Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, January 31, 2021

"Chi tiêu của người này là thu nhập của người kia" liệu còn đúng không?

Chúng ta hay nghe "Chi tiêu của người này là thu nhập của người kia", nếu chúng ta không chi tiêu nữa, thì chẳng phải sẽ khủng hoảng kinh tế, và cuối cùng chính chúng ta cũng không có thu nhập nữa đúng không?

Vì thế, CHI TIÊU = ĐẠO ĐỨC.

Câu trả lời của tôi: Đúng và không đúng.

Tôi không chi tiêu vô bổ, bằng mọi giá. Tôi vẫn có thể vào nhà hàng sang, nhưng chỉ để mua trải nghiệm một lần, như kiểu dùng đũa một lần ý. Còn bình thường tôi đi quán bình dân ngon, bổ, rẻ, sạch và nấu ăn ở nhà.

Đúng là vì sao? Vì nếu mọi người đều không chi tiêu, việc kiếm tiền trở nên rất khó khăn. Ai cũng nghèo đi, vì thế, phản ứng của họ là tăng giá lên để còn trả tiền mặt bằng, cuối cùng, họ phá sản. Vì ai cũng nghèo và chi tiêu ít đi, bạn kiếm tiền khó hơn.

Không đúng là vì sao? Vì thực ra, chính phủ in tiền cứu doanh nghiệp thân hữu, và vì thế, chi tiêu công trở thành chủ đạo trong xã hội, nên việc bạn chi tiêu không quan trọng nữa. Rồi từ doanh nghiệp thân hữu này tiền tỏa đi các hướng.

Suy cho cùng, chi tiêu để duy trì nền kinh tế đâu phải nghĩa vụ của bạn? Nếu chính phủ cứu doanh nghiệp bằng mua lại nợ xấu, hãy cứ để họ phát hành trái phiếu, vay tiền, chi tiêu công thật nhiều. Nói theo bọn chuyên gia là "dùng công cụ tài chính" để "điều tiết nền kinh tế".

Những người cực nghèo và sùng bái chính phủ (đại súc sinh), vì họ tin yêu chính phủ "của họ", thì người cứu họ là chính phủ của họ. Không thì cha mẹ họ sẽ cứu họ bằng cách cho họ ăn ở miễn phí. Họ trở thành người vô hình không đóng góp gì cho nền kinh tế thôi, cũng không chết được đâu.

Họ ra ngoài kiếm tiền chẳng qua để nhậu nhẹt, xong hát hò phá làng phá xóm thôi mà. Ngoài ra còn đá gà nữa, chẳng tác dụng gì với nền kinh tế, làm hại cuộc sống của người khác.

Bạn không cần chi tiêu vì những người này.

Ngoài ra, việc chi tiêu không làm bạn giàu lên. Giàu có nằm ở lối sống, cách thức làm việc, năng lực sáng tạo, không nằm ở việc mọi người cùng nhau chi tiêu.

Tôi ví dụ có chị mát xa, anh cắt tóc và chú bán cháo ếch. Mỗi suất ví dụ 50k đi. Mỗi ngày ba người làm dịch vụ cho nhau, kiếm 50k từ nhau. Rồi cùng nhau tăng giá lên 100 triệu, thế là mỗi người lại kiếm được 100 triệu. Mọi người giàu có lên?

Không, vẫn thế! Mặc dù GDP của đất nước này tăng hẳn từ 150k lên 300 triệu cơ đấy!

Vì bản chất mua bán dịch vụ chẳng thay đổi gì cả, chẳng ai giàu lên. Kiểu chi tiêu bạt mạng kiểu Mỹ (không có tiền tiết kiệm) là như vậy. Cuối cùng lại trông chờ vào cứu trợ khi có thảm họa xảy ra.

Nếu bạn không chi tiêu nữa thì sao? Chị mát xa không có việc. Anh cắt tóc không có khách. Chú cháo ếch không bán được hàng. Họ không phải làm việc nữa, rất rảnh rỗi. Vì rảnh rỗi nên họ sẽ sáng tạo ra thứ gì đó để làm. Như thế tốt cho họ và cho mọi người. Hoặc họ có thể về nhà sống bám cha mẹ. Hoặc họ yêu cầu chính phủ của họ trợ cấp cho họ, để họ kiếm việc mới.

