Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, January 7, 2019

Vì sao con ngoan trò giỏi, người học vấn cao thường sợ vợ?

"Khoa học chứng minh: Đàn ông sợ vợ sống lâu, kiếm tiền, thăng tiến nhanh hơn"
"Kính vợ đắc thọ, sợ vợ sống lâu, nể vợ bớt ưu sầu, để vợ lên đầu là trường sinh bất lão"
"Nhất vợ nhì giời", "đội vợ lên đầu", ...

Hay theo lý luận hiện đại thì "không phải là sợ, mà là yêu vợ", hay "chủ động sợ vợ" vv.

"Sợ vợ có trăm điều lợi mà không có lấy một điều hại"
- Chủ tịch hội sợ vợ -

Theo tôi, tất cả chỉ là hệ quả của bệnh sợ vợ, một căn bệnh trầm kha và có tính di truyền cao. Cha mà sợ vợ thì sẽ di truyền cho con, dòng họ nhiều người sợ vợ là y như rằng anh cũng sợ vợ. Nỗi sợ này còn ghê gớm hơn cả sợ cọp.

Nhất là ở xã hội Á Đông, thì đây là một cơn bạo bệnh. Ở xã hội phương tây hay Nhật Bản thì ít hơn hẳn, thậm chí kiếm được người sợ vợ, chưa nói là "chủ động sợ vợ" hay nói cách khác thẳng thắn hơn là "nghĩ rằng mình thao túng được vợ mà không biết mình mới là người bị thao túng", là tương đối khó. Nhưng ở xã hội nào thì cũng có đặc điểm: Con ngoan trò giỏi, người học vấn cao thường dễ sợ vợ hơn.

Sợ vợ ở đây là sợ vợ mình thôi, chứ vợ người khác thì không sợ. Nhưng vì sao người đàn ông lại sợ hãi như vậy?

Vì lẽ ra anh ta mạnh hơn, thường già hơn, có thể là học vấn cao hơn, thu nhập cao hơn thì vợ anh ta phải sợ anh ta mới đúng. Nhưng học vấn càng cao, thu nhập càng cao thì càng sợ. Ra ngoài có thể anh ta cũng không quá sợ hãi, nhưng về nhà là y như rằng, anh ta sẽ trở thành "con hổ có lá gan chuột nhắt".

Không thể nào làm cho anh ta hết bệnh sợ vợ được!

Người sợ vợ thì tất nhiên là sẽ nghĩ ra lắm "lý luận" để giải thích cho sự sợ vợ của mình, nào là yêu vợ, có trách nhiệm với gia đình, sợ vợ sống lâu, kính vợ đắc thọ, vân vân. Nhưng theo tôi, đây chỉ là HẬU QUẢ của việc sợ vợ mà thôi. Nếu anh không sợ vợ, anh chẳng cần lý luận như thế. Anh vẫn sống lâu bình thường nếu sinh hoạt hợp lý, hơn nữa, anh thừa sức lãng mạn để vợ anh vui.

Không lẽ yêu nên phải sợ? Ai cũng yêu con cái, nhưng không ai sợ con cái. Nhiều người yêu cha mẹ, nhưng không mấy ai sợ hãi trước cha mẹ.

Ở nước ngoài, đầy người yêu thương vợ con nhưng họ có sợ đâu. Bệnh sợ vợ đặc biệt phát triển ở xã hội nho khổng, trọng nam khinh nữ. Có khi, lề thói trọng nam khinh nữ ngày xưa xuất phát điểm từ một người con yêu thương mẹ mình, tới mức sùng bái, nghĩ ra để phụ nữ có thể thao túng nam giới, nắm lấy quyền lực thật sự. Tình cờ nó giúp cho xã hội phong kiến củng cố quyền lực nên được truyền bá rộng rãi.

Xã hội ít trọng nam khinh nữ thì bệnh sợ vợ rất ít.

Tâm lý học sợ vợ: Vì sao con ngoan trò giỏi, người học vấn cao thường sợ vợ?

