Trả tiền thối bằng kẹo: Không hợp lý và không tôn trọng khách hàng.
Tôi không muốn nhận kẹo. Tôi không nghĩ đó là kẹo ngon, và chẳng biết là nó sản xuất vào ngày nào. Tôi cũng không thể đem cho thứ mình không (muốn) ăn. Nếu cần mua kẹo thì tôi sẽ mua cả gói theo đúng tiêu chuẩn của tôi chứ không ăn kẹo "theo tiêu chuẩn người khác".
Vì thế, viên kẹo trả thay tiền thối này rất dở hơi. Không những chẳng hữu ích mà còn gây phiền hà (tốn công vứt rác).
Tôi nghĩ đây là kiểu đổ trách nhiệm lên đầu khách hàng. Cửa hàng không bao giờ chịu thiệt mà luôn để khách hàng chịu thiệt.
Đây là vấn đề gây khó chịu: Nếu không có 500 đồng để trả cho khách hàng thì tại sao lại bán hàng với giá lẻ 500 đồng? Và nếu không có tiền lẻ để thối (vì đây là nghĩa vụ của người bán hàng) thì tại sao lại đổ lên đầu khách hàng?
Điều ngày gọi là: Đổ trách nhiệm.
Giải nghĩa tiếng Nhật: 責任転嫁 SEKININ TENKA [TRÁCH NHIỆM CHUYỂN GIÁ] là chỉ việc đổ trách nhiệm cho người khác, hay thứ khác. 転嫁 [CHUYỂN GIÁ] thì có nghĩa là chuyển đi và gán sang cho người khác, trong đó 嫁 GIÁ có nghĩa là 嫁 yome tức là "con dâu", chỉ người con gái đã đi lấy chồng, nhiều người cũng gọi yome như là "my wife" (cô dâu của tôi). 嫁 GIÁ nghĩa là chuyển sang nhà khác.
Cách đối phó với việc cửa hàng trả tiền thối bằng viên kẹo
Bước 1: Từ chối nhận kẹo và yêu cầu trả tiền thối.
Bước 2: Trả lại hàng đã mua.
Trong một số trường hợp, người mua hàng (có trách nhiệm) dạy người bán hàng bài học về phép lịch sự. Nếu được (và có lòng tự trọng cao) thì nên tránh mua ở những cửa hàng như thế.
Tôi thường chỉ mua hàng ở siêu thị xịn (thường là thương hiệu nước ngoài), ở đó họ thối đàng hoàng và không trả tiền thối bằng kẹo (nếu không có tiền thối thì họ sẽ chịu thiệt thay khách hàng). Hơn nữa, vì trả bằng thẻ tín dụng nên cũng chẳng mấy khi phải thối tiền.
Ở Nhật thì các cửa hàng sẽ thối cho bạn cho tới từng đồng xu 1 yen.
- Mark -
No comments:
Post a Comment