng gọi là "ổn định chính trị" cũng tiêu tan. Vốn bản chất của "ổn định chính trị" là bần cùng hóa toàn dân lấy tiền nuôi bộ máy và an ninh. Do đó, không thể để nền kinh tế rơi vào trì trệ được.

Vậy làm thế nào để cứu nền kinh tế?

Cây đũa thần ĐẦU TƯ CÔNG

GDP = Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu

Tuesday, October 19, 2021

10 năm giá nhà tăng 4 lần có giúp bạn giàu có?

Chào các bạn!

Tôi có chuyết về Bài toán vay tiền mua nhà trong 10 năm cũng như tấm gương về huyền thoại mua nhà.

Ví dụ bạn vay tiền mua nhà và 10 năm sau, giá nhà tăng 4 lần. Liệu bạn có trở nên giàu có hay không?

Tỷ lệ sinh lời của bạn là bao nhiêu? Nếu 10 năm mà nhà tăng 4 lần thì để tăng 2 lần nó cần 5 năm, theo quy tắc 72 thì tỉ suất sinh lời là 72/5 = 15%/năm.

Tuy nhiên, để mua nhà bạn phải vay tiền, do đó, thực ra bạn phải trả số tiền bằng khoảng 2 lần tiền nhà ban đầu (gồm tiền nhà và tiền lãi), nên thực ra, tiền vốn chỉ tăng khoảng 2 lần thôi. Nhưng khoản trả góp là bạn trả dần, nên thời gian góp vốn trung bình chỉ là 1/2 của thời gian 10 năm, nên có lẽ, vốn của bạn tăng khoảng 3 lần.

Tăng 3 lần trong 10 năm tức là tăng khoảng 2 lần trong 7 năm, vì gấp đôi trong 7 năm nên tỉ suất sinh lời là 72/7 = 10%/năm.

Ngoài ra, bạn tiết kiệm được tiền thuê nhà khoảng 2-3%/năm nên tỷ lệ sinh lời thực tế của bạn có lẽ là tầm 12-13%/năm.

Như vậy, huyền thoại mua nhà không huyền thoại đến mức đấy! Nhà anh ta đúng là tăng giá gấp 3-4 lần sau 10 năm do anh ta ... nghèo nên phải mua nhà ở ngoại ô vắng vẻ, trúng lúc nó được đô thị hóa trong 10 năm.

Thế nếu chúng ta mua quỹ chỉ số tốt với tỉ lệ sinh lời 15%/năm, chúng ta không phải là huyền thoại à?? Còn chẳng có những cơn trầm uất của người gánh nợ.

Nếu mua chung cư thì có lẽ tính cả tiền thuê nhà tiết kiệm được, tỷ lệ tăng trưởng vốn chỉ khoảng 10%/năm. Do đó, nếu chúng ta mua một quỹ chỉ số hay quỹ hoán đổi danh mục tốt, với lãi kép 15%/năm trở lên, chúng ta cũng là huyền thoại thôi.

Còn nếu chúng ta có trí tuệ cờ bạc và đầu tư chủ động (active investing), tỷ suất sinh lời 20-30% là bình thường thôi. Tôi không quá hào hứng với quỹ nhưng tôi cũng vẫn mua để hướng dẫn cho mọi người cùng đầu tư, và dùng như là tiền sinh hoạt phí, nghĩa là lúc cần bán dần ra để ăn.

Vấn đề nữa là giá nhà tăng lên thì cũng hiếm khi giúp người mua nhà trở nên giàu có. Bởi vì anh ta không thể bán nhà đi, nếu bán đi, anh ta không thể mua lại căn nhà nào tương đương như thế được. Còn nếu sống, nó chỉ tạo ra hay đúng ra là tiết kiệm được cho anh ta dòng tiền tương đương 2-3% giá trị căn nhà mỗi năm.

Nếu đô thị hóa đã hoàn thành, thì nhà sẽ không thể tăng trưởng cao được nữa mà chỉ ngang lãi suất ngân hàng + tiền thuê nhà tiết kiệm được  = 6~7% + 3~4% = 10%.

Vẫn thua nếu chúng ta mua quỹ tốt và sinh lời được ít nhất 15%/năm. Vì về lâu dài, quỹ sinh lời tốt hơn nhà tới 5%!

Sau 10 năm, chênh lệch tài sản giữa quỹ và nhà là (1.15/1.1)^10 = 1.56 lần.

Sau 20 năm sẽ là 1.56^2 = 2.43 lần.

Nếu bạn muốn tăng trưởng cao hơn và không bị giới hạn, hãy mua đất nền. Nó có thể tăng giá gấp rưỡi tới gấp đôi sau 2 tới 3 năm, ví dụ tăng đôi sau 3 năm, thì tỷ suất sinh lời là 72/3 = 24%.

Nếu bạn đầu tư chứng khoán chủ động, tỷ suất sinh lời này là bình thường, không quá tham vọng. Và bạn không phải vất vả đi săn đất, hay có thể sửa sai nhanh chóng (còn đất nền mà mua sai thì tương đối khó sửa sai nếu thanh khoản không cao).

Huyền thoại mua nhà thực sự có rất nhiều, đa số sau 10 năm nhà tăng 3, 4 lần và nhiều người cảm thấy mình tài giỏi. Nhưng nếu tính ra về mặt toán học, đó thậm chí là sự ... thất bại. Nếu bạn chỉ mua quỹ chỉ số tốt nhất, lãi kép trong nhiều năm qua là ... 16%. Nếu bạn chịu khó tham gia cả quỹ mới có hiệu suất cao, bạn có thể còn tăng mức sinh lời lớn hơn nữa, mà không cần biết quá nhiều về thị trường, chỉ cần theo dõi hiệu suất sinh lời của các quỹ và so sánh với nhau. Công việc này bạn có thể làm chỉ trong một buổi.

Nếu tôi chỉ mua quỹ, tôi có thể không bận tâm tìm mua nhà mua đất trong cả cuộc đời mà vẫn không bỏ lỡ điều gì cả.

Mua nhà nhưng không ở

Saturday, October 16, 2021

Đánh trung sản

Chào các bạn!

Trong bài này tôi sẽ nói về tính cần thiết phải đánh thuế sở hữu bất động sản, và sự tất yếu của chiến dịch "đánh trung sản". Trung sản là những người giàu lên nhờ bong bóng bất động sản, và phải lưu ý rằng đây là một chính sách chứ không phải là do người giàu hay người dân đầu cơ như nhiều người hiểu sai.

Nói tóm lại là, nếu in tiền ra liên tục và thổi bong bóng không ngừng thì người giàu sẽ càng giàu, còn đa số sẽ bị bần cùng hóa và cực kỳ khó khăn trong việc mua nhà do giá nhà tăng quá nhanh. Họ sẽ phải hi sinh mọi thứ để sở hữu nhà và làm giàu cho tư bản. Việc bất động sản tăng giá quá nhanh khiến chi phí mặt bằng lên cao và việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Cuối cùng, nhà nhà, người người sẽ đổ đi buôn bất động sản. Nền kinh tế sẽ không tập trung vốn cho sản xuất hay kinh doanh mà cho nhà đất hay bất động sản đầu cơ (đất nền).

Do đó, đất nền sẽ sốt liên tục và người nắm bắt được thiên thời, địa lợi này sẽ giàu lên nhanh chóng và trở thành trung sản.

Nhưng tới một lúc nào đó, việc này sẽ không thể tiếp diễn được nữa. Vì khi giá nhà đất quá cao và người kinh doanh không kiếm được tiền, tiền đâu để thổi bong bóng lên nữa? Việc kinh doanh kém đi khiến nhà nước thất thu thuế và rơi vào trạng thái đói tiền. Người dân thậm chí chấp nhận rằng mình sẽ không thể mua nhà, vì thế, họ cũng không cố gắng đi làm và nộp thuế nữa.

Khi thảm họa xảy ra và nền kinh tế suy thoái, tình trạng đói tiền thuế trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

Do đó, mặc dù người giàu không muốn bất động sản vỡ bong bóng, nó vẫn sẽ phải vỡ ra. Nhưng chúng ta đều biết rằng, người ôm bất động sản họ thà "bất động" (không mua không bán) rồi "sảng" luôn (cứ nghĩ là đất của mình giá tăng đều theo mỗi năm) chứ không bao giờ bán giảm giá. Đấy đơn giản là NIỀM TIN rằng bất động sản sẽ luôn tăng giá, gần như là một tín điều vậy.

Đánh thuế sở hữu bất động sản

Thursday, October 14, 2021

Trí tuệ cờ bạc

Chào các đồng chiếu (chiến sỹ cùng đầu tư trên chiếu bạc gọi là sàn chứng khoán)!

Hi vọng các đồng chiếu vẫn đang kiếm tiền tốt từ thị trường. Bí quyết để thành công trên thị trường tài chính không hẳn chỉ là:

  • Đầu tư ăn chắc mặc bền
  • Mua vào ở đầu gối, bán ra ở vai
  • Đừng bao giờ đầu tư vào những công ty đang xuống dốc

... mà còn phụ thuộc vào TRÍ TUỆ CỜ BẠC (tiếp nối theo bài Não cờ bạc). Không hẳn là cứ tài giỏi, tư duy logic tốt là sẽ thắng lợi. Vẫn còn một yếu tố gì đó mới có thể thành công, mà tôi gọi là "trí tuệ cờ bạc" (Gambling Intelligence). Tất nhiên là chúng ta phải biết suy nghĩ, thông minh và có chính kiến, vì kẻ ngốc sẽ chỉ mất tiền. Rèn luyện trí tuệ cờ bạc là bước đi bắt buộc để có thể thành công trên thị trường tài chính thực ra là rất hiền hòa này.

Bạn nghĩ thị trường tài chính khốc liệt như mọi người vẫn nói à?? Hãy nhìn vào thị trường lao động, nhìn người lao động bị tư bản vắt kiệt sức và è cổ ra đóng thuế nuôi lãnh đạo nhé. Thị trường đó mới thực sự là khốc liệt. Bạn làm đồ ăn và bán hàng trực tuyến? Đóng phí hệ thống 25%!

Tôi không hiểu, nếu bỏ quán ăn trực tiếp vì phí mặt bằng quá cao, để rồi lại lên app và đóng phí tới 25%, thì thực ra khác gì nhau nhỉ?

Đấy mới gọi là khốc liệt. Chứ thị trường tài chính thực ra là khá êm đềm, nếu bạn trang bị được trí tuệ cờ bạc.

Ví dụ về cổ phiếu ngân hàng và nợ xấu

Tình cờ bằng cách nào đó, cổ phiếu ngân hàng sau một thời gian tăng nóng lại có một vài ngân hàng định giá tốt khi tính biên độ an toàn và thị trường nói chung (index) đã phá vỡ được xu hướng đi ngang để có vẻ là tăng lên. Do đó, đã đến lúc có thể không lướt sóng an toàn trong biên độ hẹp nữa, mà phải ra quyết định mua vào. Vậy chúng ta sẽ mua ngân hàng nào?

Về lý thuyết mà nói, nền kinh tế suy thoái như hiện nay hứa hẹn là nợ xấu tăng lên. Do đó, nợ xấu là mối lo lắng lớn nhất. Từ đó có thể thấy, nếu chúng ta chọn ngân hàng quản lý nợ xấu tốt, có ít nợ xấu nhất, thì nó có thể là ngôi sao của ngành, và khi đầu tư vào đó, biết đâu chúng ta sẽ giành thắng lợi?

Nếu các ngân hàng đang chật vật xử lý nợ xấu phình to thì rõ ràng, sáng nhất là ngân hàng không có, hay ít nợ xấu nhất!

Nghe thì CÓ VẺ HỢP LÝ. Nhất là khi các "chuyên gia" cũng hay suy nghĩ như vậy. Chúng ta sẽ mua ngân hàng có nợ xấu ít nhất và quản lý nợ xấu tốt nhất.

Rồi một ngày, chúng ta phát hiện mình thua lỗ và ngân hàng chúng ta mua thực sự ĐỘI SỔ.

Lý thuyết của chúng ta không đúng, hay chúng ta không gặp may mắn?

Lý luận trên thực ra là có một lỗ hổng sai lầm chết người. Trí tuệ cờ bạc sẽ chỉ ra cho chúng ta điều đó.

Một ngân hàng ít nợ xấu nghĩa là họ không dám đầu tư, tức là họ không phải ngân hàng sinh lời lớn. Họ đơn giản chỉ là SỢ MẤT TIỀN. CEO hay giám đốc của họ có lẽ là sợ không hoàn thành chỉ tiêu, sợ mất chức, họ chỉ lo giữ ghế và bổng lộc mà thôi.

Vì thế, đó là những ngân hàng đội sổ. Họ không mất tiền, nhưng họ cũng không kiếm ra tiền kia mà?? Hay là tôi sai nhỉ?

Giống như trên thị trường, những người SỢ MẤT TIỀN là những người kiếm được ít tiền nhất. Như cổ nhân loại vẫn nói: "Đầu tư như một người lạc quan tếu và chi tiêu như một người đang trầm cảm".

Thursday, October 7, 2021

Não cờ bạc

Ba nguyên tắc để đầu tư có lời:

  1. Ăn chắc mặc bền
  2. Đừng đầu tư vào công ty đang xuống dốc
  3. Mua vào ở đầu gối, bán ra ở vai

Tóm lại thì đừng để mất tiền, đừng quá tham ăn từ gốc tới ngọn mà ăn khúc giữa thôi, và hãy đầu tư vào doanh nghiệp tốt đang tăng trưởng. Chỉ có điều, những người làm được thế thì lại hiếm khi kiếm được nhiều tiền trên thị trường. Đấy là chưa kể có những sự kiện thiên nga đen làm họ thực sự thua lỗ và phải bán tháo. Bằng cách nào đó, những người thận trọng không kiếm được tiền mà chỉ mất tiền.

Vì họ quá sợ mất tiền. Sống trong sợ hãi chưa bao giờ là giải pháp tuyệt vời. Đó chỉ là bản năng thích an toàn mà ai cũng có. Nhưng thị trường chứng khoán là một nơi rủi ro, vào một nơi rủi ro để tìm kiếm sự an toàn làm gì? Quả thực là có những người luôn sinh lời và có những người luôn thua lỗ, hay nói cách khác là sự khác nhau chính là MAY MẮN.

May mắn! Phải rồi! Đây mới là thứ mà chúng ta thực sự tìm kiếm. Bạn phải giác ngộ được điều này. Chúng ta chỉ cần may mắn mà thôi. Bạn nỗ lực nửa đời để gia nhập tầng lớp trung lưu, mua nhà, sắm xe, gánh vác một gia đình, được xã hội và những người xung quanh tôn trọng. Và thế là bạn sẽ hạnh phúc? Thật vậy sao? Không đúng đâu. Bạn không hạnh phúc. Đừng tự dối lòng như thế. Chúng ta hạnh phúc nếu chúng ta đột nhiên trúng quả, không cần nỗ lực gì nhiều. Chúng ta chỉ hạnh phúc khi chúng ta thực sự gặp MAY MẮN.

Có người yêu đẹp thì tốt thôi. Nhưng bản chất của nó là chúng ta may mắn hơn người khác. Điều đấy mới làm chúng ta hạnh phúc. Trạng thái có người yêu đẹp được người khác ao ước mới là thứ mà chúng ta khao khát. À, thực ra tôi cũng chẳng khao khát mấy. Sao cũng được. Ý tôi là, nếu được chọn, thì vẫn chọn người yêu mà người khác khao khát, dù có thể chẳng đẹp mấy. Đấy là cách để những người đàn ông chân chính TÔN VINH SỰ MAY MẮN CỦA BẢN THÂN.

