Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, January 28, 2019

Làm sao có công việc yêu thích?

Điểm gì chung giữa một người mới ra trường đi làm và đã đi làm một công việc 7 năm? Cả hai đều vỡ mộng. Lý tưởng là "tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm" nhưng điều này đơn giản là không đúng trong công việc kiếm tiền. Điều này chỉ đúng với việc không kiếm tiền. Làm thế cho vui thôi.

Gần đây tôi có xem Hayashi sensei chuyết về công việc, tại đây:


Chuyết của Hayashi sensei: Việc muốn làm chỉ là ngẫu nhiên, việc có thể làm được là tất yếu.

Tóm lại biểu đồ là thế này:


Lý tưởng nhất là bạn làm việc mà bạn có năng lực, và bạn thích việc đó. Nhưng cơ bản là con người không thích làm việc và bị bó buộc.

Nếu có thể ăn bám cha mẹ thì chúng ta sẽ ăn bám cha mẹ. Rồi sẽ thành lãng nhân (du đãng) cả thôi. Trong hoàn cảnh rất hiếm hoi, chúng ta có thể làm việc chúng ta yêu thích và thành công. Chỉ một số ít người làm thế được.

Hạnh phúc bất biến

Thời vận sẽ lên xuống và thay đổi không ngừng, nhưng lối sống hạnh phúc là bất biến (indifferent). Cho dù sinh li tử biệt cũng chỉ là biến cố thời gian, không phải bận tâm. Điều quan trọng là lòng trung can nghĩa đảm đấu tranh cho công lý và sự thật, cũng là đủ để hạnh phúc rồi. Ý chí của bạn là bất biến, thì hạnh phúc của bạn là bất biến.

Có đâu như đám thất phu, thất phụ, du thủ du thực, giá áo túi cơm, văn nô bồi bút, hạnh phúc thay đổi xoành xoạch như thái độ và nhân cách!

Cho dù tình thế bất lợi, dù bạn có thất bại, thì bạn vẫn hạnh phúc thôi. Chẳng có gì hối tiếc, theo phong cách "tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm". Dù ai nói gì, khoác lên mình tấm áo đức hạnh, mà phán xét (trong khi bản thân thì lời nói hành động bất nhất), bạn vẫn làm theo đúng lý tưởng của mình, vẫn thực hành "cuộc đấu tranh của tôi".

Dù trong cơn bạo bệnh, bạn vẫn có thể thanh thản, vẫn có thể suy nghĩ về lý tưởng. Như thế gọi là hạnh phúc bất biến.

Trở lại với những người mưu cầu hạnh phúc (dạng tư lợi), ai bảo họ không hạnh phúc? Họ lúc hạnh phúc lúc đau khổ, lúc ta nghĩ họ hạnh phúc thì họ đau khổ và ngược lại. Tâm trạng họ thay đổi liên tục tùy theo quan hệ với người khác. Đồng cảm với họ là tự sát về tinh thần. Tôi đã có nói về sức mạnh của không đồng cảm (với người tư lợi).

Hạnh phúc bất biến đòi hỏi phải học luân lý và có khả năng chịu đựng những nỗi đau khôn xiết. Mà sinh li tử biệt chỉ là một phần của nỗi đau như thế. Phải có khả năng độc lập tác chiến thì mới có thể hạnh phúc ngay cả trong nghịch cảnh.

Rồi một ngày, bạn và nhân dân sẽ làm nên lịch sử. Lịch sử cần những chiến binh, những cỗ máy chiến tranh, không cần đám thất phu tư lợi, văn nô bồi bút, chỉ biết mưu cầu hạnh phúc ngắn hạn cho bản thân.

Chỉ có người đấu tranh mới có hạnh phúc bất biến. Đây là sơ đồ tôi phát minh ra:


Sơ đồ này có gì hay?

Hạnh phúc chuyết luận - Thực tiễn

Nếu bạn không tin mình sẽ hạnh phúc, hay không hành động như thể bạn sẽ hạnh phúc, bạn sẽ không hạnh phúc. Thành công cũng tương tự như vậy. Mỗi khi bắt đầu lập trình, tôi không có bất kỳ ý tưởng hay lý tưởng nào cả, tôi chỉ có NIỀM TIN là mình sẽ thành công. Cho dù lập trình thông thường, hay viết trí tuệ nhân tạo cũng vậy. Phải có niềm tin trước, từ đó xây dựng mindset và hành động phù hợp.

Bạn không bắt buộc sống hạnh phúc. Đấy là vấn đề cá nhân của bạn mà thôi. Nhưng nếu bạn không muốn sống trong phẫn uất hay hối tiếc, có lẽ bạn nên sống hạnh phúc. Bạn phải xây dựng được lý tưởng về lối sống hạnh phúc và thực hành nó mỗi ngày. Nói dễ hơn làm!

Nếu nói ra cách thực hành để hạnh phúc thì có hàng triệu cách, nhưng nếu chạy theo hạnh phúc thì khác nào đuổi theo một con chó. Không cần làm như vậy. Bạn chỉ cần một số điều cốt lõi cần ghi nhớ, từ đó sẽ "bất chiến tự nhiên thành". Thực sự là người hạnh phúc lâu dài không ý thức mấy về hạnh phúc, vì điều đó là điều đương nhiên, như chúng ta tắm ánh nắng mỗi ngày. Hạnh phúc là miễn phí và có đầy ngoài kia.

