Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, February 25, 2017

Họ GHÉT bạn vì bạn KHÁC BIỆT

Người ta có thể ghét bạn vì đủ lý do. Khi đã sống trên đời thì đừng quan tâm là ai ghét bạn, hãy quan tâm lý tưởng của bạn là gì, và cách thực hiện như thế nào. Ai thành công, thậm chí không thành công, cũng đều bị ghét thôi.
Họ ghét bạn vì bạn khác biệt.
Họ ghét bạn vì bạn tự do còn họ thì không.
Họ ghét bạn vì bạn không có cùng giáo điều, tín điều với họ.
Họ ghét bạn vì bạn không sùng bái lãnh tụ và sùng bái cá nhân như họ.
Họ ghét bạn vì không sống bầy đàn như họ và hành động giống họ.
Họ ghét bạn vì bạn có lý tưởng, ước mơ chứ không sống bầy đàn.
Họ ghét bạn vì bạn có thể còn họ thì không.


Có cả tỷ lý do như thế. Nếu bạn đi du học mà "lỡ" xin được học bổng thì nhiều khi cũng bị ghét luôn dù bạn không lấy gì của họ. Có lẽ chỉ những người công chính và thích học tập là ủng hộ và chúc mừng bạn thật lòng mà thôi.

Bạn mà vào được đại học quốc lập hay quốc lập danh tiếng coi chừng cũng bị ghét "đồ ăn may".

Nếu bạn quá quan tâm vì sao người ta ghét bạn thì bạn sẽ không thành công.

Vì họ có thể ghét bạn vì nhiều lý do lắm. Và vì sao phải quan tâm tới ý nghĩ của hater, loser? Chỉ tốn thời gian thôi. Theo tôi chỉ cần tập trung thời gian, sức lực cho lý tưởng và công việc. Du học cũng là một dạng "công việc" và "xin học bổng" cũng là một dạng "công việc". Dù thành công hay không, hãy làm tốt nhất có thể. Về sau, điều quan trọng chỉ là bạn có nỗ lực hết sức mình hay không mà thôi.

Hãy lấy ví dụ Donald Trump. Vì sao truyền thông (liberal media) ghét ông ấy thế? Vì ông ấy khác biệt và không chia sẻ giá trị quan của họ. Ông ấy không phải là trí thức elite, mà là người lao động, dù ông ấy là tỷ phú. Vì sao ông ấy phải khổ tâm vì công việc? Đó là do lòng nhiệt huyếtý thức trách nhiệm mà thôi.

Đây là điều mà giới tinh hoa (elite) không có. Họ chỉ thích mị dân và bắt tay với truyền thông để mị dân. Như vậy thì họ làm rất ít, nói nhiều, hưởng lợi nhiều.

Ông Trump coi làm tổng thống là một công việc, hơn nữa là công việc quốc gia, chứ không phải là danh vọng. Vì thế ông ấy làm việc ngay từ ngày đầu, chứ không tiệc tùng chúc tụng xong rồi mới làm. Đây là mẫu người hành động (DOER) chứ không phải diễn giả (TALKER). Phần lớn chính trị gia là dạng talker. Những việc ông ấy định làm thì ông ấy đã nói rõ từ đầu trong cương lĩnh "Cuộc đấu tranh của tôi" (My Campaign) và ông ấy làm đúng như thế.

Vì sao con người sợ bị người khác ghét?

Vì không an toàn, vì không được lợi, vì nhiều lý do. Sợ bị chơi xấu sau lưng, sợ bọn tiểu nhân, sợ đủ thứ. Đây là một căn bệnh do bị giáo dục lòng tự tôn thấp (tự trọng thấp) từ thời nhỏ gây ra, thường là do hay bị cha mẹ mắng chửi, không được tôn trọng thân thể và sự tôn nghiêm về nhân cách.

Ở các gia đình thông minh ví dụ như các gia đình Do Thái thì không bị vấn đề này. Đó là lý do họ thông minh. Người Nhật thật ra cũng rất thông minh nhưng thường chỉ là trong biên giới của họ vì họ không lưu lạc như dân Do Thái.

Cần phân biệt các kiểu "bị ghét"

Bạn bị ghét vì khác biệt hay có lý tưởng thì tốt, nhưng bị ghét vì thái độ tồi, cư xử kém thì lại khác hẳn. Vì theo luật nhân quả, thái độ tồi, cư xử kém là do bị giáo dục kém. Giáo dục kém thì dẫn tới ý thức kém, năng lực thấp, làm việc không hết trách nhiệm, nên đời sống kém (chất lượng sống thấp). Sự thật là giáo dục kém sẽ đeo bám tới cuối đời vì:

Đã thái độ tồi thì lại không có người khôn ngoan nào chịu chơi cùng và chỉ ra cái sai.
Mà có chỉ ra thì lại tự ái và xa lánh người khôn ngoan chỉ chơi với người tư lợi.

Nếu bạn có lý tưởng mà bị ghét thì có khi dễ thành công đấy. Vì người ghét bạn thường là loser (kẻ kém cỏi), hater (ghen ăn tức ở). Có một câu thế này của Bert Hanson (Horribel Bosses 2):

"I make new enemies every day, it's called business."
Tôi tạo ra kẻ thù mới mỗi ngày, việc đó gọi là kinh doanh.
- Bert Hanson -

Kết luận là, trên đường đời hãy chấp nhận mọi chuyện như nó vốn có, vì chỉ đơn giản là một biến cố thời gian mà thôi.
- Mark -

Vấn đề về nhận thức của "Ăn ở thế nào mà bị người ta ghét"

Và vì sao người hay nói câu "Ăn ở thế nào mà bị người ta ghét" thường không thành công?

