Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, February 24, 2017

Tâm lý học: Vì sao người giàu hay khoe của?

Người giàu không chỉ thích khoe của mà thậm chí một số còn thái độ khệnh khạng. Đây thường là người giàu của nước nghèo (và thường bất công, vì nghèo đói và bất công thường đi thành một cặp với nhau.) Chứ người giàu của nước giàu và văn minh lại thường không như thế.
>>Học tâm lý học bậc đại học tại Nhật
>>Học tâm lý học bậc cao học (sau đại học) tại Nhật

Lý do lớn nhất là vì họ không hoàn thiện nhân cách, mà chỉ là trọc phú. Vì không hoàn thiện nhân cách nên không có lý tưởng phụng sự xã hội mà chỉ có lý tưởng phụng sự bản thân và không trả lời được các câu hỏi:
Tôi là ai?
Mục đích sống của tôi là gì?

Đây là sơ đồ của Mark:

Vị trí của người giàu "trọc phú" trong sơ đồ hoàn thiện nhân cách

Vì không tìm được câu trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai" nên người giàu vẫn chỉ đánh giá bản thân thông qua cách nhìn của người xung quanh. Do đó, để được đánh giá cao thì họ khoe của. Khoe của thì sẽ được rất nhiều người - thường là muốn trục lợi - tìm tới và ngợi ca họ, từ đó thỏa mãn được cái tôi và tìm được khoái cảm trong việc đó. Nếu giàu mà không khoe được, mà cuộc sống cũng không vui, thì giàu trở nên vô nghĩa, thậm chí còn là áp lực đè lên cuộc sống: Giàu mà còn không vui vẻ, hạnh phúc, thì còn ý nghĩa gì?

Họ cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội rằng Giàu = Sướng hay Giàu = Hạnh Phúc. Vì không cảm nhận được hạnh phúc nên họ sẽ sinh ra khổ tâm. Khoe của có tác dụng tập trung được rất nhiều người xung quanh (thường là người đang ... thiếu tiền hay muốn trục lợi), những người này ngợi ca họ, vuốt ve cái tôi của họ, nên làm họ thêm niềm tin vào bản thân, hay sự tài giỏi của bản thân, đem lại cảm giác mãn nguyện.

Tác dụng phụ của khoe của

Thường bị trộm cắp hay bị trục lợi.Những người tìm tới thì người ngưỡng mộ thật thì ít, thậm chí không có, mà để kiếm "ơn mưa móc" thì nhiều. Khoe xong thì phải cho đi một ít lần sau người ta mới tới. Chắc không ai chỉ tới nghe người giàu khoe của xong lại tay không ra về.

Thành ra người giàu lại đi "hối lộ" người nghèo để người nghèo chơi với họ, để người giàu cảm thấy bản thân có giá trị hơn, tái khẳng định bản thân, và qua đó, cảm thấy mãn nguyện hơn.

Nhưng thật ra người nghèo không tôn trọng người giàu mấy, họ chỉ muốn trục lợi, bên trong khinh ghét và trù oán, bên ngoài lại ngợi ca. Vì thế, khi người giàu sa cơ lỡ vận thì người nghèo lại khinh lại người giàu, lấy người giàu ra làm trò cười chứ không mấy ai chìa tay ra giúp. Nên người giàu mà sa cơ lỡ vận thì không chỉ khổ về vật chất mà nhiều khi còn khổ cả về tinh thần ^^ Đã hết tiền lại còn vỡ mộng về sự tài giỏi của bản thân (thường là do người nghèo tạo nên) lại còn bị cười vào mũi.

Một tác dụng phụ nữa của khoe của là "thái độ khệnh khạng". Người nghèo chiều chuộng, vuốt ve cái tôi của người giàu để được ban phát lợi lộc nên làm hư người giàu. Mà người giàu này lại không hoàn thiện nhân cách, nên chỉ như đứa trẻ thích vòi vĩnh nhõng nhẽo. Gặp ai họ cũng đòi được ca ngợi, tâng bốc, xúm xít xu nịnh.

Những người có nhân cách không làm chuyện đó. Vì thế thái độ người giàu do vốn được xu nịnh sẽ không hài lòng thành ra khinh khỉnh, khệnh khạng. Thật ra, người công chính đâu có quan tâm đến tài sản của người khác, hay quan tâm người khác giàu hay nghèo.

Người giàu và hoàn thiện nhân cách

Người giàu ở Nhật phần lớn là thật sự giàu và khiêm tốn. Họ không cần và không muốn khoe của. Họ chỉ muốn kinh doanh thành công và bản sản phẩm cho nhiều người hơn, phụng sự xã hội tốt hơn. Vì thế, ở Nhật người ta không đánh giá con người thông qua tài sản hay tiền bạc mà là qua nhân cách.

Nhân cách chính là thái độ của bạn đối với công việc của bạn. Dù bạn nghèo đến mấy mà làm việc đúng trách nhiệm và nhiệt huyết thì người ta vẫn tôn trọng bạn. Ngược lại dù bạn giàu mà làm việc không có trách nhiệm thì vẫn bị khinh miệt. Trong văn hóa cảm ơn của người Nhật thì họ cảm ơn bạn vì bạn làm tốt công việc của bạn, chứ không phải là vì bạn làm lợi cho họ theo kiểu lòng biết ơn tư lợi.

Làm sao để giàu và hoàn thiện nhân cách

Giàu và hoàn thiện nhân cách không phải là đối nghịch (như xã hội nho giáo với phương trình Nghèo = Đạo đức). Tiền bạc và hoàn thiện nhân cách ít liên quan. Điều quan trọng là bạn phải hoàn thiện nhân cách để trở thành người công chính và có lý tưởng phụng sự xã hội.

Nếu chỉ phụng sự bản thân hay phấn đấu về tiền bạc thì sẽ không hoàn thiện nhân cách và tới lúc nào đó sẽ không còn động lực nữa. Trừ khi bạn cứ nghèo mãi, nhưng thế cũng lại dở hơi.
Mark

No comments:

Post a Comment