Nhưng tất cả CHỈ LÀ ẢO MỘNG không có thật, có thể tan biến lập tức. Trước hết là phải học BÀI HỌC LUÂN LÝ đã. Sau khi học xong luân lý, mọi chuyện sẽ dễ dàng, còn không học luân lý mà mải mê chạy theo hạnh phúc thì sẽ kiệt sức, nếu chưa tin, thử đuổi theo một con chó mà xem.

Sức mạnh của không đồng cảm

Sunday, January 27, 2019

Mạng xã hội, báo lá cải và con heo thông tin

Bạn đã xem 千と千尋の神隠し (Sen to Chihiro no Kamikakushi) chưa nhỉ? Đây là bộ phim hoạt hình mang tính thần bí có doanh thu cao nhất Nhật Bản, nói về cô bé Chihiro và gia đình đi tới nhà mới bị lạc vào một đường hầm qua vùng đất thần bí, nơi cha mẹ cô bé bị biến thành heo do thấy nhiều thức ăn mà chẳng có ai bán nên ăn uống vô độ:


Chân lý: Bất kỳ ai ăn uống vô độ cũng sẽ biến thành heo.

Chỉ có quý tộc, những người anh uống thanh lịch và thanh đạm mới không biến thành heo. Nói cách khác, con người sẽ không biến thành heo nếu họ có tiết độ.

Vì sao cha mẹ Chihiro bị biến thành heo? Vì họ đã ăn miễn phí. Trên đời, không có thứ gì miễn phí trừ khi trả giá bằng cả cuộc đời. Chủ nghĩa tư bản cho ta rất nhiều thứ miễn phí (đối ngược lại, chủ nghĩa cộng đồng không lao động cha chung không ai khóc thì chỉ hứa hẹn), nhưng cái giá phải trả là cực kỳ đắt đỏ.

Nhưng con người họ thích những thứ miễn phí, giảm giá, họ bị biến thành heo, tức là súc sinh để người khác chăn dắt.

Đã tới lúc bạn nói KHÔNG với những thứ này, giống như Neo đã làm:

Tự tạo lấy tường lửa ngăn độc hại!

Vì sao tôi không đọc báo lá cải nữa?

Saturday, January 19, 2019

Nỗi khổ của những người "sướng mà không biết đường mà hưởng" (supposed to be happy)

Nếu bạn có gia đình tốt, đầy đủ về kinh tế, vợ/chồng đẹp, con khôn vv mà vẫn không hạnh phúc? Sẽ bị nói là sướng mà không biết đường mà hưởng. Trong xã hội nho khổng mà ai cũng đạo mạo lung linh đức hạnh tự mình làm quan tòa phán xét người khác, bạn là kẻ có tội.

Sướng thế mà còn không biết đường mà sướng thì không thể chấp nhận được. Họ sẽ sớm khuyên bạn đi làm từ thiện và bố thí. Làm từ thiện cũng có thể giúp hạnh phúc ngắn hạn nhưng về lâu dài thì chắc là không.

Tốt nhất là đem tiền mà cho họ luôn đi, để họ dạy cho bạn biết thế nào là sướng.

Theo tôi, đây không phải là "sướng" (hạnh phúc) như mọi người nghĩ, chỉ là "supposed to be happy" (được coi là sướng) mà thôi.

Vậy vì sao một người được coi là sướng và họ khổ như thế nào?

Theo cách nhìn của tôi mà nói, họ cảm thấy khổ vì họ ... không hạnh phúc. Dù đầy đủ vật chất, gia đình, con cái (không bị phức cảm tự ti con cái) nhưng đấy chỉ là AN TOÀN, không phải là HẠNH PHÚC. Họ không hạnh phúc vì không có niềm tin (vào bản thân) hay lý tưởng (đấu tranh cho xã hội).

Một người không có niềm tin vào bản thân, và không có lý tưởng đấu tranh cho xã hội, sẽ chỉ an toàn mà không hạnh phúc.

Sai lầm của những người không hạnh phúc là phương trình ngụy biện đánh đồng:

AN TOÀN = HẠNH PHÚC

An toàn không phải là hạnh phúc. Một người dư dả về tài chính, tốt về gia đình, được coi là "viên mãn" chỉ là an toàn mà thôi. Họ chỉ "được coi là hạnh phúc (supposed to be happy)" đối với những người đang không an toàn về tài chính, hay gặp vấn đề về gia đình.

Trong mắt người không hạnh phúc thì đến một con chó hoang ngoài đường cũng hạnh phúc. Đơn giản là như thế.

Tôi hay nói thế nào nhỉ? Nếu một ngày bạn ra đường túm bất kỳ ai, kể cả bà lao công vừa bị chó táp ở chung cư, mà bạn có ngay một người hạnh phúc hơn bạn thì có nghĩa là: Bạn đã trầm cảm.

Có những ngày như thế.

An toàn không phải là hạnh phúc

Thursday, January 17, 2019

Hạnh phúc chuyết luận

Không phải là hạnh phúc luận (幸福論) mà là "hạnh phúc chuyết luận" (幸福拙論) nhé. Hạnh phúc luận thì cũng nhiều lắm, không vì đọc hết sách về hạnh phúc mà người ta hạnh phúc, ngược lại, có khi còn kém hạnh phúc hơn. "Hạnh phúc chuyết luận" không phải là luận về hạnh phúc như hạnh phúc luận, mà đơn giản là "chuyết" thôi. Chuyết để cho vui, cho bớt nhạt, bớt nhảm, có thể là bớt ế.

