Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, January 28, 2019

Hạnh phúc bất biến

Thời vận sẽ lên xuống và thay đổi không ngừng, nhưng lối sống hạnh phúc là bất biến (indifferent). Cho dù sinh li tử biệt cũng chỉ là biến cố thời gian, không phải bận tâm. Điều quan trọng là lòng trung can nghĩa đảm đấu tranh cho công lý và sự thật, cũng là đủ để hạnh phúc rồi. Ý chí của bạn là bất biến, thì hạnh phúc của bạn là bất biến.

Có đâu như đám thất phu, thất phụ, du thủ du thực, giá áo túi cơm, văn nô bồi bút, hạnh phúc thay đổi xoành xoạch như thái độ và nhân cách!

Cho dù tình thế bất lợi, dù bạn có thất bại, thì bạn vẫn hạnh phúc thôi. Chẳng có gì hối tiếc, theo phong cách "tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm". Dù ai nói gì, khoác lên mình tấm áo đức hạnh, mà phán xét (trong khi bản thân thì lời nói hành động bất nhất), bạn vẫn làm theo đúng lý tưởng của mình, vẫn thực hành "cuộc đấu tranh của tôi".

Dù trong cơn bạo bệnh, bạn vẫn có thể thanh thản, vẫn có thể suy nghĩ về lý tưởng. Như thế gọi là hạnh phúc bất biến.

Trở lại với những người mưu cầu hạnh phúc (dạng tư lợi), ai bảo họ không hạnh phúc? Họ lúc hạnh phúc lúc đau khổ, lúc ta nghĩ họ hạnh phúc thì họ đau khổ và ngược lại. Tâm trạng họ thay đổi liên tục tùy theo quan hệ với người khác. Đồng cảm với họ là tự sát về tinh thần. Tôi đã có nói về sức mạnh của không đồng cảm (với người tư lợi).

Hạnh phúc bất biến đòi hỏi phải học luân lý và có khả năng chịu đựng những nỗi đau khôn xiết. Mà sinh li tử biệt chỉ là một phần của nỗi đau như thế. Phải có khả năng độc lập tác chiến thì mới có thể hạnh phúc ngay cả trong nghịch cảnh.

Rồi một ngày, bạn và nhân dân sẽ làm nên lịch sử. Lịch sử cần những chiến binh, những cỗ máy chiến tranh, không cần đám thất phu tư lợi, văn nô bồi bút, chỉ biết mưu cầu hạnh phúc ngắn hạn cho bản thân.

Chỉ có người đấu tranh mới có hạnh phúc bất biến. Đây là sơ đồ tôi phát minh ra:


Sơ đồ này có gì hay?
Nhiều người thường đánh đồng AN TOÀN = HẠNH PHÚC, rốt cuộc họ chỉ chọn con đường an toàn (play safe), rồi lại thắc mắc vì sao tôi không hạnh phúc. Tất nhiên là một người chọn con đường an toàn thì chỉ có an toàn thôi.

Chủ nghĩa gia đình là như thế, đấy là con đường an toàn: Mọi người tương trợ nhau lúc khó khăn. Bởi lẽ, trong xã hội nho khổng tư lợi thì ra ngoài xã hội chỉ thường lừa dối và chà đạp lẫn nhau.

Nhưng nếu có một người không hạnh phúc, ví dụ vay nợ xã hội đen thì sao? Thì cả nhà không hạnh phúc. Cả nhà có thể nai lưng dốc tiền ra để trả nợ thay người đã sa ngã, nhưng không ai hạnh phúc vì việc đó.

Để tương đối hạnh phúc thì không ai được sa ngã. Gia đình hai bên có 10 người, xác suất sa ngã (cơ bạc, nợ nần vv) của một người là 10%, thì xác suất để "gia đình êm ấm, hạnh phúc" là:

90% ^ 10 = 0.35%

Như vậy cũng không thể nói là an toàn lắm đâu. Dù sao thì cũng không chết, nên vẫn sống cho tới hết tuổi thọ và trở về cát bụi. Về mặt này thì an toàn, giống như người không theo chủ nghĩa gia đình.

Bạn muốn hạnh phúc và lấy hạnh phúc làm thước đo thì đã tới lúc phải bỏ tiêu chí trục an toàn đi. Tôi không chọn con đường an toàn bao giờ, tôi chỉ chọn con đường không an toàn. Nhưng khi bạn đã HỌC CÁC QUY LUẬT và kiến thức cần thiết, con đường không an toàn lại trở thành con đường an toàn nhất.

Nhưng an toàn để làm gì? Để sống tới già à? Ngồi xem ti vi chờ qua đời?

