Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, September 25, 2021

Cách tính lợi nhuận trên vốn đầu tư cho gà mờ

Chào các bạn!

Muốn đầu tư tốt thì chúng ta phải tính chính xác tỉ lệ sinh lời trên vốn thành con số cụ thể. Nó giống như nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy hiển thị hóa (visualize) dòng tiền ra. Tôi dùng app quản lý chi tiêu nên nắm rất rõ dòng tiền đi ra, từ đó tôi chi tiêu theo kế hoạch và tiết kiệm được rất nhiều tiền. Vì tôi sẽ không mua sắm linh tinh nữa. Chắc chắn bạn nào cài app chi tiêu và ghi chép mỗi ngày thì đều làm được thế. Việc nhìn thấy dòng tiền khiến cho tư bản không lừa bạn vào mê lộ mua sắm vô độ được nữa, vì nó sẽ thể hiện trên app ngay lập tức. Đa số sẽ sốc với tốc độ chi tiêu của mình. Tôi cài app vào và giảm phí sinh hoạt được rất nhiều, tới 1/3 đó.

Nhưng đầu tư thì không dễ để tính ra tỉ lệ sinh lời. Tôi dùng công ty chứng khoán của ngân hàng T màu đỏ sẫm, thì chỉ cần mở tài khoản chứng khoán là nó sẽ hiện tổng tài sản, gồm cả tiền mặt trong chứng khoán, các quỹ hay trái phiếu nếu có, và cả tiền mặt trong ngân hàng nữa. Tuy nhiên, để tình % lợi nhuận thì cần phải số vốn bỏ ra đúng không?

Tài khoản ngân hàng của mọi người thì tiền vào và ra liên tục vì còn trả tiền nhà, rút tiền ra tiêu, thỉnh thoảng lại bỏ tiền vào, rồi lại rút tiền ra, làm sao mà biết được đâu là số tiền đầu tư? Lấy số dư cao nhất trong năm? Đấy là ý tưởng không tồi, bạn có thể lấy số dư cao nhất trong năm, như thế phải liệt kê hết số dư sau mỗi giao dịch ra.

Trong bài này, tôi hướng dẫn nguyên tắc và cách tính VỐN CHUẨN HÓA để tính tỉ suất sinh lời đầu tư.

Ví dụ thế này: Đầu năm tài khoản (ngân hàng và có liên kết với tài khoản chứng khoán luôn) của bạn có 100 triệu, 6 tháng sau bạn bỏ thêm 50 triệu, và 3 tháng sau nữa bạn lại rút ra 25 triệu (-25), vậy vốn đầu tư của bạn là bao nhiêu? Nếu lấy số dư cao nhất thì là 150 triệu. Giả sử cuối năm tổng tài sản của bạn là 200 triệu thì tỷ lệ sinh lời là (200 - 150)/150 = 33%.

Nhưng rõ ràng, thời gian sinh lời của 100 triệu ban đầu là 12 tháng, còn 50 triệu chỉ là 6 tháng thôi, nên 100 triệu tỉ trọng phải gấp đôi 50 triệu. Tức là kỳ vọng sinh lời của 100 triệu phải lớn gấp bốn lần 50 triệu bổ sung sau này, vì số tiền gấp đôi và thời gian đầu tư (cho tới cuối năm) gấp đôi.

Để chuẩn hóa thì chúng ta lấy thời gian đầu tư nhân với số tiền, và chia cho kỳ tính tỷ suất sinh lời (thường là 12 tháng).

Trong ví dụ trên:

  • Thời gian đầu tư của 100 triệu: 12 tháng
  • Thời gian đầu tư của 50 triệu (tăng vốn): 6 tháng
  • Thời gian đầu tư của -25 triệu (giảm vốn): 3 tháng

Do đó, VỐN CHUẨN HÓA = (100*12 + 50*6 - 25*3)/12 = 113 triệu.

Bạn có tổng tài sản cuối năm là 200 triệu thì tỷ lệ sinh lời là (200 - 113)/113 = 77%.

Có lẽ bạn đã hiểu nguyên lý tính rồi. Giờ là công thức tổng quát:

  • Vốn đầu năm: M0, khoảng thời gian tới thời điểm cuối năm: T0 (là 12 tháng đó!)
  • Tăng/giảm vốn lần 1 (giảm vốn thì là số âm): M1, khoảng thời gian tới cuối năm là T1
  • ....
  • Tăng/giảm vốn lần n: Mn, khoảng thời gian tới cuối năm là Tn

Nếu giảm vốn thì lấy số âm, ví dụ rút ra 50 triệu ở lần i thì Mi = -50.

Khoảng thời gian tính tỷ suất sinh lời là P = 1 năm = 12 tháng.

Vốn chuẩn hóa C sẽ là:

C = (M0*T0 + M1*T1 + ... + Mi*Ti + ... + Mn*Tn)/P

Tiền ra vào liên tục mà tính tay thì chắc chết!