Hạnh phúc chuyết luận.

Chân lý của hạnh phúc chuyết luận: Đuổi theo hạnh phúc khác nào đuổi theo một con chó.

Chẳng bao giờ đuổi kịp đâu, dù bạn có ...  bốn chân đi nữa. Bằng cách nào đó, con chó này chạy rất nhanh.

Rồi sẽ mệt nhoài, chẳng ra thể thống gì cả. Việc gì phải thế! Cứ cắn răng mà sống. Cho dù bạn có đau khổ quằn quại, ra đường vẫn nên tươm tất. Chẳng ai biết bạn vừa trải qua một cơn đau xé lòng trong nội tạng đâu. Không, đây không phải là tư duy tích cực. Còn ai có khả năng tự lừa dối tốt hơn những người tư duy tích cực đâu? Đừng cố gắng tự lừa dối bản thân hay kỳ vọng gì về cuộc đời. Đại khái thế.

Hạnh phúc chuyết luận chỉ dành cho "chuyết giả" (拙者), tức là những người đam mê chuyết. Đam mê hơn cả người yêu. Ngay cả việc bạn có người yêu, cũng là dành cho mục đích "chuyết". Dù bạn ế, hay bạn có người yêu, bạn vẫn "chuyết" một cách đam mê và vui vẻ. Hạnh phúc vì điều đó? Không, chịu thôi. Ai mà hạnh phúc được chứ? Chó chạy nhanh lắm.

"Chuyết giả" gồm có "chuyết gia" (拙家) là những người chuyết chuyên nghiệp, ví dụ như tôi, có thể tương lai sẽ là "danh chuyết" (名拙). "Danh chuyết" có thể là chỉ người, tức là chuyết gia nổi tiếng, cũng có thể là chỉ câu chuyết nổi tiếng.

Ví dụ "Đuổi theo hạnh phúc khác nào đuổi theo một con chó" là một danh chuyết. Câu này đã thể hiện tính chất của hạnh phúc trong cuộc đời rồi.

"Chuyết giả" còn gồm cả "chuyết phu" (拙夫), là những người đam mê chuyết nhưng chưa thành chuyết gia, tức là đang học tập để trở thành chuyết gia.

Nhưng trong thế giới "chuyết" thì không nên phân biệt chuyết gia hay chuyết phu, mà gọi chung là "chuyết giả", tức là những người đam mê chuyết.

Từ tiếng Anh của "chuyết giả" tạm dịch là JOKER.

Hạnh phúc chuyết luận (chuyết luận về hạnh phúc) chỉ đơn giản là cách luận về hạnh phúc, chứ không phải là làm sao để trở nên hạnh phúc. Không thể theo đuổi hạnh phúc, vì hạnh phúc càng theo đuổi sẽ càng chạy đi xa thật xa. Hạnh phúc như là một con chó, bạn phải vuốt ve, vỗ về nó, nó mới ở cạnh bạn. Bạn phải có cảm tình với chó. Chó phải có cảm tình với bạn. Bạn với chó tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Ít người hiểu điều này. Nhất là những người không hạnh phúc. Nếu bạn hạnh phúc thì hạnh phúc rất dễ, nếu bạn không hạnh phúc, bạn càng mong hạnh phúc, lại càng không hạnh phúc.

Nếu bạn không hạnh phúc nhưng vẫn chuyết về hạnh phúc, thì có thể một ngày, bạn không theo đuổi hạnh phúc nữa, thì hạnh phúc sẽ lại gần bạn.

Chuyết! Phải chuyết! Chuyết bằng mọi giá!

Nếu bạn muốn hạnh phúc hay thành công

Wednesday, January 16, 2019

Thực phẩm, sức khỏe và tuổi thọ

Vì sao sống tốt không cần tổ yến hay đông trùng hạ thảo?

Tôi quan sát những người sống lâu (trăm tuổi) trong họ hàng thì tôi nhận thấy: Họ chỉ dùng thực phẩm bình thường, không bao giờ dùng thực phẩm đắt đỏ như tổ yến hay thảo dược siêu đắt như đông trùng hạ thảo.

Nguyên tắc của tôi là không sử dụng những thứ quý hiếm, đắt đỏ. Chỉ cần tập trung vào thực phẩm và lối sống thường ngày.

Không gì tốt hơn là VẬN ĐỘNG VỪA PHẢI (đi bộ, đạp xe, bơi lội vv) và BỮA ĂN CÂN BẰNG DINH DƯỠNG.

Để sống lâu, phải duy trì cân nặng vừa phải, không được thừa cân, tốt nhất là hơi gầy.

Những người sống lâu nhất thế giới ví dụ dân đảo địa trung hải hay người dân Okinawa ở Nhật Bản đều sống lối sống cân bằng về vận động và dinh dưỡng.

Bạn không cần các thực phẩm cao cấp kiểu như: Tổ yến, vây cá mập, bào ngư vv hay thảo dược quý như đông trùng hạ thảo, nhân sâm vv.

Ngoài ra, nguyên tắc của tôi cũng là KHÔNG SỬ DỤNG BẤT KỲ CHẤT KÍCH THÍCH NÀO, bao gồm: Rượu, bia, nhân sâm, các loại mật, cao. Mật gấu, cao hổ cốt vv còn liên quan tới hành hạ động vật, là hành vi xấu cần phải tránh và phê phán.

Về thịt thì càng là động vật cấp càng thấp càng tốt: Cá tốt hơn gà, gà tốt hơn heo, heo tốt hơn bò. Côn trùng hay các loại sò ốc thì càng tốt hơn nữa.