Có 2 dạng người bị ghét

Dạng 1: Dạng người đáng ghét ngay từ ấn tượng đầu tiên
Đây là dạng hành xử xấu xí, thô lỗ, ngu ngốc, làm chuyện xấu xí nơi công cộng, không biết điều hay không biết quan sát, do khả năng nhận thức thấp hay do giáo dục kém. Ví dụ làm phiền người khác, xả rác, vượt đèn đỏ, vv.

Dạng này thường bị người thông minh ghét.

Dạng 2: Dạng người bị ghét do thành công/hạnh phúc hơn người khác
Bạn thành công thì họ ghét bạn.
Bạn hạnh phúc thì họ ghét bạn.
Bạn tài giỏi thì họ ghét bạn.
Bạn nói ra sự thật và phá vỡ ảo mộng của họ thì họ ghét.
Bạn đả kích thói hư tật xấu, giáo điều, định kiến cuarhoj thì họ ghét.
Bạn bơ phớt họ thì họ ghét.

Đây là dạng người bị ghét bởi những người tư lợi.

Như vậy, nếu muốn thành công/hạnh phúc, bạn phải bị số đông người tư lợi ghét bạn. Bạn làm điều mà họ không dám làm, do đó, phản đối. Họ chỉ muốn bạn thất bại và không thành công như họ thì họ mới "quý" bạn.

Đây là lý do chơi với kẻ thất bại (loser) thì thường thất bại. Vì loser có tư duy thất bại và trăm phương ngàn kế để kéo bạn xuống ngang với họ.

Đó là những người "ghen ăn tức ở" (haters) mà bạn chắc chắn sẽ gặp trên đường đời. Vì sao người nghèo giáo dục thấp thì thường tra tấn người khác bằng tiếng ồn, ca nhạc, karaoke ngoài trời, đám cưới, đám ma, vv? Vì đó là cách tốt nhất đều kéo IQ của người khác xuống bằng với họ, để người khác cũng nghèo như họ. Đây là bản năng trong tiềm thức nên không thể thay đổi trừ khi trừng phạt họ bằng kinh tế như phải có luật và phải phạt tiền họ. Chỉ có phạt tiền mới có thể thay đổi tập quán gây ồn của họ.


Làm điều đúng đắn hay nói sự thật rất dễ bị ghét

Ví dụ bạn dừng đèn đỏ thì người vượt đèn đỏ không thích bạn, vì bạn chắn đường làm họ mất cơ hội vượt đèn đỏ tiết kiệm vài giây nên họ thường bấm còi inh ỏi.

Nếu bạn nói ra sự thật thì bạn sẽ phá vỡ ảo mộng của người khác, vì thế, họ ghét bạn.  Nếu bạn phá vỡ giáo điều, định kiến của người khác, họ sẽ ghét bạn. Ví dụ, nếu nói là cha mẹ không thể trục lợi con cái bằng cách tận dụng con cái lúc về già, thì cả xã hội nho giáo sẽ ghét bạn. Những điều đúng đắn như thế chỉ có thể nói ở Nhật Bản hay phương tây mà thôi. Vì sao? Vì lời nói thật ảnh hưởng tới lợi ích của họ, những người chỉ còn biết bám víu vào con cái để sống và tiêu sạch tài nguyên (thời gian, tiền bạc, cuộc đời) của con cái.

Nhưng để cứu rỗi bản thân thì bạn vẫn phải nói thật và làm điều đúng đắn. Nếu không sẽ chết tinh thần và mất niềm tin vào thời điểm quyết định trong cuộc đời và sẽ mê tín dị đoan.

Vì sao người hay nói câu "Ăn ở thế nào mà bị người ta ghét" thường không thành công?

Tâm lý học thằng Bờm

Vì sao thằng Bờm lại "bờm" như vậy? Bờm ngu ngốc hay thông minh?

"Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười"

Chuyện về thằng Bờm là như thế này:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười
Có hai nhân vật là phú ông và thằng Bờm. Trong cuộc sống "thằng bờm" thường chỉ những người kém cỏi không làm gì ra hồn (kiểu "mày bờm quá") hoặc quá hiền lành chất phác.

Theo tôi, đây là điển hình của văn hóa dân gian khi mà cả phú ông và thằng Bờm đều không ra sao. Phú ông chỉ muốn khoe của còn thằng Bờm thì chỉ muốn lợi dụng phú ông. Cả hai đều lợi dụng nhau.

Nhưng lợi dụng nhau thế nào? Phú ông đúng là dạng trọc phú nên chỉ tìm được niềm vui thông qua việc khoe của và thằng Bờm là cơ hội tốt để làm việc đó. Phú ông đưa ra rất nhiều thứ có giá trị để đổi cái quạt mo (quạt làm từ mo cau, giá trị gần như bằng không) của Bờm. Tất nhiên có lẽ phú ông cũng chỉ giỡn Bờm thôi chứ chẳng cho Bờm, nhưng ở đây chỉ đơn giản là để khoe. Tóm lại đây là tài sản của phú ông:

3 bò + 9 trâu + ao sâu cá mè + bè gỗ lim + chim đồi mồi

Cũng không hẳn là giàu nhưng ngày xưa thế là giàu rồi. Phú ông phải khoe hết tài sản thì mới thỏa mãn được. Thế còn Bờm thì sao? Vì sao Bờm lại chịu để phú ông khoe của như thế?

