Có 2 dạng người bị ghét
Dạng 1: Dạng người đáng ghét ngay từ ấn tượng đầu tiênĐây là dạng hành xử xấu xí, thô lỗ, ngu ngốc, làm chuyện xấu xí nơi công cộng, không biết điều hay không biết quan sát, do khả năng nhận thức thấp hay do giáo dục kém. Ví dụ làm phiền người khác, xả rác, vượt đèn đỏ, vv.
Dạng này thường bị người thông minh ghét.
Dạng 2: Dạng người bị ghét do thành công/hạnh phúc hơn người khác
Bạn thành công thì họ ghét bạn.
Bạn hạnh phúc thì họ ghét bạn.
Bạn tài giỏi thì họ ghét bạn.
Bạn nói ra sự thật và phá vỡ ảo mộng của họ thì họ ghét.
Bạn đả kích thói hư tật xấu, giáo điều, định kiến cuarhoj thì họ ghét.
Bạn bơ phớt họ thì họ ghét.
Đây là dạng người bị ghét bởi những người tư lợi.
Như vậy, nếu muốn thành công/hạnh phúc, bạn phải bị số đông người tư lợi ghét bạn. Bạn làm điều mà họ không dám làm, do đó, phản đối. Họ chỉ muốn bạn thất bại và không thành công như họ thì họ mới "quý" bạn.
Đây là lý do chơi với kẻ thất bại (loser) thì thường thất bại. Vì loser có tư duy thất bại và trăm phương ngàn kế để kéo bạn xuống ngang với họ.
Đó là những người "ghen ăn tức ở" (haters) mà bạn chắc chắn sẽ gặp trên đường đời. Vì sao người nghèo giáo dục thấp thì thường tra tấn người khác bằng tiếng ồn, ca nhạc, karaoke ngoài trời, đám cưới, đám ma, vv? Vì đó là cách tốt nhất đều kéo IQ của người khác xuống bằng với họ, để người khác cũng nghèo như họ. Đây là bản năng trong tiềm thức nên không thể thay đổi trừ khi trừng phạt họ bằng kinh tế như phải có luật và phải phạt tiền họ. Chỉ có phạt tiền mới có thể thay đổi tập quán gây ồn của họ.
Làm điều đúng đắn hay nói sự thật rất dễ bị ghét
Ví dụ bạn dừng đèn đỏ thì người vượt đèn đỏ không thích bạn, vì bạn chắn đường làm họ mất cơ hội vượt đèn đỏ tiết kiệm vài giây nên họ thường bấm còi inh ỏi.Nếu bạn nói ra sự thật thì bạn sẽ phá vỡ ảo mộng của người khác, vì thế, họ ghét bạn. Nếu bạn phá vỡ giáo điều, định kiến của người khác, họ sẽ ghét bạn. Ví dụ, nếu nói là cha mẹ không thể trục lợi con cái bằng cách tận dụng con cái lúc về già, thì cả xã hội nho giáo sẽ ghét bạn. Những điều đúng đắn như thế chỉ có thể nói ở Nhật Bản hay phương tây mà thôi. Vì sao? Vì lời nói thật ảnh hưởng tới lợi ích của họ, những người chỉ còn biết bám víu vào con cái để sống và tiêu sạch tài nguyên (thời gian, tiền bạc, cuộc đời) của con cái.
Nhưng để cứu rỗi bản thân thì bạn vẫn phải nói thật và làm điều đúng đắn. Nếu không sẽ chết tinh thần và mất niềm tin vào thời điểm quyết định trong cuộc đời và sẽ mê tín dị đoan.
Vì sao người hay nói câu "Ăn ở thế nào mà bị người ta ghét" thường không thành công?
Vì họ có vấn đề về nhận thức: Họ không nhận thức được như trên, do giáo dục và ý thức không tốt. Đây là sự thật:
Nếu bạn thành công nhất định sẽ bị ghét.
Nhưng nếu chỉ bị ghét thì chưa chắc đã thành công.
Người không bị ghét chắc chắn là người không thành công.
Nhưng nếu chỉ bị ghét thì chưa chắc đã thành công.
Người không bị ghét chắc chắn là người không thành công.
Ngoài ra, họ không có giá trị quan riêng mà chỉ chăm chăm quan sát người khác nghĩ gì về mình để hành động cho phù hợp kỳ vọng của người xung quanh. Mà xung quanh họ lại toàn kẻ thất bại, nên về cơ bản họ chẳng làm được gì ra hồn.
Vì không thành công (hay đúng ra, không thành công được) nên họ cũng "ít bị ghét". Nhưng cũng vì không thành công nên "ít bị ghét" (hay ảo giác là "không bị ghét") trở thành điểm tựa tinh thần của họ để xóa đi mặc cảm tự ti: Tôi không thành công nhưng có rất nhiều bạn tốt xung quanh.
Kiểu người ba phải sớm muộn cũng sẽ bị mặc cảm tự ti vì sự thất bại hay không thành công. Do đó, họ lại càng ghét người thành công. Đây là dạng ghen ăn tức ở ngầm.
Khi người thành công gặp vấn đề gì đó, thường là bị đâm sau lưng - kiểu huấn luyện viên bị cầu thủ đâm lén, thì họ thường hả hê. Sự hả hê này là bắt nguồn từ mặc cảm tự ti (complex) bên trong họ mà thôi. Đây là kiểu thủ dâm tinh thần của anh chàng AQ bên China.
Vì năng lực kém và thất bại nên xác suất thất bại tiếp sẽ rất cao đúng không?
Và có thể mất niềm tin....
Với những người ba phải, không chính kiến, kém cỏi, vv thì lại thường ảo giác là mình có nhiều bạn, đặc biệt nhiều bạn tốt trong khi sự thật là con người là sinh vật cô đơn.Họ rất tự hào về việc "không bị ai ghét, có nhiều bạn". Nhưng tới một thời điểm, họ phát hiện ra họ vẫn bị ghét, niềm tin sụp đổ và trở nên chua chát "Vì sao sống tốt với người khác mà họ lại đối xử không tốt với mình hoặc nói xấu sau lưng mình". Tóm lại, niềm tin và niềm tự hào của họ bị sụp đổ trong nháy mắt mà họ không hiểu vì sao.
Họ không hiểu là đúng, vì nhận thức và ý thức của họ thấp quá, như đã nói trong cả bài viết này.
Người mà họ chơi chỉ toàn là kiểu ba phải, tư lợi, kẻ thất bại (loser) vì đám này mới đủ đông để có thể chơi với nhau để tạo nên tiêu chí "nhiều bạn (tốt)". Người thông minh hay có năng lực thì họ đâu có thời gian kết bạn, giao du, nhậu nhẹt vì họ có rất nhiều việc phải làm, nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ với cuộc đời họ.
Những người tư lợi thì họ có thể ghét người khác vì bất kỳ lý do gì (vì họ là ghen ăn tức ở = HATER). Bạn đi giày nổi hơn họ họ cũng ghét bạn. Bạn đi giày xấu quá làm họ xấu hổ ở cạnh bạn thì họ cũng ghét bạn. Bạn không có giày để đi họ cũng ghét bạn vì ... nghèo, đi nhậu sẽ ăn bám họ.
Những người nói câu "Ăn ở thế nào mà bị người ta ghét" thì lại không có thang giá trị riêng mà chỉ đánh giá bản thân thông qua con mắt của người xung quanh, nên sớm muộn khi bị ai đó phê phán thì lập tức bị sụp đổ hình tượng bản thân, cảm thấy mất giá trị và mất niềm tin.
- Mark -
No comments:
Post a Comment