Chính phủ có thể in tiền cấp cho họ kia mà. Đấy mới gọi là "chi tiêu của người này là thu nhập của người kia".

Còn chi tiêu của bạn lại là thu nhập của người giàu! Bạn phải đóng thuế, trả tiền cho bất động sản đắt đỏ. Vào nhà hàng thì 50% số tiền bạn phải trả là cho bất động sản rồi. Còn thuế tiêu thụ, phí phục vụ nữa. Trăm lần đắt, ngàn lần đắt! Nấu ăn ở nhà luôn cho rồi.

Khi bạn không chi tiêu

Người giàu không kiếm được tiền của bạn, mô hình kinh doanh của họ bị khủng hoảng. Chính phủ sẽ cứu họ bằng cách in tiền ra cho họ, nếu họ là người quan trọng. Họ có tiền thì họ lại chi tiêu, người khác lại kiếm được tiền từ họ. Tất cả mọi người đều sẽ sống qua ngày và không vui.

Không ảnh hưởng gì tới nền kinh tế cả. Việc của bạn là tiết kiệm và đầu tư, vậy thôi.

Đầu tư là để tránh nếu chính phủ in tiền ra thì tiền tiết kiệm của bạn bị bốc hơi. Bạn mua tài sản mà bạn không phải bán nó đi, và nó không bị mất giá bởi lạm phát.

Nguyên tắc thật đơn giản và dễ hiểu. Đừng bao giờ vì sợ lạm phát mà mua hết thứ này tới thứ kia.

Vì nếu bạn làm thế, bạn không có tiền cho lúc nguy cấp, không có tiền để đầu tư, và sống ngập trong đồ vật và dành tất cả thời gian, tâm trí để quản lý chúng! Đấy không phải cuộc sống thanh thản.

Đối với tôi CHI TIÊU = PHI ĐẠO ĐỨC.

Mark

Nền dân chủ big-tech và nền độc tài toàn cầu hóa

Thế giới đã thay đổi và nhân dân nhận thức sâu sắc sự thay đổi này sau cuộc Thập tự chinh của Trang Thái Tổ (chống lại hoàng đế Rồng đã trỗi dậy ở Trung Địa).

Cụ thể là nền dân chủ đã bị thoái hóa thành nền dân chủ big-tech, trong đó các công ty công nghệ lớn sử dụng truyền thông, chủ yếu là mạng xã hội, để nhồi sọ nhân dân, bịt miệng những người nói lên sự thật trái ý mình. Như vậy, "dân chủ" chỉ còn là một hình thức giả tạo. Vì big-tech đã quyết định sẵn cục diện, tức là quyết định nhân sự ngay từ trước bầu cử. Bầu cử chỉ là "bầu cảnh".

Nghiêm trọng hơn, họ thay đổi cả bản chất việc bầu cử tự do, vì họ vừa nắm truyền thông, vừa nắm công nghệ. Nói cách khác, họ gian lận có hệ thống. Vì thế, nền dân chủ đã thối nát.

Ở nửa bên kia của thế giới, các chế độ độc tài cũng chuyển hóa thành "độc tài toàn cầu hóa", trước đây dùng cách bưng bít thông tin để "ngu dân dễ trị" thì nay mở cửa có kiểm sát nhưng chuyển sang chế độ "bần dân dễ trị".

Dân bị duy trì cuộc sống nghèo khổ, triệt tiêu tầng lớp trung lưu thì lấy đâu mà đấu tranh. Sức tàn lực kiệt và chỉ mong kiếm sống qua ngày. Từ đó, còn sinh ra một tầng lớp đông đảo bị suy kiệt chỉ còn biết trông chờ chính phủ, trở thành ĐẠI SÚC SINH của chính phủ, trở thành loại cảnh sát hay loa phường không đồng để tuyên truyền, ca ngợi và bảo vệ chính phủ.

Vì sao nền dân chủ big-tech và nền độc tài toàn cầu hóa dựa vào nhau cùng tồn tại?

Nền dân chủ big-tech và nền đồng tài toàn cầu hóa dựa vào toàn cầu hóa và dựa vào nhau để tồn tại.