Đông trùng hạ thảo, tổ yến, vi cá mập, nhân sâm
là những thứ bị thổi phồng quá đáng

Tổ yến, vây cá mập bị thổi phồng quá đáng

Saturday, January 12, 2019

Hộ chiếu sắp hết hạn khi đang đi du học

Nếu bạn đang du học Nhật Bản mà visa (thị thực) vẫn còn thời hạn dài nhưng hộ chiếu (passport) sắp hết hạn thì sao? Bạn sẽ phải xin cấp lại hộ chiếu mới hoặc xin gia hạn hộ chiếu. Thông thường nếu cấp lại hộ chiếu mới thì thời hạn là 10 năm cấp lại thì ít hơn, 5 năm chẳng hạn.

Vậy xin cấp lại hộ chiếu có phức tạp không và có ảnh hưởng gì tới tư cách lưu trú (visa cư trú) của bạn không?

Trả lời: Hộ chiếu và visa không ảnh hưởng đến nhau. Hộ chiếu là do cơ quan phía VN cấp, còn visa là do cơ quan phía Nhật Bản cấp. Khi bạn đổi sang hộ chiếu mới thì cơ quan VN sẽ trả lại cả hộ chiếu cũ (thường bấm lỗ và/hoặc đóng dấu USED hay VOID vv) trong đó có visa lưu trú tại Nhật của bạn. Bạn chỉ cần cầm cả hai cuốn hộ chiếu (mới không có visa và cũ có visa) là xuất nhập cảnh Nhật Bản bình thường.

Nếu bạn không muốn cầm cả hai cuốn, bạn có thể lên cơ quan ngoại giao (đại sự quán/lãnh sự quán Nhật Bản ở nước bạn) hoặc Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản ở Nhật để đổi visa từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới.

Hộ chiếu VN có thể cấp đổi trong nước hoặc ở nước ngoài

Trường hợp xin cấp đổi hộ chiếu tại VN

Ví dụ bạn đang du học Nhật nhưng về nước tạm thời (lưu ý là nếu chưa về hẳn mà còn quay lại Nhật với tư cách lưu trú cũ thì bạn phải xin phép Tái nhập quốc) mà hộ chiếu sắp hết hạn thì có thể lên Cục xuất nhập cảnh Việt Nam mà đổi hộ chiếu.

Thủ tục xem tại trang Yurika: Passport - Thủ tục xin cấp mới, gia hạn, đổi hộ chiếu

Làm thế này lệ phí rất rẻ, chỉ tầm 200k.

Hộ chiếu còn thời hạn bao lâu thì được cấp mới?

Trả lời: Dưới 6 tháng. Hộ chiếu sắp hết hạn là hộ chiếu mà tới ngày hết hạn còn dưới 6 tháng. Trong trường hợp này bạn có thể xin cấp mới để có hộ chiếu mới thời hạn 10 năm (trường hợp hộ chiếu phổ thông).

Friday, January 11, 2019

Tổng kết tình hình năm 2019

NĂM 2019 LÀ NĂM ĐẤU TRANH SINH TỒN


Năm 2019 dự đoán sẽ là một năm khó khăn về kinh tế. Nếu năm nay mà được như năm 2018 thì đã có thể gọi là may. Nếu bạn là người kinh doanh, bạn phải làm mọi cách bảo toàn tiền vốn của mình. Nếu bạn làm công ăn lương, bạn phải tiết kiệm bằng mọi giá.

Đặc trưng tình hình kinh tế hiện nay:
- Lạm phát cao, đang có bão giá => sức mua kém, mỗi năm lại kém đi
- Cạnh tranh cao mọi người làm việc nhiều hơn mà thu nhập như cũ
- Thuế phí tăng nhanh mỗi năm
- Kết hối kết kim: Ngoại tệ và vàng bán ra theo tỉ giá quy định (ảnh hưởng với người có thu nhập ngoại tệ)

Mục tiêu năm nay của tôi chỉ là cắt giảm chi tiêu, duy trì được như năm 2018, như thế gọi là thành công. Tất nhiên là công việc làm công cụ học tiếng Nhật online, tư vấn du học online thì vẫn làm đều đặn, bên cạnh các mục tiêu học tập 2019. Tôi chỉ không hi vọng gì mấy về tiền bạc.

Riêng về tiền bạc, tôi vẫn làm kế toán để hiển thị hóa dòng tiền như 2018, bên cạnh đó là sẽ bắt đầu thắt chặt chi tiêu trong khi vẫn duy trì mức sống tốt.

Việc thắt chặt chi tiêu sẽ như sau:

Tư vấn visa thăm thân, du lịch Nhật Bản miễn phí 2019 (dành cho gia đình học sinh)

Trong năm 2019, iSea sẽ tư vấn làm hồ sơ xin thị thực thăm thân, du lịch Nhật Bản miễn phí cho gia đình các bạn học sinh đã đăng ký tại iSea.

Nội dung gồm có:
- Tư vấn hồ sơ xin visa dạng thăm thân hay du lịch, thăm việc người quen
- Tư vấn cách chứng minh tài chính (nên phù hợp và nhất quán với hồ sơ du học trước đây)
- Kiểm tra hồ sơ (nếu có thời gian)

Điều kiện: Phải liên lạc sớm và có thời gian dư dả vì nếu làm gấp sẽ khó có kết quả tốt.