Bạn kiếm được một đồng nhờ may mắn thì vẫn hạnh phúc hơn là kiếm được 100 đồng nhờ nỗ lực. Đấy gọi là NÃO CỜ BẠC. Ai cũng có não cờ bạc cả thôi. Tôi cũng có não cờ bạc và nó giúp tôi kiếm được tiền, chứ không làm tôi bị mất tiền.

Thể chất đầu tư có nghĩa là chúng ta phải rèn luyện não cờ bạc và có thể phát huy nó, chứ không phải phủ nhận, hay tránh xa nó để "ăn chắc mặc bền". Vì những người "ăn chắc mặc bền" thường sẽ là người ăn mặc te tua nhất.

Cờ bạc nghĩa là như chơi sóc đĩa hay chơi tài xỉu thôi. Bạn phải đặt cửa, bắt buộc phải đặt cửa. Bạn phải chấp nhận mình có thể thua lỗ. Thị trường chứng khoán là nơi an toàn vì bạn sẽ không mất hết, mà còn có thể đặt thêm. Từ từ, bạn sẽ tìm ra quy luật để chiến thắng.

Nhưng nếu bạn chọn cách quá an toàn, dù bạn có chiến thắng, bạn cũng chẳng ăn được nhiều, vì thế, bạn không thực sự hạnh phúc.

Đúng là bản năng của chúng ta là tìm sự an toàn, nhưng trong trường hợp này, an toàn và chết chóc không khác gì nhau. Bạn thấy những người chỉ gửi tiết kiệm không? Họ là nạn nhân số một của chính sách bần dân dễ trị. Họ là người bị bần cùng hóa đầu tiên.

Nếu bạn kiểm soát được não cờ bạc thì sao nhỉ? Nó sẽ đưa bạn tới cảnh giới của sự giác ngộ về tiền bạc. Bạn có thể ra vào thị trường và lấy tiền trong đó như lấy đồ trong túi. Trong cuộc đời, nếu bạn không dám mạo hiểm thì còn có gì thi vị nữa đây?

Chúng ta gặp quá nhiều người sống dưới năng lực của họ bằng cách chọn con đường an toàn. Họ không biết "hạnh phúc" thực sự là gì. Hạnh phúc không phải là thứ đi tìm để thấy, hay là thứ ngồi nhà chiêm nghiệm mà có, mà phải MẠO HIỂM. Phải bước chân ra khỏi vòng an toàn. Đôi khi bạn không hạnh phúc nhưng tôi nghĩ thời gian không hạnh phúc sẽ ít thôi.

Đầu tư cũng vậy. Nếu không bắt đầu, sẽ không bao giờ đi được tới đâu. Điều tốt nhất trên đời chính là đặt lệnh và nhìn thấy tài khoản biến động. Nó có thể là niềm vui hay đau khổ mỗi ngày, nhưng muốn kiếm tiền thì phải kích hoạt não cờ bạc đã.

Vấn đề là não cờ bạc mà không đi kèm trí tuệ hiểu biết về thị trường thì thường sẽ mất trắng rất nhiều tiền. Đấy chỉ là cờ bạc đơn thuần. Nghĩa là, chúng ta vừa cần não cờ bạc, nhưng cũng phải kiểm soát được nó. Phần lớn chiến sỹ không kiểm soát được não cờ bạc, và họ trở thành liệt sỹ.

Đa số họ đều không nghĩ mình đang đánh bạc, mà là "đầu tư". Trên đời tất cả đều là cờ bạc, kể cả đầu tư. Mọi người chỉ đi tìm sự MAY MẮN cho bản thân.

Đặt cửa thôi mà cũng sợ thì sẽ làm được gì trong cuộc đời?

Vì sao chúng ta cần sự may mắn đến thế?

Tuesday, October 5, 2021

Sói rình mồi (lính mới trên sới)

Chào các bạn!

Nếu bạn là lính mới trên thị trường, liệu bạn có thể thành công hay không? Phải chăng bạn chỉ là gà để những người có 1x năm kinh nghiệm làm thịt?

Không hẳn như vậy. Tôi cũng là lính mới và vẫn kiếm tiền đều. Tôi nhận thấy kiếm tiền trên thị trường chứng khoán cũng không hẳn phụ thuộc lắm vào kinh nghiệm đâu. Đâu là phương pháp để chiến thắng trên thị trường? Hiểu biết hơn người khác? Kiên nhẫn hơn người khác? Am hiểu thị trường? Biết phân tích cơ bản về ngành và doanh nghiệp? Biết phân tích kỹ thuật và đọc hiểu đồ thị giá - khối lượng?

Tôi chẳng có nhiều thời gian đến thế nhưng mỗi thứ tôi biết một ít bằng cách học chùa trên mạng. Tôi cũng chưa cần biết nhiều hơn. Đây mới là điều quan trọng: XÂY DỰNG THỂ CHẤT ĐẦU TƯ.

Tôi chỉ đơn giản là khảo sát tất cả mọi hình thức đầu tư và so sánh tỉ lệ sinh lời với nhau. Với lại, để sớm có thể chất đầu tư thì tôi đầu tư ngay chứ không chần chừ, không kiểu là nếu tôi giỏi thì tôi mới đầu tư, nếu chắc chắn kiếm được tiền thì tôi mới đầu tư, cho tới khi tôi chắc chắn rằng thị trường chứng khoán không phải là một sới bạc và tôi không mất tiền thì tôi sẽ không đầu tư.

Tư duy kiểu như vậy nghĩa là bạn đang SỢ MẤT TIỀN. Nếu bạn quá sợ mất tiền, bạn sẽ mãi mãi trì hoãn và cuối cùng khi tham gia, bạn thực sự mất tiền.

Những người sợ bệnh tật, sợ chết, thường là những người mắc bệnh và chết hay tổn thọ trước mọi người. Cứ như tôi coi thường các loại bệnh tật thì chẳng sao cả. Quan trọng là THỂ CHẤT ĐỀ KHÁNG TỰ NHIÊN mới là phương pháp để chiến thắng đúng không?

Thế chất đầu tư chính là phương pháp để chiến thắng. Tôi nhận thấy đa số mọi người trước hết là SỢ MẤT TIỀN, tiếp sau nữa là không cảm thấy mình cần hay muốn đầu tư. Họ sẽ trì hoãn và không cảm nhận được ý nghĩa, lợi ích và niềm vui của việc đầu tư.

Họ đang thiếu đi một mảnh ghép lớn trong một bức tranh gọi là cuộc đời: Đó là nguyên lý "tiền đẻ ra tiền".

Làm việc quần quật để làm gì? Chỉ là để kiếm tiền. Nhưng trong khi đó lại chẳng hiểu rằng "chỉ có tiền mới đẻ ra tiền mà thôi".

Nỗi sợ mất tiền làm con người sống trong sợ hãi, và cuối cùng họ không còn sợ mất tiền nữa: Họ bị bần cùng hóa và sống trong nghèo đói!

Giống như một anh chàng nha giáo bị cha mẹ đặt vòng kim cô chữ hiếu lên đầu, cả đời anh ta sống chỉ sợ trở thành kẻ bất hiếu, nên chẳng dám làm gì. Anh ta sợ rằng cha mẹ sẽ từ anh ta, thì anh ta sẽ bị vòng kim cô siết và phải sống trong đau đớn. Anh ta NEVER trưởng thành!

Con người chân chính với tâm hồn tự do chẳng có vòng kim cô hay gông cùm xiềng xích nào cả!

Với một người ngu trung, chẳng ai có thể giải thích cho anh ta được rằng: Hương vị tốt nhất trong cuộc đời là TỰ DO.

Những người thành công trên thị trường

Là những người hiểu rõ về tư bản, trò mị dân của tư bản và sự suy đồi của tư bản. Để đấu tranh chống tư bản, bạn phải hành xử như tư bản. Tức là bạn phải đầu tư. Đơn giản thế thôi mà? Nhiều người mua nhà mua đất để đầu tư. Không tệ! Nhưng họ lại đi vào mê lộ "sốt đất" của tư bản và bọn tay sai cò mồi, để rồi cống tiền cho tư bản.

Đầu tư như tư bản chứ không phải là đầu tư "như tư bản chỉ dạy". Vì mục tiêu của tư bản là lấy tiền của bạn, và lòng tham của tư bản là không đáy.

Nếu bạn là một người tự do sục sôi đấu tranh, chắc chắn là bạn sẽ đầu tư sớm ngay sau khi giác ngộ phong trào quốc dân chống bần cùng hóa.

Tôi nghĩ rằng khả năng thành công phụ thuộc vào việc có sợ mất tiền hay không. Ai cũng ghét mất tiền nhưng không phải ai cũng sợ mất tiền. Như tôi chẳng hạn, tôi ghét bệnh tật chứ không sợ bệnh tật, vì tôi luôn tin vào đề kháng tự nhiên của bản thân.

Tôi ghét mất tiền chứ không sợ mất tiền bởi vì tôi không đam mê tiền bạc lắm. Tôi còn chẳng biết dùng tiền để làm gì. Nếu để cho vui thì lên mạng chuyết cũng được không cần phải tiêu tiền mấy. Còn đi ăn uống thì cũng không hết nhiều đến thế.

Không đam mê tiền bạc nhưng tôi đam mê vận dụng tiền bạc và chỉ cho mọi người cách vận dụng tiền bạc, vì ĐẠI NGHĨA CHỐNG TƯ BẢN và chống chính sách bần cùng hóa.

Có nhiều người ở trên thị trường cả chục năm, nhưng bản chất họ vẫn là ngu trung. Họ tin rằng kinh tế vĩ mô tốt, số liệu thống kê là đúng, tầng lớp trung lưu đang nở rộ, vv. Còn lâu mới như thế!

Chỉ có ngành nghề nào liên quan trực tiếp toàn cầu hóa nô dịch và khai thác tài nguyên mới ăn nên làm ra. Nền kinh tế chỉ là một quả bom nợ để bần cùng hóa tất cả và trục lợi cho nhóm thiểu số. Không hiểu chân lý này thì không dễ để có thể kiếm lời lớn trên thị trường.

Nhưng nếu không bắt đầu đầu tư thì còn nguy hại hơn nhiều. Vì sẽ chỉ lấy tiền gửi tiết kiệm, mà như thế thì rất nhiều kẻ có thể lấy tiền trong túi của bạn. Không cảm nhận được nguy cơ rằng tiền của mình bốc hơi trong khi giá nhà tăng quá nhanh, và bắt đầu đổ lỗi cho "những kẻ đầu cơ".

NGU TRUNG! Những kẻ đầu cơ chỉ là khái niệm giống như "thế lực thù địch", chỉ là thứ người ta bịa ra mà thôi. Để mọi người vẫn còn tin tưởng vào Anh Đại (Big Brother).

Thế một người dân mua nhà mua đất không phải là kẻ đầu cơ hay sao? Họ mua xong và không mong nó tăng lên hay sao? Và không phải ai cũng rất đam mê sở hữu nhà đất hay sao?

Theo ý nghĩa nào đó, toàn dân chính là "những kẻ đầu cơ" và nhân dân chính là "thế lực thù địch" (của nhà đất giá rẻ thôi nhé he he) đấy.

Ngu trung suốt ngày lên án tiểu thương tăng giá hàng hóa tôi mua, những kẻ đầu cơ làm tăng giá nhà tôi định mua, mà không hiểu, Big Brother mới là kẻ đừng sau giật dây để làm lợi cho bản thân, và cho tư bản thân hữu (cũng là một giuộc với bản thân).

Một người không ngu trung sẽ sớm GIÁC NGỘ. Họ nhìn thấy bàn tay lông lá của Big Brother thao túng thị trường để thổi giá bất động sản lên để trục lợi. Cơ bản, họ không tin truyền thông chính thống. Họ không tin rằng có ai đó ra chính sách làm lợi cho họ. Tất cả mọi chính sách đều là để lấy tiền khỏi túi họ, trong khi truyền thông ra rả bài cả "tất cả vì đời sống nhân dân thân yêu".

Một khi đã giác ngộ, họ sẽ hành động rất nhanh: Không để ai trục lợi từ những đồng tiền họ kiếm được nữa. Vì thế, họ đầu tư và họ sẽ nhanh chóng nhận ra chân lý "làm sao làm việc chăm chỉ mà giàu có được, chỉ có tiền mới đẻ ra tiền mà thôi", và họ nhanh chóng trở nên giàu hơn.

Sói rình mồi = Lính mới trên sới

Tuesday, September 28, 2021

Lãi suất và thị trường chứng khoán

Chào các "đồng chiếu"!

Thị trường chẳng qua chỉ là một sới bạc và những người tham gia theo nghĩa nào đó là "đồng chiếu" của nhau. Từ "đồng chiếu" nghe mới thân thương làm sao. Đánh bạc là đam mê lớn nhất của đời người và người chưa đánh bạc thì sao trưởng thành được.

  • Hối hận lớn nhất của đời người là không đánh bạc và kiếm bộn tiền.
  • Quả báo lớn nhất của đời người là tiêu hết tiền làm giàu cho người khác thay vì tất tay vào một ván then chốt.
  • Vinh quang lớn nhất của đời người là thoát hết hàng ngay trước khi thị trường sụp đổ.
  • Sám hối lớn nhất của đời người là ... không có tình "đồng chiếu".

Nói chơi vậy thôi chứ đầu tư hay đầu cơ thì nó cũng là may rủi, nếu bạn không kiếm được tiền thì cũng đừng dằn vặt trách cứ bản thân, hay thậm chí bị phức cảm tự ti quá. Có phải ai cũng thành công đâu. Nhất là những người tham gia khi còn trẻ, họ có thể thắng to nhưng cũng có thể thua lớn sau đó. Tuổi tác không phải là yếu tố bất lợi trên thị trường vì bạn trưởng thành thì bạn dễ thành công hơn.

Chúng ta tham gia thị trường vì đấy là số phận đưa đẩy là chính. Lên chiếu bạc là việc của chúng ta, còn giàu nghèo là do số trời. Nhưng có phương pháp để chiến thắng đấy.

Đó là CHÍNH KIẾN, phải có chính kiến dựa trên trải nghiệm của bản thân mới được. Chúng ta học những thứ cần thiết để có thể chiến thắng trong đầu tư, không tốt hơn là bán máu làm giàu cho tư bản hay sao?

Trong bài này, tôi chuyết về mối tương quan giữa lãi suất tiết kiệm và thị trường chứng khoán, và mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản nữa.

Lãi suất và thị trường chứng khoán

Đầu tư hay đầu cơ thực sự kinh hãi vì bạn luôn mơ thấy thị trường sụp đổ hoàn toàn. Nếu bạn vào thị trường coin số thì đấy đúng là địa ngục trần gian. Dù bạn có phân tích kỹ thuật giỏi đến mấy, bạn vẫn luôn bất an và rất kém hạnh phúc.

Lãi suất là một chỉ báo quan trọng đối với thị trường chứng khoán và chúng ta nên học nếu không muốn nói là học kỹ về mối tương quan này.

Thị trường chứng khoán vẫn tăng trưởng tốt miễn là lãi suất vẫn thấp.

