"Một người hoặc là tìm được niềm vui trong học tập,
hoặc chỉ tìm được niềm vui trong việc tư lợi"
- Mark -
Giải thích tiếng Nhật: 自己中心的 [tự kỷ trung tâm đích] là tính từ chỉ việc lấy bản thân làm trung tâm, coi lợi ích bản thân là trên hết kể cả làm hại lợi ích của người khác. Thường gọi tắt là 自己中 JIKOCHUU. Đây là kiểu người bị ghét nhất tại Nhật Bản. Vì thế ở Nhật người ta hay nói 自己中な人が大嫌い Tôi rất ghét người tư lợi.
Thế nào là người tư lợi và đặc trưng của người tư lợi
Những người sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà chà đạp lên lợi ích của người khác. Miễn là có lợi cho họ thì họ không ngại làm chuyện đáng xấu hổ. Một số đặc trưng của người tư lợi.Đặc trưng 1: Có hai hệ thống giá trị đạo đức và luôn bao biện cho bản thân.
Đối với người khác thì rất khắc nghiệt, hay phê phán nhưng với bản thân lại cực kỳ dễ dãi. Luôn tìm cách biện minh cho việc bản thân làm, thường là "vì ai cũng làm thế, không vượt đèn đỏ thì bao giờ mới về tới nhà".
Nếu lỡ làm gì sai hay bị phê phán vì lỗi lầm, họ sẽ đổ tại ngay cho người khác hay tác nhân bên ngoài.
Đặc trưng 2: Luôn bon chen và thích phá luật.
Họ rất thích bon chen và thích phá luật (breaking rules). Họ rất thích phá luật chung. Lẽ ra không được vứt rác, gây ồn, hút thuốc bừa bãi nơi công cộng thì họ rất thích làm thế.
Trong cuộc sống hay đi trên đường họ đều thể hiện sự bon chen tới cùng.
Đặc trưng 3: Hay nuốt lời hứa.
Họ cũng không cảm thấy cần giữ lời hứa. Nếu giữ lời hứa có lợi thì mới làm, nếu không thì không cần. Khi cần người khác giúp hay lấy lòng người khác thì hứa hẹn thật nhiều, nhưng đến lúc nên thực hiện cảm thấy bất lợi, thua thiệt thì ngay lập tức nuốt lời.
Đặc trưng 4: Không biết xấu hổ. Luôn đổ tại hoàn cảnh.
Không ngại làm chuyện xấu xí ở nơi công cộng vì không biết xấu hổ. Nếu lỡ bị ai phê bình thì sẽ đổ tại hoàn cảnh (tại mẹ ốm, tại đi làm mệt, tại đủ thứ). Dùng từ "tại" nhiều và thường xuyên.
Đặc trưng 5: Không ngại làm phiền người khác. Thích lợi dụng người khác.
Miễn là có lợi cho bản thân thì làm phiền người khác cũng không sao. Để giải trí có thể hát karaoke bật loa thùng bắt cả xóm phải nghe. Càng làm phiền người khác thì càng cảm thấy vui.
Họ cũng thích lợi dụng được người khác, coi đó là "chiến thắng" của bản thân.
Đặc trưng 6: Dễ trở nên cảm tính, coi bản thân hơn tất thảy.
Khi gặp bất lợi, nghịch cảnh thì người tư lợi thường trở nên cảm tính, cảm thấy cay đắng cho tình cảnh của bản thân, cảm thấy bất công trong cuộc đời. Nhiều khi, họ khóc vật vã để đánh vào lòng thương hại của người khác.
Bởi vì tinh thần của họ rất yếu trước nghịch cảnh. Vốn từ đầu họ chỉ thích dựa dẫm, lợi dụng người khác, thích bon chen nhiều hơn là học tập điều đúng đắn. Vì người tư lợi coi bản thân quan trọng hơn hết thảy nên họ nghĩ bi kịch của họ là trách nhiệm chung của nhân loại. Nhưng khi nhân loại, người xung quanh dửng dưng trước bi kịch của họ thì họ cảm thấy cay đắng.
