Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, January 12, 2021

Lao động không giải quyết được vấn đề

Cách đây 10 năm, tôi chuyết khá nhiều về lao động, coi đó là giải pháp cho mọi vấn đề. Tình thế đã thay đổi!

Vấn đề hiện nay là thế nào? Mọi người làm việc quá nhiều! Càng ngày người ta làm việc càng nhiều lên, xuất hiện tầng lớp diễn giả bảo bạn dậy lúc 5 giờ sáng làm việc tới nửa đêm "để thành công", hay chuyên gia bán hàng nói bạn phải gọi 1000 cuộc gọi điện thoại mỗi ngày.

Làm việc thì tốt thôi, còn hơn đi cờ bạc, tửu sắc kia mà. Nhưng vấn đề của LAO ĐỘNG QUÁ NHIỀU chính là NĂNG SUẤT RẤT THẤP.

Năng suất lao động của mọi người đang thấp đi chứ không phải tăng lên. Cái tăng trưởng kinh tế 7-10%/năm mà chúng ta thấy chỉ là do toàn cầu hóa nô dịch phá hoại môi trường: Vốn ngoại (FDI) đổ vào nước nghèo khai thác tài nguyên, môi trường, con người tới kiệt quệ!

Hượm đã, nhưng không phải chúng ta sắp có cách mạng 4.0, cách mạng robot, cách mạng chuyển đổi số, làm năng suất tăng vọt và ai cũng sống sung túc sao?

Đây chính là nhầm lẫn cực kỳ tai hại.

Hãy tự hỏi bản thân mình: Từ khi có Internet, có tablet, có điện thoại thông minh, có các công cụ thông tin tuyệt vời, phải chăng năng suất của bạn đã tăng?

Không bạn ạ! Năng suất của bạn kém đi. Nhật Bản là điển hình của việc càng thông tin hóa thì con người làm việc kém đi, kém hơn thập niên tăng trưởng thần kỳ (những năm 60, 70) rất nhiều.

Những nơi mà cách mạng thông tin càng phát triển, năng suất con người lại càng kém đi, và KHÔNG THỂ TĂNG LÊN ĐƯỢC.

Đừng nghĩ rằng nếu nối não bộ của bạn với máy tính bằng cấy chip thì bạn sẽ trở thành người lao động tuyệt vời. Bản chất của thời đại robot là con người KHÔNG LAO ĐỘNG, vì họ không lao động được nữa, năng suất của họ đã quá thấp, không phù hợp việc lao động nữa.

Như vậy, bạn muốn giàu lên, thì không thể chỉ dựa vào lao động miệt mài được. Dù sao nếu bị bần cùng hóa thì phản ứng đầu tiên của con người chính là ... làm việc nhiều hơn.

Nhưng chẳng qua, mọi người không hiểu là họ đang sống trong toàn cầu hóa "bần cùng hóa".

Có lẽ, tôi là một trong số rất ít người đang LÀM VIỆC ÍT ĐI.

Tôi sống điền viên trong thời đại ai cũng vô cùng bận rộn. Và tôi KHÔNG BỊ bần cùng hóa. Không còn nữa. Thời mà tôi bị bần cũng hóa chính là thời tôi cứ nai lưng ra làm việc và sống trong sự phồn hoa giả tạo tiêu xài rất nhiều.

Năng suất lao động thấp là không thể tránh khỏi

Tôi phát triển khá nhiều công cụ làm việc và nhận ra, năng lực của bản thân kém đi rất nhiều. Tôi cho rằng, cùng với khoa học kỹ thuật tiến bộ, bạn không thể lao động năng suất cao và tạo ra "thần kỳ kinh tế" được nữa.

Mức độ tăng trưởng cao chẳng qua là do vốn tư bản rót vào để khai thác tài nguyên, môi trường, con người.

Do đó, cách mạng 4.0, chuyển đổi số, cách mạng robot hay trí tuệ nhân tạo vv theo tôi chỉ là ẢO MỘNG.

Đừng nghĩ rằng, có thứ gì đó được phát minh ra và bạn bỗng trở nên giàu có. Điều đó chỉ là sự hoang tưởng.