Khi lãi suất ngân hàng thấp thì gửi tiền tiết kiệm cũng không có lợi mấy, do đó mọi người có xu hướng đem tiền đi để:

  • Kinh doanh sinh lời
  • Đầu tư bất động sản
  • Đầu tư chứng khoán

Về cơ bản, lãi suất thấp hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Khi lãi suất cao lên thì thị trường chứng khoán thường giảm xuống. Ba hoạt động trên là ba thứ mà người ta muốn làm, theo thứ tự, khi lãi suất thấp. Lãi suất thấp nghĩa là có thể vay tiền rẻ, vì thế sẽ thúc đẩy việc kinh doanh sinh lời, hay vay đem đi đầu tư (gọi là dùng đòn bẩy tài chính).

Tôi cho rằng trong tình hình thảm họa hiện nay, cuộc sống tương đối bình thường sẽ không xảy ra trong vòng 1 năm, do đó, môi trường lãi suất thấp sẽ còn tương đối lâu và nếu bạn đang đầu tư chứng khoán thì không cần phải quá băn khoăn lo sợ thị trường sụp đổ.

Lãi suất thấp và lạm phát cao

Sunday, September 26, 2021

Cách làm món thịt nhanh cho người lười

"Có thực mới vực được đạo".

Trước khi đầu tư hay lên app hẹn hò thì phải ăn uống đầy đủ đã. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn cách nấu ăn nhanh cho người lười.

Cách dễ nhất là thịt xào rau theo kiểu Hoa hay Nhật bằng dầu hào. Chỉ cần ướp thịt cắt lát mỏng với dầu hào, tỏi. Xào thịt chín tới 80% rồi bỏ ra. Xào tiếp rau cho gần chín rồi cho thịt vào để xào cho chín và bỏ ra. Công thức này có thể áp dụng cho nhiều loại thịt và rau củ.

  • Các loại thịt: Bò, heo, heo rừng, gà, vv
  • Các loại rau: Củ hành, hành boa rô, ớt chuông, bí ngòi, mướp, bầu bí các loại, măng, su su vv

Thịt gà xào với ớt chuông xanh

Trộn 250g thịt thái lát với 1 muỗng dầu hào và 1 muỗng tinh bột ngô. Để qua một bên cho ngấm gia vị. Đun nóng dầu ăn và xào thịt cho đến khi chín tái khoảng 80%. Thêm ớt chuông và thêm 2 muỗng dầu hào. Tiếp tục xào cho đến khi chín hoàn toàn. (Theo công thức trên chai dầu hào)

Thịt bò xào dầu hào với ớt chuông xanh

Nguyên liệu:
  • Thịt bò cắt lát / thịt ba rọi bò 200g
  • Muối, tiêu một ít
  • Tinh bột khoai tây 1 thìa to (15cc)
  • Ớt chuông xanh 4 quả
  • Gừng 1 nhánh
  • (A) Rượu 1 thìa to
  • (A) Mirin 1 thìa to
  • (A) Dầu hào 2 thìa nhỏ (1 thìa nhỏ = 5cc)
  • Dầu mè 1 thìa to
  • Mè rang một ít

Cách làm:

  1. Rắc muối, tiêu vào thịt bò, lăn đều vào tinh bột khoai tây.
  2. Cắt ớt chuông xanh và gừng thành sợi nhỏ.
  3. Cho dầu mè vào chảo đun nóng bằng lửa vừa, cho gừng ở bước 2 và nguyên liệu ở bước 1 vào xào, khi màu sắc thay đổi thì cho ớt chuông ở bước 2 vào xào.
  4. Thêm gia vị (A) và xào nhanh lửa vừa rồi bắc xuống.
  5. Bày ra đĩa, rắc mè rang lên

Các bạn cứ áp dụng một cách đại trà với nhiều loại thịt và rau củ khác nhau nhé.

Tiết kiệm tiền ăn 2022

Chào mọi người!

Tiền thực phẩm năm tới có thể tăng 10~15%. Giá ăn tại quán hay nhà hàng cũng vậy. Bạn không muốn bị tăng giá? Quán ăn và nhà hàng sẽ rút bớt khẩu phần của bạn 10~15%.

Ăn ít đi với giá như cũ, hay trả nhiều tiền lên để ăn như cũ thì cũng đều là một: Lạm phát.

Ở VN thì tiền ăn chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi tiêu, nên sự tăng giá trên sẽ làm mọi người ngộp thở. Trong bài này, tôi sẽ chuyết về cách tiết tiết kiệm tiền ăn trong năm 2022.

Mua số lượng - chia khẩu phần - cấp đông

Cách làm: Mua thịt, cá vv với số lượng nhiều => Chia nhỏ theo khẩu phần từng bữa => Sơ chế làm sạch => Cho vào túi đựng thực phẩm (túi tự hủy sinh học) => Cấp đông

Vì sao làm thế bạn tiết kiệm được (rất nhiều) tiền?

Trước hết, vì sao chúng ta mất tiền? Đỏ là vì chúng ta đói và lười (hay đúng ra đói nên lười). Vì thế, chúng ta dễ dàng ra quán bình dân, ăn gì đó hết 50k, không no. Vì không no nên chúng ta lại bắt đầu ăn quà vặt. Và thực ra ăn quán 50k thì thực phẩm mà chúng ta ăn chỉ là 25k thôi, rõ ràng là thiếu 25k nữa. Để ăn bù chống đói, chúng ta sẽ phải nạp thêm 25k thực phẩm thông qua quà vặt, với giá 50k! Chúng ta cứ ăn dầm ăn dề hết 100k mà vẫn ... không no.

Hãy thú nhận đi, mỗi ngày việc đi ăn gì, ăn quán nào cũng làm bạn đau đầu đúng không?

Nếu bạn muốn "tạm no", bạn phải trả 100k, để ăn McDonald chẳng hạn. Khoảng 3 tiếng sau, bạn lại đói meo và cần ăn thứ gì đó.

Chính việc LƯỜI VÀ KHÔNG CẢM THẤY MUỐN NẤU làm chúng ta mất rất nhiều tiền đấy. Khoảng 15~25% tiền ăn hàng tháng.

Sở dĩ chúng ta lười nấu vì không có gì để nấu! Chúng ta vừa ăn cá và thấy ngán, mà tủ lạnh chỉ còn mỗi cá. Chúng ta muốn ăn thịt heo thì không thể đợi rã đông tảng thịt lớn hay lười không muốn đi mua. Tảng thịt lớn mà rã đông thì rất lâu, và cấp đông lại sau khi rã đông thì mất vị, không ngon.

Do đó, bí quyết là mua nhiều loại thịt ngay từ đầu, chia nhỏ thành khẩu phần mỗi bữa, cho vào túi thực phẩm riêng và cấp đông. Như thế, thực phẩm trong tủ đông luôn dồi dào, chỉ cần lấy ra một túi là có ngay một bữa ăn nhanh chóng. Giải đông túi thực phẩm nhỏ cũng rất dễ, bạn chỉ cần để rã đông tự nhiên hoặc ngâm vào thau nước là có thể chế biến nhanh chóng.

Cách nấu cá thì tôi đã hướng dẫn rồi, và trong tương lai tôi sẽ hướng dẫn cách chế biến thịt - cá đơn giản.

Nếu mua cá, tôi thường mua cá trong siêu thị và nhờ họ sơ chế luôn, về nhà chỉ cần rửa rồi bỏ túi và cấp đông thôi.

Thịt thì cơ bản là tôi mua loại thịt mát (thịt dùng công nghệ chế biến sạch không động tay vào), và thường mua ở shop chuyên dụng hay siêu thị. Khi về cũng cắt ra thành khẩu phần rồi bỏ túi cấp đông.

Việc bỏ riêng túi từng khẩu phần một rất quan trọng. Nếu bạn bỏ chung, mọi thứ sẽ đông đá và bết vào nhau, bạn sẽ không tách ra được trừ phi rã đông toàn bộ. Như thế sẽ phải cấp đông lại và làm giảm mùi vị đi. Ngoài ra, sẽ phát sinh ra thêm công việc cần làm.

Bằng cách đơn giản này, việc nấu ăn trở nên vô cùng đơn giản. Tôi không hề mất nhiều thời gian cho nấu ăn, tiết kiệm hơn đi ăn rất nhiều. Ví dụ chỉ cần chiên cá lên thôi, hoặc lấy thịt ra xào rau (lấy chính túi thực phẩm cấp đông làm găng tay để thái => không dơ tay, không tốn xà bông).

Thường nấu cơm đợi cơm chín khoảng 15 phút thì trong thời gian đó tôi cũng nấu xong món ăn rồi.

Còn một điều quan trọng nữa: Bằng cách cấp đông, bạn có thể mua thịt cá khi khuyến mãi lớn, mua số lượng lớn khi khuyến mãi lớn tiết kiệm tiền khủng!

Đổi sang "cá quốc dân" ngon bổ rẻ giúp tiết kiệm bộn tiền!

Đổi loại thịt cá sang loại kinh tế hơn

Saturday, September 25, 2021

Cách tính lợi nhuận trên vốn đầu tư cho gà mờ

Chào các bạn!

Muốn đầu tư tốt thì chúng ta phải tính chính xác tỉ lệ sinh lời trên vốn thành con số cụ thể. Nó giống như nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy hiển thị hóa (visualize) dòng tiền ra. Tôi dùng app quản lý chi tiêu nên nắm rất rõ dòng tiền đi ra, từ đó tôi chi tiêu theo kế hoạch và tiết kiệm được rất nhiều tiền. Vì tôi sẽ không mua sắm linh tinh nữa. Chắc chắn bạn nào cài app chi tiêu và ghi chép mỗi ngày thì đều làm được thế. Việc nhìn thấy dòng tiền khiến cho tư bản không lừa bạn vào mê lộ mua sắm vô độ được nữa, vì nó sẽ thể hiện trên app ngay lập tức. Đa số sẽ sốc với tốc độ chi tiêu của mình. Tôi cài app vào và giảm phí sinh hoạt được rất nhiều, tới 1/3 đó.

Nhưng đầu tư thì không dễ để tính ra tỉ lệ sinh lời. Tôi dùng công ty chứng khoán của ngân hàng T màu đỏ sẫm, thì chỉ cần mở tài khoản chứng khoán là nó sẽ hiện tổng tài sản, gồm cả tiền mặt trong chứng khoán, các quỹ hay trái phiếu nếu có, và cả tiền mặt trong ngân hàng nữa. Tuy nhiên, để tình % lợi nhuận thì cần phải số vốn bỏ ra đúng không?

Tài khoản ngân hàng của mọi người thì tiền vào và ra liên tục vì còn trả tiền nhà, rút tiền ra tiêu, thỉnh thoảng lại bỏ tiền vào, rồi lại rút tiền ra, làm sao mà biết được đâu là số tiền đầu tư? Lấy số dư cao nhất trong năm? Đấy là ý tưởng không tồi, bạn có thể lấy số dư cao nhất trong năm, như thế phải liệt kê hết số dư sau mỗi giao dịch ra.

Trong bài này, tôi hướng dẫn nguyên tắc và cách tính VỐN CHUẨN HÓA để tính tỉ suất sinh lời đầu tư.

Ví dụ thế này: Đầu năm tài khoản (ngân hàng và có liên kết với tài khoản chứng khoán luôn) của bạn có 100 triệu, 6 tháng sau bạn bỏ thêm 50 triệu, và 3 tháng sau nữa bạn lại rút ra 25 triệu (-25), vậy vốn đầu tư của bạn là bao nhiêu? Nếu lấy số dư cao nhất thì là 150 triệu. Giả sử cuối năm tổng tài sản của bạn là 200 triệu thì tỷ lệ sinh lời là (200 - 150)/150 = 33%.

Nhưng rõ ràng, thời gian sinh lời của 100 triệu ban đầu là 12 tháng, còn 50 triệu chỉ là 6 tháng thôi, nên 100 triệu tỉ trọng phải gấp đôi 50 triệu. Tức là kỳ vọng sinh lời của 100 triệu phải lớn gấp bốn lần 50 triệu bổ sung sau này, vì số tiền gấp đôi và thời gian đầu tư (cho tới cuối năm) gấp đôi.

Để chuẩn hóa thì chúng ta lấy thời gian đầu tư nhân với số tiền, và chia cho kỳ tính tỷ suất sinh lời (thường là 12 tháng).

Trong ví dụ trên:

  • Thời gian đầu tư của 100 triệu: 12 tháng
  • Thời gian đầu tư của 50 triệu (tăng vốn): 6 tháng
  • Thời gian đầu tư của -25 triệu (giảm vốn): 3 tháng

Do đó, VỐN CHUẨN HÓA = (100*12 + 50*6 - 25*3)/12 = 113 triệu.

Bạn có tổng tài sản cuối năm là 200 triệu thì tỷ lệ sinh lời là (200 - 113)/113 = 77%.

Có lẽ bạn đã hiểu nguyên lý tính rồi. Giờ là công thức tổng quát:

  • Vốn đầu năm: M0, khoảng thời gian tới thời điểm cuối năm: T0 (là 12 tháng đó!)
  • Tăng/giảm vốn lần 1 (giảm vốn thì là số âm): M1, khoảng thời gian tới cuối năm là T1
  • ....
  • Tăng/giảm vốn lần n: Mn, khoảng thời gian tới cuối năm là Tn

Nếu giảm vốn thì lấy số âm, ví dụ rút ra 50 triệu ở lần i thì Mi = -50.

Khoảng thời gian tính tỷ suất sinh lời là P = 1 năm = 12 tháng.

Vốn chuẩn hóa C sẽ là:

C = (M0*T0 + M1*T1 + ... + Mi*Ti + ... + Mn*Tn)/P

Tiền ra vào liên tục mà tính tay thì chắc chết!

Cách tính vốn chuẩn hóa tự động bằng Excel

Friday, September 24, 2021

Bảo vệ tài sản 2022

Chào các chiến sỹ!

Mùa đông đã tới. Siêu lạm phát đã tới. Giá đã tăng ngay từ khi bạn bị phong tỏa! Tăng rất mạnh mẽ đấy. Năm sau, bạn sẽ bị tỉa rất nhiều tiền trong mọi quá trình, và tôi cũng vậy thôi, nên trong bài này tôi chuyết về cách bảo vệ tài sản trong năm tới 2022.

Chúng ta sẽ mất tiền vì:

  • Vật giá tăng mạnh do siêu lạm phát và kinh tế đình trệ
  • Giá xăng có thể tăng, giá điện có thể tăng, giá nước có thể tăng ("có thể" là cách nói lịch sự để tránh bị chụp mũ và phạt vạ!)
  • Giá dịch vụ ăn uống nhà hàng chắc chắn tăng khủng khiếp
  • Các khoản phạt có thể tăng gấp 5~10 lần, lỗi nhỏ cũng bắt!

Năm nay cũng là một năm khó khăn nhưng khi kiểm tra lại thì tài sản vẫn tăng trưởng dương, chủ yếu là do đầu tư. Như vậy, năm sau cũng vẫn phải tiếp tục đầu tư, nếu muốn tiếp tục làm tài sản tăng trưởng. Ai cũng có thể làm được vậy nếu có kiến thức và thời gian. Năm tới, ưu tiên của chúng ta là bảo vệ tài sản khỏi lạm phát, chứ không phải là tăng trưởng tài sản, vì tôi cho rằng kinh tế có thể trì trệ 2-3 năm, một số ngành là 4-5 năm, và một số ngành thì sụp đổ luôn. Tôi liệt kê một số phương sách dưới đây.