Đặc trưng 7: Coi lợi ích vật chất đứng trên sự thật, công lý.
Người tư lợi thường phủ nhận sự thật khách quan và công lý. Họ tìm được lẽ sống, niềm vui sống trong việc tư lợi cho bản thân. Chỉ tư lợi mới cảm thấy vui.
Vòng xoáy tư lợi
Vốn ngay từ đầu, người tư lợi không được giáo dục danh dự trong gia đình mà chỉ được giáo dục tư lợi:
- Gặp bất lợi thì đổ lỗi cho người khác (ví dụ ngã thì đổ tại đất, xấu tính thì đổ tại trời)
- Không được rèn luyện cách ứng xử đàng hoàng nơi công cộng
- Được rèn luyện sao cho lợi dụng bạn bè, người xung quanh càng nhiều càng tốt
- Coi việc giúp người khác mà không nhận lại gì thì coi là vô ích, ngu ngốc
- ....
Vì không được giáo dục tốt và chỉ dạy điều hay lẽ phải từ đầu mà người tư lợi không tìm được niềm vui trong học tập mà chỉ tìm được niềm vui trong việc tư lợi. Vì việc tư lợi ngày càng khó (bản thân tư lợi tranh giành đã là việc khó) nên càng phải tư lợi nhiều hơn để tìm niềm vui. Và vì không phải lúc nào cũng "thắng" nên lại hay cảm thấy thua thiệt.
Như đã nói ở đặc trưng bên trên, người tư lợi ít khi coi trọng sự thật khách quan mà họ thường hay cảm tính (do hệ thống giá trị đạo đức của họ coi bản thân quan trọng hơn hết thảy, trên cả sự thật và công lý) nên họ thường cảm thấy cay đắng hơn thực tế nhiều lần. Nếu tư lợi mà thất bại thì họ sẽ cảm thấy cực kỳ bất công, cay đắng nên họ sẽ phấn đấu lần sau tư lợi với thủ đoạn cao hơn nữa.
Tức là đã tư lợi thì sẽ ngày càng tư lợi và không thoát ra được, vì phải bon chen, tư lợi mới tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Cách đối phó với người tư lợi
Đây là cách đối phó kinh điển: Phớt lờ (vì khinh ghét). Tiếng Nhật có một từ chuyên dụng cho việc này:
Giải nghĩa tiếng Nhật: 相手にしない AITE NI SHINAI nghĩa đen là "không coi là đối tượng (để giao tiếp)" trong đó 相手 [TƯƠNG THỦ] nghĩa là đối tượng (để nói chuyện, giao tiếp, làm ăn, vv) và nghĩa bóng là "phớt lờ vì khinh ghét". Ngược lại, ở dạng bị động 相手にされない AITE NI SARENAI có nghĩa là "bị phớt lờ (vì bị khinh ghét)". Ví dụ có thể nói そんな態度だったら相手にされないよ Với thái độ như thế thì sẽ bị phớt lờ vì khinh ghét đấy.
Đây là cách kinh điển. Ở Nhật, Mỹ, các nước văn minh đều áp dụng cách này. Tiêu chuẩn bạn bè của người Nhật, người phương tây rất cao, họ không phải kiểu người cô đơn do tự trọng thấp nên không có nhu cầu bạn bè với người có lòng tự trọng thấp.
"Thà ở một mình còn tốt hơn chơi với người tư lợi."
- Mark -
Nếu trong công việc, làm ăn, thậm chí cùng trường, cùng nơi làm, cùng tòa nhà ... không tránh mặt được thì chỉ giữ quan hệ xã giao ở mức tối thiểu. Để làm điều này thì bạn phải có bộ quy tắc ứng xử của riêng bạn ví dụ không bao giờ nhận lời mời (từ chối toàn bộ), không trả lời một cách cụ thể, luôn từ chối khéo mọi đề nghị và có bí quyết không bao giờ tiết lộ thông tin (^o^) mà tôi sẽ bàn dịp khác.
