Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, January 5, 2019

Nghị luận không tranh luận

Trong cuộc sống, NGHỊ LUẬN (議論) là quan trọng nhất, không phải là nỗ lực. Người Nhật nghị luận hàng ngày. Các dân tộc văn minh đều nghị luận cả. Ngay cả khi đi thi tiếng Nhật, phần lớn bài đọc đều là nghị luận. Nếu bạn là người biết nghị luận, bạn chỉ cần đọc sơ là biết người ta nói gì, nên điểm đọc sẽ cao hơn.

Ngay cả việc đi du học cũng phải nghị luận. Thời gian bạn du học là để bạn nghị luận thôi. Ví dụ, làm sao để việc du học sẽ trở thành lợi ích kép, lợi ích 3 lần trong tương lai? Như thế, bạn sẽ có thể thực hiện được lợi ích kép.

Sau khi du học xong, bạn sẽ có NHÂN SINH QUAN + THẾ GIỚI QUAN + GIÁ TRỊ QUAN cho cả cuộc đời còn lại. Như thế, bạn chỉ cần tập trung vào công việc và lối sống của bạn, sẽ dễ hạnh phúc và thư thái hơn. Đấy là nếu du học thành công, tức là trở thành người có thể nghị luận.

Nếu được như thế, thì thời gian du học thật sự là rất đáng quý, hơn nữa cũng không hề dài. Dù bạn có du học lâu (như tôi), thì cũng chỉ tốn một chương trong cuộc đời khoảng 9 ~ 12 chương mà thôi. Nếu nhờ việc du học mà giải quyết được vấn đề lớn về cuộc đời, thì các chương còn lại bạn sẽ đi theo dòng chảy tự nhiên để hạnh phúc và thành công.

Nên công việc tư vấn du học vẫn là, làm sao để chuẩn bị cho các bạn có thể tối đa hóa lợi ích của việc du học. Tất nhiên là kết quả là do bản thân người du học thôi, và bạn phải tự nghị luận lấy mới được.

Chỉ nghị luận và tránh tranh luận

Tôi chỉ nghị luận, chứ không tranh luận. Vì nghị luận không phải là về đúng sai, để thỏa mãn cái tôi, mà là để giúp bản thân và người khác tìm ra chân lý, ra lối sống phù hợp với thể chất của bản thân.

Tranh luận chỉ đơn giản là tôi đúng bạn sai, để thỏa mãn cái tôi. Mà thông thường thì mọi người sẽ không tranh luận về vấn đề mà sẽ tập trung công kích cá nhân đối phương. Bằng cách công kích, đả kích cá nhân, họ (hi vọng) sẽ đạt tới mục đích tranh luận là chặn họng người khác, tức là dập tắt tự do ngôn luận của người khác.

Các trang mạng xã hội ngày nay là dạng này. Bằng cách châm biếm, đả kích người khác (theo thói quen tranh luận thường ngày), mọi người hi vọng người khác sẽ không nói những lời động đến phức cảm tự ti của mình. Đặc biệt là để không bị động đến phức cảm tự ti dân tộc (với các trang mạng của du học sinh).

Nếu chỉ là tin tức rác, nhảm, vô thưởng vô phát kiểu mấy trò hề ở nước ngoài thì không sao. Vì không có đúng sai để tranh luận.

Tranh luận không giúp gì cho cuộc sống của bạn cả. Nó chỉ thỏa mãn cái tôi của bạn đang bị phức cảm tự ti làm tổn thương.

Tất nhiên là ai cũng có phức cảm tự ti thôi. Nhưng thay vì tranh luận, hãy tự mình nghị luận, và cuối cùng nhận ra sự thật giúp bạn vượt qua phức cảm tự ti của bản thân.

Người khôn ngoan nghị luận, người kém khôn ngoan tranh luận

Mọi người nói gì đều đúng. Nếu một người nói "đời là bể khổ" thì điều đó đúng. Nếu bạn nói "cuộc đời là một hành trình" thì điều đó cũng đúng. Vậy thì tranh luận làm gì?

Ai cũng nói đúng về bản thân. Thật lòng, con người chỉ đang nói về bản thân mà thôi.

Ví dụ bạn đang nghị luận, có người thấy không hài lòng vì bạn động tới niềm tin hay phức cảm tự ti của họ, họ sẽ nhảy vào tranh luận bằng cách chửi bới bạn, hạ nhục bạn, hay đả kích cá nhân bạn.

Họ cố gắng lối kéo bạn vào cuộc tranh luận của họ, mà thường thì không ai nghe ai và cùng lắm chỉ "bất phân thắng bại", nhưng sẽ làm hôn mê hóa vấn đề. Bằng cách này, họ có thể thỏa mãn cái tôi của họ (một phần), bạn cũng có thể thỏa mãn cái tôi của bạn (một phần) nếu bạn đang có phức cảm tự ti.