Những việc không nên làm: Mở kinh doanh mới

Mở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, bán lẻ, du lịch, tiêu dùng vv là những thứ phải tránh, thậm chí tránh tuyệt đối. Bởi vì lạm phát cao, chi tiêu cho tiêu dùng bị thu hẹp, trong khi, giá mặt bằng chưa giảm, biên lợi nhuận trước khủng hoảng đã cực mỏng, nên việc mở kinh doanh các ngành này đơn giản là tự sát. Trừ khi bạn thừa tiền và có thể trở thành trùm thị trường ngách và có thể bán giá rất rẻ. Chẳng ai làm được thế đâu.

Đầu tư bất động sản, đất nền có lẽ cũng không nên đâu. Kinh tế đang khủng hoảng, quả bom trái phiếu bất động sản lơ lửng trên đầu, niềm tin suy giảm. Chúng ta vẫn sẽ nghe thấy đọc thấy tin tức sốt đất khắp nơi, nhưng đó là tin ảo do tư bản, tư hữu thuê viết bài. Thị trường lao dốc thì không nên lướt sóng, không sẽ ngã sấp mặt. Hãy chờ khoảng 2 năm nữa, khi tâm lý thị trường chán nản cực độ.

Bán khóa học, bán hàng đa cấp, bán mỹ phẩm, bán hàng online vv cũng không nên mở ra làm. Bởi vì nhu cầu cho các thứ ngoài thiết yếu sẽ rất ít. Mọi người đang tập trung lo đối phó lạm phát, nên họ sẽ mua nguyên liệu về tự nấu ăn.

Hơn nữa, để bán được hàng, bạn phải trả rất nhiều tiền cho hệ thống, khoảng 20~30%, nên không thể đảm bảo có lợi nhuận được.

Không vay tiền mua nhà hay đầu tư bất động sản

Thị trường bất động sản có thể suy thoái hay đi ngang, giao dịch thấp. Dù báo chí và chuyên gia "lùa gà" bơm thổi thế nào, thì tổng thể nền kinh tế không sáng, và có lẽ các doanh nghiệp sắp sửa hứng chịu một cơn bão lớn về nhu cầu thị trường suy giảm. Bạn vẫn có thể mua nhà và kỳ vọng giá tăng chút ít, nhưng sẽ không thể nào bù lại lãi suất vay mà bạn phải trả. Hãy đợi ít nhất 1 năm, hoặc 2 năm, cho tới khi tình hình sáng hơn.

Còn nếu bạn dư tiền mua nhà thì thoải mái. Nhưng có thể đợi thêm 1 năm có nhiều lựa chọn hơn mà giá có thể còn rẻ hơn. Tôi sẽ lựa chọn chờ thêm nếu định mua nhà.

Không đổi xe, không đổi điện thoại mới

Tôi cũng chẳng có nhu cầu, vì đang sống tối giản. Bạn cũng nên kiềm chế dục vọng. Rồi chẳng còn ham muốn mấy đâu.

Vì đổi xe thì phải tiêu số tiền lớn. Nếu đã tiêu tiền lớn rồi thì tiếc gì mà không đổi điện thoại cho đồng bộ? Và đổi cả đồng hồ nữa chứ. Càng mua, lại càng thấy mình nên có phong cách, lại mua thêm thật nhiều thứ phục vụ cho phong cách của bản thân. Rồi đổi quần áo, giày dép. Sẽ tốn bộn tiền đấy.

Về lâu dài, cụ thể là 6 tháng, bạn phát hiện mình không thoải mái với phong cách mới và hối tiếc.

Nếu bạn không đổi gì cả, 6 tháng sau, bạn thấy yêu bản thân hơn. Tự luyến luôn không chừng.

Tôi không đời nào đổi những thứ đang dùng rất tốt. Điện thoại lên được app đầu tư và ngân hàng là ngon rồi. Vân tay vẫn rất ngon, mỏng và nhẹ. Còn chẳng buồn nâng cấp lên ... điện thoại cũ trên một đời.

Không cho vay, tuyệt đối không cho vay

Monday, September 20, 2021

Lướt sóng nhập môn

Chào mọi người!

Khi thị trường chứng khoán lình xình, việc mua mới và nắm giữ cổ phiếu có thể không vui vẻ lắm. Mà khi thị trường đi vào giai đoạn này thì rất nhiều người sẽ rút tiền ra khỏi thị trường (cash out). Tiền dư này để làm gì? Có thể mua trái phiếu doanh nghiệp, mua quỹ trái phiếu, hay gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, đôi khi gửi tiết kiệm cũng không sinh lời mấy. Liệu có thể sinh lời tốt hơn là gửi tiết kiệm không? Có, đó là lướt sóng. Tuy nhiên, lướt sóng có thể làm bạn mất tiền, và mất rất nhiều tiền nếu thị trường chung sụt giảm.

Trong bài này, tôi sẽ nói về điều kiện để lướt sóng an toàn, và chỉ lướt sóng thật nhỏ thôi. Mục tiêu là kiếm được 2~4% trong thời gian ngắn từ 1 tới 8 tuần, cho tới khi thị trường đổi sang xu thế khác, tăng giá hoặc giảm giá.

Thị trường chung (index) co hẹp biên độ biến động giá

Ví dụ thế này:

Thị trường chung (toàn index) co hẹp biến động giá

Toàn thị trường (toàn index) phải thu hẹp về biến động giá, tức là đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh giá trước, đáy giá sau cao hơn đáy giá trước, nếu kẻ các đường thẳng nối các đỉnh và nối các đáy thì sẽ được hình tam giác giống như cờ đuôi nheo. Nếu giá đi lên khỏi tam giác này thì thị trường sẽ chuyển sang xu hưởng đi lên, và ngược lại, nếu đi xuống khỏi tam giác này thì thị trường chuyển sang xu hướng đi xuống.

Như trong hình thì có thể thấy, thị trường sẽ sớm đi tới điểm cuối để bắt buộc phải ra khỏi tam giác, do đó, chúng ta không thể lướt sóng được mãi. Thông thường, chúng ta chỉ có thể lướt sóng được một vài lần mà thôi, và càng về sau thì tỉ suất sinh lời giảm trong khi thời gian chờ đợi ngày càng dài hơn.

Cổ phiếu có nền giá tốt và biến động trong một dải hẹp

Cách tính biên độ an toàn (MOS) để mua cổ phiếu theo phương pháp 4M

Chào các bạn!

Trong bài này S hướng dẫn cách tính biên độ an toàn theo phương pháp 4M để tính ra giá mua vào cổ phiếu.

Bốn chữ M: Ý nghĩa (Meaning), Lợi thế cạnh tranh (Moat), Quản lý (Management), và Biên độ an toàn (Margin of Safety)

Doanh nghiệp tốt nhưng giá đã cao thì có nên mua không? Tất nhiên là không trừ phi bạn muốn đợi thật lâu, nhưng đợi không phải là giải pháp tốt vì có thể mỗi cổ phiếu của bạn không tăng giá còn các cổ phiếu khác tăng giá ầm ầm. Bạn đã bị lỡ cơ hội làm giàu chỉ vì quá yêu hay quá trung thành với một cổ phiếu nào đó.

Đây là lý do mà những người tư duy siêu hình thường thua lỗ khi đầu tư. Vì họ cơ bản chi tin doanh nghiệp quốc doanh, mà những doanh nghiệp này là chủ thể úp bô nhà đầu tư nhiều nhất. Tôi thấy nhiều người cứ mở ngân hàng là phải mở ở ngân hàng quốc doanh trong khi thủ tục rườm rà, lãi suất thấp. Tôi thì luôn chọn ngân hàng tư nhân và lãi suất cao nhất để gửi tiền.

Để tính giá MOS thì chúng ta sẽ phải tính được giá tương lai của cổ phiếu, dựa trên những dữ liệu hiện có, và tính ra xem nếu đầu tư 10 năm thì chúng ta có lời được ví dụ 15%/năm hay không. Với cổ phiếu thì chúng ta cũng sẽ thường đầu tư 10 năm, vì đầu tư giá trị nghĩa là phải tin tưởng vào sự trường tồn của doanh nghiệp thay vì chỉ lướt sóng. Tất nhiên là bạn không phải giữ hẳn 10 năm, mà đây là TẦM NHÌN thôi.

  • Số năm: Y = 10 năm
  • Lợi nhuận mong muốn (tối thiểu) một năm: Profit_min = 15%
  • Tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp: G, ví dụ 20%
  • EPS 12 tháng gần nhất: EPS_12mon (gọi là EPS(TTM) = Trailing Twelve Months)
  • P/E trong tương lai (mức cao nhất của P/E) mà doanh nghiệp có thể đạt tới: PE_future

Như vậy, chúng ta có EPS hiện tại là EPS_12mon và chúng ta phải ĐOÁN được PE_future (đây là con số chủ quan, ví dụ có một phương pháp định giá là PEG lấy P/E chia cho tăng trưởng G, nếu PEG < 1 thì đáng mua, nên có thể lấy tạm PE_future = G cũng được).

Từ đó, chúng ta tính ra giá tương lai mà thị trường chấp nhận cho cổ phiếu này là:

Price_future = EPS_12mon * PE_future

Nhưng giá tương lai này sẽ tăng lên theo EPS vì EPS cũng đang tăng trưởng do doanh nghiệp tăng trưởng với tốc độ G, nên sau Y = 10 năm thì nó sẽ là EPS_12mon * (1 + G)^Y.

Do đó, giá cổ phiếu có thể đạt tới mức độ tốt nhất là EPS_12mon * PE_future * (1 + G)^Y.

Tất nhiên là chúng ta KỲ VỌNG sau 10 năm nó đạt được thế.

Nhưng mà tiền vốn bỏ ra lúc này thì sau 10 năm chúng ta YÊU CẦU nó phải tăng trưởng Profit_min = 15%/năm, nên tiền lúc này sau Y năm sẽ có giá vốn tăng lên (1 + Profit_min)^Y lần.

Bạn có thể tham khảo phương pháp dòng tiền chiết khấu. Nói nôm na thì tiền đang có trong tay lúc này chỉ nên đầu tư nếu tương lai nó tạo ra đồng tiền lớn hơn, và theo quan điểm cá nhân của tôi, nếu không sinh lời được 15%/năm thì thất bại. Nghĩa là sau 5 năm nó phải tăng gấp đôi (theo quy tắc 72 thì 72/15 = 5, nên sau 5 năm sẽ tăng hai lần). Nếu có ai vay tiền tôi lúc này hẹn 5 năm trả, họ phải trả tôi gấp đôi tôi mới cho vay. Hoặc nếu mua đất đầu tư tầm 5 năm, nó phải tăng gấp đôi trong thời gian dưới 5 năm tôi mới bỏ vốn ra.

Phương trình đầu tư giá trị sau 10 năm là:

Price_to_buy * (1 + Profit_min)^Y = EPS_12mon * PE_future * (1 + G)^Y

Price_to_buy là giá đúng nên mua lúc này.

Do đó: Price_to_buy = EPS_12mon * PE_future * ((1 + G)/(1 + Profit_min))^Y

Còn giá mua theo biên độ an toàn là MOS = Price_now / 2.

Vì sao lại lấy nửa giá nên mua thôi? Vì thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, tâm lý, tin đồn vv. Nó có thể dễ dàng mất tới nửa giá trị. Thông thường, sự kiện thiên nga đen sẽ làm mất giá 20 ~ 30% giá trị, lòng tham dùng đòn bẩy và nỗi sợ hãi làm nốt phần còn lại và cổ phiếu giảm 40~ 50% giá trị là bình thường. Nó không giống bất động sản tí nào.

Tôi ví dụ, doanh nghiệp tăng trưởng 20%/năm (thường là tính trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế vv, và lấy con số thận trọng hơn tức là thấp hơn, và thường tính trong thời gian 1 năm vừa rồi, 5 năm, 10 năm, lại lấy con số thận trọng nhất). G = 20%.

EPS_12mon = 5k.

PE_future thì chúng ta lấy bằng G, tức là PE_future = 20.

Còn lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được thì đương nhiên là 15% rồi: Profit_min = 15%.

Thời gian để tính (chúng ta là nhà đầu tư giá trị và đầu tư lâu dài) Y = 10 năm.

Do đó: Price_to_buy = 5 * 20 * (1 + 0.2)^10/(1 + 0.15)^10 = 153k.

Từ đó tính ra MOS = 153/2 = 76.5.

Nếu giá hiện tại trên thị trường cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn giá này thì mua vào.

Phương pháp tính P/E tương lai

Thursday, September 16, 2021

Lùa gà và úp bô

Chào các bạn!

Trong bài này tôi sẽ nói tiếp về thủ thuật lùa gà và úp bô của lái. Lái trên thị trường giống như là cha là mẹ, cho ăn cơm thì được ăn cơm, cho ăn đòn thì bị ăn đòn. Trong dân gian lưu truyền bài vè:

Ngẫm hay muôn sự tại Lài (tiếng lóng gọi Lái)
Lái kia đã bắt làm gà FOMO
Bắt ăn tiền phải ăn tiền
Cho úp bô mới được phần úp bô

Lái chứng khoán cũng như đội lái bất động sản, họ có tiền và kỹ nghệ để tạo sóng ngắn hạn (tất cả đều là giả dối). Bọn gà có đặc tính là tham lam, chỉ cần có mồi thơm là sẽ dụ được. Ai chẳng muốn mua một mảnh đất nền đợi một vài năm nó tăng lên gấp đôi kia chứ. Chúng ta nghe quá nhiều thành công kiểu nhân đôi tài sản như vậy rồi. Còn biết bao nhiêu người đu đỉnh, mất tiền, chôn vốn, thì không báo nào đăng cả. Vì nền báo chí này là của lái, do lái và vì lái. Lái có tiền, mà tiền thì muốn viết bài đăng bài thế nào chẳng được. Viết bài vì tiền thì tốt hơn là viết bài phục vụ đại chúng.

Lòng tham và nỗi sợ hãi lớn nhất trên thị trường là bỏ lỡ cơ hội khi một cổ phiếu tăng giá rất nhanh mà lại không vào, thậm chí là tất tay hay vay thêm tiền (kỹ quỹ = margin) để mua chịu nhằm đầu cơ.

Do đó, để lùa gà thì tốt nhất là đẩy giá lên với số lượng giao dịch lớn:

Một mảnh của đồ thị Giá - Khối lượng giao dịch

Trong hình này thì chúng ta thấy giá bị đẩy lên với khối lượng giao dịch lớn hơn hẳn ngày thường. Nhưng chúng ta thấy có sự đứt quãng ở giá. Vì sao?

Thị trường của lái, do lái và vì lái

Chào các bạn!

Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa nô dịch đang cực thịnh như thế này, tôi nghĩ chúng ta chỉ nên tập trung vào tiết kiệm - đầu tư - app hẹn hò, đây là những cách đơn giản nhất để sống hạnh phúc rồi. Tuy nói vậy, đầu tư đâu phải là dễ? Nếu nó dễ thế thì rất nhiều người ham muốn làm giàu và có kinh nghiệm đầu tư 10, 20 năm hẳn là giàu cả rồi?

Đúng vậy! Ham muốn làm giàu thì chưa chắc đã giàu, vì trên thị trường lòng tham có thể khiến con người bị lái gài vào bẫy để úp bô. Gà, lợn sẽ bị đồ sát. Nó giống như nếu bạn vã quá mà lên app hẹn hò, có lẽ sẽ không thành công. Trong cuộc đời, để thành công thực sự cần sự TRƯỞNG THÀNH. Chúng ta cần phải dấn thân trải nghiệm và giác ngộ về cuộc đời. Vừa thực hành nhưng đôi khi cũng phải chịu khó "chuyết" hay nghe chuyết một tí.