Vì thật ra, phú ông và Bờm không hẳn đối nghịch mà là có nhân cách như nhau: Đều không hoàn thiện nhân cách. Phú ông cần Bờm cũng như Bờm cần phú ông. Cuối cùng Bờm được lợi, vì đổi được quạt mo - thứ vô giá trị - lấy nắm xôi, thứ có giá trị.

Trong giao dịch (trade) này thì phú ông bị thiệt về vật chất còn Bờm thì được lợi. Phú ông chịu thiệt vật chất để đổi lại có lợi về tinh thần (khoe của được thì rất sảng khoái). Tức là phú ông "hối lộ" để Bờm nghe đi nghe lại câu chuyện thành công của phú ông. Và sự hối lộ đó là nắm xôi.

Đây là quan hệ người giàu - người nghèo hai bên trục lợi lẫn nhau mà tôi đã nói trong bài phân tích tâm lý Vì sao người giàu thích khoe của.

Bên trong tiềm thức của thằng Bờm

Friday, February 24, 2017

Tâm lý học: Vì sao người giàu hay khoe của?

Người giàu không chỉ thích khoe của mà thậm chí một số còn thái độ khệnh khạng. Đây thường là người giàu của nước nghèo (và thường bất công, vì nghèo đói và bất công thường đi thành một cặp với nhau.) Chứ người giàu của nước giàu và văn minh lại thường không như thế.
>>Học tâm lý học bậc đại học tại Nhật
>>Học tâm lý học bậc cao học (sau đại học) tại Nhật

Lý do lớn nhất là vì họ không hoàn thiện nhân cách, mà chỉ là trọc phú. Vì không hoàn thiện nhân cách nên không có lý tưởng phụng sự xã hội mà chỉ có lý tưởng phụng sự bản thân và không trả lời được các câu hỏi:
Tôi là ai?
Mục đích sống của tôi là gì?

Đây là sơ đồ của Mark:

Vị trí của người giàu "trọc phú" trong sơ đồ hoàn thiện nhân cách

Vì không tìm được câu trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai" nên người giàu vẫn chỉ đánh giá bản thân thông qua cách nhìn của người xung quanh. Do đó, để được đánh giá cao thì họ khoe của. Khoe của thì sẽ được rất nhiều người - thường là muốn trục lợi - tìm tới và ngợi ca họ, từ đó thỏa mãn được cái tôi và tìm được khoái cảm trong việc đó. Nếu giàu mà không khoe được, mà cuộc sống cũng không vui, thì giàu trở nên vô nghĩa, thậm chí còn là áp lực đè lên cuộc sống: Giàu mà còn không vui vẻ, hạnh phúc, thì còn ý nghĩa gì?

Họ cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội rằng Giàu = Sướng hay Giàu = Hạnh Phúc. Vì không cảm nhận được hạnh phúc nên họ sẽ sinh ra khổ tâm. Khoe của có tác dụng tập trung được rất nhiều người xung quanh (thường là người đang ... thiếu tiền hay muốn trục lợi), những người này ngợi ca họ, vuốt ve cái tôi của họ, nên làm họ thêm niềm tin vào bản thân, hay sự tài giỏi của bản thân, đem lại cảm giác mãn nguyện.

Tác dụng phụ của khoe của

Thursday, February 23, 2017

Cơ hội du học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học

Đây là cơ hội để các bạn tốt nghiệp phổ thông trung học (tức hết lớp 12) vào năm 2017 du học tại Nhật Bản ngay kỳ tháng 10/2017.
Chú ý: Phải có chứng nhận đã học tiếng Nhật 150 giờ trở lên và có bằng N5 trở lên. Các bạn đã học tiếng Nhật từ cấp ba sẽ có lợi thế lớn. >>Điều kiện du học tự túc tại Nhật Bản

Du học Nhật Bản ngay khi vừa tốt nghiệp lớp 12 tức tốt nghiệp cấp ba (PTTH)

Lợi thế của việc du học ngay khi vừa tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH)

☑ Du học ngay khi 18 tuổi (nếu chờ thì sẽ sang 19 tuổi tốn thêm 1 tuổi ^^)
☑ Quá trình học tập liên tục và không bị gián đoạn (tháng 7 tốt nghiệp tháng 10 du học)
☑ Du học kỳ tháng 10 sẽ học 1 năm 6 tháng thay vì 2 năm, tiết kiệm học phí nửa năm khoảng 360,000 yên (tức khoảng 71 triệu đồng)
☑ Không bị thời gian trống, không tốn thời gian cho việc nộp nguyện vọng học đại học

Bạn chỉ cần nộp hồ sơ cho trường Nhật ngữ và chuẩn bị cho việc du học. Để nộp và xét hồ sơ xin hãy nộp bản sao học bạ phổ thông trung học (học bạ cấp ba), chứng nhận và bằng cấp tiếng Nhật cho Saromalang hoặc gửi bản scan qua email saromalang@gmail.com, ghi rõ "Đăng ký du học sau khi tốt nghiệp PTTH năm 2017". >>Hướng dẫn chuẩn bị scan/copy hồ sơ học lực
Với các bạn muốn tư vấn tại văn phòng hãy đăng ký tư vấn qua entry tại form online có ghi rõ "Đăng ký du học sau khi tốt nghiệp PTTH năm 2017" tại đây. ĐĂNG KÝ NGAY để giữ chỗ cho kỳ tháng 10.

Monday, February 13, 2017

Con cái là tài sản hay tiêu sản?

Và nuôi con ở Nhật tốn bao nhiêu tiền? Nuôi con ở Việt Nam tốn bao nhiêu tiền?