Tư vấn miễn phí hồ sơ xin visa ngắn hạn Nhật Bản 2019

Với gia đình học sinh muốn sang thăm thì học sinh đang học hoặc người đang đi làm tại Nhật phải có thư mời như yêu cầu của phía Nhật Bản. Ngoài ra, nếu bạn đang đi làm thì có thể bảo lãnh tài chính (nộp giấy tờ thu nhập và thuế của bạn tại Nhật) và người xin visa không cần tự chứng minh tài chính, còn nếu bạn đang đi học thì người xin visa sẽ cần tự chứng minh tài chính.

Hồ sơ chứng minh tài chính thường có: Hợp đồng lao động với công ty đang làm, Chứng nhận số dư sổ ngân hàng.

Nói chung là cơ bản là nếu hồ sơ đầy đủ, nhất quán thì lãnh sự quán (hay đại sứ quán) sẽ xét và cấp visa vì đã có người mời và bảo lãnh bên Nhật.

Trường hợp tự xin visa du lịch thì sẽ khó hơn, có thể là năm ăn năm thua. Nên trước hết có người mời và có lý do hợp lý là lợi thế. Tuy nhiên, phải nhớ là người xét cuối cùng là lãnh sự quán Nhật Bản, nên không ai có thể đảm bảo 100%. Còn có điều kiện trên trang lãnh sự quán là nếu trượt visa thì sau ... tháng mới được xin lại.

Đây là kinh nghiệm xin visa có người mời và bảo lãnh tài chính luôn: Kinh nghiệm xin visa du lịch đi Nhật

Đây là hướng dẫn của lãnh sự quán:
https://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/vn/thithuc.html
Gia đình và học sinh phải xem kỹ và chuẩn bị đủ (iSea chỉ kiểm tra lại mà thôi)

Sổ ngân hàng bao nhiêu là đủ để xin visa du lịch Nhật Bản?

Thursday, January 10, 2019

Rút kinh nghiệm thất lễ 2018

Năm 2018 tôi cũng có chuyện thất lễ: Có người vì thiện chí mua đồ uống cho mà lại từ chối. Không phải là cố ý thất lễ mà chỉ là do tính phổi bò. Mọi chuyện hơi nhanh và tôi cũng hơi kén đồ. Nhưng sau đó tôi mới nhận ra như thế là thất lễ: Làm người khác phiền lòng.

Không nên như thế. Nếu có ai mua đồ cho bạn vì thiện chí, trước hết vẫn nên nhận. Sau đó làm gì thì tính sau. Biết đâu thế lại hay? Vì bạn sẽ thử đồ mới, nếu không thử sao biết có thích hay không?

Tránh thất lễ là một phần quan trọng trong cuộc sống và giao tiếp xã hội.

Với các bạn chuẩn bị đi làm vào tháng 4/2019 thì chắc chắn sẽ phải học rất nhiều về quy tắc ứng xử trong công ty và công việc (gọi là business manners).

Rất nhiều sách từ quy tắc ứng xử cho người đi làm (business manner) ...

Đây cũng là một phần đào tạo của các công ty, từ cách tự giới thiệu đến cách trao danh thiếp vv.

Bạn có thể tự học trên mạng với chìa khóa ビジネスマナー (business manner) hoặc tìm sách trên Amazon về Business Manner hoặc đơn giản là ra tiệm sách mà coi chùa.

...tới cách trả lời điện thoại

Việc đào tạo người mới vào công ty gọi là 新人教育 [shinjin kyouiku, tân nhân giáo dục], bạn là "tân nhân" nói nôm na là "tân binh" tức là sinh viên mới ra trường (chim non mới ra ràng). Cần phải đào tạo lại từ đầu mà quan trọng là cách dùng từ ngữ tôn kính.

Ví dụ, nếu gặp khách hàng thì dù là cấp trên của bạn thì bạn vẫn phải gọi tên trống không thôi, chứ không có "san" chẳng hạn.

Tiếng Nhật thương mại (Business Japanese) hay quy tắc ứng xử trong công việc tóm lại là để TRÁNH THẤT LỄ mà thôi.

Tức là skill trong công việc cũng quan trọng, mà trở thành người "biết ứng xử trong công việc" cũng quan trọng không kém. Mà các công ty thì sẽ đào tạo văn hóa ứng xử trước khi đào tạo kỹ năng công việc. Vì một người ứng xử tốt thì mới làm việc tốt được. Đây đúng có thể gọi là "tiên học lễ, hậu học văn". Văn hóa giao tiếp và từ ngữ tôn kính giống như là dầu bôi trơn trong công việc, phải học nghiêm túc và bài bản. Đặc biệt là phải tự mình chủ động học để phục vụ các tình huống công việc. Ban đầu sẽ vất vả và cơ bản là KHÔNG BIẾT GÌ, nhưng từ từ rồi bạn sẽ NGỘ RA và sau đó sẽ học rất nhanh.

Phải vừa có kỹ năng công việc tốt, vừa có văn hóa giao tiếp tốt mới thành người hoàn chỉnh được.

- Nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc
- Nếu bạn muốn mối quan hệ xã hội ở nơi làm việc tốt
- Nếu bạn muốn công việc trôi chảy
- Nếu bạn muốn được lòng đối tác
=> Phải học tốt BUSINESS MANNER

Ngay từ bình thường chúng ta cũng phải luôn để ý và rút kinh nghiệm để tránh thất lễ.