Tôi nghĩ TIẾT KIỆM mới là nền tảng của cuộc đời. Thực ra, con người đã học cách tiết kiệm hàng triệu năm. Còn việc LÀM GIÀU là mới đây, chủ yếu được thúc đẩy bởi phức cảm tự ti người nghèo trong chủ nghĩa tư bản. Khởi đầu của việc này là sách "Nghĩ giàu và mọc giàu". Lý do là vì chủ nghĩa tư bản tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, bằng cách sử dụng vốn vay lớn tạo ra các nhu cầu mới, thúc đẩy CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG. Bạn cũng có thể làm thế: Vay tiền để kinh doanh. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa cực thịnh của tư bản, do tư bản và vì tư bản như thế này, bạn có thể phá sản bất kỳ lúc nào. Nếu bạn còn trẻ và chịu được rủi ro thì không sao. Tất nhiên là kinh doanh trong ngành nghề mình yêu thích hay có thế mạnh thì vẫn tuyệt vời, nhưng trong môi trường mọi người đang bị bần cùng hóa và sức mua kém thì không tốt chút nào.

TIẾT KIỆM là thứ duy nhất mà bạn có thể đảm bảo là sẽ thành công. Đầu tư hay app hẹn hò thì nó còn phụ thuộc người khác hay đối tác, nên không tự mình đảm bảo được. Lúc này, chúng ta phải trải nghiệm để giác ngộ chứ không có cách nào thành công sớm.

Thị trường của lái, do lái và vì lái

Bạn không được để mất tiền và phải hiểu được bản chất của thị trường. Nói cách khác, bạn phải hiểu được bản chất của những người đang tham gia cuộc chơi. Thị trường chỉ là một sòng bạc và trên đấy có rất nhiều tay cờ gian bạc lận cũng như các con bạc khát nước. Để có thể hiểu sâu sắc thì chúng ta chỉ có cách là QUAN SÁT VÀ ĐÀO SÂU SUY NGHĨ mỗi ngày. Và để cho dễ thì đừng bao giờ nghĩ thị trường chứng khoán là một thứ gì đó đặc biệt: Nó không khác gì thị trường bất động sản hay sòng bạc cả. Con người, tâm lý con người là những thứ bạn phải giác ngộ!

Nếu ngồi vào chiếu đánh bạc, bạn phải biết rõ những kẻ kia có đang thông đồng với nhau để chăn bạn hay không. Nếu biết rồi thì đừng ngồi vào. Bạn không được để mình mất tiền. Đây mới là điều quan trọng nhất, bất di bất dịch chứ không phải là làm giàu. Đây là lý do mà người rất ham muốn làm giàu chưa chắc đã giàu, thậm chí họ còn phá sản và ôm nợ. Bởi vì họ để lòng tham dẫn đường chỉ lối. Muốn làm giàu thì phải không để mất tiền trước đã, và để học cách không mất tiền thì bạn sẽ tốn tương đối nhiều thời gian. Khi bạn học được rồi, bạn có thể kiếm tiền thoải mái trên thị trường!

Đây gọi là: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

App hẹn hò cũng vậy thôi. Hãy lên đấy và kiếm một người trong mộng như ý. Đừng để những người không đáng làm mất thời gian của bạn là được. Vì bọn này sẽ là chúa ỡm ờ và ẩm ương. Sẽ chẳng bao giờ thành công mà còn mất cả chì lẫn chài. Những mối quan hệ dưới chuẩn thực sự làm chúng ta mất mát rất nhiều thứ chứ không chỉ thời gian. Mà những mối quan hệ kiểu này lại chiếm đa số. Hãy DŨNG CẢM cắt bỏ ngay từ đầu nhé. Cắt lỗ phải kiên quyết vì "Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát".

Lái là ai và vì sao lái?

Monday, September 13, 2021

Chủ nghĩa tiêu dùng

Chào các bạn!

Để tránh bị bần cùng hóa thì nên tránh làm con thiêu thân của chủ nghĩa tiêu dùng. Thay vào đó, bạn có thể TIẾT KIỆM - ĐẦU TƯ. Tiết kiệm cũng có thể vui, nhưng chậm hơn và lâu bền hơn là tiêu tiền. Tôi đã tốt nghiệp chủ nghĩa tư bản mấy năm (từ 8/2017) và thấy vẫn ổn. À, thấy RẤT ổn. Tôi vẫn mua đồ xịn đấy, nhưng phải giảm giá mạnh, ví dụ giày giảm 50%, gọng kính 40%, áo 25%. Còn đâu là WINDOW SHOPPING nên cũng khá rành về hàng hóa, đặc biệt là mua gì ở đâu rẻ.

Tôi dùng app quản lý chi tiêu và giảm được khá nhiều sinh hoạt phí đấy. Bí quyết vẫn là mua đồ ở nơi bán rẻ nhất và sử dụng thật tiết kiệm vào, rồi còn tái chế đồ cũ nữa. Đi lại thì tôi hay dùng xe đạp cho đỡ tốn xăng.

Nhưng thế thì có gì vui? Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn CÁCH VUI MÀ KHÔNG CẦN TIÊU  NHIỀU TIỀN.

Tiết kiệm để tài sản tăng trưởng

"Đếm tiền" là niềm vui tối cổ của nhân loại nhưng có vẻ chưa bao giờ lạc hậu (^o^).

Nếu bạn đi làm và dùng app quản lý chi tiêu thì bạn sẽ biết được tiền của mình tăng bao nhiêu ngay trong tháng đó. Nhưng nếu bạn là "phi làn" (freelancer) thì sao? Bạn nên tổng kết tài sản mỗi 6 tháng hay 1 năm một lần. Ngoài ra, chúng ta sẽ review lại app quản lý chi tiêu xem dòng tiền như thế nào và có thể tiền kiếp hơn nữa được không. Đấy cũng là niềm vui.

Từ việc tiết kiệm bạn có thể tìm ra các Ý TƯỞNG để thay đổi lối sống. Từ đó, cuộc sống của bạn bước sang trang khác. Như tôi thì đó là việc bắt đầu đầu tư. Bên cạnh đó thì tôi có cả đống ý tưởng để tiết kiệm tiền nhiều hơn và tôi thực sự đã thực hành ngay để dòng tiền lành mạnh hơn nữa.

Đầu tư để sinh lời

Mở tài khoản chứng khoán và bắt đầu mua bán thôi. Nếu việc đầu tư sinh lời thì nó cũng mang lại cảm giác thắng bạc mà không thực sự phải đánh bạc. Đầu tư mà lời thì khá vui, nhưng nếu lỗ thì bi kịch. Nên bạn phải HỌC TẬP về đầu tư.

Việc học tập đảm bảo là bạn sẽ vui. Nó sẽ giúp trực tiếp cho việc sinh lời và làm bạn bớt sợ hãi rồi ra các quyết định sai lầm trên thị trường.

Việc học tập (về công ty, về cổ phiếu, về thị trường vv) kéo dài mãi mãi, nên bạn có niềm vui lâu dài. Chỉ là học tập thôi mà! Sau đó bạn đặt lệnh theo kiến thức và bạn có, đa số trường hợp sinh lời tốt hơn gửi ngân hàng nhiều.

Nếu bạn không bao giờ đầu tư vào những công ty đang xuống dốc, có lẽ bạn không bao giờ thua lỗ. Còn nếu bạn đầu tư vào những công ty tăng trưởng, bạn có sự khởi đầu tốt đấy.

Lên app hẹn hò

Trên app hẹn hò thì kiểu người nào cũng có. Một cái hồ toàn cá! Bạn phải có thực chiến mới kiếm được người yêu nhưng nên thường xuyên có mặt trên app. Hãy năng nổ chịu khó nói chuyện trên này, rồi mọi thứ sẽ tiến triển thôi. Bạn phải lên với tâm thế VUI LÀ CHÍNH nhé. Kiểu gì cũng chiều, cứ lựa gió mà bẻ măng. Ngay cả kiếm người yêu nghiêm túc thì đây cũng là thiên đường rồi. Ngoài đời khó mà kiếm được người xinh như thế.

Nếu may mắn, bạn có thể kiểm được một trang tuyệt thế giai nhân đẹp như trăng rằm luôn ý.

App hẹn hò và app đầu tư cũng giống nhau, bạn cần lên đó và trải nghiệm cho quen tính năng. Càng hẹn hò nhiều sẽ càng có kinh nghiệm và giúp bạn thành công về sau.

Cuối cùng, bạn có thể đi tới một ảo mộng ái tình, tốt hơn nhiều so với mối quan hệ hữu cơ đậm chất toán tính ngoài đời thực chứ.

Chủ nghĩa tiêu dùng - sự phồn hoa giả tạo

Tuesday, September 7, 2021

Thị trường chứng khoán có sập không?

Chào các bạn!

Trong cuộc sống, trong đầu tư, trong tình trường, chúng ta không dự đoán được điều gì cả. Nhưng chúng ta vẫn phải dự đoán! Bởi vì, điều quan trọng là phải có CHÍNH KIẾN (ý kiến riêng dựa trên trải nghiệm thực tế "bi thương" của bản thân). Bạn không thể dự đoán đúng, nhưng nếu bạn có CHÍNH KIẾN, bạn vẫn có thể kiếm bộn tiền. Bởi vì dự đoán sai ngày hôm qua sẽ trở thành dự đoán đúng ngày hôm nay.

Trong thị trường chứng khoán thì sẽ có hai trường phái chính:

  • Hô tăng, thúc đẩy mua vào
  • Hô sập, thúc đẩy bán ra

Người hô tăng là người đang cầm cổ phiếu - hẳn vậy rồi, và người hô sập là người đang cầm tiền. Như vậy, đây không hẳn là "dự đoán" mà chỉ là KỲ VỌNG, mang tính tư lợi hoàn toàn. Ngay cả chuyên gia cũng có lúc hô tăng hay hô sập. Nhưng cuối cùng, họ vẫn đúng. Tôi ví dụ chuyên gia hô tăng, nhưng thị trường lại sập. Bạn tin chuyên gia và mua vào và cuối cùng mất tiền, nên cảm thấy chuyên gia mất uy tín và bạn hận người này. Nhưng thực sự là sau khi sập, thị trường lại phục hồi và tăng điểm mạnh. Và bạn hối hận vì đã không kiến định tin theo chuyên gia.

HỐI HẬN!

Rồi thị trường lại sập thì sao? Bạn lại hối hận lần nữa vì ... tin chuyên gia à?

Bạn không có chính kiến, nên bạn sẽ mất tiền. Tôi không thể dự đoán được thị trường nhưng tôi có CHÍNH KIẾN, vì thế, tôi có thể điều chỉnh rất nhanh khi tình hình thay đổi, nói cách khác, tôi sẽ thích ứng tốt với thị trường, từ đó tôi kiếm được tiền thay vì mất tiền.

Một ví dụ điển hình là tôi đầu tư vào cổ phiếu cơ bản với niềm tin là cổ tức cao cộng với trả hết nợ vay thì tạo ra lợi nhuận tăng đột biến, từ đó, hiện thực hóa mức sinh lời 15%/năm, thậm chí là 20%/năm. Ngay cả hệ thống T cũng đưa ra những dự đoán rất khả quan về khả năng tăng giá của cổ phiếu. Sự thực là tôi định tất tay cổ phiếu này.

Kết quả? Tôi phải cắt lỗ ở mức -10%. Điều may mắn duy nhất là tôi còn mua một số cổ phiếu tăng trưởng và thực sự là sinh lời gấp 8-9 lần số lỗ. Nên tôi không buồn lắm! Nhưng tôi đã sai khi cho rằng có thể ăn cổ tức 15%/năm. Đúng là tôi ăn được 7.5% cổ tức rồi nhưng cổ tức giảm đi theo sự sụt giảm của lợi nhuận, và giá cổ phiếu cũng giảm đi nhiều, thì ăn cổ tức có tác dụng gì? Mức lỗ -10% là gồm cả cổ tức vào rồi mới được thế nhé. (^_-)

Nhờ thế, tôi biết được cổ phiếu nào mới là cổ phiếu đáng để đầu tư. Phải là cổ phiếu tăng trưởng liên tục và đột phá không ngừng về lợi nhuận.

Mãi về sau, trong một khoảnh khắc lóe sáng và bước chân được vào cảnh giới của trí tuệ siêu việt, tôi chợt hiểu ra tất cả.

Bởi vì tôi nhìn báo cáo tài chính và thấy là nợ trả xong và khoản nợ phải trả đó lẽ ra trở thành lợi nhuận và phải làm tăng lợi nhuận lên 200%, mà rốt cuộc thì lại thành bị giảm lợi nhuận 30%, vậy tiền đi đâu về đâu?

Tôi chợt nhận thấy là công ty này mua nguyên liệu đầu vào từ một công ty Big Brother khác và bán sản phẩm cho công ty mẹ cũng của Big Brother. Tức là giá mua vào và giá bán ra là do Big Brother chi phối. Do đó, tại sao phải trả cổ tức cho cổ đông, mà không bòn rút công ty này bằng cách tăng giá đầu vào, giảm giá đầu ra?

Chưa kể, trong khủng hoảng thì nhu cầu khách hàng cũng giảm đi, nên doanh thu bị sụt giảm. Nhưng ngay cả khi doanh thu không sụt giảm, thì công ty cũng sẽ không hoàn trả lợi nhuận cho cổ đông, đúng không nhỉ?

Họ sinh ra là của Big Brother, do Big Brother và vì Big Brother mà thôi. Đây là kiểu doanh nghiệp mà chúng ta đều phải tránh, nếu không sẽ mất tiền, hoặc là sẽ không thể tăng trưởng tài sản trong rất nhiều năm nếu không nói là vô hạn.

Điều tôi muốn nói là bạn phải có TRẢI NGHIỆM dựa trên chính kiến của bản thân, và trải qua nhiều đau thương cũng như hạnh phúc, để trưởng thành và có trải nghiệm tốt hơn, để có thể đưa ra chính kiến sát thực tế hơn và quan trọng nhất là KIẾM ĐƯỢC TIỀN.

Không hẳn là kiến thức! Mặc dù nếu bạn chịu khó đọc sách đầu tư (tôi là người đọc trung bình, thường là tôi phải đầu tư xong rồi và hết tiền rồi mới đọc sách), thì bạn cũng có thể có được trải nghiệm của người khác, nhưng trải nghiệm thực tế là quan trọng nhất vì chắc chắn là sách sẽ không thể nào liệt kê chính xác những cổ phiếu mà chúng ta có thể mua được cả. Thậm chí hệ thống chứng khoán của họ còn hơi khác của ta.

Khi bạn có chính kiến thì không hẳn là bạn đưa ra DỰ ĐOÁN đúng hơn. Mà bạn đưa ra được KỊCH BẢN để hành động khi thị trường tăng hay sập, và đoán được xác suất của thị trường tăng là bao nhiêu.

Tôi ví dụ, giả sử một cổ phiếu có giá hiện tại là 50k, và tôi tính ra giá tương lai của nó là 60k, còn giá MOS (mua với biên độ an toàn) là 35k, thì tôi có thể đoán là giá sẽ dao động trong khoảng [35, 60]. Công ty chứng khoán thì đương nhiên là khuyến nghị MUA rồi, họ thường xuyên khuyến nghị mua mọi thứ khi nó tăng giá như thế. Bạn biết là nếu rau muống ở chợ tăng từ 20k lên 40k thì họ nói gì không? Họ khuyên bạn MUA vào đấy. Nhưng nếu rau muống giảm xuống 10k thì họ khuyến nghị bạn BÁN ra.