Vậy thì, chúng ta vào chủ đề chính. Nếu bạn muốn lấy được một người chồng ngoan hiền, hiếu thảo, thì hãy lấy con ngoan trò giỏi, người học vấn cao nhé. Sẽ có thể thao túng được và biến anh ta thành một kẻ biết vâng lời. Anh ta sẽ tự "diễn biến" để chính đáng hóa việc sợ vợ kiểu như "không phải sợ, mà là yêu vợ, là chủ động sợ vợ, để gia đình yên ấm" vv.

Con ngoan trò giỏi, người học vấn cao vốn là người ngoan ngoãn, biết nghe lời để được nhiều phiếu bé ngoan. Nếu họ học giỏi, điểm cao sẽ được khen ngợi, được thưởng (tinh thần, vật chất). Từ nhỏ, họ học tập để được khen, vì thành tích. Nếu nghe lời cha mẹ thì trăm lợi mà không có lấy một hại.

Như vậy, học giỏi không đồng nghĩa với ham hiểu biết, mà gắn chặt với quyền lợi mà cha mẹ sẽ ban phát cho. Nếu không tin, hãy nhìn đứa học kém, bọn phá gia chi tử, xem chúng bị trừng phạt nặng nề thế nào.

Họ luôn phải sống dưới sự kìm cặp của cha mẹ, lấy đấy làm niềm vui, hơn nữa, khi được khen ngợi thì não sẽ tiết ra chất sung sướng, hình như là endorphine gì đó, làm họ lâng lâng và cố gắng đạt được thành tích cao hơn.

Nhưng khi họ lớn lên, họ mất đi động lực vì cha mẹ không còn ở bên cạnh chỉ đạo, khen ngợi họ nữa.
Một là, cha mẹ không còn hiểu được việc họ làm.
Hai là, trường đời không phải lớp học, không có so thành tích mấy.
Ba là, cha mẹ họ chán việc khen ngợi những thành tích ... thường thường bậc trung của họ rồi.

Ngày xưa khen ngợi là để họ cố gắng, học hành nên người để cha mẹ được nhờ. Giờ họ nên người rồi, khen làm gì nữa cho mệt? Biết gì đâu nữa mà khen.

Vì thế, cuộc sống của họ không còn niềm vui mấy. Phải có ai bên cạnh chỉ đạo, khen ngợi việc họ làm tốt, họ mới vui được.

Người đó là vợ của họ. Vợ là niềm vui, là "cha mẹ" mới của họ, người vỗ về khen ngợi khi họ làm tốt, nghiêm khắc khi họ làm sai.

Từ sùng bái cha mẹ sẽ chuyển sang sùng bái vợ, và sự sợ vợ bắt nguồn từ đây chứ đâu.

Nếu làm vợ giận, thì mất đi niềm vui sống. Sợ nhất là vợ im lặng đấy, vì không có "chỉ dẫn" phải làm gì, không biết làm gì đúng, làm gì sai.

Vợ thành chân lý, chỉ cho việc đúng mà làm, việc sai mà tránh.

Vợ mà giận hờn thì niềm vui sụp đổ, họ bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời.

Nên sợ vợ trở thành chân lý.

Ngoài ra, là tính sỹ diện nữa. Họ sợ vợ là vì họ không dám cãi vợ, sợ người ngoài dị nghị, mất đi phẩm giá trí thức của mình. Những người không sợ vợ thì thường là dạng "máy sấy tóc", có thể sạc vợ con hàng ngày, rất ức chế và khó chịu.

Sợ vợ trăm lợi mà không có lấy một hại

Cái này thì cũng đúng thôi. Nghe vợ chăm chỉ làm ăn, việc gì lợi thì làm, bạn nào lợi thì chơi.

Vợ chỉ cho điều đúng, điều đem lại lợi ích kinh tế để làm.
Vợ chỉ ra bạn tốt nên chơi.
Vợ chỉ cho cách lấy lòng sếp lớn sếp bé.
Vợ làm công việc đứng mũi chịu sào bảo vệ chồng con khi gặp ... xã hội đen.
Vợ bắt ngủ sớm, dậy sớm, không sa đà rượu chè, cờ bạc, gái gú, game ghiếc.
Vợ chăm lo bữa ăn giấc ngủ, dạy ta ... nên người!