Không! Tôi không quan trọng tới mức ấy đâu. Tôi nhận thấy, sinh mệnh, cuộc đời của bản thân chỉ như cỏ dại, tự sinh tự diệt. Nếu tôi chết ngay thì cũng không có gì thay đổi. Quan trọng là nhân loại rất đông đảo và ngày càng đông hơn. Số phận cá nhân quan trọng, hay phẩm cách dân tộc là quan trọng? Cá nhân sống mãi (để xem ti vi) hay sinh tồn của nhân loại quan trọng?

Cá nhân không có nhiều ý nghĩa, kể cả tôi cũng vậy. Cuộc đời theo nghĩa này là tự do, và hơn nữa là UNG DUNG TỰ TẠI. Tôi chẳng buồn lo nghĩ về thời cuộc, chỉ là nhiệt huyết sục sôi đấu tranh thôi.

Vì "tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm".

Như vậy, tôi không chọn sống an toàn. Chết thế nào cũng là chết. Chết càng xấu xí càng tốt, sẽ gây ấn tượng mạnh hơn. Khi còn trẻ ăn một phát đạn vào đầu, trong lúc còn đang khỏe mạnh, và chờ tới già, sống những ngày lê thê, đau đớn vật vã trên giường bệnh, thì đằng nào hơn? Tùy mỗi người thôi. Điều quan trọng không phải là chết như thế nào, mà là khi sống đấu tranh như thế nào, phụng sự ai.

Điều bạn làm khi sống mới định nghĩa con người của bạn, phẩm cách của bạn, phẩm cách dân tộc của bạn.

Hãy nhìn đường màu vàng xem. Trong đó θ là "góc hoàn cảnh", tức là năng lực:

HOÀN CẢNH = NĂNG LỰC

Nếu bạn có hoàn cảnh tốt (cha mẹ có danh dự), bạn dễ hạnh phúc hơn mà không cần quá mất an toàn. Ngược lại, nếu hoàn cảnh kém (năng lực thấp), để tăng hạnh phúc lên thì phải mất an toàn rất nhiều.

Hoàn cảnh sẽ quyết định số phận. Bạn có thể thay đổi được theta (góc hoàn cảnh) này bằng cách chặt bớt hay giữ khoảng cách với hoàn cảnh cũ, nói thẳng ra là với "chủ nghĩa gia đình". Càng tránh xa chủ nghĩa gia đình và gia đình tư lợi, hoàn cảnh bạn càng tốt.

Người có hoàn cảnh tốt (gia đình không tư lợi) thì không cần phải làm thế.

Ban đầu của tất cả mọi người là từ phía dưới đường màu vàng đi lên tức là: AN TOÀN nhưng KHÔNG HẠNH PHÚC.

Khi bạn sinh ra là như thế, vì bạn chưa có trải nghiệm và năng lực. Sau đấy, nhờ trải nghiệm và học tập mà bạn đi dần lên sang miền "HẠNH PHÚC - KHÔNG AN TOÀN".

Cũng có những người ảo giác là khi còn nhỏ họ "hạnh phúc", đây chỉ là ảo giác: Con nít chỉ an toàn chứ không hạnh phúc. Muốn có quà, muốn có cha mẹ, nhưng không mấy khi có, suốt ngày mè nheo mít ướt.

Sở dĩ những người tiếc nuối tuổi thơ nghĩ mình có tuổi thơ hạnh phúc là vì họ vẫn đánh đồng AN TOÀN = HẠNH PHÚC, khi lớn lên họ không an toàn, nên sợ hãi. Chứ ngược về tuổi thơ thì họ thường thiếu thốn đủ thứ, không được cha mẹ đối xử tử tế, công bằng (cha mẹ độc hại). Vì nếu cha mẹ không độc hại thì lớn lên họ đã hạnh phúc rồi!

Khi còn người mưu cầu sự an toàn thì họ sẽ ở trong vùng KHÔNG HẠNH PHÚC. Đây là lý do mà nhiều người cảm thấy trống rỗng, không biết mình thật sự muốn gì (trong tiềm thức).

Ý thức thì (do ảnh hưởng của xã hội) nghĩ rằng an toàn là hạnh phúc.
Tiềm thức thì cảm thấy không hạnh phúc.

Từ đó sinh ra uẩn ức. Trường hợp nặng dẫn tới chứng tâm thần.

Trường hợp nhẹ thì sẽ tìm tới chủ nghĩa gia đình quây quần bên nhau, tâm linh.

Nhưng việc tìm tới chủ nghĩa gia đình hay tâm linh thì tất cả sẽ giữ họ ở trong vùng "an toàn". Rốt cuộc vẫn không dám bước chân ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Về già trông cháu cho con và xem thời sự mỗi ngày, chờ đến khi qua đời.