Nếu bạn mua với giá 50k, một lúc nào đó giá là 60k, bạn lời 20%, và bạn đang có rất nhiều tiền và muốn mua, trong khi các cổ phiếu khác thì đều lên kịch giá rồi, thì bạn sẽ mua chứ?

Vấn đề là nếu lời thì bạn lời (60-50)/50 = 20%, nếu lỗ thì bạn lỗ (50-35)/50 = 30%. Do đó, CÓ LẼ LÀ xác suất bạn mua và lỗ cao hơn khá nhiều. Trừ phi bạn có thể đọc được đồ thị và cắt lỗ đúng lúc, nhưng có phải ai đọc đồ thị cũng thành công đâu? Nếu không nói họ là những người kém thành công nhất, vì mua bán quá nhiều.

Thị trường trên đỉnh có thể bị sập không?

Monday, September 6, 2021

Có nên bắt đáy bất động sản để mua nhà trong khủng hoảng?

Chào các bạn!

Có nên mua căn nhà tiêu sản trong khủng hoảng không nhỉ? Báo chí có lẽ sắp chạy chiến dịch lùa gà, hô hào mọi người "Bắt đáy đi! Giá tốt rồi đấy!", các thể loại "chuyên gia tài chính" đăng đàn thường xuyên khuyên mọi người nên bắt đáy bất động sản để có cơ hội sở hữu nhà trăm năm có một này. Vì giá nhà đã rẻ, đã đáy lắm rồi, chần chừ nữa là mất cơ hội, chỉ cần nền kinh tế phục hồi là bất động sản sẽ bật lên như lò xo tạo một mặt bằng giá mới. Có tiền là phải tất tay ngay, ngay lúc này, thậm chí vay ngân hàng mà tất tay, vì "Lúc bạn suy nghĩ thì người khác đã quyết định, lúc bạn quyết định (xuống tiền) thì người khác đã chốt lời".

Nhưng đấy mới là lời của bọn chuyên gia lùa gà thôi. Chứ thực tế thị trường thì giá nhà không giảm. Không giảm cũng có nghĩa là giảm!

Giá bất động sản điều chỉnh (giảm giá) như thế nào?

Trước hết chúng ta phải hiểu về kỳ vọng đối với bất động sản và đặc biệt là niềm tin không lay chuyển "Đất chỉ có tăng giá chứ không thể giảm giá". Đây là một ẢO MỘNG mà nhiều người muốn tin, không phải là sự thực. Giá nhà đất được kỳ vọng tăng 10~15%/năm, tức là trung bình cứ sau 5~7 năm là tăng gấp đôi nếu tính theo quy tắc 72 để tính tỷ lệ sinh lời hàng năm ra số năm cần có để tăng gấp đôi giá trị và ngược lại. Như vậy, một người mua nhà đất trung bình sau 10 năm khi trả hết nợ, số tiền anh ta có sẽ tăng gấp 4, và anh ta là huyền thoại mua nhà. Nhưng nếu tính ra được con số như tôi làm thì có lẽ, "thành công" của anh ta cũng bớt lung linh đi nhiều.

Như vậy, chúng ta có thể đoán rằng, mọi người kỳ vọng nhà đất mà họ mua sẽ tăng ít nhất 10%/năm, đưa họ tới sự giàu có. Nhưng đây cũng lại là ảo mộng vì chúng ta lại biết rằng trong đầu tư bất động sản thì có quy tắc "nước lên thì thuyền lên", dù giá nhà tăng nhưng nếu bán đi để chốt lời chẳng hạn, thì lại kiểm đỏ mắt không ra được nhà như nhà cũ nữa. Và khi nhà cũ tiếp tục tăng giá thì lại ngồi đó khóc than số phận bèo bọt.

Sao cũng được, nhưng thực ra nhà đất luôn tăng giá không hẳn là đúng. Những khu không có biến động nhiều (đô thị hóa đã xong), nhà không tăng được mấy! Chẳng qua là mua đất ở những nơi có thêm hạ tầng, có thêm dân cư vv thì nhà đất mới tăng, nhờ đô thị hóa.

Trong bài Siêu lạm phát, tôi có tiên đoán là nền kinh tế sẽ trì trệ trong 2-3 năm, và cho rằng, giá nhà sẽ không tăng, vì mọi người nghèo đi và bị tăng mạnh chi phí sinh hoạt do lạm phát, dòng tiền tự do (để đầu tư mua nhà vv) yếu đi nên không thể đổ vào kênh bất động sản để thổi bong bóng lên nữa. Trong ngắn hạn 2~3 năm là thế. Nếu giá nhà không tăng trong 2~3 năm thì sao?

Giá nhà đất sẽ điều chỉnh bằng cách không tăng giá!

Chúng ta phải nhớ nằm lòng quy luật này. Như vậy, theo cách này, sau 2-3 năm thị trường nhà đất đóng băng, thực chất là nó điều chỉnh 20~30% (vì kỳ vọng thông thường của mọi người lúc kinh tế bình thường là tăng trưởng 10%/năm).

Giá nhà vẫn đứng, nhưng thực chất là giảm, và giao dịch thì trầm lắng. Đây là nguyên lý vận động của thị trường bất động sản. Vấn đề là sau 2~3 năm, có lẽ một lượng tiền lớn đã được bơm để cứu nền kinh tế, tức là thực chất bất động sản đã mất giá, nếu tính vào siêu lạm phát do in thêm tiền ra.

Vì sao giá nhà không bao giờ giảm?

Sunday, September 5, 2021

Siêu lạm phát có nên giữ tiền mặt không?

Nếu ai thu nhập cũng giảm, thì tiền đi đâu?

Chào các bạn!

Tôi hi vọng mọi người vẫn đang "tọa sơn quan hổ đấu" và khỏe mạnh. Nếu siêu lạm phát xảy ra thì sao? Chúng ta đều đang đứng trước một cơn sóng lớn gọi là "siêu lạm phát", và có lẽ là nên chuẩn bị sẵn tinh thần. Nếu siêu lạm phát thì có nên cầm tiền mặt không, hay là nên mua tài sản nào?

Trước hết, tiền đi đâu khi thu nhập của ai cũng giảm? Lượng tiền vẫn còn nguyên và nằm trong các két sắt. Hãy tưởng tượng tôi trồng trái cây nhưng năm nay do ngăn sông cấm chợ nên không bán được, trái cây để hỏng hết. Như thế, tôi sẽ không trồng trái cây nữa, để đất bỏ hoang. Tiền lẽ ra dùng để đầu tư thì tôi vẫn để trong két.

Nhưng đa số bị giảm thu nhập kia mà? Ít ra cũng phải ăn uống chứ? Đúng vậy. Tiền chảy vào các công ty cung cấp thực phẩm thiết yếu và nhất là công ty y tế. Các công ty trong lĩnh vực này giàu lên. Nhưng ngay cả các công ty thực phẩm vẫn có thể bị giảm thu nhập, do chi phí vận chuyển lại tăng lên mà họ không được tăng giá bán. Tức là năng suất của họ bị giảm đi.

Với một người làm công ăn lương bị mất việc hay mất thu nhập thì tiền của họ đi đâu? Tất nhiên là vào tiền nhà và tiền ăn. Nhưng công ty của họ tiết kiệm được tiền, nên tiền vẫn nằm trong két của công ty, và tiền của công ty tăng lên tương ứng, vì không sản xuất nữa thì không cần phải mua nguyên vật liệu nữa.

Tóm lại thì NĂNG LỰC SẢN XUẤT bị giảm xuống, tức là tổng số sản phẩm tạo ra giảm xuống. Trong khi đó, lượng tiền vẫn như cũ. Do đó, giá cả phải tăng lên, và đây là SIÊU LẠM PHÁT.

Siêu lạm phát gần như là chắc chắn. Chính sách ngăn sông cấm chợ đã thổi quả bóng lạm phát này lên đáng kể. Thực tế thì giá cả đã tăng cao rồi, khoảng 10 ~ 20%.

Kể cả khi nền kinh tế được mở lại hoàn toàn, thì giá cả sẽ lập một mặt bằng mới, cao hơn cũ rất nhiều. Ví dụ là 20% đi, đây mới chỉ là do năng lực sản xuất kém đi, chưa phải là do in tiền. Thực tế là CHƯA IN TIỀN! Vì trong lúc này không sản xuất được có in tiền cũng không đẩy ra được.

Siêu lạm phát đồng nghĩa với sức mua của mọi người kém đi. Nói cách khác, tiền của bạn bị bốc hơi. Điều này có thể làm bạn hoảng loạn và bắt đầu mua sắm vô độ. Ví dụ, bạn thích một con máy tính hay điện thoại đã lâu, mà lại sắp tăng giá mạnh, nên bạn vội mua. Điều này có thể tốt nếu bạn có dư tiền.

Lượng tiền như cũ + Sức sản xuất giảm đi = Siêu lạm phát

Có nên mua bất động sản và cổ phiếu một cách đại trà không?

Thông thường, để chống lạm phát, người ta sẽ mua đất. Nếu tiền được in thêm ra thì giá đất sẽ tăng tương xứng, dựa theo quy luật cung cầu. Như thế, do đã biết trước là siêu lạm phát, nên nếu chúng ta lấy hết tiền, chưa nói là còn vay thêm ngân hàng, để mua chung cư, nhà đất, hay đất nền thì sao?

BI KỊCH!!!

Tuesday, August 24, 2021

Cách nấu cá tối giản siêu ngon

Chào các bạn!

Trong bài này S sẽ giới thiệu cách nấu cá ngon, bổ, rẻ, dành cho người lười, đó là canh chua cá và cá kho. Chiên cá thì cũng tốt nhưng sẽ phải chuẩn bị chảo dầu và pha nước mắn chanh tỏi ớt chẳng hạn, có vẻ tốn nhiều công sức mà dọn dẹp cũng phức tạp do dầu mỡ bắn tùm lum.

Nấu canh chua cá siêu ngon

Ăn cá tiết kiệm được khá nhiều tiền mà còn tốt cho sức khỏe nữa. Trước đây tôi không ăn được cá, vì không thấy ngon. Nhưng nếu chế biến một cách hợp lý thì ai cũng sẽ ăn được cá, mà còn tiết kiệm được 50%  tiền sinh hoạt phí so với ăn thịt nữa. Một lý do làm chúng ta lười ăn cá là phải sơ chế cá nhưng đừng lo, vì giờ siêu thị thường làm sạch cá giùm chúng ta và còn cắt khúc, đóng vào khay luôn nữa.

Canh chua cá là cách rất tốt để chế biến cá bởi vì chúng ta có thể bổ sung đạm từ thịt cá, mà còn có thể nạp cả rau củ quả nữa, nên chỉ cần nấu duy nhất một món này là đủ để ăn một bữa, nếu không nói là ăn cả ngày được. Rất thích hợp cho những người lười.

Bất kỳ cá gì cũng có thể nấu canh chua cá nhưng tôi thì hay sử dụng CÁ SÒNG (tiếng Nhật là cá aji) và CÁ BA SA. Cá bớp, cá thu vv cũng rất ngon nhưng sẽ đắt đỏ hơn. Cá ba sa thì rẻ mà ngon, và ở nước ngoài người ta rất chuộng loại cá này, vì bụng nó rất nhiều mỡ ăn rất ngon.

Canh chua cá sòng

Nguyên liệu (2 ~ 3 người):

  • Cá 400g (cá to cắt lát, cá nhỏ để nguyên con) => rửa sạch, ướp nước mắm 15~20 phút
  • Hành tím 2 củ => băm nhỏ (nếu lười thì có thể bỏ qua)
  • Cà chua 300g => cắt múi cau
  • Dứa (thơm) 1/2 quả => cắt miếng vừa ăn
  • Đậu bắp 300g => cắt vạt xéo (bỏ qua nếu bạn không thích nhớt)
  • Me 10g => ngâm nước rồi lọc lấy nước (nếu lười có thể bỏ qua)
  • Rau thơm 100g: húng quế, ngò, rau mùi (tức ngò hay ngổ), mùi tàu (ngò gai) => rửa sạch thái nhỏ

Cách làm:

  1. Ướp cá với nước mắm 15~20 phút (tôi không dùng hạt nêm hay bột ngọt hay muối mà chỉ dùng nước mắm)
  2. Phi thơm hành tím, cho cà chua vào xào cho ra màu thì cho cá vào om 3 ~ 5 phút
  3. Thêm 1 lít nước sôi vào nồi, cho dứa vào nấu thêm 5 phút
  4. Nêm nếm cho hợp khẩu vị (tôi chỉ dùng nước mắm) rồi cho thêm đậu bắp vào đun tầm 2 phút cho chín đậu bắp
  5. Thêm nước me vào (có thể bỏ qua bước này nếu bạn không thích quá chua vì cà chua cũng chua rồi)
  6. Thêm rau thơm vào (có thể bỏ qua hoặc chọn rau thơm mà bạn thích thôi)

Để đơn giản hóa, bạn có thể không cần hành và phi thơm hành, không cần nước me, không cần rau thơm. Để nấu ngon món này chỉ cần CÁ NGON, NƯỚC MẮM, DỨA (THƠM), CÀ CHUA mà thôi. Đậu bắp cũng có thể bỏ qua nếu bạn không thích nhớt. Tôi thích nhớt nên cho vào khá nhiều. Số lượng bạn cũng có thể tùy biến cho phù hợp khẩu vị, chứ con số trên đây chỉ làm tham khảo. Thường tôi sẽ nấu một bữa ăn một ngày nên sẽ cho vào tầm 2 ~ 3 lát cá chẳng hạn.

Lợi thế của món cá là bạn có thể mua cá đã cắt khoanh và đóng vỉ rồi để trong tủ đông và lấy ra ăn dần. Không cần phải sơ chế vì siêu thị đã làm sẵn cho bạn rồi. Ngoài ra, việc rã đông cá và nấu canh cá cũng tốn rất ít thời gian. Đặc biệt là món này hầu như không kén loại cá, bất kỳ loại cá nào bạn cũng có thể làm món này được.

À, một ưu điểm tuyệt vời nữa là bạn không phải pha nước mắm để chấm cá. Rất thích hợp cho người lười.

Món cá kho siêu tối giản

Cá kho cũng là món ngon và bạn có thể kho bất kỳ loại cá nào. Cũng như canh chua cá, bạn sẽ có lợi thế là không cần pha nước mắm.

Cách làm:

  1. Ướp cá với nước mắm, nước màu dừa (Bến Tre), trái ớt tươi và/hoặc tiêu xanh (tiêu tươi).
  2. Cho nước vào xâm xấp cá, đun nhỏ lửa cho tới khi cạn

Tùy độ cay mà bạn có thể tăng giảm ớt, nếu có tiêu xanh thì chắc sẽ ngon. Nếu thích ngọt thì bạn có thể cho thêm đường nhưng nước màu dừa đã ngọt rồi. Tôi sẽ dùng nước màu dừa Bến Tre để tạo màu, và đây là bí quyết để món này trở nên cực kỳ đơn giản, dễ nấu. Nếu không có nước màu dừa, bạn sẽ phải thắng đường lên để làm nước màu.