Vì big-tech sống bằng cách hút máu từ toàn cầu hóa, khai thác tài nguyên, môi trường, con người ở các nước công xưởng, và nền độc tài cũng vậy. Vì công việc chuyển hết sang các xứ công xưởng nên dân các nước phát triển nghèo đi và thất nghiệp (đồng nghĩa chỉ trông chờ cứu trợ), vì thế, chính phủ các nước này lại in trái phiếu để vay nợ nhằm tiêu xài, và trở thành con nợ của big-tech.

Đồng thời, các nước độc tài bòn rút người dân tới tận xương tủy trở nên giàu có, và lại cho chính phủ nước phát triển vay tiền thông qua mua trái phiếu. Quả bom vay nợ cứ thế càng ngày càng lớn, người dân ngày càng bị bần cùng hóa.

Tức là, big-tech phải dựa vào độc tài để sống, vì các xứ độc tài vừa là nơi khai thác tài nguyên, vừa là thị trường tiêu thụ. Nói nôm na thì giống như một trang trại vậy, kinh doanh để kiếm lời từ súc sinh trong đó.

Vấn đề là nền độc tài giờ không lo bị phá sản nữa. Nếu có sai lầm, thì sẽ được big-tech lấy tiền cứu trợ, nên miễn là vẫn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hóa thì sẽ được cứu. Thế thì cần gì phải quan tâm đến đời sống nhân dân?

Chỉ cần làm sao duy trì họ ở mức nghèo khổ, luôn phải nai lưng ra làm kiếm sống, để BẦN DÂN DỄ TRỊ.

Big-tech cũng đâu cần phải tạo công ăn việc làm ở "nước mình" nữa? Vì đã có lao động nhập khẩu, và có thể chuyển hẳn công việc ra nước ngoài. Ở trong nước, họ chỉ cần nắm truyền thông để từ đó, lũng đoạn chính trị, mà "cuộc bầu cử bị đánh cắp" của Trang Thái Tổ là điển hình.

Cuộc thập tự chinh của Trang Thái Tổ đã làm cho mọi người mở mắt về những màn kịch của big-tech và các chế độ độc tài. Đó là một hệ thống thối nát sâu rộng và toàn diện, nơi con người đã vong bản, chỉ còn biết tư lợi cá nhân. Bọn đấy sẵn sàng ca ngợi các chế độ độc tài chỉ để duy trì lợi ích của mình. Lợi ích dân tộc, lẽ công bằng hay chính nghĩa đối với bọn ấy chẳng có ý nghĩa gì.

Nhưng do nắm truyền thông, chúng suốt ngày tuyên truyền như thể mình là thánh nhân cứu nhân độ thế vậy. Thôi, cứ cho như thế là đúng đi. Hãy gọi họ là "thánh nhân toàn cầu hóa", "đấng chăn dắt toàn cầu hóa".

Vì sao bạn bị bần cùng hóa: Sự phản bội lợi ích nhân dân

Một xã hội của người giàu, vì người giàu và do người giàu.

Tuesday, January 12, 2021

Lao động không giải quyết được vấn đề

Cách đây 10 năm, tôi chuyết khá nhiều về lao động, coi đó là giải pháp cho mọi vấn đề. Tình thế đã thay đổi!

Vấn đề hiện nay là thế nào? Mọi người làm việc quá nhiều! Càng ngày người ta làm việc càng nhiều lên, xuất hiện tầng lớp diễn giả bảo bạn dậy lúc 5 giờ sáng làm việc tới nửa đêm "để thành công", hay chuyên gia bán hàng nói bạn phải gọi 1000 cuộc gọi điện thoại mỗi ngày.

Làm việc thì tốt thôi, còn hơn đi cờ bạc, tửu sắc kia mà. Nhưng vấn đề của LAO ĐỘNG QUÁ NHIỀU chính là NĂNG SUẤT RẤT THẤP.

Năng suất lao động của mọi người đang thấp đi chứ không phải tăng lên. Cái tăng trưởng kinh tế 7-10%/năm mà chúng ta thấy chỉ là do toàn cầu hóa nô dịch phá hoại môi trường: Vốn ngoại (FDI) đổ vào nước nghèo khai thác tài nguyên, môi trường, con người tới kiệt quệ!

Hượm đã, nhưng không phải chúng ta sắp có cách mạng 4.0, cách mạng robot, cách mạng chuyển đổi số, làm năng suất tăng vọt và ai cũng sống sung túc sao?