Nuôi con là một việc vô cùng quan trọng, tiếng Nhật gọi là 育児 ikuji [dục nhi] tức là việc 子どもを育てる kodomo wo sodateru (nuôi dạy con cái).

Con cái là tài sản (asset) hay tiêu sản (liability)?
Ảnh: PAKUTASO.

Nhưng câu hỏi đầu tiên là: Con cái là tài sản (sinh lời cho bạn) hay là tiêu sản (chỉ làm bạn mất tiền)?

Tài sản = Thứ sinh lời cho bạn
Tiêu sản = Thứ làm bạn mất tiền

Từ quan điểm này mà cách nuôi dạy con cái sẽ khác hẳn nhau.

Ở các nước nho giáo thì về cơ bản con cái là "tài sản", "lộc trời ban", "của để dành" khi về già (thường là sau khi về hưu) sẽ lấy ra xài dần, để đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần (ví dụ dịp lễ tết có con cái bên cạnh thì sẽ cảm thấy vui cho một năm hay bớt cô đơn).

Ngược lại, ở Nhật Bản, Mỹ (da trắng) hay Tây Âu thì con cái hoàn toàn là "tiêu sản" mà thôi. Tức là tiền đầu tư cho con cái sẽ mất 100%. Không người Nhật nào đòi hỏi con cái phải báo đáp mà thực ra là cho đi nhưng không nhận lại. Họ cũng không kể công kể khổ chuyện nuôi con cái vì việc sinh con chỉ là quyết định của họ nên dù có thể nào cũng chỉ là tự làm tự chịu mà thôi (đó gọi là danh dự). Thật ra có muốn kể công và tận dụng con cái cũng không được, vì đạo đức xã hội sẽ cản trở họ làm như thế. Người Nhật thường có câu:

年を取ったら子供に迷惑をかけたくない
Khi già đi tôi không muốn làm phiền con cái

Đó là lý do mà người Nhật làm việc quần quật để về già có tiền tích lũy và lương hưu để sống và không bao giờ làm phiền con cái. Họ chỉ muốn con cái tập trung vào công việc và cuộc đời của bản thân mà thôi. Hạnh phúc của cha mẹ chính là thấy con cái trưởng thành, tự lập và sống đàng hoàng, có danh dự, hơn là phải đem tiền về phụng dưỡng cha mẹ. Ngược lại, có cho tiền họ cũng không nhận. Đây là lý do mà người Nhật dễ thành công: Không bị tiêu tốn tài nguyên và sinh lực cho cha mẹ.

Ở chiều ngược lại, ở các nước nghèo thì thường người ta không có lương hưu, nên con cái lại là "tài sản" theo kiểu tài khoản tiết kiệm kiêm bảo hiểm tuổi già. Con cái có nghĩa vụ chu cấp và phụng dưỡng báo hiếu cha mẹ, đồng thời khi cha mẹ ngã bệnh phải trực tiếp hoặc cắt cử người chăm sóc y tế. Việc này thực sự gây gánh nặng cho con cái về tiền bạc, thời gian, tinh thần. Đây cũng là lý do mà người nghèo thường tiếp tục nghèo.

Nếu con cái là tài sản, họ thường phải chăm sóc cha mẹ từ năm 50 tuổi tới năm 80 tuổi, tức là trong khoảng 30 năm với chi phí tài chính, thời gian, tinh thần. Sau khi cha mẹ mất đi mới làm gì thì làm, lúc đó thì họ cũng đã ngoài 50 tuổi, và vì kiệt sức nên lại dựa tiếp vào con cái để sống. Ngoài ra, vì đã kiệt sức nên khó mà thực hiện công việc hay lý tưởng gì cho ra hồn.

Nếu cha mẹ lỡ đổ bệnh hiểm nghèo như ung thư - mà nước nghèo thì lại thường nhiều ung thư - thì thường phải bán nhà để cứu, rốt cuộc, hết sạch tài nguyên nếu không nói là mang nợ và con cái có thể đi làm cả chục năm chỉ để trả nợ.

Như thế, việc con cái là tài sản hay tiêu sản quyết định rất lớn tới tương lai của con cái.

Nuôi con ở Nhật tốn bao nhiêu tiền?

Saturday, February 11, 2017

Lao động không phải là vinh quang

Vì sao con người lao động?

Con người buộc phải lao động để nuôi sống bản thân. Lao động không có gì gọi là vinh quang cả mà là việc bắt buộc phải làm, nếu không thì chẳng ai cần lao động có thể vui chơi ca hát cả ngày. Nhưng nếu muốn sống có ý nghĩa thì bạn sẽ lao động, hơn nữa, còn lao động một cách vui vẻ. Bởi vì mục đích của lao động là như sau:

1. Nuôi sống bản thân, từ đó có thể sống tự lập
2. Hoàn thiện nhân cách

Vị trí của lao động là như sơ đồ sau:

Sơ đồ của Mark: Lao động là để 1. Nuôi sống bản thân và sống tự lập 2. Hoàn thiện nhân cách

Mục đích của cuộc đời không phải là tiền bạc mà là hoàn thiện nhân cách, từ đó trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai", "Ý nghĩa sống của tôi là gì", tức là tìm thấy lương tâm của bản thân. Tìm thấy lương tâm thì có thể sống đúng phẩm cách con người mà không bị tâm thần hay mê tín dị đoan. Đơn giản vậy thôi ^^

Vì thế, có rất nhiều người giàu, như tổng thống Trump chẳng hạn, vẫn miệt mài lao động kể cả khi họ giàu. Lẽ ra giàu như thế chỉ cần tận hưởng và tiêu xài thôi. Nhưng đó không phải lý tưởng sống. Sống là đấu tranh cho lý tưởng và lẽ công bằng. Việc lao động chính là để hoàn thiện nhân cách và tìm tới gần hơn tới lương tâm của bản thân. Vì thế, người giàu thật sự (hiểu theo nghĩa giàu và hoàn thiện nhân cách) thường làm việc tới khi chết. Vì khi ngừng lao động, con người sẽ chết tinh thần do hết mục đích sống.