Nhưng cuối cùng thì tất cả đều thua: Tốn công sức mà chẳng hiểu ra được thêm chút nào.

Vì bản chất không phải là TRANH LUẬN VẤN ĐỀ nữa, mà chỉ là mỗi người đang nói về bản thân mình. Một người cố gắng nhảy vào nghị luận của bạn để đả kích bạn, nhục mạ bạn, thì họ vẫn chỉ đang nói về họ thôi.

Nếu bạn cũng đả kích, nhục mạ lại, thì thực chất là bạn cũng đang nói về bản thân mình.

Vì thế, cơ bản là bạn chỉ NGHỊ LUẬN, chứ không tranh luận.

Bạn có thể nghị luận về bất cứ thứ gì theo quan điểm của bạn

Nếu bạn xác định không tranh luận thì cứ thoải mái nghị luận thôi. Ai cũng có thể nghị luận để sống tốt hơn. Người ít nghị luận nhất thường sống kém nhất.

Bạn nghị luận nhiều thì việc bạn làm đúng càng nhiều, việc làm sai càng ít đi. Vì thế, kết quả tốt sẽ nhiều lên.

Dù bạn muốn thành công về điều gì, bạn cũng cần nghị luận về nó. Ngay cả mới du học và học tiếng Nhật cũng vậy.

Tôi nghị luận thế này: Tôi ra đường thấy biển hiệu rất nhiều chữ kanji, nếu tôi biết các chữ này thì tôi sẽ đoán được nghĩa. Mà từ vựng tiếng Nhật có nhiều từ giống tiếng Việt ví dụ 銀行 ngân hàng, 駐車場 trú xa trường. Nếu bạn đọc được là "trú xa trường" thì bạn sẽ đoán được nó là bãi đậu xe. ^^

Mà kanji chỉ có tầm 2000 chữ thường dùng. Nếu học hết 2000 chữ này từ đầu, thì không chỉ biết được 2000 chữ này, mà còn "ăn gian" được nhiều từ gốc hán trong tiếng Nhật, tức là ăn gian được rất nhiều từ chung gốc hán giữa tiếng Việt và tiếng Nhật.

Vì thế, ngay từ đầu năm tôi học luôn 2000 chữ này, mà chỉ học âm hán việt thôi. Còn âm Nhật thì tôi suy luận sau.

Bằng cách này, cả năm tôi không cần học kanji nữa, để thời gian mà học ngữ pháp và nâng cao vốn từ vựng.

Vậy tại sao không học luôn hết ngữ pháp đầu mỗi kỳ? Để trong kỳ chỉ chơi thôi.

Ý hay! Tôi đã làm thế. Nên tôi không cần học ngữ pháp nữa, mà vẫn được 100 điểm.

Bằng cách học chủ động, học trước như thế, tôi học nhàn mà hiệu quả cao. Đây là nhờ cách NGHỊ LUẬN VỀ HỌC TIẾNG NHẬT.

Nhân tiện, về việc suy luận âm Hán Nhật tôi cũng lại nghị luận nên lại ăn gian được việc đoán cách đọc nhiều từ tiếng Nhật để tra từ điển nên nâng cao vốn từ mà không vất vả mấy.

Du học kỵ nhất là sa đà vào tranh luận

Du học sinh hay sa đà vào tranh luận vì sao Nhật phát triển và vì sao ta thì không. Mọi người đều bị phức cảm tự ti dân tộc. Đã tranh luận cả 100 năm nay nhưng vẫn chưa rút ra được kết luận nào hữu ích để thay đổi.

Du học sinh đặc biệt là sẽ tốn thời gian tranh luận, tốn cả bia và mồi nhậu nữa.

Nhưng bạn tranh luận vấn đề đấy làm gì nhỉ? Đấy là vấn đề của lãnh đạo. Nếu bạn muốn tìm câu trả lời, phải chất vấn lãnh đạo. Còn chất vấn nhau thì không đem tới câu trả lời.

Hơn nữa, du học sinh bản chất chỉ là "học sinh", bạn phải tập trung vào việc học. Nếu muốn du học thành công, bạn phải đọc nhiều sách, học cách nghị luận của người Nhật, từ đó tiếp thu tư tưởng, văn hóa của họ.

Như thế mới có thể lợi ích kép hoặc lợi ích ba lần được. Nhưng nghị luận vậy thôi, quan trọng là trải nghiệm vui vẻ trong thời gian du học, trong phạm vi cho phép.
Mark

No comments:

Post a Comment