Nên biết nấu cá và ăn cá

Vì sẽ có một ngày bạn ngán thịt. Tôi sẽ đảo vòng quanh các loại thịt, một thời gian ăn thịt heo, một thời gian ăn thịt bò, một thời gian ăn cá. Bằng cách này, tôi có thể luôn luôn ĂN UỐNG NGON LÀNH, yếu tố quan trọng nhất để có sức khỏe tốt.

Hơn nữa, nấu cá và ăn cá giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc đấy.

Đi siêu thị và khám phá thêm cách nấu các loại cá mới cũng là việc vui vẻ. Ngoài ra, cá cũng đa dạng về chủng loại nên cũng đỡ ngán hơn là ăn thịt.

Mark

Sunday, August 22, 2021

Trung sản

Chào các bạn!

Trong bài này tôi sẽ bàn về tầng lớp trung sản mới nổi, để làm CASE STUDY về bài học đầu tư. Trung sản là những người có tài sản từ 10 ~ 100 tỉ, tôi nghĩ vậy, nhưng cũng không quá rành số tài sản họ nắm giữ. Ai sẽ trở thành trung sản và quá trình hình thành của họ là thế nào? Liệu chúng ta có thể, và có nên bắt trước họ, để trở thành trung sản hay không?

Trung sản gắn liền với bong bóng bất động sản và chính sách "bần dân dễ trị"

Trung sản là những người nhanh nhạy, có nền tảng gia đình tốt và nắm bắt được thời cơ là những cơn sốt đất nền để đi lên. Như người ta vẫn nói: Chỉ có con người là mất giá và thậm chí là mất phẩm giá, chứ đất làm sao xuống giá được. Hay "mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời".

Trung sản đi lên từ nghề môi giới bất động sản

Tầng lớp trung sản thường là những người có cuộc sống cơ bản, tốt hơn khá nhiều người, đó là có cha mẹ là công nhân viên chức, tuy không giàu nhưng không quá thiếu thốn, con cái được ăn học đàng hoàng. Thậm chí, khi con cái ra trường được tặng cho hẳn một cái nhà nhỏ để vào đời.

Nói thế thì chung chung quá, tôi cũng hơi lú lẫn rồi. Để tôi giới thiệu một người bạn của tôi, là anh Trung Văn Sản vậy.

Anh Trung Văn Sản sinh ra trong gia đình căn bản, có cha mẹ là viên chức nhà nước. Lúc anh ra trường, anh được tặng cho một căn hộ chung cư nho nhỏ để bước vào đời. Anh đi làm như bao người khác, rồi ra riêng. Trong quá trình đó, do anh đẹp trai, lại có nhà, nên anh lập được gia đình khá sớm và thuận lợi, lấy được người vợ cũng nhanh nhạy và tháo vát, lại khá xinh nữa.

Nhưng cũng như bao người khác, anh nhận thấy, dù anh có làm việc chăm chỉ bao nhiêu chăng nữa, thì anh cũng khó mà có thể khá được. Là người nhanh nhạy, anh thấy thị trường bất động sản là một cơ hội lớn, vì giá nhà chỉ có tăng chứ không giảm. Thế là anh bắt đầu thế chấp dùng đòn bẩy tài chính đầu tư vào đất nền, bên cạnh công việc môi giới.

Đúng lúc đó thì đất nền chỗ anh mua bắt đầu sốt. Thực ra thì anh đoán là hạ tầng khu vực đó sẽ phát triển, do công việc trước đây anh làm có liên quan một vài nhà máy và khu công nghiệp tại đó.

Do đó, anh không còn môi giới mua bán chung cư nữa, mà chuyển hẳn sang đất nền vùng ven. Quả thực anh là người nhanh nhạy, lại trung thực, vẻ ngoài dễ mến, hoặc cũng có thể đơn giản là anh gặp may.

Anh dùng đòn bẩy tài chính liên tục và những miếng đất anh mua đều tăng giá nhanh chóng từ gấp rưỡi tới gấp ba, trung bình là gấp đôi chỉ sau một vài năm. Hơn nữa, anh cũng tạo ra dòng tiền rất vững vàng từ việc môi giới đất nền, vì khi cơn sốt đất bắt đầu, thì ai cũng sẵn sàng chồng tiền để mua cả. Vì thế, chỉ trong một vài năm, tài sản của anh nhanh chóng tăng lên 5 ~ 6 lần. Anh có thể mua biệt thự và nghỉ ngơi, với nghề môi giới, nhưng anh không làm vậy.

Vì anh nhận thấy, giá đất đã cao và giao dịch bị chững lại. Không còn thông tin mở đường, xây cầu vv nữa. Khu này đã đô thị hóa tới mức cực đại của nó, hết tiềm năng phát triển thêm. Ngay cả thu nhập từ việc môi giới cũng bắt đầu suy giảm rõ rệt. Để bán được lô đất cần nỗ lực gấp đôi nhưng chốt đơn lại giảm nửa.

Anh trăn trở không biết nên làm gì tiếp. Chính xác là nên buôn đất ở đâu tiếp. Thì vợ anh lại gợi ý hay về quê vợ buôn đất. Chỗ đấy vẫn đất rộng người thưa và quan trọng là chưa sốt đất, nhưng có thể là điểm đến tiếp theo của những cơn sốt đất.

Ngoài ra, vợ anh cũng có bố mẹ vợ có tương đối nhiều đất đai, chủ yếu là đất nông nghiệp, lại là địa bàn của nhà vợ nên cũng không khó để định cư.

Anh đã quyết định chuyển tới quê vợ và tiếp tục buôn đất. Và đây lại là một quyết định đúng. Đất sốt liên tục, tới mức những người bán ra đầu tiên hàng hecta, hàng sào còn phải ngồi khóc vì bán quá rẻ. Là quê vợ nên anh tạo dựng nhanh chóng mối quan hệ với phòng tài nguyên, phòng quy hoạch của địa phương, cũng như các thủ tục rất thuận lợi.

Anh vừa môi giới hẳn dự án, vừa góp vốn buôn dự án, vừa môi giới các lô đất nhỏ. Tài sản của anh nhanh chóng nở ra, anh trở thành trung sản.

Anh sở hữu rất nhiều đất đai, vài căn nhà, và một công việc môi giới hái ra tiền.

Như vậy, chúng ta thấy được rằng trung sản đi lên từ bong bóng bất động sản, thường là những cơn sốt đất nền.

Tổng kết lại về nguyên tắc thành công của trung sản thì:

  • Có niềm tin sắt đá vào giá trị bất động sản (sẽ chỉ tăng chứ không bao giờ giảm)
  • Thông thạo một địa phương nào đó, thường là quê mình hay quê vợ
  • Có vốn ban đầu (cực kỳ quan trọng), và có sự hỗ trợ từ cha mẹ nếu thất bại

Thực ra, muốn trở thành trung sản thì bạn phải không bị rủi ro về dòng tiền. Tức là ngay cả khi bạn thất bại, bạn vẫn có thể ăn bám cha mẹ được. Hãy đảm bảo là cha mẹ có nhà và có lương hưu, và bạn vẫn có phòng riêng sống khá thoải mái. Còn ăn uống thì đáng mấy, cha mẹ bao 10 năm cũng được mà!

Nhưng thường thì ngay từ đầu bạn đã khá thuận lợi, vì cha mẹ mua hẳn cho căn nhà. Hoặc bạn tự mua nhà nhưng cha mẹ cho vay quá nửa, nên bạn cũng nhanh chóng mua được nhà, dù là đang trả góp. Do đó, bạn sẽ có thể lập gia đình khá sớm, cũng thường với người có gia đình bài bản. Vì sớm yên bề gia thất, nên bạn có thể tập trung vào sự nghiệp, mà mục tiêu lớn nhất là kiếm thật nhiều tiền.

Bong bóng bất động sản sẽ biến ước mơ của bạn trở thành hiện thực.

Không phải ai cũng trở thành trung sản

Wednesday, August 18, 2021

Làm các món rau củ siêu ngon với gia vị Nhật Bản

Chào các bạn!

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn làm các món rau củ quả SIÊU ĐƠN GIẢN SIÊU NGON bằng một số gia vị Nhật Bản mà bạn có thể mua dễ dàng ở các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm Nhật.

Gia vị cần có: Nước tương shoyu, tương miso, nước chấm ponzu (nước chấm có vị chanh nhật, giống như "nước mắm chanh tỏi ớt" với người VN vậy), hạt nêm dashi (từ cá, rong biển vv), rượu ngọt mirin, cá bào (katsuobushi, cá ngừ vằn bào), rong biển, vv.

Đậu bắp với ponzu

Bạn chỉ cần luộc đậu bắp lên (3-4 phút), chế nước tương ponzu lên rồi rắc cá bào lên, rất đơn giản.

Nhưng nếu cầu kỳ thì bạn có thể bóp đậu bắp với muối để sạch lông và có màu đẹp hơn, xả sạch, luộc trong nước sôi trong 3-4 phút, xả nước lạnh hoặc ngâm nước lạnh, nước đá càng tốt. Rồi chế ponzu lên và rắc cá bào, hoặc là cầu kỳ hơn thì cắt nhỏ ra rồi trộn lên như trong hình.

Món này chỉ dành cho các bạn thích nhớt, và ở Nhật thì nhớt là một tiêu chuẩn về độ ngon đấy. VN có câu "Bánh mỳ phải có pa tê" thì Nhật cũng có câu "Đàn ông phải có hentai, Đồ ăn phải nhớt thì nhai mới ngầu" mà.

Cách làm ponzu từ nước tương shoyu

Ponzu có thể mua khá dễ từ các cửa hàng bán đồ Nhật hay đồ nước ngoài, tuy nhiên, trong thời đại "ngăn sông cấm chợ" thì có thế hơi khó ra ngoài để mua đồ, nên tôi đã tra cách làm trên mạng, cụ thể là ở đây.

Nguyên liệu:

  • Tương shoyu 100cc
  • Dấm 50cc
  • Mirin (rượu ngọt) 30cc
  • Loại cam chanh mà bạn thích: 50~100 cc

Cách làm: Cho tương shoyu, dấm, mirin vào đun vừa sôi lên thì bắc khỏi bếp (không đun sôi lâu), để nguội rồi cho loại cam chanh bạn thích vào và lưu trữ trong bình đựng.

Cách làm mirin từ rượu và đường

Nguyên liệu:

  • Rượu sake (rượu gạo Nhật Bản) 1 thìa lớn (15cc)
  • Đường 1 thìa nhỏ (5cc)

Trộn hai nguyên liệu trên lại là được (nguồn Cookpad). Rượu nào cũng được, không nhất thiết phải là rượu sake, nhưng rượu càng xịn thì càng thơm. Bạn có thể dùng rượu soju của Hàn, vodka Hà Nội hay rượu Bầu Đá, dùng rượu bếp cũng được nhưng rượu bếp thì thường là rượu rẻ tiền, nên sẽ không thơm ngon bằng các loại rượu đắt tiền hơn. Có lẽ chúng ta nên dùng vodka Hà Nội, vừa làm vừa tu nửa chai cho có sĩ khí. Gì chứ rượu này thì tôi có năng khiếu!

Bí ngòi (zucchini)

Tuesday, August 10, 2021

Đừng bao giờ đầu tư vào những công ty đang xuống dốc

Chào các bạn!

Kể ra thì chúng ta cũng muốn kinh doanh, kiếm bộn tiền và trở thành doanh nhân thành đạt đấy. Giá mà chúng ta có đam mê gì đó, và giá mà đam mê đó ở trong lĩnh vực đang ăn nên làm ra. Và gia đình cũng nên khá khẩm chút chứ nhỉ? Để lỡ ra có thất bại còn có vốn viện trợ không hoàn lại để làm lại từ đầu. Ngoài ra, có lẽ chúng ta cũng nên chăm chỉ nữa. Nếu là thứ đam mê thì chắc sẽ chăm chỉ thôi. Tốt nhất là đam mê tiền. Nhưng cơ bản, không phải ai kinh doanh cũng thành công. Người thành công thì đa số đều mệt mỏi.

Nếu chúng ta không đam mê, không chăm chỉ, chỉ muốn sống vui vẻ qua ngày đoạn tháng thôi thì sao? Nếu bạn chỉ là một cô gái bình thường, làm văn phòng, không quá tham vọng, chỉ muốn có một tình yêu đẹp thôi thì sao?

Đầu tư "ăn chắc mặc bền" là con đường không chỉ giúp bạn có thể sống tương đối lười biếng, mà còn giúp bạn đi tới một tương lai tài chính tươi sáng, và nếu khéo một chút, bạn còn có thể sống trong một ảo mộng ái tình.

Nhưng đấy chỉ là khi bạn không "đầu tư vào những công ty đang xuống dốc".

Đầu tư cổ phiếu có cổ tức cao "có vẻ ngon"

"Có vẻ" nghĩa là không ngon. Đây là sai lầm cay đắng của tôi. Hậu quả là tôi phải cắt lỗ ở khoảng 10% và khoản lỗ này là vĩnh viễn. Tôi cần phải học một bài học sâu sắc từ nỗi đau này.

Lý thuyết rất đơn giản: Mua cổ phiếu của một công ty trả cổ tức cao (10%), đồng thời, EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) cũng tăng trưởng thêm khoảng 30% trong 1-2 năm, từ đó có thể tạo ra lợi nhuận 40% trong 2 năm.

Nhưng tôi chỉ không ngờ, tình hình kinh doanh đảo chiều và dự đoán của chuyên gia đảo chiều nhanh chóng. Cổ phiếu không chỉ rớt giá, mà cổ tức cũng rớt theo. Đúng là ăn được cổ tức, nhưng kém năm trước, nên không được 10% nữa. Còn giá cổ phiếu thì rớt tới 10~15% ngay.

Vốn đây là công ty "an toàn", không tăng trưởng mà còn giảm doanh thu mỗi năm, tuy nhiên, công ty sắp trả hết khoản nợ vay, nghĩa là dòng tiền trả khoản nợ đấy có thể hạch toán vào lợi nhuận, từ đó sẽ cải thiện được lợi nhuận của công ty, làm giá cổ phiếu đi lên.

Đúng là trả hết khoản vay mỗi năm (cũng tương đương với lợi nhuận sau thuế) thật đấy, nhưng kế hoạch lợi nhuận năm nay giảm chỉ còn ... 2/3.

Rốt cuộc, tiền đi đâu cả rồi? Và tôi đã sai ở đâu?

Mất tiền có nghĩa là sai. Cuối cùng tôi đợi một đợt hồi lên để cắt lỗ ở -10%. Sau đó, cổ phiếu này hiếm khi lên lại được mức đó nữa.

Nói về tiền đã đi đâu thì tôi không thực sự rõ, trong hệ thống chứng khoán T thì lúc đầu họ dự đoán rất tươi sáng, nhưng sau khi công ty công bố kế hoạch mới trong đại hội cổ đông thì họ dự đoán lợi nhuận giảm đi rất nhiều, trở nên rất kém.

Nhưng gói gọn lại thì:

  • Chi phí đầu vào cao
  • Giá hàng hóa bán ra giảm đi
  • Nhu cầu hàng hóa giảm đi do tình hình kinh tế chung
  • Bị đối thủ giá rẻ cạnh tranh

Lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng dẫn tới dù trả hết nợ vay mà lợi nhuận vẫn không thể tăng trưởng, nghĩa là tình hình công ty tệ thế nào!

Đầu tư vào một công ty đang xuống dốc trong một ngành nghề đang đi xuống, đấy là sai lầm nghiêm trọng phải trả giá bằng 10% vốn.