Người Nhật có câu:

死ぬまで働け Shinu made hatarake = Hãy làm việc cho tới khi chết

Không phải là "làm việc để chết (cho dễ)" mà là "làm việc cho tới khi chết". Bạn có thể làm vừa sức nhưng luôn làm việc.

Khi nào thì "Lao động là vinh quang"

Friday, February 10, 2017

Mục đích của giáo dục ở Nhật Bản là gì?

Đây là giới thiệu về triết lý giáo dục Nhật Bản trên trang web của MEXT (bộ giáo dục Nhật Bản):

第1条 (教育の目的) Điều 1 (Mục đích của giáo dục)
教育は、人格の完成をめざし、平和的な国家及び社会の形成者として、真理と正義を愛し、個人の価値をたつとび、勤労と責任を重んじ、自主的精神に充ちた心身ともに健康な国民の育成を期して行われなければならない。
Tạm dịch:
Việc giáo dục phải hướng tới sự hoàn thiện nhân cách và được thực hiện với mục đích đào tạo quốc dân khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần yêu mến chân lý và chính nghĩa, quý trọng giá trị của cá nhân, coi trọng lao động và trách nhiệm và đầy tinh thần tự chủ với tư cách là người kiến tạo xã hội và quốc gia hòa bình.

Như vậy mục đích của giáo dục là:
A: Hướng tới sự hoàn thiện nhân cách
B: Phải hướng tới mục đích đào tạo quốc dân khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần như là người kiến tạo xã hội và quốc gia hòa bình với các đặc điểm sau:
(1) Yêu mến chân lý và chính nghĩa
(2) Quý trọng giá trị cá nhân
(3) Coi trọng lao động và trách nhiệm
(4) Có đủ tinh thần tự chủ

Mục đích của giáo dục hoàn toàn không phải là kiếm tiền hay xin việc, đó là mục đích của bạn mà thôi ^^

Tóm lại, mục đích giáo dục của Nhật Bản là hướng tới con người tự lập tự chủ, tôn trọng sự thật, có trách nhiệm và danh dự, hay nói cách khác, là hướng tới tạo ra những người công chính. Vì thế, người công chính ở Nhật rất nhiều, một phần là do triết lý giáo dục coi trọng danh dự và trách nhiệm của người Nhật.

Ngược lại, một số nền giáo dục thì lại tập trung tạo ra con người chẳng hạn như:
1. Tôn trọng và vâng lời cha mẹ
2. Tôn trọng và sùng bái lãnh đạo
3. Coi trọng tiền bạc

Những nền giáo dục như thế không tạo ra người công chính mà chỉ tạo ra người tư lợi nên xã hội thường hỗn loạn, không ai tuân thủ luật lệ chung, chỉ thích hối lộ và tìm đường tắt "đi tắt đón đầu (hụt)" (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Rốt cuộc, vẫn là triết lý giáo dục mà thôi.
-mark-

Thursday, February 9, 2017

Thế nào là công chính - nguyên tắc không ăn xin, không nhận bố thí, không đánh vào lòng thương hại

Trong bài đăng trước tôi có nói về Thế nào là người công chính. Trong bài này tôi nói về nguyên tắc không ăn xin, không nhận bố thí và không đánh vào lòng thương hại (không ăn xin lòng thương hại của người khác). Để có thể dạy con cái nên người, chỉ cho người khác lối sống đúng đắn thì phải thực hành nguyên tắc này.

Vì sao không ăn xin, không nhận bố thí?

Vì đây là vấn đề về danh dự và nhân phẩm. Khi bạn ăn xin, nhận bố thí, bạn cũng sẽ nhận luôn mặc cảm tự ti. Khi bạn bố thí cho người khác thì bạn cũng bố thí luôn lòng tự ti cho họ. Sau này bạn thành công và lòng tự ái (thường đội lốt “lòng tự trọng”) trỗi dậy thì bạn sẽ mặc cảm là ngày xưa nhờ được giúp đỡ mà mới được thế này, trong lòng luôn không thanh thản vì sự mang ơn, hoặc ngược lại, cố gắng phủ nhận tất cả. Vì thế người ta hay trách “ngày xưa khó khăn thì còn nhìn mặt nhau, giờ giàu có rồi lại ngoảnh mặt”. Vì lòng mặc cảm tự ti dẫn tới phủ nhận mà thôi. Ngoài ra, không phủ nhận thì sẽ có người kể công và đòi nợ.

Người công chính không ăn xin mà chỉ vay. Và ở đời có vay có trả theo phương châm “A Lannister always pays his debts”. Nếu bạn vay và sau đó trả thì chẳng vấn đề gì cả.

Sẽ luôn có người chìa tay ra giúp đỡ bạn, thật lòng hay trục lợi, bạn hãy từ chối để đề cao tính tự lập.

Không đánh vào lòng thương hại

Wednesday, February 8, 2017

Giới thiệu khoa du học sinh (bekka, dự bị) đại học Josai (Saitama)

GIỚI THIỆU ĐẠI HỌC JOSAI VÀ KHOA LƯU HỌC SINH (BEKKA)
Josai University
Chương trình dự bị đại học cho du học sinh @Saitama

Đại học Josai. Ảnh: Josai University homepage.