Ngược lại, càng chuyển đổi số, năng suất của bạn càng thấp đi. Cuối cùng, bạn có thể sẽ bị bần cùng hóa. Hay ít nhất, bạn cũng không thể trở thành trung lưu (tầng lớp trung lưu đang ngày càng bị xói mòn như trong bài viết trước).

Cách ứng phó: Tập trung vào lối sống thay vì số giờ làm

Quan trọng là cách ứng phó với bần cùng hóa đúng không nhỉ?

Nếu lao động không giải quyết được vấn đề nữa, mà tôi lại đang nghèo, thì tôi phải làm gì đây? Cứ khi tôi định tăng giờ làm lên thì năng suất giảm đi, và thu nhập tăng lên không bù được tiền thuốc chữa bệnh, nên tôi vẫn mãi nghèo. Đây chính là kết cục chung của nhiều người lao động.

Đừng kỳ vọng vào cách mạng 4.0 và tăng trưởng kinh tế!

Chỉ có tư bản toàn cầu hóa được hưởng, người lao động không hưởng % nào cả.

Do đó, việc quan trọng là TẮT QUẢNG CÁO đi. Đừng để bị tẩy não nữa.

Hãy duy trì lối sống tối giản hợp lý, duy trì nhu cầu vừa phải, tiết kiệm và tích lũy tài sản theo cách chống được lạm phát do in tiền, kết kim, kết hối vv.

Bạn phải sống tằn tiện như tư bản, chứ không phải sống như cách tư bản muốn bạn sống (mua sắm vô độ, cho con cái đi học đắt đỏ, mua nhà giá cao với vô vàn tiện ích ngu xuẩn).

Tôi không kỳ vọng làm nhiều hơn để kiếm thêm tiền. Tôi kỳ vọng vào chính lối sống của bản thân. Tôi thích cách tôi sống và tôi sống cách tôi thích.

Giống như trước đây tôi hay nói: Tôi thích việc tôi làm, tôi làm việc tôi thích.

Tôi tối giản hóa, hợp lý hóa lối sống, nhu cầu, và không làm việc nhiều hơn để kiếm nhiều hơn. Tôi chỉ sống thư thái!

Thế giới tăng trưởng hoàn toàn do vay nợ - in tiền - vay nợ - in tiền ... Chứ không phải do năng suất cao lên. Đấy là lý do thuế phí luôn tăng và giá cả luôn tăng.

Ngày nay, bận rộn hay làm việc chăm chỉ không còn là vinh quang nữa, chỉ thể hiện là súc sinh của tư bản.

Làm việc ít, sống thảnh thơi sẽ COOL hơn nhiều. À, sao dạo này nhiều bài báo cổ xúy thời trẻ học như điên, ra trường làm như trâu, đừng trách cha mẹ hay thời cuộc mà hãy tự trách bản thân không cố gắng thế nhỉ?

Đúng rồi, là do phức cảm tự ti bần dân! Toàn đại súc sinh của tư bản không hiểu thời cuộc, cứ cố gắng mãi mà không thành công, nên luôn phải tự động viên mình mãi. Nhìn thấy cây mà không thấy rừng! Người ta cố gắng nếu người ta được hưởng thành quả của việc cố gắng.

Chứ nếu cố gắng mà người khác hưởng, thì ai cũng chẳng cố gắng nữa. Mỗi cái bài học đơn giản này mà còn không học được, chứng tỏ sinh ra trong gia đình bầy đàn, một người làm, người khác bòn rút.

Và quan trọng hơn là càng làm càng nghèo, càng nghèo càng làm, nên cứ phải phóng tác mấy bài cố gắng để thành công, dậy sớm để thành công, để động viên bản thân.

Nào là phải có thái độ tốt, nào là phải có thói quen tốt, nào là dậy sớm hơn người, nào là về muộn để trau dồi kỹ năng, nào là cuối tuần tham gia hội thảo để nâng cấp bản thân, nào là thế này, nào là thế kia. Thời gian đâu mà lắm thế nhỉ?

Thôi thấy đi chợ nấu ăn hai bữa/ngày cũng đã hết ngày rồi kia mà?

Mark

No comments:

Post a Comment