Đây chính là nhầm lẫn cực kỳ tai hại.

Hãy tự hỏi bản thân mình: Từ khi có Internet, có tablet, có điện thoại thông minh, có các công cụ thông tin tuyệt vời, phải chăng năng suất của bạn đã tăng?

Không bạn ạ! Năng suất của bạn kém đi. Nhật Bản là điển hình của việc càng thông tin hóa thì con người làm việc kém đi, kém hơn thập niên tăng trưởng thần kỳ (những năm 60, 70) rất nhiều.

Những nơi mà cách mạng thông tin càng phát triển, năng suất con người lại càng kém đi, và KHÔNG THỂ TĂNG LÊN ĐƯỢC.

Đừng nghĩ rằng nếu nối não bộ của bạn với máy tính bằng cấy chip thì bạn sẽ trở thành người lao động tuyệt vời. Bản chất của thời đại robot là con người KHÔNG LAO ĐỘNG, vì họ không lao động được nữa, năng suất của họ đã quá thấp, không phù hợp việc lao động nữa.

Như vậy, bạn muốn giàu lên, thì không thể chỉ dựa vào lao động miệt mài được. Dù sao nếu bị bần cùng hóa thì phản ứng đầu tiên của con người chính là ... làm việc nhiều hơn.

Nhưng chẳng qua, mọi người không hiểu là họ đang sống trong toàn cầu hóa "bần cùng hóa".

Có lẽ, tôi là một trong số rất ít người đang LÀM VIỆC ÍT ĐI.

Tôi sống điền viên trong thời đại ai cũng vô cùng bận rộn. Và tôi KHÔNG BỊ bần cùng hóa. Không còn nữa. Thời mà tôi bị bần cũng hóa chính là thời tôi cứ nai lưng ra làm việc và sống trong sự phồn hoa giả tạo tiêu xài rất nhiều.

Năng suất lao động thấp là không thể tránh khỏi

Chủ nghĩa toàn cầu hóa nô dịch và "bần dân dễ trị"

Nếu bạn làm việc quần quật và ngày càng vất vả hơn, mà vẫn không giàu lên, thì lỗi là do ai?

Phải chăng là do bạn học tập không chăm chỉ, không tập trung, xao lãng mục tiêu, không đủ khát khao thành công, không đủ ý chí để lập thân?

Có lẽ bạn sẽ chìm trong cảm giác tự trách bản thân, vì thế, rất kém hạnh phúc. Bạn luôn so sánh với những người thành công, những người mà bạn thậm chí còn chẳng quen biết họ, rồi cảm thấy tủi thân. Cuối cùng, bạn tìm gặp diễn giả = thầy dạy thành công để có một chút động lực, nhưng một ngày nào đó, bạn vẫn không thành công và còn dằn vặt hơn gấp bội.

Tôi không ngạc nhiên khi các khóa học làm giàu, khóa học thành công nhan nhản. Vì phức cảm tự ti của mọi người đã quá lớn. Tôi gọi đây là PHỨC CẢM TỰ TI BẦN DÂN (Poor People Inferiority Complex).

Nói chung, bạn không đủ tài năng, bạn không đủ chăm chỉ, bạn không đủ may mắn, bạn không đủ tập trung, vv. Bạn chìm đắm trong suy nghĩ một chiều quá nhiều, cuối cùng vẫn chỉ là TỰ TRÁCH BẢN THÂN.

À, không phải chỉ mình bạn vậy đâu! Đầy người thông minh hơn bạn nhiều, vẫn rơi vào vòng xoáy này. Nếu tôi học giỏi, tôi được giáo dục tốt, nhưng tôi vẫn không thành công, thì tôi phải trách ai, ngoài ... bản thân?

Nguyên tắc số 1: Không tự trách bản thân

Người mà chúng ta nên yêu nhất trên đời, không phải là người yêu ta, mà là bản thân ta. Còn lâu chúng ta mới tự trách bản thân.

Vấn đề là bạn không nhìn được toàn cảnh mà thôi. Ngày nay là chủ nghĩa toàn cầu hóa nô dịch và kéo theo đó là chính sách "bần dân dễ trị" (Poor People Policy).