Với các bạn còn trẻ và nhiệt huyết
Hãy tránh xa việc tư lợi, tránh làm những việc đáng xấu hổ. Thay vào đó, hãy tìm niềm vui trong việc học tập. Vì theo tôi quan sát kỹ trong cuộc đời thì trên đời chỉ có 2 dạng người chính:
Dạng 1: Tìm được niềm vui trong việc bon chen, tư lợi
Dạng 2: Tìm được niềm vui trong việc học tập, lao động
Nếu bạn không phải là dạng 2 thì sẽ là dạng 1. Đây là lựa chọn khi bạn còn trẻ. Nếu chọn con đường tư lợi, bạn sẽ không thoát ra được nữa do vòng xoáy tư lợi. Ngược lại, nếu chọn con đường học tập thì bạn sẽ tìm được niềm vui lâu dài và bất tận.
Nhưng làm sao để không tư lợi trong một nơi quá nhiều người lấy tư lợi làm lẽ sống?
Giá trị đạo đức, sự thật sẽ bị bóp méo. Bạn không biết đâu là sự thật và điều đúng đắn nữa. Ai nhìn cũng có vẻ khổ khổ, cay đắng, và "có vẻ tốt"? Nhưng mở miệng ra thì toàn tư duy kiểu tư lợi, suy nghĩ nhảm, đạo đức giả.
Để học không tư lợi thì bạn nên tới nơi không tư lợi, ví dụ du học Nhật Bản. Người Nhật ghét nhất là dạng người tư lợi, thích làm phiền người khác, không biết xấu hổ.
Nhật Bản là mảnh đất dữ cho thói tư lợi.
Những người tư lợi ở Nhật thường bị khinh ghét, xa lánh, phớt lờ. Cũng có nhiều người cố gắng tư lợi ở Nhật, kết cục là bị ghét và bị cô lập. Sau đấy lại thường cảm thấy cay đắng cho số phận. Cá nhân tôi thông qua trải nghiệm ở Nhật thì không thấy ai phân biệt đối xử, miễn là sống trung thực, đàng hoàng thôi. (Cũng có thể là tôi thường ở trong môi trường giáo dục cao nên cũng ít hơn.)
"Chẳng ở đâu người ta ghét người trung thực và làm việc chăm chỉ."
- Mark -
Đó là lý do mà các bạn thực sự du học Nhật Bản thường trở thành người có năng lực, làm việc tốt có trách nhiệm và được tin tưởng, yêu mến. Ngoài ra, ngay ở trong nước thì những người làm ở công ty Nhật, do được đào tạo đầy đủ và được đối xử tốt mà cũng thường cư xử tốt hơn mặt bằng chung của xã hội.
Vì thế, đôi khi tôi gọi việc du học Nhật Bản là du học để trải nghiệm tâm hồn và lòng tốt. Bạn càng gặp nhiều người tốt, giúp đỡ thật lòng không tư lợi thì mỗi ngày, con người bạn sẽ tốt đẹp lên và tâm hồn bạn sẽ phong phú hơn. Từ đó, trong bạn sinh ra lòng biết ơn và mong muốn báo đáp lại xã hội. Cuối cùng, bạn tìm được niềm vui trong học tập và lao động và có thể sống hạnh phúc.
Vì thế, tại Saromalang, chúng tôi tư vấn du học Nhật Bản.
- Mark -
Bài viết lý luận chặt chẽ, kết thúc bất ngờ và thành công trong việc quảng bá du học Nhật Bản của Saroma
ReplyDeleteKhông phải ai cũng nhận ra và công nhận mình là người tư lợi. Thank anh :)
ReplyDelete