Tôi không làm thế. Tôi mài giũa thanh kiếm chờ một ngày vung lên diệt gian trừ tặc cứu quốc an dân.

Bằng cách nào đó, chiến tranh sẽ xảy ra và đây sẽ là một biển lửa. Và tôi sẽ làm một việc không an toàn: Tham gia chiến tranh với lòng hồ hởi cao độ.

Đây là sơ đồ:


Trong sơ đồ này (là sơ đồ trên nhưng thêm chú thích) thì trên đời có 4 loại người:

Loại 1: Người không đấu tranh (giác ngộ về tôn giáo) => hạnh phúc, an toàn
Loại 2: Người đấu tranh (giác ngộ về xã hội) => hạnh phúc, không an toàn
Loại 3: Người sống dưới khả năng, tức là người đồng cảm mà tôi nói trong bài trước => an toàn nhưng không hạnh phúc
Loại 4: Người sa ngã, là người đi vào con đường tự hủy hoại bản thân ví dụ xã hội đen du thủ du thực, trộm cướp

Phần lớn mọi người có hoàn cảnh trung bình, rơi vào dạng "người sống dưới khả năng". Các bạn trẻ đang cảm thấy phẫn uất thời cuộc hay xã hội là dạng này. Bạn thay đổi điều này bằng cách đi du học = phiêu lưu. Đây là điều mà tôi khuyên với các bạn có năng lực học tập, nhưng năng lượng chỉ tập trung vào sự phẫn uất. Khi ra nước ngoài, năng lượng này được giải phóng, và sẽ sớm chuyển hóa thành "chân tài thực học". Bạn sẽ không an toàn (sống ở nền văn hóa khác, có thể xung đột, không hòa nhập), nhưng sẽ học được bài học để hạnh phúc. Vì thực ra bạn là người có năng lực học tập, chỉ đang phẫn uất do không biết dùng năng lực làm gì.

Con người sa ngã nếu gặp được tôn giáo tốt, cũng có thể giác ngộ và trở thành người không đấu tranh (về xã hội). Họ cũng tìm được hạnh phúc cho riêng mình, dù năng lực không cao. Tôn giáo là bệ đỡ để những người như thế có được hạnh phúc và an toàn (tương đối), tùy theo sự tu dưỡng tôn giáo của họ.

Còn nếu không gặp được tôn giáo tốt mà gặp được tà giáo (chủ nghĩa cướp - giết - hiếp thịnh hành trong xã hội suy đồi) thì sẽ sớm tự hủy hoại bản thân.

Như vậy để có HẠNH PHÚC BẤT BIẾN thì nên làm các việc sau:

1. Nhận thức được hoàn cảnh của mình
2. Đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh

Như tôi thì là sống phù hợp với vận số của bản thân và thời vận hiện tại. Tôi là người đấu tranh, không phải là người tôn giáo (dù tôi hiểu rõ về tôn giáo). Tôi chỉ đấu tranh cho tự do tôn giáo vì đó là nhân quyền và giúp những người không may mắn tìm được hạnh phúc của mình.

Với các bạn trẻ, điều quan trọng là DŨNG KHÍ và bước chân khỏi vùng an toàn. Hãy bước chân khỏi cha mẹ và tung cánh bay. Phượng hoàng phải bay trên bầu trời, không thể như loài gà công nghiệp sống trong lồng được.

Cái hay nhất là, thực ra trong tâm tâm cha mẹ bạn mong chờ điều đó. Bạn đang tiêu quá ít tiền của cha mẹ, vì bạn là "con tốt". Hãy bước chân ra nước ngoài và tiêu nhiều hơn, và "tỏa sáng" trên bầu trời, đó mới thật sự là điều cha mẹ bạn muốn.

Họ muốn bạn tiêu nhiều tiền hơn, và làm được nhiều hơn cho bản thân bạn. Dù có bước chân khỏi vùng an toàn, dù tiêu rất nhiều tiền của cha mẹ, bạn sẽ không hối tiếc mấy đâu. Cha mẹ cho tiền bạn để bạn đi phiêu lưu, ủng hộ bạn, không phải là hoàn cảnh của bạn tốt sẵn từ đầu hay sao?

Nếu chần chừ không đi, không phải là đã phụ lòng cha mẹ mà sống dưới khả năng hay sao?

Rồi một ngày bạn sẽ tìm được bản ngã đích thực của mình và lý tưởng, sứ mệnh của mình. Tất cả tưởng chừng chỉ như là từ một hành động ngẫu nhiên. Hay ngẫu nhiên thật nhỉ?
Mark

No comments:

Post a Comment