Giới thiệu chung và vị trí trường
Đại học Josai nằm tại thành phố Sakado ở tỉnh Saitama. Tên trường là 城西大学 [thành tây đại học] gọi tắt là 城西大 Josaidai. Điểm đặc biệt của trường là có khoa riêng dành riêng cho lưu học sinh (bekka) để học tiếng Nhật, thường là trong 1 năm, và học lên cao tại trường hoặc tại các trường khác ở Nhật Bản. Tinh thần kiến học của trường là 学問による人間形成 (sự hình thành con người bằng học vấn).
http://sea.saromalang.com/2015/12/bekka.html
Thông tin địa lý (Japan Map)
Vùng KANTŌ (関東)
Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tōkyō, Kanagawa
Tỉnh Saitama
Dân số 7.3 triệu, mật độ 1,920 người/km2
Thành phố Sakado
Dân số 102 ngàn người, mật độ 2,480 người/km2

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐẠI HỌC
TÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC JOSAI
Tiếng Nhật, đọc
城西大学 JŌSAI DAIGAKU
Tiếng Anh
Josai University
Tên gọi tắt
城西大 Josaidai
Khẩu hiệu
学問による人間形成 (sự hình thành con người bằng học vấn)
Loại trường
Đại học tư lập (私立大学) có bekka
Thành lập đại học
1965
Sáng lập
1918
Trụ sở
Sakado Campus
1-1 Keyakidai, Sakado-shi, Saitama 350-0295, Japan
Tokyo Kioicho Campus
3-26 Kioicho, Chiyoda-ku, Tokyo 102-0094, Japan
Campus: 2
Sakado (Saitana), Kioicho (Tokyo, Chiyoda)
Số lượng học sinh
8202 (2016) trong đó đại học 7984 người, bekka 48
Lưu học sinh
-
Ngành học bậc đại học
Ngành chính sách hiện đại
+Khoa hệ thống kinh tế xã hội
Ngành kinh tế
+Khoa kinh tế học
Ngành kinh doanh
+Khoa tổng hợp quản trị
Ngành khoa học tự nhiên
+Khoa toán học
+Khoa hóa học
Ngành dược
+Khoa dược học
+Khoa khoa học dược
+Khoa dinh dưỡng học y tế
Ngành học sau đại học (thạc sỹ)
Nghiên cứu kinh tế học
+Chuyên ngành chính sách kinh tế
Nghiên cứu kinh doanh học
+Chuyên ngành business innovation
Nghiên cứu khoa học tự nhiên
+Chuyên ngành toán học
+Chuyên ngành khoa học vật chất
Nghiên cứu dược học
+Chuyên ngành dược học (thạc sỹ, tiến sỹ)
+Chuyên ngành dược học y tế
Ngành học cao đẳng
(Đại học ngắn hạn 3 năm)
Tổng hợp kinh doanh
Khoa du học sinh (bekka)
Khóa chuyên ngành tiếng Nhật
Khóa chuyên ngành văn hóa Nhật Bản
Trang web
http://www.josai.ac.jp

CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐẠI HỌC (BEKKA)
Khoa lưu học sinh (bekka) của trường đại học Josai được thành lập vào năm 1988 gồm có Khóa chuyên ngành Nhật ngữ (để học lên cao ở Nhật) và Khóa chuyên ngành văn hóa Nhật Bản dành cho các bạn muốn học và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản.
Thời gian học: 1 năm
Số lượng: 50 người (2 kỳ) khóa Nhật ngữ + 20 người (2 kỳ) khóa văn hóa Nhật
Nội dung học: Tiếng Nhật, Luyện tập tiếng Nhật, Thời sự Nhật Bản, Anh ngữ
Điều kiện đăng ký: Tốt nghiệp PTTH + Tiếng Nhật 150 giờ trở lên or N5 trở lên

Chi phí học bekka

Tuesday, February 7, 2017

Thế nào là người công chính?

Thế giới chia ra hai dạng người chính: Người tư lợi và người công chính. Người tư lợi thì đã nói rồi, vậy còn người công chính là gì và vì sao phải công chính. Hình mẫu người mà con người phải rèn luyện để hướng tới trong thiên chúa giáo cũng là người công chính.

Nói đơn giản thì người công chính không tư lợi, tức là không vì lợi ích của mình mà chà đạp lợi ích người khác. Để thành người công chính thì không dễ, vì bạn sẽ phải “tu thân”, rèn luyện nhân cách một cách lâu dài. Tôi gọi đây là sự hoàn thiện nhân cách. Lưu ý là công chính và tiền bạc không liên quan tới nhau mấy, nhưng nếu đã là người công chính thì bạn sẽ lao động nuôi sống bản thân chứ không nghèo và xin bố thí đúng không?

Bạn không cần giàu mới công chính, nhưng nếu lười lao động mà nghèo thì chắc chắn không phải người công chính, vì sẽ phải ăn cắp hoặc ăn xin.

Trong tiếng Nhật, người công chính là 公正な人 kouseina hito [công chính-na nhân], còn người tư lợi là 自己中心的な人 jikochuushintekina hito [tự kỷ trung tâm đích-na nhân].

Sơ đồ của Mark: Vị trí của người công chính trong sơ đồ hai trục Hoàn thiện nhân cách – Lợi ích vật chất (tiền bạc). Sự công chính chỉ liên quan tới hoàn thiện nhân cách. Người công chính đo thành công theo hai trục, trong đó trục chính là hoàn thiện nhân cách. Người tư lợi chỉ đo theo trục “Tiền bạc” nên nếu thành công sẽ thành trọc phú.