Sau này, khi bạn trở thành một người không thất lễ, thì bao nhiều việc tốt có thể xảy ra đây?
Mark

Wednesday, January 9, 2019

Nguồn gốc bệnh sợ vợ

Không phải là "sợ", mà là "nể", "kính trọng" thậm chí là "sùng bái". Tôi đã nói rồi, bệnh sợ vợ không chữa được và càng các ông, các anh "thành công", "học cao" thì càng sợ vợ. Loại du thủ du thực thì không thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đã là may: Vợ sợ họ như một loại bệnh dịch.

Bênh này không chữa được vì không phải bệnh mắc sau khi lấy vợ và được vợ "thuần hóa" thành chồng ngoan.

Bệnh sợ vợ này đã có sẵn trong người (先天性 tiên thiên tính) chứ không phải bệnh mắc phải (後天性 hậu thiên tính). Anh ấy (tạm gọi là anh Tran cho dễ) bị sợ vợ từ trước, có sẵn trong người, sau khi lấy vợ mới có cơ hội phát tác. Vợ anh chỉ là nhân tố làm bệnh sợ vợ phát tác thôi, tức là giống như một loại "tác nhân cơ hội".

Bọn du thủ du thực, du đãng, du côn, du ... hí đều không sợ vợ vì một lẽ: Họ không nể vợ hay sùng bái vợ, nói thẳng ra, vợ họ không làm họ cảm thấy ngưỡng mộ.

Vậy vì sao người sợ vợ ngưỡng mộ vợ?

Vì sao con người làm từ thiện?

Từ thiện là chủ đề khó để nghị luận, hơn nữa là chủ đề CẤM KỊ, vì bạn chỉ được nói tốt. Không thể nói xấu về từ thiện và người làm từ thiện, nếu không, bạn là kẻ xấu xa, ích kỷ, rất dễ bị phán xét. Nhất là ở những xã hội hay phán xét (do bản chất là con người bị chà đạp và chăn dắt) thì bạn không được phép nghị luận về thứ mà người ta coi là thiêng liêng, như là công sinh thành, chữ hiếu, hay từ thiện chẳng hạn.

Nhưng nếu không nghị luận, người ta sẽ không hiểu BẢN CHẤT, vì làm mà không hiểu bản chất thì sẽ không thật sự hạnh phúc, vì không biết thật sự vì sao mình làm thế.

Ví dụ, nhiều người mù quáng sùng bái cha mẹ, làm theo cha mẹ yêu cầu, cha mẹ nói chơi với bạn phải có lợi mới chơi, cũng nghe theo. Như thế thành người tư lợi. Nếu vứt rác ở ngoài đường thì tốt, mang về nhà là xấu. Miễn nghe lời cha mẹ thì là người con có hiếu.

Việc đó có thể là "hiếu thảo" với cha mẹ như thế, nhưng người tư lợi như thế sẽ không thể hạnh phúc. Vì họ ngày nào cũng vứt rác vào tâm hồn của mình. Hơn nữa, vì họ làm hành vi không đúng, nên mọi người không tôn trọng họ và cha mẹ họ, như thế là không tốt với cha mẹ.

Người con tốt phải là người công chính, hiểu biết, không phải người sùng bái cha mẹ. Tóm lại, làm người công chính không cần phải hiếu thảo kiểu nho giáo.

Như thế thì xã hội mới có thể tốt đẹp được. Ít ra là phải có nhiều người công chính hơn người tư lợi, hoặc xã hội do người công chính lãnh đạo.

Ngoài ra, thời đại robot sẽ tới và sẽ tới lúc, cần phải dạy bài học luân lý để robot "nên người", à không đúng, "nên robot" chứ. Câu hỏi là, vì sao con người làm từ thiện? Cần phải trả lời thỏa đáng câu hỏi này.

Ngay cả với bản thân mỗi người, nếu bạn trả lời câu hỏi này, bạn có thể sống tốt hơn, vì bạn thật sự hiểu cái gì làm nên cốt lõi trong con người. Đây giống như là hành trình đi tìm lương tâm của mỗi người. Không thể tìm ở bên ngoài, mà phải tìm ở bên trong. Phải hiểu được mỗi hành động của mình, từ đó mới có bản đồ đi tới lương tâm. Mọi người đều làm vì lương tâm của mình.

Kể cả kẻ lừa đảo! Vì kẻ lừa đảo có thể lừa đảo bạn xong, nhưng tiền đó là để họ lo cho gia đình của họ. Họ cũng đóng góp từ thiện. Sao bạn chắc, họ lừa đảo bạn nên là kẻ xấu 100%? Họ cũng đều có tôn giáo, đều đóng góp, có khi còn nhiều hơn người khác. Tham quan ô lại cũng thế, họ rất chăm đi cơ sở tôn giáo, bố thí rất rộng rãi. Họ lấy của công là lo cho gia đình, dòng họ của họ, vậy thì họ đâu phải kẻ xấu 100%? Họ chỉ là kẻ xấu khi bị bại lộ hoặc bị thanh trừng, chứ trước đó vẫn là "tấm gương đạo đức" của thanh thiếu niên.

Dù họ có ngã ngựa thì những người hưởng lộc từ họ vẫn yêu quý họ. Vì họ góp công đức và làm từ thiện nhiều mà.

Con người là sinh vật tư lợi liệu còn đúng?