Toàn cầu hóa tức là chuyển sản xuất sang nước nghèo, khai thác lao động giá rẻ và điều kiện môi trường lỏng lẻo, rồi bán hàng vào các nước phát triển để kiếm lời nhiều hơn. Từ đó sinh ra lao động nô lệ ở các nước kém phát triển.

Nhưng làm như thế thì thị trường nội địa ở các nước phát triển teo tóp dần và người dân ngày càng nghèo đi do mất việc làm ra nước ngoài.

Đến một lúc nào đó, người dân chuyển sang chủ nghĩa tối giản (Nhật Bản) hay sống nhờ trợ cấp nhờ chính phủ vay nợ (Mỹ).

Tức là người nghèo tăng lên rất nhanh. Những người nghèo này cuối cùng trở nên ngày càng yếu ớt, và vì thế luôn bị cuốn vào vòng xoáy mưu sinh, nhưng vẫn không đủ sống. Họ là những sinh vật không còn sức mạnh đấu tranh nữa, nên cơ bản là không đòi hỏi gì về quyền lợi chính trị, hay đòi hỏi cải cách nữa.

Cuối cùng, họ tự chuyển hóa thành chỉ biết trông chờ vào sự ban phát của chính phủ. Ví dụ ở Mỹ thì là chính phủ sẽ vay nhiều tiền hơn để miễn phí y tế, ở Nhật thì là nhập khẩu nhiều lao động giá rẻ hơn để duy trì xã hội.

Và họ chỉ còn biết trông chờ vào chính phủ, nên chính phủ là nơi duy nhất họ trông chờ, và họ trở thành người trung thành với chính phủ.

Chính sách bần dân dễ trị

Sunday, January 10, 2021

Tác hại của không thể dục & Tăng động lực tập gym

Bằng cách ăn ít đi tôi giảm được rất nhiều ký vào năm 201x nào đó cũng chẳng nhớ nữa, hình như 2017. Nhưng năm ngoái khi lảng vảng ở một phòng gym (tôi chỉ hỏi thông tin chứ không trả tiền), họ có đo và tôi bị dư 5kg mỡ. Về sau tôi tìm hiểu, nếu chỉ chạy bộ hay đạp xe thì tương đối khó để giảm thêm mỡ trong người nữa, mà phải tập với cường độ cao hơn một chút, đó là tập gym.

Để TIẾT KIỆM tiền, tôi tập gym ở nhà. Bạn có thể lên mạng search cách tập cardio, cách thở khi tập gym (khi dùng lực thì thở ra), vv. Có nhiều lý thuyết lắm cũng nên học hành một tí.

Vì thế, trong mấy tháng cuối 2020 tôi giảm được 2kg mỡ rồi. Và tập gym ở nhà trở thành một thói quen. Tôi muốn tập gym vì nếu ăn ít thì duy trì được cân nặng nhưng cơ bị yếu đi (do cơ cũng ít đi theo). Mặc dù nội tạng và sức khỏe "có vẻ tốt" nhưng cơ yếu, sức bền kém, thì còn hi vọng có niềm vui gì trong cuộc đời??

Vì thế, tôi quyết tăng cơ và đánh bay mấy ký mỡ thừa đi. Kết quả là cơ tăng khá nhiều và bắp tay giờ cứng hơn, nói chung khá hài lòng. Còn chân thì vẫn khỏe nhưng tôi vẫn tập thêm cả chân nữa, vì tập nhiều thì cũng giảm được mỡ chân đi và chân khỏe hơn trước.

Tất nhiên là phải có dinh dưỡng tốt, đó là bổ sung đủ protein cũng như ăn nhiều rau. Nên mỗi ngày tôi đều ăn thịt và ăn 200-300g rau. Mục tiêu năm nay là giảm 2kg fat nữa.

Lối sống không thể dục gây hại gì?

Lối sống không thể dục, ít vận động ở VN thoạt nhìn thì có vẻ ổn, không bị béo phì nhưng thực ra không ổn chút nào, vì thiếu vận động sẽ dẫn tới:

  • Dễ đột quỵ, cơ nhão, sức bền kém
  • Khi bị bệnh thì bệnh khó chữa, đau đớn, vv

Saturday, January 9, 2021

Tiết kiệm mới thay đổi cuộc đời

Kỳ tích có thể xảy ra trong cuộc đời. Bạn cần có một lý tưởng. Tiết kiệm cũng như vậy. Nếu bạn đã quyết định tiết kiệm, thực tế là cuộc đời bạn sẽ thay đổi kịch tính. Vì bạn sẽ dư tiền và sẽ học được cách đầu tư, từ đó tiền đẻ ra tiền, ra rất nhiều tiền đấy.