Coi trọng danh dự, giữ lời hứa

Được giáo dục từ nhỏ về danh dự, lòng tự trọng và coi trọng danh dự trên tiền bạc và lợi ích khác. Do đó, người công chính sẽ giữ lời hứa. Những người không giữ lời hứa là người không công chính, hơn nữa, không đáng tin. Coi trọng danh dự trong tiếng Nhật là 名誉を重んじる meiyo wo omonjiru.

Khi bạn kinh doanh, buôn bán thì thương hiệu chính là danh dự của bạn.

Không tư lợi

Không làm hại người khác để bản thân có lợi. Ví dụ không vượt đèn đỏ, vứt rác ra đường, phì phèo thuốc lá nơi công cộng, không gây ồn ào.

Biết xấu hổ

Monday, February 6, 2017

Bản chất của đi lao động Nhật Bản dạng "visa kỹ sư" và những điều cần giác ngộ

Dạo gần đây có rất nhiều tuyển dụng đi lao động Nhật Bản dạng "visa kỹ sư" hay "visa kỹ thuật", tiền lương khoảng 20 ~ 25 lá (1 lá = 1 vạn yen, tầm 100 USD) tức là 2000 ~ 2500 USD.
>>Các dạng visa tại Nhật

Lao động ở Nhật dựng nhà trong trời tuyết.
Luật quy định chỉ nghỉ khi tuyết lớn hay gió lớn ở cấp nhất định gây nguy hiểm.

Đi lao động dạng "visa kỹ sư" (visa kỹ thuật) là gì?

Sunday, February 5, 2017

Vì sao giao thông Việt Nam không an toàn

Mỗi năm giao thông ở Việt Nam chết khoảng 8 ngàn người, còn ở Nhật Bản là khoảng 4 ngàn người (xem bài so sánh). Giao thông ở Việt Nam luôn tạo cảm giác không an toàn, tai nạn có thể xảy ra bất cứ khi nào và quả thực là tai nạn xảy ra hàng ngày. Tới dịp vắng vẻ như tết thì tai nạn lại … nhiều hơn. Hơn nữa, bạn còn khá bực mình khi tham gia giao thông vì hay bị tạt đầu hay đâm thẳng xe. Vậy tóm lại, vì sao giao thông không an toàn?
Để giao thông an toàn thì đây là hai điều kiện tiên quyết:
(1) Không thay đổi làn đột ngột
(2) Giữ cự ly an toàn với các xe khác
Ở Việt Nam người tham gia giao thông không thực hiện việc này vì sự nôn nóng và chỉ muốn đi được càng nhanh càng tốt và đây là hai thứ mà người ở VN vi phạm nhiều nhất.

Hay thay đổi hướng đi đột ngột, tạt đầu xe khác

Ở Nhật, kể cả đi xe đạp, việc này là bị tuyệt đối cấm (xem Luật đi xe đạp ở Nhật). Nếu làm vậy và gây tai nạn bạn sẽ phải bồi thường, có khi làm cả đời cũng không bồi thường xong.
Ở Việt Nam người tham gia giao thông đổi làn và hướng đi thường xuyên sao cho có thể vượt lên trước người khác. Họ không xi nhan hoặc rẽ rồi mới xi nhan, như thế thì không ai kịp tránh họ. Họ cũng không quan tâm tới vật lý học như quán tính của xe cộ, nên thích rẽ thì rẽ, sau đó mới đánh xi nhan để tránh bị phạt.

Tai nạn hay xảy ra do vừa tạt đầu vừa bị xe khác tạt đầu

Hiện tượng tạt đầu rất phổ biến. Mặc dù luật cấm vượt phải nhưng nhiều người vẫn vượt phải và tạt đầu để đi cho nhanh. Việc vượt phải kiểu này rất nguy hiểm vì gây va chạm theo phương ngang, người va chạm ngã ra đường vào làn xe hơi. Hoặc vì giật mình mà tránh sang trái, thành ra va chạm với xe hơi hoặc xe ngược chiều. Vượt phải gây nguy hiểm cho người khác, còn bản thân người vượt phải nếu va chạm thì bị bắn vào lề lại ít nguy hiểm hơn. Người tư lợi thường chọn cách vượt phải và tạt đầu để vượt lên. Rất nhiều nam thanh niên đi kiểu này, có lẽ do giáo dục kiểu tư lợi trong gia đình (thường là từ mẹ vì phụ nữ có xu hướng tư lợi nhiều hơn do phải nuôi con).

Thay đổi tốc độ đột ngột

Nhiều người đang đi, chợt thấy cửa hàng mình cần tìm, hay nhớ ra là đi lố, lập tức phanh lại. Họ không quan tâm tới vật lý học hay quán tính của vật thể, cần là dừng thôi. Đây là kiểu người ít suy nghĩ. Rất nhiều phụ nữ đi xe kiểu này, chợt nhớ ra và dừng hẳn xe lại giữa đường. Thế là gây ra các xe tông liên hoàn đằng sau. Đôi khi họ cũng bị tông, thì họ lại than trách người khác sao mà … đi ẩu thế. Vì thế, bạn phải giữ khoảng cách an toàn.

Đâm thẳng vào xe người khác

Friday, February 3, 2017

Hiểu nhầm về giảm cân mà nhân viên văn phòng hay mắc phải

Làm thế nào để người làm việc văn phòng không béo phì?

