Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, September 15, 2016

Vì sao học ngành LOGISTICS tại Nhật?

Ở Nhật nhóm ngành học kinh tế gồm có 3 ngành học chính:
(1) Kinh tế học, tức 経済学 keizaigaku [kinh tế học]
(2) Kinh doanh học, tức 経営学 keieigaku [kinh doanh học]
(3) Thương học, tức 商学 shougaku [thương học] tức thương mại hay commerce


Kinh tế học, kinh doanh học, thương học là gì?

Kinh tế học: Học về cách lập ra mô hình kinh tế và dự đoán về sự vận động của nền kinh tế nói chung. Bạn sẽ trở thành nhà kinh tế học và để học môn này, bạn phải giỏi toán học vì bạn sẽ phải kiểm chứng mô hình kinh tế mà bạn lập ra.
Ví dụ về kinh tế học: Mô hình kinh doanh offshore ngành IT

Kinh doanh học: Học cách điều hành doanh nghiệp sao cho sinh ra lợi nhuận nhiều nhất. Bạn nhìn mọi thứ từ khía cạnh doanh nghiệp. Mục đích học xong là để điều hành, quản lý nhân sự, v.v... trong doanh nghiệp. Bạn không cần quá giỏi toán tuy nhiên phải học được môn kế toán.
>>Du học ngành kế toán, thuế tại Nhật

Ví dụ về kinh doanh học: Thế nào là thương hiệu?

Thương học (hay thương mại): Đây là ngành rất hay ở Nhật, là ngành học kết hợp của kinh tế học và kinh doanh học. Như tên gọi thì bạn sẽ học về thương mại giữa các doanh nghiệp, quốc gia nên bạn sẽ phải hiểu biết cả về kinh tế học lẫn kinh doanh học. Ngành này không có (hiếm có?) tại Việt Nam nên học ngành này sẽ có lợi.

Ví dụ về thương học: Case Study một doanh nghiệp nào đó, tìm nguyên nhân thành công hay thất bại.

Đặc biệt, trong các chuyên ngành của ngành học thương học thì đây là chuyên ngành quan trọng nhất:

LOGISTICS
Lưu thông phân phối hàng hóa

Logistics là ngành "lưu thông phân phối hàng hóa", "phân phối hàng hóa" và thường hiểu theo nghĩa rộng là cả vận chuyển, lưu thông lẫn lưu kho, phân phối hàng hóa tới nơi cần thiết. Ở Việt Nam thường được dịch là hậu cần.

Tiếng Nhật gọi ngành này là 流通 ryuutsuu [lưu thông] hay 物流 butsuryuu [vật lưu], hoặc phiên âm là ロジスティクス [logistics].

Ngành lưu thông hàng hóa là xương sống của mọi nền kinh tế.

Bạn phải nhớ điều này nếu khởi nghiệp kinh doanh hay hiểu biết về kinh tế. Vì sao ở Nhật giá cả hàng hóa ở mọi nơi, từ Tokyo tới nông thôn đều không chênh nhau mấy? Vì hệ thống logistics của họ cực kỳ phát triển. Đó cũng là lý do mà hàng hóa mua tại Nhật rẻ vì phần lưu thông chiếm một phần khá lớn trong giá hàng hóa.

Ngược lại, hiện nay tại Việt Nam thì ngành này chưa được học và đào tạo bài bản nên chênh lệch giá cả giữa thành thị và nông thôn lớn. Ngay cả việc giao nhận hàng cũng không tốt và không bài bản. Thậm chí, nhiều trường hợp bị moi hàng, mất hàng kể cả gửi trong nước hay quốc tế.

Hơn nữa, thị trường logistics đi quốc tế và trong nước đang dần rơi hết vào tay các hãng nước ngoài. Tại Việt Nam thì các doanh nghiệp Nhật đã triển khai kinh doanh hơn 10 năm. Hầu hết các hãng lớn của Nhật đã có mặt tại thị trường logistics nội địa Việt Nam như Sagawa, Nippon Express, Kuroneko, v.v....

Vì sao học ngành logistics tại Nhật?

Vì ngành này ở Nhật là đỉnh cao do thương mại ở Nhật vô cùng phát triển. Bạn sẽ học được trong môi trường tốt nhất và có thể tư duy ngành logistics gần như tốt nhất trên thế giới. Hơn nữa, khi học xong về nước bạn có thể thành chuyên gia logistics và xây dựng sự nghiệp trong các hãng lớn, nơi đang rất khát những nhân lực logistics có khả năng tư duy toàn cầu hiểu biết địa phương.

Nếu bạn giỏi tiếng Nhật, kiến thức sâu rộng về logistics (hậu cần lưu thông phân phối hàng hóa), biết tiếng Việt và giúp đưa ra giải pháp phù hợp với thị trường Việt Nam thì chắc chắn bạn sẽ có sự nghiệp vững chắc và lâu dài. Đó là mục đích của việc du học ngành logistics tại Nhật.

Học tại Nhật cũng giúp bạn có trải nghiệm phong phú về logistics mà ở Việt Nam không thể có vì ngành thương mại điện tử (EC) tại Nhật vô cùng phát triển.

Tại Saromalang, chúng tôi tư vấn chương trình học đại học, chương trình học sau đại học ngành logisitcs tại Nhật.
>>Tìm hiểu và đăng ký tư vấn du học Nhật Bản

Bonus: Vì sao Nhật Bản không có ngành học ngân hàng?

Như tôi vẫn giải thích khi tư vấn cho các bạn: Ngân hàng là nghiệp vụ, không phải ngành học. Mỗi ngân hàng có nghiệp vụ khác nhau, vì thế học nghiệp vụ ngân hàng ở đại học là vô nghĩa. Khi vào ngân hàng sẽ vẫn phải đào tạo lại để có thể làm nghiệp vụ cụ thể. Đại học không phải là trường dạy nghề đào tạo một nghiệp vụ cụ thể. Vì thế mà không có ngành ngân hàng hay đại học ngân hàng. Nhóm ngành kinh tế thường chỉ có 3 ngành trên mà lớn nhất là kinh tế học. Ngành kinh doanh học ngày nay không còn quá nhiều. Ngược lại, ngành thương học lại là ngành phổ biến ở Nhật và ngành này ở Nhật cũng có chất lượng cao. Với các bạn Việt Nam học ngành này thì có thể coi là lợi ích kép khi có nhiều đất dụng võ khi về nước lập nghiệp.
- Mark -

No comments:

Post a Comment