Cách tính vốn chuẩn hóa tự động bằng Excel

Tôi lười và sẽ không tính tay đâu, mà cũng có nhớ được tiền ra hay vào thế nào đâu mà tính. Do đó, tôi đăng nhập vào Internet Banking của ngân hàng T bằng máy tính. (Đây là tài khoản liên kết với tài khoản chứng khoán cũng của ngân hàng T, liên thông với nhau, và tài khoản chứng khoán của tôi ban đầu là bằng 0 vì tôi chưa đầu tư hồi đầu năm.)

Tôi xuất ra file CSV các giao dịch ngân hàng. Đây là tính năng có sẵn của ngân hàng, sau khi chọn khoảng thời gian thì bạn có thể liệt kê trên web và xuất ra file. Vì ngân hàng chỉ cho liệt kê trong khoảng thời gian 90 ngày nên bạn sẽ cần làm vài lần.

Mở các file CSV bằng Excel và copy hết dữ liệu theo thứ tự thời gian (không bắt buộc) vào sheet mà bạn dùng để tính.

Như vậy, chúng ta sẽ có cột ngày tháng giao dịch, cột nội dung chuyển tiền, cột số tiền giao dịch (có/nợ) và cột số dư trong file Excel.

Bạn phải thêm một dòng nữa, là dòng vào ngày 1/1 đầu năm, và số tiền giao dịch chính là số dư đầu năm (vì đây chính là SỐ VỐN BAN ĐẦU).

Dòng thêm vào đầu tiên: Ngày 1/1/2021, số tiền giao dịch = số dư đầu năm.

Ngoài ra, bạn không được tính sự chuyển tiền giữa tài khoản ngân hàng và tài khoản chứng khoán, vì đây là chuyển khoản nội bộ trong vốn đầu tư.

Dòng không tính vào tăng/giảm vốn:

  • Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản chứng khoán (để trả tiền mua chứng khoán)
  • Chuyển tiền từ tài khoán chứng khoán về lại tài khoản ngân hàng (để rút ra vv)

Để tính khoảng thời gian cho tới thời điểm cuối năm thì chúng ta dùng hàm DATEDIF(A2,B2,"d") trong Excel, hàm này tính số ngày giữa ngày trong ô A2 và ngày trong ô B2. Nếu bạn muốn tính năm thì thay "d" bằng "y", tính tháng thì thay "d" bằng "m". Tôi sẽ tính theo ngày cho chuẩn. Bởi để từ đầu năm tới cuối năm là 365 ngày thì tôi sẽ tính tới ngày 1/1/2022.

Ví dụ: DATEDIF(A2, "01-01-2022","d")

Như thế, nếu ô A2 là ngày 01-01-2021 thì sẽ trả về là 365 (ngày).

File Excel của tôi trông sẽ thế này:


Cột A là ngày giao dịch, cột B là nội dung, cột C là số tiền giao dịch, cột D là số dư tài khoản ngân hàng, cột E là tính số ngày cho tới thời điểm cuối năm của giao dịch tương ứng, cột F là tính số vốn chuẩn hóa của giao dịch tăng/giảm vốn tính tới thời điểm cbi năm.

Như vậy, cột E, ví dụ E110, sẽ tính theo công thức E110 = DATEDIF(A110,"01-01-2022","d").

Cột F sẽ tính theo công thức Cột C * Cột E / 365, ví dụ: F108 = C108*E108/365.

Các giao dịch cắt tiền từ tài khoản ngân hàng để thực hiện thanh toán nghĩa vụ chứng khoán hay chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán về ngân hàng thì là chuyển tiền nội bộ trong đầu tư, không phải là tăng/giảm vốn nên không được tính.

Sau đó, chúng ta tính vốn chuẩn hóa là tổng tất cả các khoản vốn chuẩn hóa của từ giao dịch tăng/giảm vốn ở cột F.

Trong ví dụ trên là SUM(F102:F110) = 130,547,945.

Nếu tổng số tài sản mà bạn có gồm tiền, chứng khoán, quỹ, trái phiếu vv tổng là 201,550,000 thì tỷ suất sinh lời là (201,550,000 - 130,547,945)/ 130,547,945 = 54%.

Như vậy, chỉ cần dùng Excel là bạn sẽ dễ sàng tính ra vốn chuẩn hóa mà bạn đã đầu tư, từ đó tính ra tỷ suất sinh lời trên vốn.

Bạn phải chú ý là thêm dòng đầu tiên là ngày đầu năm với giao dịch là số dư đầu năm để tính vào nhé.

Còn danh sách các giao dịch thì đơn giản là tôi xuất ra từ Internet Banking của ngân hàng, chứ không phải liệt kê tay từng giao dịch một.

Người Tù Vĩnh Cửu

No comments:

Post a Comment