Monday, January 7, 2019

Sống qua ngày đoạn tháng

Không phải lúc nào vận số cũng tốt và không phải lúc nào bạn cũng nên làm gì đó. Có những lúc trong cuộc đời, vận số rất xấu. Dù bạn có cố gắng cũng không cải thiện được mấy. Mà lại tốn rất nhiều sức. Phải chăng tiền bạn đã cạn?

Nếu không thì đây là cách: Sống qua ngày đoạn tháng.

Đây là một nghệ thuật và là một lối sống. Nếu bạn muốn thành công lâu dài, theo đuổi lý tưởng thì việc này là vô cùng cần thiết. Trong thời gian đó, bạn có thể làm việc bạn thường không có thời gian làm, lý luận, hoặc nghị luận.

Những người thay đổi lịch sử ai cũng phải có những giai đoạn sống qua ngày đoạn tháng. Vận đi xuống thì bạn có thể làm gì? Người ta gọi là "lên voi xuống chó". Dù tài năng cỡ nào cũng không thể thắng được vận số (mà thật ra tài năng thật sự là không chống lại vận số). Nếu hành động ngược vận số thì thậm chí còn mang họa.

Cuộc sống con người cũng hơi kỳ lạ: Lúc bận rộn họ mong được nghỉ. Lúc nghỉ không có gì làm thì lại lo lắng bất an về tương lai. Chẳng phải, tất cả là do vận số hay sao?

Bạn cố gắng, nỗ lực không phải là để thành công, thay đổi số phận, mà chỉ là để tu thân mà thôi.

Vì sao con ngoan trò giỏi, người học vấn cao thường sợ vợ?

"Khoa học chứng minh: Đàn ông sợ vợ sống lâu, kiếm tiền, thăng tiến nhanh hơn"
"Kính vợ đắc thọ, sợ vợ sống lâu, nể vợ bớt ưu sầu, để vợ lên đầu là trường sinh bất lão"
"Nhất vợ nhì giời", "đội vợ lên đầu", ...

Hay theo lý luận hiện đại thì "không phải là sợ, mà là yêu vợ", hay "chủ động sợ vợ" vv.

"Sợ vợ có trăm điều lợi mà không có lấy một điều hại"
- Chủ tịch hội sợ vợ -

Theo tôi, tất cả chỉ là hệ quả của bệnh sợ vợ, một căn bệnh trầm kha và có tính di truyền cao. Cha mà sợ vợ thì sẽ di truyền cho con, dòng họ nhiều người sợ vợ là y như rằng anh cũng sợ vợ. Nỗi sợ này còn ghê gớm hơn cả sợ cọp.

Nhất là ở xã hội Á Đông, thì đây là một cơn bạo bệnh. Ở xã hội phương tây hay Nhật Bản thì ít hơn hẳn, thậm chí kiếm được người sợ vợ, chưa nói là "chủ động sợ vợ" hay nói cách khác thẳng thắn hơn là "nghĩ rằng mình thao túng được vợ mà không biết mình mới là người bị thao túng", là tương đối khó. Nhưng ở xã hội nào thì cũng có đặc điểm: Con ngoan trò giỏi, người học vấn cao thường dễ sợ vợ hơn.

Sợ vợ ở đây là sợ vợ mình thôi, chứ vợ người khác thì không sợ. Nhưng vì sao người đàn ông lại sợ hãi như vậy?

Vì lẽ ra anh ta mạnh hơn, thường già hơn, có thể là học vấn cao hơn, thu nhập cao hơn thì vợ anh ta phải sợ anh ta mới đúng. Nhưng học vấn càng cao, thu nhập càng cao thì càng sợ. Ra ngoài có thể anh ta cũng không quá sợ hãi, nhưng về nhà là y như rằng, anh ta sẽ trở thành "con hổ có lá gan chuột nhắt".

Không thể nào làm cho anh ta hết bệnh sợ vợ được!

Người sợ vợ thì tất nhiên là sẽ nghĩ ra lắm "lý luận" để giải thích cho sự sợ vợ của mình, nào là yêu vợ, có trách nhiệm với gia đình, sợ vợ sống lâu, kính vợ đắc thọ, vân vân. Nhưng theo tôi, đây chỉ là HẬU QUẢ của việc sợ vợ mà thôi. Nếu anh không sợ vợ, anh chẳng cần lý luận như thế. Anh vẫn sống lâu bình thường nếu sinh hoạt hợp lý, hơn nữa, anh thừa sức lãng mạn để vợ anh vui.

Không lẽ yêu nên phải sợ? Ai cũng yêu con cái, nhưng không ai sợ con cái. Nhiều người yêu cha mẹ, nhưng không mấy ai sợ hãi trước cha mẹ.

Ở nước ngoài, đầy người yêu thương vợ con nhưng họ có sợ đâu. Bệnh sợ vợ đặc biệt phát triển ở xã hội nho khổng, trọng nam khinh nữ. Có khi, lề thói trọng nam khinh nữ ngày xưa xuất phát điểm từ một người con yêu thương mẹ mình, tới mức sùng bái, nghĩ ra để phụ nữ có thể thao túng nam giới, nắm lấy quyền lực thật sự. Tình cờ nó giúp cho xã hội phong kiến củng cố quyền lực nên được truyền bá rộng rãi.

Xã hội ít trọng nam khinh nữ thì bệnh sợ vợ rất ít.

Tâm lý học sợ vợ: Vì sao con ngoan trò giỏi, người học vấn cao thường sợ vợ?