Mà một khi công ty đang xuống dốc, thì cổ tức cũng xuống dốc theo, và trả cổ tức làm .... lợi nhuận chưa phân phối giảm đi đáng kể, lại tác động lên giá cổ phiếu, làm tôi thua lỗ.

Cơ cấu cổ đông độc đoán

Monday, August 2, 2021

Phụ nữ nên lấy chồng lương bao nhiêu?

Chào các bạn!

Phụ nữ nên lấy chồng lương bao nhiêu thì sẽ có cuộc sống hôn nhân viên mãn? Gần đây, chủ đề này có lẽ là đang được bàn tán sôi nổi. Hôm nay, tôi sẽ phân tích cụ thể về con số cũng như bối cảnh xã hội.

Việc nỗ lực để lấy chồng giàu không phải là mới, ngày xưa thì phải có "hộ khẩu thành phố", "nhà mặt phố, bố làm to", dù thời đấy bất động sản chưa được thổi lên như bây giờ. Có hộ khẩu có nghĩa là xin được làm công chức, cuộc sống được đảm bảo, biết bao nhiêu bổng lộc có thể đi kèm nữa.

Ngày nay mọi thứ đã khác theo quá trình kinh tế thị trường hóa, và rất nhiều phụ nữ giờ lương cũng rất cao, không kém gì nam giới.

Tôi ví dụ, nếu làm ngân hàng, xuất khẩu, vv thì quan trọng là thành tích công việc thế nào mà được trả lương tương xứng. Tức là, quan trọng là bạn có khả năng chịu áp lực và có ham muốn kiếm tiền nhiều hay không.

Do đó, phụ nữ lương 20~30 triệu ở độ tuổi trên dưới 30 nhan nhản ngoài xã hội.

Từ đó, mới có chuyện, lấy chồng lương bao nhiêu mới "xứng tầm" với mình và ngược lại, lấy những cô nàng này có thực sự hạnh phúc hay không?

Trước hết, tôi nói về con số đã. Thu nhập tối thiểu để duy trì một gia đình có mức sống tương đối tươm tất ở thành phố lớn là 50 triệu/tháng, tức là 600 triệu/năm.

Thu nhập duy trì gia đình nhỏ (không gồm ông bà) = 50 triệu/tháng (600 triệu/năm)

Sẽ có người không đồng ý! Nhưng đấy là do họ thực sự sống tằn tiện, cuộc sống không thoải mái. Họ còn không hạnh phúc bằng người độc thân nên cũng chẳng nên so sánh làm gì.

Do đó, nếu bạn là nữ và lương 20 triệu/tháng thì bạn phải kiếm người đàn ông có thu nhập 30 triệu/tháng trở lên.

Nếu bạn thu nhập 10 triệu/tháng, bạn phải kiếm người thu nhập 40 triệu/tháng trở lên.

Nếu bạn không đi làm, chỉ muốn ở nhà, bạn phải kiếm người thu nhập 50 triệu trở lên.

Nếu bạn thu nhập 50 triệu trở lên thì sao? Bạn có thể lấy một người không có thu nhập cũng vẫn ổn.

Miễn sao tổng thu nhập 50 triệu/tháng trở lên là được.

Do đó, lương bạn càng cao thì pool (giỏ các đối tượng tiềm năng để lựa chọn) để bạn lựa chọn càng nhiều. Đàn ông lương 30 triệu sẽ nhiều hơn hẳn lương 40 triệu, do đó, bạn vẫn nên phấn đấu để có thu nhập trung bình 20 triệu/tháng trở lên.

Đấy là mức gần như bắt buộc để có cuộc sống hôn nhân tốt và đầy đủ, vì đàn ông lương 30 triệu sẽ target các cô gái lương 20 triệu, dù anh ta có thực sự tính toán ra hay là chỉ theo trực giác.

Các bạn nữ cũng sẽ luôn gặp phải những người đàn ông không tính toán bài toán kinh tế hôn nhân gia đình, họ chỉ muốn nhanh chóng lập gia đình và có người chăm sóc họ thay mẹ của họ. Mọi việc trên đời đều "trăm sự nhờ vợ", và vì thế họ cũng dễ hài lòng, không có chí tiến thủ. Bạn cần đề phòng những người kiểu này, thực sự thì họ cũng không hấp dẫn mấy, nếu bạn liều lĩnh lấy họ thì rất có thể việc lục đục tài chính sẽ sớm xảy ra.

Tâm lý của phụ nữ lương cao và vì sao họ ế

Sunday, August 1, 2021

Tiết kiệm có làm nền kinh tế trì trệ hay không?

Tư bản thân hữu luôn tìm cách dùng truyền thông để tẩy não tất cả chúng ta và mồi chài chúng ta rơi vào chủ nghĩa tiêu dùng. Họ sẵn sàng cho ta vay nợ để tiêu xài, trả giá bằng tương lai tài chính của chúng ta. Và một trong những thứ mà truyền thông tẩy não là nếu ai cũng tiết kiệm tiền thì sẽ làm nền kinh tế trì trệ. Có chính trị gia Nhật còn nói rằng kinh tế Nhật trì trệ vì người dân tiết kiệm quá nhiều. Còn chuyên gia tổ tư vấn kinh tế ở nước khác thì tìm mọi cách "khơi thông" tiền tiết kiệm trong dân.

Sự thật là như thế nào? Liệu tiết kiệm có phải là "tội lỗi" như truyền thông của tư bản thân hữu vẫn rêu rao hay không?

Đục rỗng tầng lớp trung lưu (chính sách bần dân dễ trị) làm trì trệ nền kinh tế

Không ai muốn tiết kiệm cả! Chúng ta muốn tiêu xài tương đối thoải mái. Nếu chúng ta là trung lưu, chúng ta lụi cụi nấu ăn mỗi ngày làm gì? Nếu chúng ta có nhiều tiền, tiết kiệm ly cà phê hay trà sữa để làm gì?

Trung lưu có thể định nghĩa là người có tổng thu nhập năm từ 600m tới 1000m (1 tỉ). Với dòng tiền này, bạn có thể cung cấp cho gia đình một cuộc sống tương đối tươm tất, cho con cái đi học đàng hoàng. Bạn thậm chí còn có tiền mua ... bảo hiểm nhân thọ.

Nếu bạn là trung lưu, có lẽ bạn sẽ không tiết kiệm lắm đúng không? Nhưng nếu bạn thu nhập dưới mức đó thì sao, ví dụ dưới 100 triệu/năm hoặc 100-200 triệu/năm chẳng hạn? Bạn có hai lựa chọn:

  1. Tiết kiệm bằng mọi giá từ khoản nhỏ nhất (rồi lại rơi vào "hũ mắm" mua nhà trả góp)
  2. Tiêu hết sạch tiền để "chống lạm phát"

Nếu bạn là trung lưu, bạn kiếm được nhiều tiền từ nền kinh tế, nhưng bạn sống tằn tiện và không chi tiêu, thì đúng là bạn làm nền kinh tế trì trệ. Nhưng nếu bạn là dưới trung lưu, thì điều này không đúng nữa: Bạn còn chẳng đủ tiền để sống cho tươm tất.

Có lẽ, dưới trung lưu sẽ phải sống trong khu nhà ổ chuột, mỗi khi trời mưa thì ngập nước bẩn, rác nổi lềnh phềnh và hôi thối.

Ở Nhật thì trung lưu có lẽ là có thu nhập 600 ~ 1000 vạn Yên một năm (6 triệu ~ 10 triệu JPY, tức là tầm 1 tỉ 3 tới 2 tỉ 2). Nếu bạn ở dưới mức này, bạn không phải là trung lưu, nên việc tiết kiệm của bạn không làm nền kinh tế trì trệ.

Chính sách bần dân dễ trị mới làm nền kinh tế trì trệ

Saturday, July 31, 2021

Lợi nhuận bút toán

Chào các bạn!

Ba nguyên tắc để đầu tư chứng khoán thành công:

  1. Ăn chắc mặc bền (không để mất tiền)
  2. Mua ở đầu gối bán ra ở vai
  3. Đừng đầu tư vào những công ty đang xuống dốc

Hôm nay tôi sẽ nói về việc "ăn chắc mặc bền", tức là không để mất tiền. Tốt nhất là chúng ta mua công ty tốt ở giá hời, tức là công ty tăng trưởng cao. Nếu muốn đạt lợi nhuận 15%/năm trở lên thì ít ra chúng ta cũng phải mua một công ty tăng trưởng được ít nhất 15%/năm chứ nhỉ? Một công ty tốt nhưng tăng trưởng 10% là ... không đủ tốt, thà mua đất nền và nằm há miệng chờ sung trong 10 năm cho rồi. Tuy sẽ bị lão hóa và sống nghèo khổ nhưng vẫn có hậu hơn là mua công ty tăng trưởng thấp vì tỉ lệ tăng trưởng vốn tư bản là thứ chúng ta phải nhắm tới, và nó phải 15% trở lên.

Để đảm bảo việc sinh ra lợi nhuận nhiều nhất, chúng ta chọn các công ty có tốc độ tăng trưởng cao, ví dụ 20~30%/năm chẳng hạn, và đều đặn như thế trong nhiều năm.

Đây gọi là ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ nhưng dù làm thế, chúng ta vẫn có thể bị úp bô vào đầu, đó là các công ty nhìn có vẻ tăng trưởng cao nhưng toàn lợi nhuận ảo, tức là lợi nhuận bút toán chứ không phải là dòng tiền thật chảy vào két của công ty.

Tôi ví dụ, một công ty xây nhà, tăng trưởng doanh thu của họ trong nhiều năm là 30~40%/năm, và vì thế, cổ phiếu của họ đang được định giá rất thấp, mà họ lại là công ty đầu ngành. Cổ phiếu ngon vậy sao không ai mua? Bởi vì lợi nhuận của họ chỉ là khoản lãi bút toán, không phải là dòng tiền thật do bán được hàng chảy vào két doanh nghiệp.

Trong bài này, tôi sẽ ví dụ hai công ty điển hình, là Nhà Viêm của tư bản thân hữu và Lọc dầu B của Big Brother.

Ngoài ra, phân tích ở đây chỉ là phân tích thô thiển của một người không biết nhiều về kinh tế muốn chỉ cách để các bạn "ăn chắc mặc bền" chứ không hẳn là phân tích chính xác.

Hậu quả khi mua cổ phiếu của công ty tăng trưởng cao chỉ trên sổ sách

Friday, July 30, 2021

Lối sống tối giản - Con đường ít tốn sức nhất để trở nên giàu có

Chào các bạn!

"Phi thương bất phú" - muốn giàu có thì phải kinh doanh. Nhưng ngày nay, có khi còn chẳng phải kinh doanh để trở nên giàu có, vì đã có thị trường tài chính để bạn đầu tư, miễn là bạn có vốn ban đầu và tiết kiệm được tiền để đổ tiền vào tài khoản đầu tư. Bạn chỉ cần đi làm một công việc hết sức bình thường, có tiền dư ra là có thể bắt đầu nhờ sử dụng các ứng dụng tài chính ngay trên điện thoại. Nó chỉ giống như chơi game nhưng nó khác chơi game một chút là bạn thực sự kiếm được tiền. Tất nhiên là chúng ta sẽ sử dụng fintech (công nghệ tài chính) trong cuộc sống để làm cho khoản tiền tiết kiệm có thể tăng trưởng tối thiểu 15%/năm.

Đối tượng phù hợp của bài viết này: Con đường trở nên giàu có và về hưu trong sung túc cho NGƯỜI LƯỜI BIẾNG - NGƯỜI HAM CHƠI - NGƯỜI NĂNG LƯỢNG THẤP

Kinh doanh có khó không?

Trước hết là phải kinh doanh đã. Kinh doanh thì không khó, nhưng sinh lời lâu dài thì mới thực sự khó. Bạn có thể dùng vốn có sẵn mở tiệm bán hoa như thiếu gia chẳng hạn. Lúc đầu bạn bán được rất nhiều, bạn chăm chút cho cửa hàng, đáp ứng nhiều nhu cầu hơn, làm tiếp thị rộng hơn, bán cho nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể kiếm rất nhiều tiền và cảm giác được là mình là người thành công. Thậm chí bạn có thể lên báo, bằng cách trả tiền cho nhà báo viết về bạn.

Một ngày đẹp trời, tiệm của bạn có thể không bán được hàng nữa. Bạn bắt đầu chìm trong thua lỗ. Bạn cố làm mọi thứ để vực dậy nhưng tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn. Bạn tự hỏi mình đã sai chỗ nào, và chưa tìm được câu trả lời thì đã hết sạch tiền mặt.

Liệu bạn có cơ hội thứ hai không? Còn tùy thuộc vào gia đình bạn.

Nếu bạn là thiếu gia, bố bạn quẳng cho cục tiền, bạn lại làm lại từ đầu, cắt giảm các khoản chi lãng phí không cần thiết, tiết kiệm từng xu một, vực dậy từ từ việc kinh doanh. Cuối cùng bạn thực sự thành công vì kinh doanh chỉ đơn giản là doanh thu > chi phí mà thôi. Việc của bạn chỉ là làm sao tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu. Rồi từ đó khuếch đại việc kinh doanh lên.

Nếu bạn không phải là thiếu gia thì sao? Bạn sẽ phải vay nóng đâu đó và vỡ nợ. Bạn trở thành con nợ trốn chui chốn lủi. Từ đó, bạn tự hỏi cả ngàn câu hỏi vì sao mình làm đúng mà vẫn thất bại. Có lẽ bạn không có TỐ CHẤT gì đó. Tố chất gì nhỉ? Tố chất để thành công và trở nên giàu có? Trong cơn túng quẫn, bạn tự hỏi cả ngàn câu hỏi trong đầu, cảm thấy tuyệt vọng về bản thân. Thậm chí nếu bị gắn vòng kim cô chữ hiếu trên đầu, bạn còn cảm thấy mình bất hiếu. Bạn sẽ phát triển mặc cảm tự ti và có lẽ, còn lâu lắm nữa mới lại kinh doanh.

Thực ra thì điều khác nhau chính là CƠ HỘI THỨ HAI đấy thôi. Kinh doanh vẫn là cách thông dụng nhất để kiếm tiền, nhưng đấy là nếu bạn không bị rủi ro về vốn. Bản chất là tiền đẻ ra tiền. Nếu bạn chỉ có một số vốn nhất định và bạn liều, có lẽ bạn có 50% cơ hội mất sạch vốn.

Nhưng cho dù bạn thành công mà không có vốn lớn, bạn sẽ mất bao nhiêu năm để khuếch đại việc kinh doanh lên? Có thể là nửa đời hoặc cả đời. Có thể bạn mất tới 10 năm chỉ để đặt nền móng cho một việc kinh doanh trung bình.

Trong thời gian đó, nếu có thảm họa như dịch bệnh xảy ra, bạn bay sạch vốn và làm lại từ đầu!

Hoặc đơn giản là bạn không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm của các doanh nghiệp tư bản thân hữu khổng lồ và phá sản. Bạn là người kinh doanh giỏi, nhanh nhạy nhưng vẫn phá sản.

Dù bạn có thành công hay không, thì thực sự là sẽ rất tốn sức để xây dựng, đặt nền móng vững chắc và duy trì việc kinh doanh. Nó vừa là niềm vui nhưng vừa là gánh nặng của bạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ đi chơi vui vẻ với người yêu hay gia đình.

Con đường ít tốn sức nhất để trở nên giàu có