Tôi chẳng còn buồn mua sắm nữa, trừ khi tôi nâng cấp bản thân nhưng chỉ khi có sale lớn. Tôi không mua thêm đồ rác nhà mà chỉ bán bớt đồ. Tôi thực hành MINIMALISM (chủ nghĩa tối giản).

Ngay cả tiền nhà, tôi cũng tìm cách tối ưu hóa tiền nhà, từ đó tôi đi xem rất nhiều nhà và phát hiện ra, nhà cũng khá rẻ. Còn chẳng phải trả nhiều tiền để mua, chỉ cần lấy tiền cho thuê để trả cho ngân hàng thôi. Vậy thì quá rẻ đúng không? Sau một thời gian nhất định, nhà tự trả tiền mua nó. Nói cách khác, bạn lấy tiền người khác để trả tiền trả góp nhà, rồi lại bán nhà cho những người khác nữa để thu lời.

Vấn đề là đừng mua khi giá cao thôi. Cứ khủng hoảng mà mua! Và quan trọng là phải có kinh nghiệm thực tế sống ở căn nhà đấy, sống ở khu vực đấy. Từ tiết kiệm tới đầu tư cũng chỉ là một bước rất ngắn. Đừng quá đam mê đầu tư tới mức sa lầy thôi. Nói chung, đừng sợ cầm tiền mặt, vì tiền mặt chính là thứ tốt nhất để đầu tư.

Lý tưởng để tiết kiệm

Có sợ nhà tăng giá và mất cơ hội mua nhà không?

- Nếu có ít tiền mà không mua nhà ngay, liệu mấy năm sau giá nhà đất bong bóng và bạn mất cơ hội mua nhà không?
- Nếu bạn từng có tiền nhưng không mua nhà, rồi tiêu hết số tiền này, thì có phải là sai lầm và có thể quay về quá khứ để sửa chữa sai lầm hay không?
- Nhà đất có đang bong bóng và càng ngày càng khó mua nhà?

Nỗi sợ về bong bóng nhà đất chẳng khác gì nỗi sợ về lạm phát (làm tiền mất giá), bản thân bong bóng nhà đất hay lạm phát có khi không đáng sợ bằng nỗi sợ đối với chúng. Giống như một vị tướng ra trận, ngay từ khi chưa ra tới trận tiền đã sợ tướng địch quá đỗi, thành ra luôn chậm trễ và đánh mất lợi thế, chứ chưa chắc tướng địch đã giỏi đến thế.

Bạn luôn có cơ hội mua nhà

Cơ bản thì tư bản sẽ luôn xây nhà, bán đất nền để lấy hết tất cả tiền tiết kiệm của bạn, nên nếu thu nhập của bạn trung bình trở lên, bạn luôn có cơ hội mua nhà.

Cho dù bạn để lỡ việc mua nhà trong quá khứ, mà bạn vẫn đang có dòng tiền dương, bạn vẫn có thể sửa sai trong hiện tại bằng cách mua nhà vào lúc bạn thấy thích hợp.

Nhưng chẳng phải giá nhà bong bóng tăng rất cao không thể mua được nữa hay sao?

Đúng, giá nhà bong bóng đã tăng cao nhưng đấy là trong nhưng khu dân cư hiện hữu và có giá trị thương mại lớn, và không còn quỹ đất để phát triển nữa. Chứ nếu bạn ra ngoại thành hay vùng ven thì rất nhiều đất còn trống, người ta vẫn xây chung cư, xây nhà phố hay phân lô bán nền rất nhiều.

Bạn chỉ cần đi ra xa thêm một tí là được mà. Đâu nhất thiết phải chen chúc ở trung tâm (trừ khi bạn có vốn lớn và mua để làm thương mại).

Trong bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần bạn ra xa tới vùng "rìa đô thị hóa" là bạn có thể mua nhà phù hợp năng lực tài chính của mình. Mà vùng này sẽ đô thị hóa sớm trong 5-10 năm, cho nên cơ bản là sau một thời gian nó cũng sẽ tăng giá ít nhất 2 lần. Bạn chỉ mua để cho thuê và đầu tư cũng sinh lời một cách cực kỳ an toàn.