Saturday, January 5, 2019

Nghị luận không tranh luận

Trong cuộc sống, NGHỊ LUẬN (議論) là quan trọng nhất, không phải là nỗ lực. Người Nhật nghị luận hàng ngày. Các dân tộc văn minh đều nghị luận cả. Ngay cả khi đi thi tiếng Nhật, phần lớn bài đọc đều là nghị luận. Nếu bạn là người biết nghị luận, bạn chỉ cần đọc sơ là biết người ta nói gì, nên điểm đọc sẽ cao hơn.

Ngay cả việc đi du học cũng phải nghị luận. Thời gian bạn du học là để bạn nghị luận thôi. Ví dụ, làm sao để việc du học sẽ trở thành lợi ích kép, lợi ích 3 lần trong tương lai? Như thế, bạn sẽ có thể thực hiện được lợi ích kép.

Sau khi du học xong, bạn sẽ có NHÂN SINH QUAN + THẾ GIỚI QUAN + GIÁ TRỊ QUAN cho cả cuộc đời còn lại. Như thế, bạn chỉ cần tập trung vào công việc và lối sống của bạn, sẽ dễ hạnh phúc và thư thái hơn. Đấy là nếu du học thành công, tức là trở thành người có thể nghị luận.

Nếu được như thế, thì thời gian du học thật sự là rất đáng quý, hơn nữa cũng không hề dài. Dù bạn có du học lâu (như tôi), thì cũng chỉ tốn một chương trong cuộc đời khoảng 9 ~ 12 chương mà thôi. Nếu nhờ việc du học mà giải quyết được vấn đề lớn về cuộc đời, thì các chương còn lại bạn sẽ đi theo dòng chảy tự nhiên để hạnh phúc và thành công.

Nên công việc tư vấn du học vẫn là, làm sao để chuẩn bị cho các bạn có thể tối đa hóa lợi ích của việc du học. Tất nhiên là kết quả là do bản thân người du học thôi, và bạn phải tự nghị luận lấy mới được.

Chỉ nghị luận và tránh tranh luận

Tôi chỉ nghị luận, chứ không tranh luận. Vì nghị luận không phải là về đúng sai, để thỏa mãn cái tôi, mà là để giúp bản thân và người khác tìm ra chân lý, ra lối sống phù hợp với thể chất của bản thân.

Tranh luận chỉ đơn giản là tôi đúng bạn sai, để thỏa mãn cái tôi. Mà thông thường thì mọi người sẽ không tranh luận về vấn đề mà sẽ tập trung công kích cá nhân đối phương. Bằng cách công kích, đả kích cá nhân, họ (hi vọng) sẽ đạt tới mục đích tranh luận là chặn họng người khác, tức là dập tắt tự do ngôn luận của người khác.

Các trang mạng xã hội ngày nay là dạng này. Bằng cách châm biếm, đả kích người khác (theo thói quen tranh luận thường ngày), mọi người hi vọng người khác sẽ không nói những lời động đến phức cảm tự ti của mình. Đặc biệt là để không bị động đến phức cảm tự ti dân tộc (với các trang mạng của du học sinh).

Nếu chỉ là tin tức rác, nhảm, vô thưởng vô phát kiểu mấy trò hề ở nước ngoài thì không sao. Vì không có đúng sai để tranh luận.

Tranh luận không giúp gì cho cuộc sống của bạn cả. Nó chỉ thỏa mãn cái tôi của bạn đang bị phức cảm tự ti làm tổn thương.

Tất nhiên là ai cũng có phức cảm tự ti thôi. Nhưng thay vì tranh luận, hãy tự mình nghị luận, và cuối cùng nhận ra sự thật giúp bạn vượt qua phức cảm tự ti của bản thân.

Người khôn ngoan nghị luận, người kém khôn ngoan tranh luận

Mọi người nói gì đều đúng. Nếu một người nói "đời là bể khổ" thì điều đó đúng. Nếu bạn nói "cuộc đời là một hành trình" thì điều đó cũng đúng. Vậy thì tranh luận làm gì?

Tuesday, January 1, 2019

Nhận học bổng ngay sau khi sang Nhật du học?

Có một số ít trường hợp có thể nhận học bổng ngay sau khi sang Nhật. Kỳ tháng 9/2018 vừa rồi tại iSea có hai bạn du học chương trình dự bị đại học (bekka) tại trường đại học Kansai. Trường Kandai cũng có du học sinh Việt Nam từ các trung tâm khác nhưng chi phí tại iSea rẻ hơn một chút vì như thế các bạn sẽ vui hơn khi du học. Ngoài ra, các bạn vừa sang cũng được trường giới thiệu nhận học bổng ngay, nên lại thêm một tin vui nữa.

Học bổng các bạn nhận là học bổng Yasuhara (安原記念福祉財団外国人留学生奨学金) số tiền là 50,000 JPY/tháng x 6 tháng, cấp làm hai đợt mỗi đợt 3 tháng. Đây là số tiền học bổng không hoàn lại (tức là không phải là học bổng dạng cho vay).

Học bổng Yasuhara dành cho học sinh bekka tại đại học Kansai

Tổng cộng sẽ nhận được 300,000 JPY cho 6 tháng. Tuy không phải số tiền lớn nhưng chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong thời gian mới sang Nhật và giúp cho việc học tập được thuận lợi.

Điều hay là bạn không cần làm gì mà trường sẽ tùy theo thành tích của bạn để tiến cử học bổng cho bạn theo nguyên tắc: Học bổng dành cho người xuất sắc.

Làm thế nào để nhận học bổng ngay khi sang Nhật?