Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, September 27, 2016

Vì sao người thông minh thường hảo ngọt?

Chất đường là một chất quan trọng trong đời sống ngày nay. Người ta thường nói ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Bài này là viết về đường nói chung và đây không phải ý kiến bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng mà chỉ mang tính chất nghị luận.


Tiếng Nhật: Chất đường gọi là 糖質 [đường chất] đọc là とうしつ. Việc hạn chế chất đường gọi là 糖質制限 [đường chất chế hạn, とうしつせいげん] ngược với tiếng Việt. >>Bảng chữ cái tiếng Nhật. Người hảo ngọt tiếng Nhật gọi là 甘党 (cam đảng, あまとう), đối ngược với "người hảo cay" (tức là người thích rượu bia) là 辛党 (tân đảng, からとう).

Vì sao người thông minh thường hảo ngọt?

"Thường" chứ không phải ai thông minh cũng hảo ngọt và không phải không hảo ngọt là không thông minh (vấn đề logic tam đoạn luận). Bản chất là gì?

Đường là một chất quan trọng giúp sản sinh năng lượng rất nhanh. Vì người thông minh thường dùng não nhiều nên cần năng lượng có thể sử dụng lập tức. Đường là giải pháp như thế. Món ăn yêu thích là các loại kem, sô cô la, bánh kẹo, v.v...

Đường gần như sẽ sinh ra năng lượng ngay lập tức để cung cấp cho não bộ. Vì thế mà người thông minh thì thường hay ăn đồ ngọt và hay ăn vặt.

Chuối thường cung cấp năng lượng nhanh khi đói.
Hơn nữa, còn có tác dụng chống trầm cảm.

Các vận động viên tennis thường ăn chuối trong giờ nghỉ giải lao cũng là vì nó cung cấp năng lượng rất nhanh.

Vì sao người ta thường nói ăn nhiều đường có hại?

Ví dụ ở phương Tây người ta tránh cho trẻ em ăn nhiều đường do chúng sẽ bị "tăng động". Vì năng lượng dư quá nhiều nên trẻ em sẽ phát tán bằng cách quậy phá vì não trẻ em vẫn chưa tiêu nhiều năng lượng lắm trừ những đứa trẻ thông minh.

Hơn nữa, ăn nhiều đường thường gây chứng béo phì (obesity = 肥満 himan). Bởi vì đường thường là chất tinh chế, hấp thu quá nhiều cơ thể sẽ không chuyển hóa hết (chuyển hóa là metabolism) và sẽ chuyển thành mỡ tích trong thân thể.

Các chất tinh chế trong nhà máy thường không có lợi. Đây là lý do vì sao người Nhật rất ít ăn mì chính. Bản chất mì chính không có hại gì mà nó chỉ là chất tinh chế từ tinh bột (thường của khoai mì). Vấn đề là bạn nạp quá nhiều cơ thể không xử lý được dẫn tới bị nôn nao, chóng mặt (nhiều người không quen sẽ bị thậm chí cả dị ứng mì chính). Đường tinh chế cũng là chất như vậy.

Đường không có lợi cho xây dựng hệ cơ xương
Đường đơn giản chỉ là đốt cháy giải phóng năng lượng. Nó không giúp ích gì cho xây dựng hệ cơ xương da cho trẻ em. Vì thế, trẻ em dựa dẫm năng lượng vào đồ ngọt ngoài việc tăng động còn thường bị còi cọc do không nạp đủ đạm, vi chất, v.v....

Hậu quả của dựa dẫm vào năng lượng từ đường:

  • Thân thể còi cọc phát triển chậm
  • Hiếu động quá mức, không có thời gian phát triển tâm hồn
  • Không chuyển hóa hết dễ gây béo phì

Đây là lý do mà nên khuyến khích trẻ em ăn uống đa dạng, nhiều đạm như thịt cá trứng sữa rau củ quả trái cây ... để xây dựng thân thể khỏe mạnh và không béo phí.

Tinh bột cũng là đường
Chế độ ăn nhiều tinh bột (highcarb) cũng sẽ sản sinh nhiều đường bởi vì tinh bột cũng là dạng năng lượng như đường, đó là chuyển hóa năng lượng nhanh nhưng không giúp ích cho việc xây dựng thân thể khỏe mạnh. Người ăn highcarb không chỉ thường thấp bé nhẹ cân hơn người ăn nhiều thịt (chế độ ăn lowcarb) mà còn dễ béo phì kiểu lowcarb (vì sao lại béo phì thì sẽ nói vào dịp khác).

Đường xấu và đường tốt

Nhiều người hiểu nhầm đường là xấu nên hạn chế tinh bột và đường thái quá, trong khi đây là những nguồn năng lượng quan trọng. Điều quan trọng không phải là hạn chế càng nhiều càng tốt mà phải vừa phải.

Đường xấu gồm có các loại đồ ngọt có ga, đường tinh chế trong các loại nước ngọt.
Ngược lại, đường trong trái cây, một số loại bánh kẹo, kem, sô cô la không quá ngọt (ít đường tinh chế) thì lại tốt.

Bạn chỉ ăn trái cây thì rất tốt cho sức khỏe (đây là chế độ ăn diet) vì nhiều chất xơ và vitamin mà lại không quá nhiều đường.

Hại nhất là đồ uống có đường như các loại cola, nước có ga, nước trà có đường. Đặc trưng đồ uống Việt Nam là có cực kỳ nhiều đường nên tôi tránh các loại này. Tôi thường chỉ uống các loại trà không hoặc ít đường. Sữa tôi cũng thường chọn loại không đường.

Nhiều người cố gắng kiêng đường nhưng vẫn uống đồ ngọt trong khi hàm lượng đường trong đồ ngọt cực kỳ cao (cũng như trong bánh kẹo, kem rẻ tiền cũng vậy). Đây là nguyên nhân quan trọng gây béo phì. Đây cũng là lý do mà nên cấm trẻ em uống các loại đồ uống có đường và chỉ nên cho uống nước trái cây nguyên chất.

"Hãy hạn chế tối đa dùng đường tinh chế, hãy tăng cường dùng đường tự nhiên"
- Mark -

No comments:

Post a Comment