Khi xã hội còn nghèo thì mục tiêu tối thượng của con người là tăng cân, người có da có thịt thì được coi là đẹp và sang. Còn khi xã hội đủ ăn thì mục tiêu lại là giảm cân. Việc duy trì ở một trạng thái khỏe mạnh, lành mạnh (gọi là “fit”) không dễ dàng. Ai mà chẳng muốn “fit” đúng không? ^^
Vì “fit” còn liên quan tới sự hấp dẫn nữa. Nếu bạn “fit” tìm người yêu dễ hơn người không “fit”. Đôi khi, chỉ cần “fit” là giải quyết được vấn đề.
“Yếu tố quan trọng đầu tiên của sự hấp dẫn là dinh dưỡng và fitness”
- Mark -
Đặc biệt trong bài về chế độ dinh dưỡng đăng trước đây thì trong xã hội “high carb” thì béo phì trở thành bệnh phổ biến.

Dân văn phòng và chứng béo phì

Vì sao con người ta bị mập lên theo năm tháng dù chế độ ăn không đổi?
Đây là thắc mắc của nhiều người làm việc văn phòng. Dù vẫn ăn uống như thời thanh niên, nhưng đi làm thì họ mập lên rất nhanh, người nặng nề hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn chỉ để đứng, nên rất hay mệt. Nguyên do là ở trao đổi chất (chuyển hóa), tức metabolization, khi còn trẻ thì sự trao đổi chất tốt hơn, hơn nữa vận động nhiều hơn nên không bị mập. Còn khi đi làm văn phòng, metabolization giảm theo tuổi tác và bạn còn ít vận động nữa. Nhưng dù bạn vẫn vận động như thời trẻ thì bạn vẫn mập lên.
“Vậy làm sao để giảm cân” là câu hỏi mà người làm văn phòng luôn đau đáu câu trả lời.

Hiểu nhầm về giảm cân

Vấn đề lại không nằm ở “giảm cân”, mà nằm ở “fit” (thân thể khỏe mạnh, lành mạnh). Tức là, bạn phải giảm mỡ, chứ không phải là giảm cân. Vì khi tập gym thì bạn tăng cân, do bạn tăng cơ. Tập gym không phải là cách để giảm cân hữu hiệu, nếu không nói là ngược lại.
Bởi vì: Năng lượng tiêu hao phải bù vào tương xứng để tránh đau và mệt.

Khi bạn tập gym, cơ thể đốt cháy năng lượng, sinh ra hiện tượng “đói” khiến bạn cần ăn nhiều hơn để bù đắp. Do đó, bạn tăng cân. Nhưng đây là sự tăng cơ và giảm mỡ, nên bạn vẫn “fit”. Người cơ bắp cuồn cuộn trông gầy nhưng có thể vẫn nặng hơn khi người đó mập do nhiều mỡ.
Nhưng khi tập gym và bạn lại ăn nhiều thì người bạn sẽ phình to ra (do cơ bắp), lại luôn cảm thấy mệt mỏi khó mà tập trung cho công việc được. Đây chỉ là giải pháp nếu bạn có nhiều thời gian và không làm việc trí óc thôi. Đại đa số dân văn phòng lại làm việc trí óc đúng không nhỉ? Bạn không thể tập gym xong, rồi lại ngồi máy tính và làm việc tập trung được. Vì cơ bạn thì đau, axit lactic tiết ra nhiều làm đau thân thể, người lại mệt mỏi vì đang trong quá trình phục hồi, thì lấy đâu ra năng lượng mà làm việc?
Do đó, dân văn phòng về cơ bản không thể tới phòng tập gym thường xuyên được.

Để giảm cân phải thay đổi chế độ ăn

Thursday, February 2, 2017

Du học ngành mỹ thuật tại Nhật Bản

Dành cho các bạn mê vẽ, đam mê mỹ thuật, có năng khiếu nghệ thuật và muốn du học tại Nhật Bản.


Học ngành mỹ thuật để làm gì vào lý do du học Nhật Bản ngành mỹ thuật
Các bạn hãy phân biệt giữa ngành và nghề. Ngành mỹ thuật là một ngành học, không phải ai học mỹ thuật xong cũng làm họa sỹ hay làm giáo viên dạy vẽ. Mỹ thuật được ứng dụng trong mọi ngành nghề của đời sống xã hội, do đó, nếu có kiến thức về mỹ thuật bạn có thể làm trong nhiều ngành nghề khác nhau như:

  • Công ty truyền thông, sự kiện
  • Công ty quảng cáo, tiếp thị
  • Nhà xuất bản, công ty in ấn
  • Thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm, thiết kế đồ họa vv

Ngành mỹ thuật thường chia ra hai ngành chính là mỹ thuật (art) và thiết kế (design). Rất nhiều ngành nghề cần nhân lực hiểu về mỹ thuật và biết thiết kế, ví dụ ngành chế tác game chẳng hạn. Do đó, nếu bạn có kiến thức về mỹ thuật và kỹ năng thiết kế thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng sự nghiệp trong ngành này.
Tại Saromalang chúng tôi tư vấn con đường học ngành mỹ thuật, thiết kế, thiết kế sản phẩm, computer graphic, vv cho các bạn có năng khiếu và chí hướng về ngành này.
Trong ngành mỹ thuật thì lại thường chia ra hội họa Nhật Bản và hội họa phương tây. Với các bạn đam mê hội họa và mỹ thuật Nhật Bản thì nên chọn học vẽ tranh Nhật Bản.

Làm thế nào để du học ngành mỹ thuật Nhật Bản?