Bạn không thấy sao? Các ông, các anh sợ vợ, ông nào, anh nào cũng bảnh bao, ăn nói rất chi là đúng mực, ra đường thấy gái không thèm ngắm, gặp xã hội đen nở nụ cười mắt nhìn thẳng đầy thân ái và trìu mến.

Nếu có ai gây sự xích mích thì sẽ nghĩ ngay tới lời dạy của vợ, để mà tránh đi, nên ít mang họa vào thân.

Ngược lại nhìn đám phá gia chi tử, đám sâu mọt trong trường học mà xem? (Nhân tiện, tôi là dạng sâu mọt trường học).

Không tôn trọng phụ nữ. Phân biệt chủng tộc. Kỳ thị người khác. Thái độ kiêu căng ngạo mạn, đi đâu cũng bị chê là phổi bò. Vân vân. Không ra sao cả.

Tất nhiên là không thành công rồi, còn lâu mới bán được hàng nhé!

Lại còn hay chơi game, gái gú, cờ bạc, đủ những trò xấu xa tệ hại mà người sợ vợ thường không làm.

Vấn đề khó chịu "nho nhỏ"

Nhưng suy cho cùng, người sợ vợ thì vẫn là người sợ vợ thôi. Liệu chúng ta có thể nói thẳng với họ rằng "Anh là một người sợ vợ" không?

Tôi nghĩ là không nên, tuyệt đối không nên. Tôi sợ nói thế khi về nhà họ sẽ gục đầu vào vai vợ khóc mất. E là họ sẽ bị tổn thương bởi câu nói như thế. Như thế là không tế nhị.

Vì họ nhạy cảm lắm. Thà bạn nói câu ấy với vợ họ, thì sẽ ít gây tổn thương hơn.

Vấn đề theo tôi là sự nam tính. Người đàn ông phải có chí nam nhi của trang nam tử hán đại trượng phu, mong lập thân kiến quốc. Nếu ai cũng sợ vợ, hiếu thảo với vợ, thì sẽ thành một xã hội tư lợi, ai cũng chỉ chăm chỉ vun vén lợi lộc cho bản thân gia đình, ra làm quan làm giàu cốt sao để vinh thân phì gia dù làm hại xã hội đi nữa.

Làm trang nam nhi mà không một lần vung kiếm lên diệt gian trừ tặc cứu quốc an dân hay sao?

Không, không thể rủ những người sợ vợ cùng bạn đấu tranh vì đại nghĩa, vì hạnh phúc nhân dân được. Vì họ sẽ hỏi ý kiến vợ họ trước, mà thế nào chẳng bị phủ quyết. Vậy thì rủ họ làm gì?

Rủ được họ, làm sao có thể tin tưởng giao phó trọng trách cho họ, mà không bị vợ họ xen vào, và rồi họ sẽ lật kèo? Đến lúc cần hi sinh vì đại nghĩa, họ sẽ vì đại nghĩa, hay vì vợ họ?

Những thành phần "không nghiêm túc" trong xã hội, mới là những người có gan đấu tranh, mới có thể cùng bạn đi con đường gian khó được. Vì mức nam tính của họ cao, họ thích chiến đấu, thà hi sinh còn hơn cả đời chiên trứng cho vợ trong bếp và thay tã cho con.

Vinh quang chỉ có ở trên chiến trường, không nằm ở nhà hay trong nhà bếp. Tất cả chỉ là cảm xúc. Hơn nữa, chẳng phải, phụ nữ chỉ thật sự có cảm xúc bên cạnh người có nam tính cao hay sao?

Nhưng chắc chắn là, cuộc đời chẳng có gì là "ổn định", hay "an toàn" cả. Chẳng có khuôn mẫu, có định kiến nào. Chỉ là, bạn mạnh hơn kẻ thù, hay yếu hơn mà thôi. Và, bạn đã sẵn sàng dốc sức đấu tranh vì lý tưởng hay không mà thôi.

Nói thẳng ra, trừ những người tư lợi, chẳng ai tôn trọng "người sợ vợ".
Mark

No comments:

Post a Comment