Ngoài ra, tại sao bạn lại phải cố sống ở trong trung tâm nơi vật giá, dịch vụ rất đắt đỏ?

Đô thị hóa có nghĩa là vùng ven, ngoại ô cũng có nhiều tiện ích, dịch vụ giống như trong nội đô. Tức là bạn sống ở đó không cảm thấy thiếu thốn gì cả. Bạn chỉ cần vào trong thành phố đi làm. Mà hiện tại nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu công nghệ cao cũng chuyển ra vùng ven, nên cũng không hề thiếu cơ hội việc làm để bạn làm gần nhà.

Mua nhà cho thuê và thuê phòng gần chỗ làm

Friday, January 8, 2021

Cuộc thập tự chinh của Trang Thái Tổ

Đại cục đã hỏng!

Người lao động sẽ tiếp tục bị bóc lột trong chủ nghĩa toàn cầu hóa nô dịch, nhất là những người ở các công xưởng thế giới. Nỗi sợ lớn nhất là gì? Bị bần cùng hóa và rơi vào vòng nghèo đói.

Chỉ cần một sai lầm nhỏ, nghỉ đi công việc mình đang làm, là rất dễ rơi vào vòng xoáy bần cùng hóa, có thể phải làm công việc không chuyên môn như chạy xe giao hàng - một thị trường mà ngay cả phụ nữ cũng bắt đầu tham gia đông đảo và cực kỳ cạnh tranh, bên cạnh bị đóng thuế rất cao.

Hoặc bán hàng online mà không có ngoại hình, hay bán hàng đa cấp, không phải ai cũng hưởng được "trái ngọt" của mạng xã hội và toàn cầu hóa.

Chỉ rất ít người thoát ngục tư bản mà thành công, và thực tế thì dù bán hàng online thì vẫn là trong ngục tù của tư bản.

Con tim tôi đã tan vỡ, nhưng vẫn phải sống tiếp. Chắc chắn là nhiều người cũng thế. Hãy cứ giữ vững HI VỌNG và sẽ có một ngày KỲ TÍCH xảy ra. Nhưng kỳ tích xảy ra là do hành động ngay lúc này của chúng ta.

Mục tiêu của chúng ta là gì, khi đại cục đã hỏng?

Đó là CHỐNG BẦN CÙNG HÓA, bằng cách tiết kiệm (và sau đó đầu tư - nhưng đừng để mất tiền).

Sống tối giản và tiết kiệm tiền

Wednesday, January 6, 2021

Bí quyết giảm tiền thuê nhà mỗi 1-2 năm

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn cách giảm tiền thuê nhà ở cả Nhật lẫn VN. Sẽ thật tuyệt nếu mỗi năm tiền nhà của bạn lại giảm đi đúng không nhỉ? Tiền nhà của tôi giảm đi sau mỗi 1 - 2 năm (khi hết hợp đồng thuê nhà), và tôi sẽ đúc kết tại đây.

Ví dụ, tại VN bạn muốn giảm tiền nhà xuống 500k hay tại Nhật Bản bạn muốn giảm tiền nhà 5 ngàn yên (tầm 1 triệu) khi thuê nhà mới thì phải làm thế nào?

Hãy thương lượng theo cách dưới đây.

Trước hết, bạn cần đi coi các căn nhà trong tầm giá và tìm được căn ưng ý nhất. Bạn muốn thuê căn này nhưng với mức giá giảm đi 500k hay 5 ngàn yên.

Bạn hãy nói với người môi giới hay công ty bất động sản là bạn SẼ thuê căn nhà này với giá là [Giá hiện tại - 500k (hay 5 ngàn yên)].

Hãy bịa ra lý do gì đó hợp lý (嘘も方便) ví dụ bạn chỉ ở một mình sẽ không làm hỏng nhà, bạn sẽ giữ vệ sinh, bạn là người thuê nhà tốt, ngân sách của bạn chỉ là [số tiền nhà đã trừ đi bạn muốn giảm], thu nhập của bạn bị giảm (do tình hình kinh tế chung vv).

Bí quyết để giảm giá tiền nhà khi thuê nhà mới